Ngày 15/09/2018, tại Núi Gò thuộc giáo xứ Đồng Đinh, giáo phận Phát Diệm, Đức Giám Mục giáo phận, cha Tổng đại diện, quý cha, quý tu sĩ, quý chủng sinh và hàng ngàn giáo dân, từ nhiều giáo phận khác nhau như Phát Diệm, Bùi Chu, Hà Nội, Sài Gòn…, đã về bên Mẹ Sầu Bi hành hương để cùng chung chia niềm vui hiệp thông và tham dự Thánh Lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi.
Xem Hình
Tưởng chừng cái nắng chói chang và tiết trời oi bức sẽ làm chùn chân con dân không thể đến bên Mẹ. Thế nhưng, những tia nắng mang theo trong mình nhiệt độ trên 30 đó lại nung nóng làm tan chảy bao con tim chai lì, ích kỉ, vô cảm… thành những dòng chất lỏng của lòng yêu mến, dấn thân và vị tha. Tất cả tạo thành một dòng suối yêu thương chảy về bên Mẹ. Về bên Mẹ để hoán cải đời sống, để kín múc ơn Chúa qua tình yêu của người Mẹ hiền. Hành trang họ mang theo khi về bên Mẹ là một tấm lòng đơn sơ và một Đức Tin chân thành.
Ngay từ sáng sớm, bên bờ sông Hoàng Long êm đềm, nhưng chốc chốc lại vang lên tiếng “gầm rú” của những động cơ thuyền to, thuyền nhỏ nối đuôi nhau chở những đoàn khách hành hương đến với Mẹ. Tiếng cười nói, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang trời báo hiệu một ngày lễ thật nhiều niềm vui và sốt sắng.
Lúc 9g30 Đức Cha giáo phận đã chủ sự Thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi. Cha Tổng đại diện, quý cha trong và ngoài giáo phận đồng tế với Đức Cha. Thánh lễ được cử hành trên sông, các tin hữu tham dự có thể đứng trên bờ, hoặc trên các thuyền đã được ghép sát với nhau.
Mở đầu Thánh Lễ, cha Quản nhiệm xứ Đồng Đinh Giuse Đào Văn Du có đôi lời chào mừng Đức cha, quý cha và cộng đoàn dân Chúa. Sau lời chào mừng, cha cũng chia sẻ đôi dòng lịch sử về pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại Núi Gò, và dâng lời cảm tạ vì biết bao ơn lành mà giáo xứ và khách hành hương đã nhận được qua tình yêu của Mẹ. Đây là dịp thật đặc biệt để giáo xứ tri ân quá khứ, chấn hưng hiện tại và hướng tới tương lai.
Tiếp đó, Đức Cha Giuse bắt đầu Thánh lễ bằng việc chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta về bên Mẹ, không phải là đi trẩy hội, để kiếm chác và hái lộc, nhưng chúng ta đến với Mẹ với tư cách là người hành hương để dâng Mẹ tâm tình hoán cải trong đức tin với quyết tâm dứt bỏ tội lỗi, thay đổi bản thân, xây dựng Giáo Hội và xã hội ngày càng thăng tiến.”
Trong bài giảng, dựa vào bài Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 19, 25- 27), Đức Cha nhấn mạnh: trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trao Đức Mẹ cho Thánh Gioan, và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ, nhưng sự trao phó này vượt trên tình mẫu tử tự nhiên. Mẹ đón nhận Thánh Gioan là đón nhận mỗi người chúng ta; Mẹ ôm chúng ta vào lòng để chở che dẫn dắt, và nhất là nhờ Mẹ chúng ta có thể đến với Chúa.
Cuộc đời của Mẹ nhận được biết bao ơn lành của Thiên Chúa. Phải chăng Mẹ chẳng gặp sự đau khổ nào? Câu trả lời sẽ là có. Cuộc đời của Mẹ gắn liền với hai chữ “đau khổ”. Mẹ đã đứng bên Thập Giá để thông phần đau khổ với Chúa. Lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn Chúa Giêsu cũng đã đâm nát tâm hồn Mẹ. Có người mẹ nào khi nhìn thấy con bị đánh đập dã man, bị sỉ nhục và nhất là bị kết án đóng đinh như một tên tử tội dù người con ấy vô tội mà không đau khổ? Chỉ có những ai làm mẹ mới thấu hiểu được nỗi đau này. Đức Mẹ là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, vì chính Mẹ đã hoàn toàn hiệp thông với những nỗi đau khổ của Chúa Giêsu và vì Mẹ là Đấng đã ủi an nâng đỡ và ban sức mạnh thiêng liêng cho các Thánh Tử Đạo, đặc biệt là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Trong tâm tình chân thành và đầy cảm động, Đức Cha đã hiến dâng tất cả nỗi ưu tư, phiền muộn lên Mẹ:
- Thế giới trước nguy cơ chiến tranh quân sự, kinh tế, tôn giáo.
- Đất nước đang bị rình rập xâm chiếm bởi ngoại bang. Tình trạng tham nhũng, bất công, dối trá đang làm tan nát xã hội.
- Giáo Hội đang đau thương vì tội lỗi của con cái.
- Các gia đình đau khổ vì bạo hành, li dị, con cái rơi vào tệ nạn.
- Những người nghèo bất hạnh đang vất vưởng, đói ăn, bị bỏ rơi.
Xin Mẹ ôm lấy tất cả và cứu giúp chúng con.
Cuối bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ con cái Mẹ: Chúng ta đến đây với Mẹ để đón Mẹ về nhà là chính cõi lòng của mình. Và khi Mẹ đã ở nhà với chúng ta, hãy chạy đến và cầu nguyện với Mẹ qua kinh Mân Côi. Hãy yêu mến Mẹ, đón Mẹ bằng cả trái tim chân thành. Có như vậy, Mẹ mới ban ơn để ta biết hoán cải, sám hối và trở về với Tin Mừng.
Trước khi Thành lễ kết thúc, thay lời cha Tổng đại diện, quý cha và khách hành hương, Đức Cha cảm ơn cha Quản hạt Vô Hốt, quý cha và các giáo xứ trong giáo hạt, các riêng cha quản nhiệm, quý chức, quý hội đoàn và cộng đoàn giáo xứ Đồng Đinh, cùng tất cả mọi người đã góp sức để Thánh lễ được diễn tra trong trang nghiêm và sốt sắng.
Đức Cha nhắn nhủ:
- Chúng ta đi hành hương về bên Mẹ để kín múc ơn lành của Chúa nhờ sự bầu cử của Mẹ, nhưng nếu không có Đức tin chân chính và vững mạnh thì dù có một “rổ” ơn lành cũng sẽ bị “lọt” hết.
- Tại nơi đây, có hai hình ảnh trái ngược nhau: một hình ảnh tĩnh và một hình ảnh động. Hình ảnh động là dòng nước sông Hoàng Long với sóng xô dạt dào và luôn luôn chảy. Nó tượng trưng cho cuộc đời chúng ta với nhiều bấp bênh, trắc trở và đổi thay. Hình ảnh tĩnh các ngọn núi xung quanh, là Thánh Giá và pho tượng của Mẹ trên Núi Gò vẫn đứng vững trước dòng nước chảy xiết. Hình ảnh ấy muốn nói đến một điểm tựa vững vàng là chính Chúa và Đức Mẹ. Cuộc đời ta cũng vậy, mỗi khi gặp sóng gió xô đẩy, hãy đến bên Mẹ vì Mẹ vẫn ngày đêm ôm ấp chúng ta.
Thánh Lễ kết thúc, những con thuyền lại tiếp tục nối đuôi nhau, luân phiên chở khách hành hương về lại Nhà thờ xứ. Mọi người ra về trong hân hoan vì giờ đây đã có Mẹ đồng hành với mình, sống với mình và che chở mình. Thật chẳng có hạnh phúc nào hơn!
Xem Hình
Tưởng chừng cái nắng chói chang và tiết trời oi bức sẽ làm chùn chân con dân không thể đến bên Mẹ. Thế nhưng, những tia nắng mang theo trong mình nhiệt độ trên 30 đó lại nung nóng làm tan chảy bao con tim chai lì, ích kỉ, vô cảm… thành những dòng chất lỏng của lòng yêu mến, dấn thân và vị tha. Tất cả tạo thành một dòng suối yêu thương chảy về bên Mẹ. Về bên Mẹ để hoán cải đời sống, để kín múc ơn Chúa qua tình yêu của người Mẹ hiền. Hành trang họ mang theo khi về bên Mẹ là một tấm lòng đơn sơ và một Đức Tin chân thành.
Ngay từ sáng sớm, bên bờ sông Hoàng Long êm đềm, nhưng chốc chốc lại vang lên tiếng “gầm rú” của những động cơ thuyền to, thuyền nhỏ nối đuôi nhau chở những đoàn khách hành hương đến với Mẹ. Tiếng cười nói, tiếng kèn, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang trời báo hiệu một ngày lễ thật nhiều niềm vui và sốt sắng.
Mở đầu Thánh Lễ, cha Quản nhiệm xứ Đồng Đinh Giuse Đào Văn Du có đôi lời chào mừng Đức cha, quý cha và cộng đoàn dân Chúa. Sau lời chào mừng, cha cũng chia sẻ đôi dòng lịch sử về pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại Núi Gò, và dâng lời cảm tạ vì biết bao ơn lành mà giáo xứ và khách hành hương đã nhận được qua tình yêu của Mẹ. Đây là dịp thật đặc biệt để giáo xứ tri ân quá khứ, chấn hưng hiện tại và hướng tới tương lai.
Tiếp đó, Đức Cha Giuse bắt đầu Thánh lễ bằng việc chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta về bên Mẹ, không phải là đi trẩy hội, để kiếm chác và hái lộc, nhưng chúng ta đến với Mẹ với tư cách là người hành hương để dâng Mẹ tâm tình hoán cải trong đức tin với quyết tâm dứt bỏ tội lỗi, thay đổi bản thân, xây dựng Giáo Hội và xã hội ngày càng thăng tiến.”
Trong bài giảng, dựa vào bài Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 19, 25- 27), Đức Cha nhấn mạnh: trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trao Đức Mẹ cho Thánh Gioan, và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ, nhưng sự trao phó này vượt trên tình mẫu tử tự nhiên. Mẹ đón nhận Thánh Gioan là đón nhận mỗi người chúng ta; Mẹ ôm chúng ta vào lòng để chở che dẫn dắt, và nhất là nhờ Mẹ chúng ta có thể đến với Chúa.
Cuộc đời của Mẹ nhận được biết bao ơn lành của Thiên Chúa. Phải chăng Mẹ chẳng gặp sự đau khổ nào? Câu trả lời sẽ là có. Cuộc đời của Mẹ gắn liền với hai chữ “đau khổ”. Mẹ đã đứng bên Thập Giá để thông phần đau khổ với Chúa. Lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn Chúa Giêsu cũng đã đâm nát tâm hồn Mẹ. Có người mẹ nào khi nhìn thấy con bị đánh đập dã man, bị sỉ nhục và nhất là bị kết án đóng đinh như một tên tử tội dù người con ấy vô tội mà không đau khổ? Chỉ có những ai làm mẹ mới thấu hiểu được nỗi đau này. Đức Mẹ là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, vì chính Mẹ đã hoàn toàn hiệp thông với những nỗi đau khổ của Chúa Giêsu và vì Mẹ là Đấng đã ủi an nâng đỡ và ban sức mạnh thiêng liêng cho các Thánh Tử Đạo, đặc biệt là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
- Thế giới trước nguy cơ chiến tranh quân sự, kinh tế, tôn giáo.
- Đất nước đang bị rình rập xâm chiếm bởi ngoại bang. Tình trạng tham nhũng, bất công, dối trá đang làm tan nát xã hội.
- Giáo Hội đang đau thương vì tội lỗi của con cái.
- Các gia đình đau khổ vì bạo hành, li dị, con cái rơi vào tệ nạn.
- Những người nghèo bất hạnh đang vất vưởng, đói ăn, bị bỏ rơi.
Xin Mẹ ôm lấy tất cả và cứu giúp chúng con.
Cuối bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ con cái Mẹ: Chúng ta đến đây với Mẹ để đón Mẹ về nhà là chính cõi lòng của mình. Và khi Mẹ đã ở nhà với chúng ta, hãy chạy đến và cầu nguyện với Mẹ qua kinh Mân Côi. Hãy yêu mến Mẹ, đón Mẹ bằng cả trái tim chân thành. Có như vậy, Mẹ mới ban ơn để ta biết hoán cải, sám hối và trở về với Tin Mừng.
Trước khi Thành lễ kết thúc, thay lời cha Tổng đại diện, quý cha và khách hành hương, Đức Cha cảm ơn cha Quản hạt Vô Hốt, quý cha và các giáo xứ trong giáo hạt, các riêng cha quản nhiệm, quý chức, quý hội đoàn và cộng đoàn giáo xứ Đồng Đinh, cùng tất cả mọi người đã góp sức để Thánh lễ được diễn tra trong trang nghiêm và sốt sắng.
Đức Cha nhắn nhủ:
- Chúng ta đi hành hương về bên Mẹ để kín múc ơn lành của Chúa nhờ sự bầu cử của Mẹ, nhưng nếu không có Đức tin chân chính và vững mạnh thì dù có một “rổ” ơn lành cũng sẽ bị “lọt” hết.
- Tại nơi đây, có hai hình ảnh trái ngược nhau: một hình ảnh tĩnh và một hình ảnh động. Hình ảnh động là dòng nước sông Hoàng Long với sóng xô dạt dào và luôn luôn chảy. Nó tượng trưng cho cuộc đời chúng ta với nhiều bấp bênh, trắc trở và đổi thay. Hình ảnh tĩnh các ngọn núi xung quanh, là Thánh Giá và pho tượng của Mẹ trên Núi Gò vẫn đứng vững trước dòng nước chảy xiết. Hình ảnh ấy muốn nói đến một điểm tựa vững vàng là chính Chúa và Đức Mẹ. Cuộc đời ta cũng vậy, mỗi khi gặp sóng gió xô đẩy, hãy đến bên Mẹ vì Mẹ vẫn ngày đêm ôm ấp chúng ta.
Thánh Lễ kết thúc, những con thuyền lại tiếp tục nối đuôi nhau, luân phiên chở khách hành hương về lại Nhà thờ xứ. Mọi người ra về trong hân hoan vì giờ đây đã có Mẹ đồng hành với mình, sống với mình và che chở mình. Thật chẳng có hạnh phúc nào hơn!