Niềm tin của Mẹ Maria vào thần tính của Đức Giêsu, con của Mẹ khởi đi từ biến cố sứ thần truyền tin. Tuy nhiên niềm tin ấy cần có thời gian để dần được củng cố. Khi tìm gặp con sau ba ngày thất lạc trong dịp đi hành hương ở Giêrusalem và trước câu nói của con trẻ Giêsu: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” (Lc 2,49), thì dù ngay lúc ấy chưa hiểu lắm nhưng sau đó nhờ ngẫm đi suy lại thì Mẹ cũng hiểu thêm phần nào. Và với thời gian dài ở Nagiarét cận kề với Chúa Giêsu thì niềm tin của Mẹ vững vàng hơn nhiều vào căn tính Thiên Chúa của con mình. Trong tiệc cưới ở Cana, chính Mẹ đã kiên trì xin Chúa Giêsu ra tay cứu giúp hai họ thoát cảnh hết rượu. Rồi ròng rã ba năm theo gót chân Chúa Giêsu trên đường rao giảng Tin Mừng thì chắc chắn niềm tin của Mẹ lại càng thêm sắt son.
Công nghiệp mà Mẹ Maria góp phần vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, con của Mẹ trước hết đó là hiến dâng xác hồn để Thiên Chúa thực hiện công cuộc nhập thể giáng trần. Nhiều người nhấn mạnh đến công nghiệp của Mẹ qua những hy sinh của Mẹ, đặc biệt là nỗi khổ đau của mẹ khi chứng kiến cuộc khổ nạn thập giá của con mình và chúng được ví như lưỡi gươm huyền nhiệm đâm thủng trái tim Mẹ như lời ông Simêon tiên báo năm xưa (x. Lc 2,35).
Tuy nhiên thay vì nhìn công nghiệp của Mẹ hiệp dâng vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu theo chiều kích “tiêu cực” là hy sinh, xin có cái nhìn về công nghiệp của Mẹ theo chiều kích tích cực đó là Mẹ đã góp phần làm người tri âm, tri kỷ, làm người đồng hành luôn hiện diện bên con mình để Chúa Giêsu có thể hoàn tất công trình cứu độ với khổ hình thập giá đến cùng.
Theo lời tác giả thư gửi tín hữu Do Thái thì khi mang lấy xác phàm nhân loại chúng ta, Chúa Kitô trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Dù đã tiên lượng và đã tiên báo nhưng ba lần, nhưng trước án hình thập giá thì Chúa Giêsu Kitô vẫn nhiều lần xao xuyến và người đã thực sự khiếp sợ, đổ mồ hôi pha lẫn máu trong vườn cây dầu. Chính vì thế Người cần một ai đó, những ai đó hiểu Người, tin Người, hiện diện với Người trong những khoảnh khắc xao xuyến ấy để Người can đảm đi đến cùng con đường thập giá cứu độ. Người đã từng xin ba môn đệ thân tín tỉnh thức với Người một giờ thế mà xem ra chẳng được (x.Mt 26,40).
Có ai hiểu Chúa Giêsu cho bằng Mẹ Maria. Có ai tin Người cho bằng Mẹ. Và chính Mẹ đã làm người đồng hành với Chúa không chỉ những lúc Người được dân chúng hoan hô chúc tụng mà nhất là những lúc Chúa phải chịu đau khổ tột cùng trong tâm hồn cũng như nơi thân xác. Đường thập giá vắng bóng các môn sinh thân tín, nhưng luôn có bóng hình của Mẹ (x.Ga 19,25-27). Sự hiện diện của Mẹ là một nguồn an ủi, động viên cho Chúa Giêsu để Người uống cạn chén đắng thập hình. Có thể nói đây chính là phần công nghiệp lớn lao mà Mẹ đã hiệp dâng để cùng Chúa Giêsu thực thi công trình cứu độ, đem hạnh phúc cho nhân trần.
Xin Mẹ cho Kitô hữu chúng con biết noi gương Mẹ hiệp dâng một chút công nghiệp của mình để đem hạnh phúc cho tha nhân bằng chính sự đồng hành, hiện diện trong liên đới của chúng con. Thế nhưng thử hỏi rằng những ai đang cần đến sự liên đới, hiện diện và đồng hành của chúng ta hôm nay và trong hoàn cảnh lịch sử này ?
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Công nghiệp mà Mẹ Maria góp phần vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, con của Mẹ trước hết đó là hiến dâng xác hồn để Thiên Chúa thực hiện công cuộc nhập thể giáng trần. Nhiều người nhấn mạnh đến công nghiệp của Mẹ qua những hy sinh của Mẹ, đặc biệt là nỗi khổ đau của mẹ khi chứng kiến cuộc khổ nạn thập giá của con mình và chúng được ví như lưỡi gươm huyền nhiệm đâm thủng trái tim Mẹ như lời ông Simêon tiên báo năm xưa (x. Lc 2,35).
Tuy nhiên thay vì nhìn công nghiệp của Mẹ hiệp dâng vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu theo chiều kích “tiêu cực” là hy sinh, xin có cái nhìn về công nghiệp của Mẹ theo chiều kích tích cực đó là Mẹ đã góp phần làm người tri âm, tri kỷ, làm người đồng hành luôn hiện diện bên con mình để Chúa Giêsu có thể hoàn tất công trình cứu độ với khổ hình thập giá đến cùng.
Theo lời tác giả thư gửi tín hữu Do Thái thì khi mang lấy xác phàm nhân loại chúng ta, Chúa Kitô trở nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Dù đã tiên lượng và đã tiên báo nhưng ba lần, nhưng trước án hình thập giá thì Chúa Giêsu Kitô vẫn nhiều lần xao xuyến và người đã thực sự khiếp sợ, đổ mồ hôi pha lẫn máu trong vườn cây dầu. Chính vì thế Người cần một ai đó, những ai đó hiểu Người, tin Người, hiện diện với Người trong những khoảnh khắc xao xuyến ấy để Người can đảm đi đến cùng con đường thập giá cứu độ. Người đã từng xin ba môn đệ thân tín tỉnh thức với Người một giờ thế mà xem ra chẳng được (x.Mt 26,40).
Có ai hiểu Chúa Giêsu cho bằng Mẹ Maria. Có ai tin Người cho bằng Mẹ. Và chính Mẹ đã làm người đồng hành với Chúa không chỉ những lúc Người được dân chúng hoan hô chúc tụng mà nhất là những lúc Chúa phải chịu đau khổ tột cùng trong tâm hồn cũng như nơi thân xác. Đường thập giá vắng bóng các môn sinh thân tín, nhưng luôn có bóng hình của Mẹ (x.Ga 19,25-27). Sự hiện diện của Mẹ là một nguồn an ủi, động viên cho Chúa Giêsu để Người uống cạn chén đắng thập hình. Có thể nói đây chính là phần công nghiệp lớn lao mà Mẹ đã hiệp dâng để cùng Chúa Giêsu thực thi công trình cứu độ, đem hạnh phúc cho nhân trần.
Xin Mẹ cho Kitô hữu chúng con biết noi gương Mẹ hiệp dâng một chút công nghiệp của mình để đem hạnh phúc cho tha nhân bằng chính sự đồng hành, hiện diện trong liên đới của chúng con. Thế nhưng thử hỏi rằng những ai đang cần đến sự liên đới, hiện diện và đồng hành của chúng ta hôm nay và trong hoàn cảnh lịch sử này ?
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột