Alice von Hildebrand, nhũ danh Alice Jourdain, là một triết gia kiêm thần học gia Công Giáo. Bà sinh năm 1923 tại Brussels, Bỉ. Tới Mỹ năm 1940, bà học tại Đại Học Fordham, nơi Dietrich von Hildebrand làm giáo sư, và đậu tiến sĩ tại Đại Học này. Từ năm 1947, bà dạy triết tại Hunter College thuộc City University of New York và đã chính thức về hưu từ năm 1984. Bà kết hôn với Dietrich von Hildebrand, năm 1959, sau khi người vợ thứ nhất của ông qua đời. Bà hiện sống ở Mỹ, vẫn tiếp tục giảng dạy và trước tác, đồng thời phổ biến các công trình triết học và thần học của chồng. Bà nổi tiếng với hai tác phẩm The Privilege of Being a Woman (2002) và The Soul of a Lion: The Life of Dietrich von Hildebrand (2000).
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003 với hãng tin Zenit, bà cho rằng người phụ nữ muốn không bị vướng vào cạm bẫy của chủ nghĩa duy nữ, nên mô phỏng gương sống kiên cường nhưng khiêm nhường của Đức Maria. Theo bà, Đức Maria chính là mô thức hoàn hảo của nữ tính. Đối với bà, sống trong thế giới duy tục hóa ngày nay, người phụ nữ cần nhớ rằng chu toàn vai trò làm mẹ có giá trị vô song trước mặt Thiên Chúa.
Nhân dịp này bà cho biết lý do tại sao bà viết cuốn “The Privilege of Being a Woman”. Bà cho rằng nọc độc của chủ nghĩa duy tục đã thấm sâu vào xã hội hiện đại. Người đàn ông chính là nạn nhân đầu tiên của nó. Trong xã hội ấy, con người càng ngày càng xác tín hơn rằng muốn là một người nào đó, họ phải thành công ở trên đời. Mà thành công ở đây có nghĩa là có tiền, có quyền lực, có danh tiếng, được thừa nhận, có tính sáng tạo, khai phá…
Nhiều người hy sinh cả cuộc sống gia đình để đạt được mục tiêu trên: họ chỉ về nhà để thư giãn hay vui chơi. Việc làm mới là phần đời sống được họ xem trọng. Vô số các cuộc hôn nhân đã vì thái độ này mà tiêu tan. Các bà vợ có lý để cảm thấy mình chỉ như những vật phụ thuộc, để thư giãn. Các ông chồng dành rất ít thì giờ cho các trao đổi yêu thương, vì quá bận với công việc. Con cái ít thấy người cha. Người vợ đau khổ không những là điều dễ hiểu, mà đôi khi còn bị coi là điều hợp lý nữa.
Nhưng còn phụ nữ thì sao, họ có xác tín được rằng làm người đàn bà là một điều tốt hay không? Theo Alice von Hildebrand, điều kỳ cục là phong trào duy nữ, thay vì làm cho phụ nữ ý thức sâu sắc hơn cái đẹp và phẩm giá làm vợ và làm mẹ của họ, cũng như sức mạnh tâm linh mà họ vốn tác động trên người chồng của mình, thì lại thuyết phục để họ xác tín rằng cả họ nữa cũng phải bước theo não trạng duy tục. Nghĩa là cả họ nữa cũng phải gia nhập lực lượng lao động; cả họ nữa cũng phải tự chứng tỏ rằng mình là một ai đó bằng cách chiếm bằng cấp, đua tranh với đàn ông ngay trong thị trường lao động, chứng tỏ cho đàn ông thấy mình chẳng thua kém gì họ, và nếu có cơ hội, còn có thể trổi hơn họ nữa.
Phụ nữ tự du mình vào ý niệm coi nữ tính như một yếu đuối. Họ bắt đầu coi khinh các nhân đức, như nhẫn nại, quên mình, tự hiến, hiền dịu, và tự đặt cho mình mục tiêu trở nên giống đàn ông về mọi phương diện. Một số phụ nữ còn tự thuyết phục để xác tín rằng mình phải dùng cả ngôn ngữ thô tục để cho bọn phái “mạnh” biết rằng chúng chị không phải là những con búp-bê yểu điệu vô nghĩa như bọn em vẫn nghĩ.
Cuộc chiến phái tính cứ thế diễn biến. Những người rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa duy nữ muốn trở thành đàn ông về mọi phương diện và sẵn sàng bán cái quyền có từ lúc sinh ra đời (birthright) lấy cái nồi cháo (tương tự). Họ trở nên mù lòa không thấy sự kiện này là đàn ông và đàn bà, dù bình đẳng về phẩm giá hữu thể, đã được Thiên Chúa quyết định tạo nên khác nhau: Người đã tạo nên họ có nam có nữ. Họ khác nhau nhưng bổ túc cho nhau.
Alice von Hildebrand cho rằng: mỗi giới tính đều có những điểm mạnh; và mỗi giới tính cũng đều có những điểm yếu. Theo kế hoạch diệu kỳ của Thiên Chúa, người chồng có nhiệm vụ giúp vợ vượt thắng các điểm yếu ấy để mọi trân châu bảo ngọc của nữ tính nàng đạt đến trạng thái tuyệt hảo, và ngược lại.
Biết bao nhiêu người đàn ông đã thực sự trở nên “chính họ” nhờ tình yêu của vợ. Biết bao nhiêu người đàn bà đã được cái dũng và sự can đảm của chồng biến đổi. Thảm trạng của thế giới ngày nay là chúng ta đã trở thành những người bỏ đạo. Nhiều người đã vất bỏ các gia bảo đã được mạc khải ban tặng, đó là thể siêu nhiên.
Xét trong yếu tính, tội nguyên tổ chủ yếu là cuộc tấn công chống lại phẩm trật giá trị: con người muốn trở nên ngang hàng với Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa nữa. Hình phạt vì thế mà thật khủng khiếp: thân xác con người nổi loạn chống lại linh hồn. Ngày nay, việc lật nhào phẩm trật giá trị này còn đi xa hơn nữa đến nỗi Peter Singer chối phăng luôn cả tính trổi vượt của con người đối với con vật, và người ta lo cứu mấy con cá voi con, còn trẻ thơ nhi thì để mặc tình bị sát hại.
Toàn bộ đảo lộn hết: hôn nhân tan vỡ; nhiều người không thèm tính tới chuyện kết hôn; các vụ sống chung chỉ kéo dài bao lâu chúng còn thoả mãn cá nhân. Các liên hệ không tự nhiên từng bị Platông kết án nặng nề nay trở thành thời thượng và đòi quyền được đặt lên ngang tầm với những mối liên hệ do Thiên Chúa sắp xếp.
Yếu mà mạnh
Theo Alice von Hildebrand, dưới quan điểm duy tự nhiên (naturalistic), người đàn ông mạnh hơn: không những vì họ mạnh hơn về thể lý, nhưng còn vì họ có óc sáng tạo hơn, nhiều khám phá hơn và nhiều năng xuất hơn. Phần lớn các công trình vĩ đại của thần học, của triết học và mỹ thuật đều là công trình của đàn ông. Đàn ông là những kỹ sư vĩ đại, các kiến trúc sư vĩ đại.
Nhưng sứ điệp Kitô Giáo dạy rằng: dù tất cả các công trình khám phá ấy có giá trị, song chúng chỉ là tro bụi so với đức hạnh. Vì người đàn bà, từ bản tính, vốn có mẫu tính. Thực vậy, người đàn bà nào, bất luận có chồng hay không, đều được mời gọi làm mẹ sinh lý, làm mẹ tâm lý hay làm mẹ thiêng liêng, nên họ trực giác thấy rằng trước mặt Thiên Chúa, cho đi, nuôi dưỡng, chăm sóc người khác, chịu đau khổ với họ và vì họ (làm mẹ bao hàm chịu đau khổ) thì có giá gấp bội hơn việc chinh phục các quốc gia hay bay lên mặt trăng.
Đọc cuộc đời Thánh Têrêxa Thành Avila hay Thánh Têrêxa Thành Lisieux, ta hẳn lưu ý tới sự kiện này: các vị không ngừng nhắc tới “sự yếu đuối” của mình. Cuộc đời các người đàn bà anh hùng này, và của nhiều người đàn bà khác, dạy ta điều này: ý thức và chấp nhận sự yếu đuối của mình, đi đôi với niềm tín thác vô bờ vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa đã đem lại cho các linh hồn ưu tú này một sức mạnh lớn lao đến thế vì đó là sức mạnh siêu nhiên.
Sức mạnh tự nhiên không thể đọ với sức mạnh siêu nhiên. Chính vì thế, Đức Maria, người đàn bà diễm phúc, đã “mạnh như một đạo quân xếp hàng vào trận”. Nhưng đồng thời, Ngài cũng được xưng tụng là “nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh”.
Như Dom Prosper Gueranger từng nhắc tới trong cuốn “Năm Phụng Vụ”, sức mạnh siêu nhiên này giải thích tại sao ma qủy lại sợ trinh nữ khiêm nhường này còn hơn cả Thiên Chúa. Chỉ vì sức mạnh siêu nhiên của Ngài, một sức mạnh vốn đạp dập đầu nó, làm nó nhục nhã hơn là sức mạnh của Thiên Chúa.
Đó cũng là lý do tại sao ngày nay Tên Xấu Xa đang phát động một cuộc chiến tàn bạo nhất chống lại nữ tính từng có chỗ đứng trong lịch sử thế giới. Vì gần tới ngày tận cùng của thời gian và biết rằng chiến bại cuối cùng của mnìh đã gần kề, hắn đang tăng gấp đôi các cố gắng của hắn nhằm tấn công kẻ thù vĩ đại của hắn là người đàn bà. Sách Sáng Thế 3:15 nói rằng: “Ta sẽ đặt sự thù nghịch giữa ngươi và người đàn bà”. Chiến thắng cuối cùng là của nàng, như đã thấy nơi người đàn bà mặc áo mặt trời.
Alice von Hildebrand nói rằng: sứ mệnh người đàn bà ngày nay có tầm quan trọng hết sức chủ yếu. Xét về một phương diện, họ là chìa khóa đưa tới sáng suốt, tỉnh táo (sanity), bước đầu dẫn tới hồi tâm. Vì siêu nhiên dựa trên tự nhiên và nếu không trở lại với sự tỉnh táo tự nhiên, thì nét cao cả của sứ điệp siêu nhiên cũng sẽ mãi mãi không bao giờ đến được với ta.
Tại sao người đàn bà nắm được chìa khóa này? Vì ảnh hưởng của họ đối với đàn ông hết sức lớn lao khi họ hiểu đúng vai trò và sứ mệnh của mình. Ai trong chúng ta cũng từng nghe các linh mục thổ lộ rằng ơn gọi của họ là do mẹ họ hay bà họ gợi hứng.
Thánh Nữ Monica, nhờ hợp tác với Thiên Chúa, đã đem được người con trai hoang đàng của mình về với Thiên Chúa. Mẹ của Thánh Bernard, mẹ của Thánh Phanxicô de Sales, người chỉ lớn hơn ngài có 15 tuổi, và mẹ của Thánh Gioan Bosco đều là những nhân tố chủ yếu trong hành trình nên thánh của con trai mình.
Khuôn mẫu của nữ tính
Theo Alice von Hildebrand, người đàn bà nắm được chìa khóa trên vì họ là người canh giữ sự trong sạch. Điều này thấy rõ ngay trong cấu trúc cơ thể họ, một cấu trúc nhằm che dấu một cách trong trắng các cơ quan thân mật riêng tư. Vì các cơ quan của họ được “che màn” (veiled) cho thấy sự huyền nhiệm và thánh thiêng của chúng, nên người đàn bà được đặc ân vô giá là chia sẻ giới tính với đức diễm phúc Maria, tạo vật thánh thiện nhất trong mọi tạo vật.
Chủ nghĩa duy nữ vốn khởi sự tại các nước Thệ Phản, vì một lý do giản dị là các nước này quay lưng lại với mẹ Chúa Kitô, như thể Chúa Cứu Thế cảm thấy bị tước mất vinh dự vốn được dành cho Mẹ yêu dấu của mình. Như sách Khải Huyền đã ám chỉ, Đức Maria quả là khuôn mẫu của người đàn bà. Nhờ chạy đến với Ngài, cầu nguyện cùng Ngài và chiêm niệm các nhân đức của Ngài, người đàn bà sẽ tìm được đường trở lại với cái đẹp và phẩm giá sứ mệnh của mình.
Đức Maria dạy ta hai qui luật dẫn ta tới thánh thiện. Qui luật thứ nhất: “Tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin hãy làm cho tôi như lời thiên thần nói”. Điều này có nghĩa: sứ mệnh người đàn bà là để mình được ơn thánh làm cho mầu mỡ (fecundated), là tiếp nhận một cách thánh thiện. Qui luật thứ hai: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói”. Đây chính là chương trình thánh thiện Giáo Hội dành cho ta. Hiển nhiên, nếu người đàn bà hiểu được sứ điệp này, thì hôn nhân, gia đình và Giáo Hội sẽ vượt qua được cơn khủng hoảng khủng khiếp đang đè nặng lên chúng ta. Như Phụng Vụ từng nói, “Thiên Chúa đã đặt sự cứu rỗi vào tay một người đàn bà”.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003 với hãng tin Zenit, bà cho rằng người phụ nữ muốn không bị vướng vào cạm bẫy của chủ nghĩa duy nữ, nên mô phỏng gương sống kiên cường nhưng khiêm nhường của Đức Maria. Theo bà, Đức Maria chính là mô thức hoàn hảo của nữ tính. Đối với bà, sống trong thế giới duy tục hóa ngày nay, người phụ nữ cần nhớ rằng chu toàn vai trò làm mẹ có giá trị vô song trước mặt Thiên Chúa.
Nhân dịp này bà cho biết lý do tại sao bà viết cuốn “The Privilege of Being a Woman”. Bà cho rằng nọc độc của chủ nghĩa duy tục đã thấm sâu vào xã hội hiện đại. Người đàn ông chính là nạn nhân đầu tiên của nó. Trong xã hội ấy, con người càng ngày càng xác tín hơn rằng muốn là một người nào đó, họ phải thành công ở trên đời. Mà thành công ở đây có nghĩa là có tiền, có quyền lực, có danh tiếng, được thừa nhận, có tính sáng tạo, khai phá…
Nhiều người hy sinh cả cuộc sống gia đình để đạt được mục tiêu trên: họ chỉ về nhà để thư giãn hay vui chơi. Việc làm mới là phần đời sống được họ xem trọng. Vô số các cuộc hôn nhân đã vì thái độ này mà tiêu tan. Các bà vợ có lý để cảm thấy mình chỉ như những vật phụ thuộc, để thư giãn. Các ông chồng dành rất ít thì giờ cho các trao đổi yêu thương, vì quá bận với công việc. Con cái ít thấy người cha. Người vợ đau khổ không những là điều dễ hiểu, mà đôi khi còn bị coi là điều hợp lý nữa.
Nhưng còn phụ nữ thì sao, họ có xác tín được rằng làm người đàn bà là một điều tốt hay không? Theo Alice von Hildebrand, điều kỳ cục là phong trào duy nữ, thay vì làm cho phụ nữ ý thức sâu sắc hơn cái đẹp và phẩm giá làm vợ và làm mẹ của họ, cũng như sức mạnh tâm linh mà họ vốn tác động trên người chồng của mình, thì lại thuyết phục để họ xác tín rằng cả họ nữa cũng phải bước theo não trạng duy tục. Nghĩa là cả họ nữa cũng phải gia nhập lực lượng lao động; cả họ nữa cũng phải tự chứng tỏ rằng mình là một ai đó bằng cách chiếm bằng cấp, đua tranh với đàn ông ngay trong thị trường lao động, chứng tỏ cho đàn ông thấy mình chẳng thua kém gì họ, và nếu có cơ hội, còn có thể trổi hơn họ nữa.
Phụ nữ tự du mình vào ý niệm coi nữ tính như một yếu đuối. Họ bắt đầu coi khinh các nhân đức, như nhẫn nại, quên mình, tự hiến, hiền dịu, và tự đặt cho mình mục tiêu trở nên giống đàn ông về mọi phương diện. Một số phụ nữ còn tự thuyết phục để xác tín rằng mình phải dùng cả ngôn ngữ thô tục để cho bọn phái “mạnh” biết rằng chúng chị không phải là những con búp-bê yểu điệu vô nghĩa như bọn em vẫn nghĩ.
Cuộc chiến phái tính cứ thế diễn biến. Những người rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa duy nữ muốn trở thành đàn ông về mọi phương diện và sẵn sàng bán cái quyền có từ lúc sinh ra đời (birthright) lấy cái nồi cháo (tương tự). Họ trở nên mù lòa không thấy sự kiện này là đàn ông và đàn bà, dù bình đẳng về phẩm giá hữu thể, đã được Thiên Chúa quyết định tạo nên khác nhau: Người đã tạo nên họ có nam có nữ. Họ khác nhau nhưng bổ túc cho nhau.
Alice von Hildebrand cho rằng: mỗi giới tính đều có những điểm mạnh; và mỗi giới tính cũng đều có những điểm yếu. Theo kế hoạch diệu kỳ của Thiên Chúa, người chồng có nhiệm vụ giúp vợ vượt thắng các điểm yếu ấy để mọi trân châu bảo ngọc của nữ tính nàng đạt đến trạng thái tuyệt hảo, và ngược lại.
Biết bao nhiêu người đàn ông đã thực sự trở nên “chính họ” nhờ tình yêu của vợ. Biết bao nhiêu người đàn bà đã được cái dũng và sự can đảm của chồng biến đổi. Thảm trạng của thế giới ngày nay là chúng ta đã trở thành những người bỏ đạo. Nhiều người đã vất bỏ các gia bảo đã được mạc khải ban tặng, đó là thể siêu nhiên.
Xét trong yếu tính, tội nguyên tổ chủ yếu là cuộc tấn công chống lại phẩm trật giá trị: con người muốn trở nên ngang hàng với Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa nữa. Hình phạt vì thế mà thật khủng khiếp: thân xác con người nổi loạn chống lại linh hồn. Ngày nay, việc lật nhào phẩm trật giá trị này còn đi xa hơn nữa đến nỗi Peter Singer chối phăng luôn cả tính trổi vượt của con người đối với con vật, và người ta lo cứu mấy con cá voi con, còn trẻ thơ nhi thì để mặc tình bị sát hại.
Toàn bộ đảo lộn hết: hôn nhân tan vỡ; nhiều người không thèm tính tới chuyện kết hôn; các vụ sống chung chỉ kéo dài bao lâu chúng còn thoả mãn cá nhân. Các liên hệ không tự nhiên từng bị Platông kết án nặng nề nay trở thành thời thượng và đòi quyền được đặt lên ngang tầm với những mối liên hệ do Thiên Chúa sắp xếp.
Yếu mà mạnh
Theo Alice von Hildebrand, dưới quan điểm duy tự nhiên (naturalistic), người đàn ông mạnh hơn: không những vì họ mạnh hơn về thể lý, nhưng còn vì họ có óc sáng tạo hơn, nhiều khám phá hơn và nhiều năng xuất hơn. Phần lớn các công trình vĩ đại của thần học, của triết học và mỹ thuật đều là công trình của đàn ông. Đàn ông là những kỹ sư vĩ đại, các kiến trúc sư vĩ đại.
Nhưng sứ điệp Kitô Giáo dạy rằng: dù tất cả các công trình khám phá ấy có giá trị, song chúng chỉ là tro bụi so với đức hạnh. Vì người đàn bà, từ bản tính, vốn có mẫu tính. Thực vậy, người đàn bà nào, bất luận có chồng hay không, đều được mời gọi làm mẹ sinh lý, làm mẹ tâm lý hay làm mẹ thiêng liêng, nên họ trực giác thấy rằng trước mặt Thiên Chúa, cho đi, nuôi dưỡng, chăm sóc người khác, chịu đau khổ với họ và vì họ (làm mẹ bao hàm chịu đau khổ) thì có giá gấp bội hơn việc chinh phục các quốc gia hay bay lên mặt trăng.
Đọc cuộc đời Thánh Têrêxa Thành Avila hay Thánh Têrêxa Thành Lisieux, ta hẳn lưu ý tới sự kiện này: các vị không ngừng nhắc tới “sự yếu đuối” của mình. Cuộc đời các người đàn bà anh hùng này, và của nhiều người đàn bà khác, dạy ta điều này: ý thức và chấp nhận sự yếu đuối của mình, đi đôi với niềm tín thác vô bờ vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa đã đem lại cho các linh hồn ưu tú này một sức mạnh lớn lao đến thế vì đó là sức mạnh siêu nhiên.
Sức mạnh tự nhiên không thể đọ với sức mạnh siêu nhiên. Chính vì thế, Đức Maria, người đàn bà diễm phúc, đã “mạnh như một đạo quân xếp hàng vào trận”. Nhưng đồng thời, Ngài cũng được xưng tụng là “nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh”.
Như Dom Prosper Gueranger từng nhắc tới trong cuốn “Năm Phụng Vụ”, sức mạnh siêu nhiên này giải thích tại sao ma qủy lại sợ trinh nữ khiêm nhường này còn hơn cả Thiên Chúa. Chỉ vì sức mạnh siêu nhiên của Ngài, một sức mạnh vốn đạp dập đầu nó, làm nó nhục nhã hơn là sức mạnh của Thiên Chúa.
Đó cũng là lý do tại sao ngày nay Tên Xấu Xa đang phát động một cuộc chiến tàn bạo nhất chống lại nữ tính từng có chỗ đứng trong lịch sử thế giới. Vì gần tới ngày tận cùng của thời gian và biết rằng chiến bại cuối cùng của mnìh đã gần kề, hắn đang tăng gấp đôi các cố gắng của hắn nhằm tấn công kẻ thù vĩ đại của hắn là người đàn bà. Sách Sáng Thế 3:15 nói rằng: “Ta sẽ đặt sự thù nghịch giữa ngươi và người đàn bà”. Chiến thắng cuối cùng là của nàng, như đã thấy nơi người đàn bà mặc áo mặt trời.
Alice von Hildebrand nói rằng: sứ mệnh người đàn bà ngày nay có tầm quan trọng hết sức chủ yếu. Xét về một phương diện, họ là chìa khóa đưa tới sáng suốt, tỉnh táo (sanity), bước đầu dẫn tới hồi tâm. Vì siêu nhiên dựa trên tự nhiên và nếu không trở lại với sự tỉnh táo tự nhiên, thì nét cao cả của sứ điệp siêu nhiên cũng sẽ mãi mãi không bao giờ đến được với ta.
Tại sao người đàn bà nắm được chìa khóa này? Vì ảnh hưởng của họ đối với đàn ông hết sức lớn lao khi họ hiểu đúng vai trò và sứ mệnh của mình. Ai trong chúng ta cũng từng nghe các linh mục thổ lộ rằng ơn gọi của họ là do mẹ họ hay bà họ gợi hứng.
Thánh Nữ Monica, nhờ hợp tác với Thiên Chúa, đã đem được người con trai hoang đàng của mình về với Thiên Chúa. Mẹ của Thánh Bernard, mẹ của Thánh Phanxicô de Sales, người chỉ lớn hơn ngài có 15 tuổi, và mẹ của Thánh Gioan Bosco đều là những nhân tố chủ yếu trong hành trình nên thánh của con trai mình.
Khuôn mẫu của nữ tính
Theo Alice von Hildebrand, người đàn bà nắm được chìa khóa trên vì họ là người canh giữ sự trong sạch. Điều này thấy rõ ngay trong cấu trúc cơ thể họ, một cấu trúc nhằm che dấu một cách trong trắng các cơ quan thân mật riêng tư. Vì các cơ quan của họ được “che màn” (veiled) cho thấy sự huyền nhiệm và thánh thiêng của chúng, nên người đàn bà được đặc ân vô giá là chia sẻ giới tính với đức diễm phúc Maria, tạo vật thánh thiện nhất trong mọi tạo vật.
Chủ nghĩa duy nữ vốn khởi sự tại các nước Thệ Phản, vì một lý do giản dị là các nước này quay lưng lại với mẹ Chúa Kitô, như thể Chúa Cứu Thế cảm thấy bị tước mất vinh dự vốn được dành cho Mẹ yêu dấu của mình. Như sách Khải Huyền đã ám chỉ, Đức Maria quả là khuôn mẫu của người đàn bà. Nhờ chạy đến với Ngài, cầu nguyện cùng Ngài và chiêm niệm các nhân đức của Ngài, người đàn bà sẽ tìm được đường trở lại với cái đẹp và phẩm giá sứ mệnh của mình.
Đức Maria dạy ta hai qui luật dẫn ta tới thánh thiện. Qui luật thứ nhất: “Tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin hãy làm cho tôi như lời thiên thần nói”. Điều này có nghĩa: sứ mệnh người đàn bà là để mình được ơn thánh làm cho mầu mỡ (fecundated), là tiếp nhận một cách thánh thiện. Qui luật thứ hai: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói”. Đây chính là chương trình thánh thiện Giáo Hội dành cho ta. Hiển nhiên, nếu người đàn bà hiểu được sứ điệp này, thì hôn nhân, gia đình và Giáo Hội sẽ vượt qua được cơn khủng hoảng khủng khiếp đang đè nặng lên chúng ta. Như Phụng Vụ từng nói, “Thiên Chúa đã đặt sự cứu rỗi vào tay một người đàn bà”.