Dietrich von Hildebrand (12/10/1889 - 26/1/1977) là một triết gia và thần học gia Công Giáo người Đức, từng được Đức Piô XII tuyên dương là “Tiến Sĩ Giáo Hội của Thế Kỷ 20”. Ông cũng được Đức Gioan Phaolô II ái mộ, qua lời thổ lộ của ngài với quả phụ của ông là Alice von Hildebrand: “phu quân của bà là một trong những nhà đạo đức học vĩ đại của Thế Kỷ 20”. Đức Bênêđíctô XVI cũng rất khâm phục công trình đồ sộ của Hildebrand, người mà ngài từng được biết lúc còn là một linh mục trẻ tại Munich. Thực vậy, Cha Ratzinger hồi ấy là cha phó của nhà thờ St Georg ở Munich, nơi Hildebrand thường lui tới trong các thập niên 1950 và 1960. Chính tại đây, Dietrich và Alice đã thành hôn. Đức Bênêđíctô XVI từng nói về Hildebrand như sau: “Khi lịch sử trí thức của Giáo Hội Công Giáo trong Thế Kỷ 20 được viết ra, tên tuổi của Dietrich von Hildebrand sẽ nổi bật nhất trong số các nhân vật của thời đại ta”.
Sinh ra và lớn lên ở Florence, trong một gia đình thệ phản hoàn toàn thế tục, ông là con trai của điêu khắc gia Adolf von Hildebrand và đã trở lại đạo Công Giáo năm 1914. Hildebrand là người quyết liệt chống đối chế độ Quốc Xã của Adolf Hitler, do đó, đã trốn Đức qua Vienna, Áo vào năm 1933, lúc Hitler lên cầm quyền. Tại đây, với sự nâng đỡ của Thủ Tướng Áo Engelbert Dollfuss, ông sáng lập và làm chủ bút tuần báo chống Quốc Xã, tên là Der Christliche Ständestaat (Nhà Nước Hợp Đoàn Kitô Giáo). Vì công trình này, ông bị Quốc Xã tuyên án tử hình khiếm diện.
Khi Hitler sáp nhập Áo vào năm 1938, Hildebrand một lần nữa lại phải trốn chạy. Ông sống ở Thụy Sĩ, gần Fribourg 11 tháng, sau đó, qua Fiac, Pháp, gần Toulouse, nơi ông giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Khi Quốc Xã xâm lăng Pháp vào năm 1940, ông phải ẩn trốn. Sau nhờ sự trợ giúp anh hùng của nhiều người Pháp, trong đó có Edmond Michelet, ông cùng vợ, con trai (Franz von Hildebrand) và con dâu trốn được qua Bồ Đào Nha, và từ đó, đáp tầu qua Ba Tây rồi Nữu Ước. Tại đây, ông dạy triết học cho Đại Học Fordham của Dòng Tên.
Năm 1960, ông về hưu và dùng thời gian còn lại để trước tác. Ông là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng cả bằng tiếng Đức lẫn tiếng Anh. Ngoài ra, ông còn là sáng lập viên của Una Voce America (Tiếng Nói Mỹ Quốc). Ông qua đời tại New Rochelle, Nữu Ước, ngày 26 tháng 1 năm 1977, sau một thời gian dài mang bệnh tim. Ông kết hôn với Margaret Denck (qua đời năm 1957) và rồi năm 1959, ông tục huyền với Alice von Hildebrand (sinh năm 1923), cũng là một triết gia và thần học gia.
Dự án Di Sản Dietrich von Hildebrand
Việc dịch thuật và công bố các trước tác của Hildebrand hiện được trao cho Dự Án Di Sản Dietrich von Hildebrand, một dự án được đặt dưới sự điều động hết sức năng động của John Henry Crosby. Đây là một hội bất vụ lợi, được lập ra để cổ vũ tư tưởng và tinh thần của Hildebrand qua công tác dịch thuật và phổ biến các trước tác của ông. Công trình trước tác này rất sâu sắc và đa dạng với nội dung được C.S. Lewis gọi là “những chuyện thường hằng”. Người ta thường phân chia các trước tác của ông thành ba loại:
(a) Các trước tác triết học: gần nửa các trước tác của ông là các công trình triết học chính danh, trong đó, có công trình đã thành cổ điển, tức cuốn “Đạo Đức Học” và cuốn “Triết Học Là Gì?”. Ngoài ra, ông còn bàn về các chủ đề muôn thuở của nền triết học Kitô Giáo như đàn ông đàn bà, sự trong trắng tính dục, sự đồng trinh, và hôn nhân trong các cuốn “Sự Trong Trắng và Đức Đồng Trinh”, “Đàn Ông và Đàn Bà”, và “Hôn Nhân”.
(b) Các trước tác tôn giáo: từ ngày trở lại Công Giáo vào năm 1914, von Hildebrand viết hết sức say sưa và phong phú về tôn giáo, về linh đạo, và hộ giáo. Tác phẩm hàng đầu của ông trong phạm vi này là cuốn “Biến Đổi Trong Chúa Kitô”, được nhiều người coi là cổ điển trong nền linh đạo học Kitô Giáo. Là một người Công Giáo dấn thân, ông không ngần ngại dùng khả năng triết học của mình khai thác các chủ đề của tôn giáo. Và mặc dù vẫn chủ trương tính độc lập của tư duy triết học, nhiều trước tác của Hildebrand đã được đức tin Kitô Giáo hết sức sâu sắc của ông gợi hứng và lên động lực. Thành thử tác phẩm hàng đầu “Biến Đổi Trong Chúa Kitô” của ông chứa đựng rất nhiều các đóng góp quan trọng của triết học và ngược lại các công trình triết học của ông như cuốn “Đạo Đức Học” cũng chứa đựng nhiều cái nhìn sâu sắc có tính linh hứng của tôn giáo.
(c) Sau cùng là các trước tác chính trị: Trốn khỏi Đức năm 1934, von Hildebrand đã sử dụng các khả năng trí thức của mình để hoạt động chống lại nọc độc của chủ nghĩa Quốc Xã Đức. Là sáng lập viên tuần báo bài Quốc Xã “Nhà Nước Hiệp Đoàn Kitô Giáo”, ông không một chút khoan nhượng trong cuộc chiến chống lại mọi gốc rễ của ý thức hệ tồi tệ này.
John Henry Crosby là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Ông sinh năm 1978 tại Dallas. Mẹ ông người Áo. Cha ông là người nói hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất của Crosby là tiếng Đức. Năm 1987, Crosby cùng gia đình qua sống tại công quốc Liechtenstein, nơi cha ông là giáo sư triết học tại Hàn Lâm Viện Quốc Tế về Triết Học. Ở đấy Crosby theo học trường nói tiếng Đức trong 3 năm. Năm 1990, cùng gia đình trở lại Hoa Kỳ, và học tại nhà cho hết ban trung học. Năm 2000, học đại học ngành triết và lịch sử và một năm sau học hậu đại học cũng ngành triết tại Đại Học Phanxicô tại Steubenville (Ohio). Song song, ông còn học violin gần 14 năm, cao điểm là tại Đại Học Carnegie Mellon dưới sự dìu dắt của danh cầm hòa tấu Daniel Heifetz. Trong các năn 2001 và 2002, Crosby làm việc tại Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình ở Washington D.C. Trong thời gian này, Crosby viết nhiều bài nghiên cứu chi tiết về Liên Hiệp Âu Châu năm 2003, ông làm ký gỉa tự do và phiên dịch viên. Năm 2004, ông cùng bà quả phụ Alice von Hildebrand và nhiều người khác lập ra Dự Án Di Sản Hildebrand, lúc mới 25 tuổi.
Bản thân không hề biết von Hildebrand, nhưng Crosby biết đến công trình của nhà triết học này nhờ ân tình của nhà triết học dành cho cha mẹ ông. Trong một cuộc phỏng vấn với Zenit ngày 22 tháng 7 vừa qua, nhân một hội nghị quốc tế tại Rôma của các nhà hiện tượng học và khoa bảng khác, bàn về các công trình của Hildebrand,
Crosby trình bày các đóng góp liên tục và ngày càng quan trọng của Hildebrand đối với Giáo Hội và nền văn hóa thế tục.
Ông cho hay việc lập ra dự án trên khá tình cờ. Thoạt đầu, ông chỉ muốn phiên dịch một số công trình của Hildebrand sang tiếng Anh để rồi viết một luận đề về các công trình ấy. Để làm việc đó, ông đến gặp người bạn cũ của gia đình là bà quả phụ Alice von Hildebrand, và cho bà hay: ông không chắc có dọn tiến sĩ hay không, nhưng ông muốn bà giúp ông thực hiện một công trình được tư nhân tài trợ trong vòng một năm để phiên dịch các tác phẩm của Hildebrand. Bà von Hildebrand và Crosby từng nói về việc phiên dịch này từ lâu, nhưng dự án cứ dậm chân tại chỗ, nên nay bà đồng ý cùng Crosby “ra tay”. Thế là bà trao cho Crosby một danh sách gồm khoảng 10 nhân vật mà theo bà rất quan tâm đến dự án này. Một trong các nhân vật ấy là Mike Doherty, lúc ấy là chủ tịch hội đồng quản trị Đại Học Phanxicô ở Steubenville. Ông này sốt sắng đáp ứng và góp một tay tạo ra một tổ chức bất vụ lợi cho mục tiêu này. Thế rồi, họ bắt đầu mời người vào hội đồng cố vấn. Đến tháng 10 năm 2004, chưa đầy một năm sau, Đức Hồng Y Ratzinger nhận giữ một chức vụ danh dự trong hội đồng cố vấn này. Hiện nay, hội đồng gồm 20 nhân vật trong đó có Đức Hồng Y Schönborn, Rocco Buttiglione, nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới và một số học trò cũ của Hildebrand, thuộc đủ các lãnh vực mà Hildebrand từng giảng dạy trước đây: triết gia, thần học gia, chính khách, nghệ sĩ và nhà hoạt động văn hóa.
Thuật lại liên hệ giữa gia đình ông và gia đình von Hildebrand, Crosby cho hay: cha ông vốn là học trò của Hildebrand từ những ngày còn học tại Georgetown. Cha ông năng đọc sách và thường mời Hildebrand tới nói truyện. Những cuộc nói truyện này gây ảnh hưởng lớn trên cha ông. Như trên đã nói, mẹ Crosby là người Áo nên rất biết von Hildebrand. Liên hệ giữa ông ngoại của Crosby với Hildebrand thì hy hữu hơn. Số là hồi còn nhỏ, ông cụ vốn gia nhập phong trào tuổi trẻ của Hitler tại Áo. Khi trốn Đức chạy qua Áo tị nạn và lập ra tờ nhật báo chống Quốc Xã, Hildebrand được mời giảng dạy tại Đại Học Vienna. Buổi giảng đầu tiên của ông tại đó thu hút khá đông người nghe, vì quan điểm chống Quốc Xã của ông khá nổi tiếng lúc ấy. Quan điểm của ông bị cả hai phía chống đối dữ dội: phía tả có Cộng Sản, phía hữu dĩ nhiên có Quốc Xã. Ông ngoại Crosby thuộc phe hữu, nên đã lớn tiếng “Đả đảo von Hildebrand!”. Nhưng rồi, trong thời chiến tranh, khi bị mất một lá phổi, phải nhập viện một thời gian, ông ngoại Crosby tìm được đức tin Công Giáo, bỏ giáo phái Luthêrô để trở thành người Công Giáo. Nhờ thế, ông cụ đã dần dần khám phá ra Hildebrand và hai người trở thành bạn hữu. Alice von Hildebrand thuật lại câu truyện cảm động: khoảng thập niên 1950, ông ngoại Crosby tới gặp Hildebrand và qùy gối trước mặt triết gia để xin ông tha thứ. Mẹ Crosby vì thế mà biết và thường thư từ với triết gia. Cuộc hôn nhân giữa cha mẹ của Crosby phần lớn là do sự thúc đẩy và cố vấn của Hildebrand, một “chuyên gia” về liên hệ.
Về việc làm của Dự Án Di Sản Hildebrand, Crosby cho hay Dự Án có hai sứ mệnh: cổ vũ di sản của Hildebrand qua việc dịch thuật và phổ biến các tác phẩm của ông. Nhiều công trình của ông chưa được phiên dịch sang tiếng Anh, nhiều tác phẩm khác cần phải in lại. Dự Án cũng cố gắng tạo ra một cử toạ chịu đọc sách của Hildebrand bằng cách hàng năm tổ chức các hội nghị cỡ vừa phải; thỉnh thoảng mới có những hội nghị cỡ lớn như hội nghị năm nay tại Rôma. Ngoài ra, Dự Án cũng tổ chức một trang mạng để các học giả quốc tế gặp gỡ và chia sẻ các công trình nghiên cứu của mình. Đối với Crosby, để cổ vũ một tư tưởng gia, điều quan trọng là các vấn đề thiết thân của tư tưởng gia này không bị quên lãng. Bởi thế, quan tâm hàng đầu của Dự Án là cổ vũ cách tiếp cận chân chính về triết học đối với các vấn đề muôn thuở của đời người và đề nghị lấy Hildebrand làm người dẫn đường, dĩ nhiên không phải là người dẫn đường duy nhất.
Không quên hiện tại
Crosby nhấn mạnh điều này: Dự Án được gợi hứng bởi nhu cầu phải tái khám phá, tái giải thích và phiên dịch gia sản trí thức của chúng ta, nhưng đồng thời ta phải tiến hành công việc ấy song song với lòng biết ơn sâu xa đối với các nhà tư tưởng hiện đại. Hiện tượng luận có những gốc rễ cổ điển nhưng nó cũng là một phong trào hiện đại của triết học. Chúng ta thường lầm tưởng rằng các thông sáng mới không thể nào có được; các nhà duy truyền thống đôi khi cũng nghĩ rằng những lời cuối cùng đối với một vấn đề nào đó đều đã được nói cả rồi. Theo Crosby, ông không muốn nêu tên, nhưng xem ra, hình như đó là quan điểm của phái Thomist.
Ông bảo, đối với Hildebrand, ta luôn luôn có khả năng tiến về phía trước. Điều này không có nghĩa ta phải quăng bỏ mọi sự khác đi, nhưng quả có những vấn đề chỉ riêng một thời đại nào đó mới có mà thôi, tuy rằng song song vẫn có những vấn đề thời nào ta cũng gặp. Crosby không cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã xây dựng triều đại của ngài trên ý niệm: chẳng có gì thay đổi kể từ năm 1100. Nhiều lúc ta không thích kiểu nói “lịch sử đạo đức học” nhưng quả có một diễn trình soi sáng, diễn biến từ từ, đôi khi náo nức. Theo Crosby, chủ nghĩa nhân vị được xây dựng quanh ý niệm này: về phương diện lịch sử, luôn luôn có một hiểu biết và một lượng giá mới và sâu sắc hơn về ý nghĩa thế nào là một con người, một nhân vị.
Crosby cũng cho rằng chủ nghĩa nhân vị là cách hữu ích để đề cập tới các vấn đề hiện đại vì các nhà nhân vị luôn yêu thích các ý niệm như tự do. Ý niệm này đặt họ vào thế mạnh trong việc nói với nhiều nhóm hiện rất mơ hồ về tự do, như phong trào tranh đấu cho người đồng tính chẳng hạn. Người theo chủ nghĩa nhân vị có một ngôn ngữ vĩ đại để sử dụng, bạn dễ hiểu các trực quan của họ, nhưng bạn cũng bám rễ sâu vào những ý niệm căn bản như bản tính con người mà nhiều người không có; vấn nạn tổng quát của phe cấp tiến, phóng túng, là niềm tin cho rằng con người nhân bản chỉ là một cá thể được nguyên tử hóa, không chấp nhận bất cứ giới hạn nào. Mà bản tính con người là một giới hạn, nên họ không muốn nó, họ muốn mọi sự phải tùy thuộc tự do của họ. Người theo chủ nghĩa nhân vị hiểu cái trực quan ấy nhưng họ cũng hiểu rằng tự do của ta có giới hạn.
Nhưng tại sao ngày nay, người ta cần phải đọc Hildebrand và hiện tượng luận? Theo Crosby, Hildebrand là một tư tưởng gia vĩ đại cần phải biết vì, xét theo nhiều phương diện, ông vốn hiện đại một cách độc đáo. Ông khiến cho các nhà duy truyền thống bất an vì một đàng ông vốn là người ủng hộ họ khi nói tới Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; ông viết say sưa bênh vực Thánh Lễ theo Công Đồng Triđentinô và tỏ ra tiếc nuối khi mất nó. Nhưng cùng một lúc, khi họ duy Thomist một cách nghiêm nhặt, thì ông lại cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào triết học hiện đại là hiện tượng luận. Về lãnh vực này, ông có nhiều đóng góp đáng kể. Bạn hãy tới Harvard, hay Princeton, hoặc Yale, để được mọi người cho bạn hay với Hildebrand, bạn có được một con người thực sự nghiêm túc. Những người theo chủ thuyết Thomist khá yếu về cảm thức lịch sử, còn ở đây, ta có một con người từng có những đồng nghiệp như Edith Stein và Heidegger. Vả lại, bạn còn có được đầy đủ chứng tá của cuộc đời ông, đó là những niềm tin triết lý được đóng ấn bằng một cuộc sống anh hùng.
Adolf Reinach, người được cả Edith Stein và von Hildebrand coi như bậc thầy thực sự, dù Edmund Husserl mới là cha đẻ của phong trào hiện tượng luận, từng viết một khảo luận về hiện tượng luận trong đó ông nói rằng hiện tượng luận là một cách làm triết học qua việc nhìn sâu vào kinh nghiệm, xem sét các trường hợp cụ thể một cách nghiêm túc. Von Hildebrand thì định nghĩa hiện tượng luận như một vén mở có hệ thống các thiên kiến của mình ngõ hầu có thể đi vào một chủ đề bằng cách gột rửa khỏi mình không những các thiên kiến luân lý, mà cả các thiên kiến tri thức, mọi giả định và xu thế. Điều ấy muốn nói rằng mọi khía cạnh khác trong công trình của ông đều được xác định bằng một lòng nhiệt tâm đối với chân lý, một quyết tâm sẵn sàng chịu bất cứ hy sinh nào vì chân lý, dù đó là hy sinh bản thân hay từ bỏ sự nghiệp.
Việc tìm kiếm chân lý bằng bất cứ giá nào ấy đã định nghĩa đầy đủ con người và cá tính của ông trong tư cách một tư tưởng gia. Một trong những điều phi thường nơi ông là sự thống nhất giữa tư tưởng và cuộc sống, một bộ óc vĩ đại và một chứng tá anh hùng, nhất là vào thời điểm đó của lịch sử. Chẳng ai ưa thích gì ý niệm cho rằng bạn phải hy sinh cuộc sống cho các niềm tin triết lý của mình, ít nhất thì đó không phải là ý thích của von Hildebrand, nhưng ông chưa bao giờ phải nghĩ đến lần thứ hai trước khi làm việc đó. Lúc còn ở Vienna, mọi đồng nghiệp Công Giáo của ông đều chống đối ông, họ muốn tìm cách để có thể làm việc với Hitler, để có thể “bắc cầu” như họ nói. Ông sẵn sàng đi một mình chỉ vì nhiệt tình với sự thật và tín thác vào Thiên Chúa, Đấng luôn hiển dương sự thật.
Chỗ đứng của trái tim
Theo Crosby, những điều được von Hildebrand bàn tới thì nhiều người khác cũng đã bàn tới rồi. Với triết học, mọi tư tưởng gia đều xây dựng và vay mượn của nhau, nhưng chắc chắn một điều: hơn bất cứ tư tưởng gia Trung Cổ nào và hơn bất cứ tư tưởng gia Công Giáo hiện đại nào, von Hildebrand cương quyết dành cho trái tim chỗ đứng xứng đáng của nó trong cái hiểu về tình yêu (đây chính là chủ đề của hội nghị vừa qua tại Rôma). Ông cho rằng lập trường truyền thống quá nhắm vào ý chí là một lập trường không thỏa đáng. Theo ông, tình yêu, xét cho cùng, là biểu thức của trái tim; và sự phân biệt có tính truyền thống về con người giữa trí năng và ý chí không đúng đối với kinh nghiệm. Trong văn chương, trong thi ca và cả trong đức tin Thánh Kinh nữa, trái tim, cõi lòng luôn được sử dụng làm phương thế nói lên điều sâu sắc nhất nơi con người, chỉ ở trong triết học, nó mới bị coi là có “vị thứ con ghẻ” (stepson status). Quả vậy, dưới cái nhìn của triết học, trái tim có vóc dáng gây khó chịu, không đáng tin, vật vờ… Von Hildebrand cho rằng ta phải nghĩ về con người như một chủ thể có ba trung tâm khác nhau: trí năng, ý chí và trái tim, nhưng trái tim là sâu sắc nhất. Trái tim ấy nói lên bản chất ta một cách sâu xa hơn hết vì các kinh nghiệm sâu sắc nhất của ta, bất kể là niềm vui, là tự do hay bình an, đều là các biểu thức của trái tim, chứ không phải là các kinh nghiệm của ý chí. Chúng là các trạng thái (states) của hữu thể được diễn tả qua cảm nghiệm và thẩy đều là những ân ban (gifts): bạn không thể tìm niềm vui như một đồ vật và có được niềm vui, nó không thể được ân ban kiểu đó. Bạn không thể yêu ai đó chỉ để được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc kiểu ấy. Sự kiện mọi cảm nghiệm sâu sắc nhất đều được nhận lãnh, từ căn bản, nói lên nhiều điều lắm, nó cho thấy địa vị ta như những hữu thể hữu hạn, tùy thuộc. Thay vì than thở về điều đó, Hildebrand coi mọi kinh nghiệm của trái tim, từ căn bản, đều là ân ban. Nền triết lý ơn phúc phát sinh từ đấy. Một số người đã cố gắng đi tìm các nối kết giữa thứ triết lý này và tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II.
Tóm lại, ta có thể nói rằng như một nguyên tắc, von Hildebrand coi nhân vị chủ yếu có xu hướng muốn được thành tòan hoàn toàn nhờ việc tiếp nhận được điều thiết yếu nhất để hoàn thành sứ mệnh nhân bản của mình như một ơn phúc. Bởi thế, theo nghĩa này, quả là đi ngược lại chủ nghĩa tự nhiên của Aristốt khi nói rằng nếu biết được điều thiện đúng đắn, bạn có thể tìm kiếm nó và nhờ thế đạt được tình trạng thành toàn. Với Hildebrand, vấn đề có phức tạp hơn đôi chút. Đúng là ta phải sống theo điều thiện, nhưng, theo một nghĩa nào đó, hạnh phúc của ta là điều được thêm vào trên đó, nó không trực tiếp nằm trong quyền kiểm soát của ta. Theo Crosby, việc tái khám phá trái tim là một trong các đóng góp vĩ đại của Hildebrand.
Công trình của Hildebrand có góp phần gì vào nền văn hóa hiện đại hay không, một nền văn hóa chú trọng tới xúc cảm? Đối với câu hỏi này, Crosby kể lại nhận xét của một người Công Giáo gần đây. Ông ta tỏ ra không hài lòng với Giáo Hội vì Giáo Hội không quan tâm đủ tới trái tim trong lời giảng và trình bày về Phúc Âm của mình. Ông ta bảo: có những người Công Giáo tại California tham dự Thánh Lễ Công Giáo vào chiều Thứ Bẩy để hôm sau, vào ngày Chúa Nhật, được tới các siêu thánh đường (mega churches) để được đỡ nâng về phương diện xúc cảm. Họ dành một ngày để làm bổn phận và dành ngày hôm sau để được dưỡng nuôi. Theo ông ta, Giáo HỘi đã thất bại không thỏa mãn tính cảm xúc nơi con người. Chắc chắn Hildebrand nhất trí với ông ta về điểm này, vì đối với Hildebrand, ta cần lưu ý tới trái tim. Ông không bao giờ bất tín nhiệm các xúc cảm mà nơi một số truyền thống văn hóa, ta thấy người ta tìm đủ mọi cách để dập tắt hoặc ít nhất cũng cho rằng điều thực sự nghiêm túc chỉ có thể là cái đầu của ta chứ không phải là trái tim của ta.
Tín nhiệm trái tim, nhưng Hildebrand hiểu rõ mọi dị hình méo mó khác nhau của nó. Trong các trước tác của mình, ông khuyên ta phải tự huấn luyện các thói quen biết biện phân để nhận ra những lúc ta bị tư dục làm cho sai lạc. Là một Kitô hữu, ông không bao giờ nghĩ rằng ta nên tín nhiệm các thúc đẩy của bản năng. Ông không bao giờ nói rằng muốn điều gì ta nên có điều ấy và trái tim luôn luôn tốt. Đúng hơn, ông cho rằng phần lớn các kinh nghiệm thực sự quan trọng và sâu sắc ta có trên đời đều phát xuất từ trái tim.
Sinh ra và lớn lên ở Florence, trong một gia đình thệ phản hoàn toàn thế tục, ông là con trai của điêu khắc gia Adolf von Hildebrand và đã trở lại đạo Công Giáo năm 1914. Hildebrand là người quyết liệt chống đối chế độ Quốc Xã của Adolf Hitler, do đó, đã trốn Đức qua Vienna, Áo vào năm 1933, lúc Hitler lên cầm quyền. Tại đây, với sự nâng đỡ của Thủ Tướng Áo Engelbert Dollfuss, ông sáng lập và làm chủ bút tuần báo chống Quốc Xã, tên là Der Christliche Ständestaat (Nhà Nước Hợp Đoàn Kitô Giáo). Vì công trình này, ông bị Quốc Xã tuyên án tử hình khiếm diện.
Khi Hitler sáp nhập Áo vào năm 1938, Hildebrand một lần nữa lại phải trốn chạy. Ông sống ở Thụy Sĩ, gần Fribourg 11 tháng, sau đó, qua Fiac, Pháp, gần Toulouse, nơi ông giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Khi Quốc Xã xâm lăng Pháp vào năm 1940, ông phải ẩn trốn. Sau nhờ sự trợ giúp anh hùng của nhiều người Pháp, trong đó có Edmond Michelet, ông cùng vợ, con trai (Franz von Hildebrand) và con dâu trốn được qua Bồ Đào Nha, và từ đó, đáp tầu qua Ba Tây rồi Nữu Ước. Tại đây, ông dạy triết học cho Đại Học Fordham của Dòng Tên.
Năm 1960, ông về hưu và dùng thời gian còn lại để trước tác. Ông là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng cả bằng tiếng Đức lẫn tiếng Anh. Ngoài ra, ông còn là sáng lập viên của Una Voce America (Tiếng Nói Mỹ Quốc). Ông qua đời tại New Rochelle, Nữu Ước, ngày 26 tháng 1 năm 1977, sau một thời gian dài mang bệnh tim. Ông kết hôn với Margaret Denck (qua đời năm 1957) và rồi năm 1959, ông tục huyền với Alice von Hildebrand (sinh năm 1923), cũng là một triết gia và thần học gia.
Dự án Di Sản Dietrich von Hildebrand
Việc dịch thuật và công bố các trước tác của Hildebrand hiện được trao cho Dự Án Di Sản Dietrich von Hildebrand, một dự án được đặt dưới sự điều động hết sức năng động của John Henry Crosby. Đây là một hội bất vụ lợi, được lập ra để cổ vũ tư tưởng và tinh thần của Hildebrand qua công tác dịch thuật và phổ biến các trước tác của ông. Công trình trước tác này rất sâu sắc và đa dạng với nội dung được C.S. Lewis gọi là “những chuyện thường hằng”. Người ta thường phân chia các trước tác của ông thành ba loại:
(a) Các trước tác triết học: gần nửa các trước tác của ông là các công trình triết học chính danh, trong đó, có công trình đã thành cổ điển, tức cuốn “Đạo Đức Học” và cuốn “Triết Học Là Gì?”. Ngoài ra, ông còn bàn về các chủ đề muôn thuở của nền triết học Kitô Giáo như đàn ông đàn bà, sự trong trắng tính dục, sự đồng trinh, và hôn nhân trong các cuốn “Sự Trong Trắng và Đức Đồng Trinh”, “Đàn Ông và Đàn Bà”, và “Hôn Nhân”.
(b) Các trước tác tôn giáo: từ ngày trở lại Công Giáo vào năm 1914, von Hildebrand viết hết sức say sưa và phong phú về tôn giáo, về linh đạo, và hộ giáo. Tác phẩm hàng đầu của ông trong phạm vi này là cuốn “Biến Đổi Trong Chúa Kitô”, được nhiều người coi là cổ điển trong nền linh đạo học Kitô Giáo. Là một người Công Giáo dấn thân, ông không ngần ngại dùng khả năng triết học của mình khai thác các chủ đề của tôn giáo. Và mặc dù vẫn chủ trương tính độc lập của tư duy triết học, nhiều trước tác của Hildebrand đã được đức tin Kitô Giáo hết sức sâu sắc của ông gợi hứng và lên động lực. Thành thử tác phẩm hàng đầu “Biến Đổi Trong Chúa Kitô” của ông chứa đựng rất nhiều các đóng góp quan trọng của triết học và ngược lại các công trình triết học của ông như cuốn “Đạo Đức Học” cũng chứa đựng nhiều cái nhìn sâu sắc có tính linh hứng của tôn giáo.
(c) Sau cùng là các trước tác chính trị: Trốn khỏi Đức năm 1934, von Hildebrand đã sử dụng các khả năng trí thức của mình để hoạt động chống lại nọc độc của chủ nghĩa Quốc Xã Đức. Là sáng lập viên tuần báo bài Quốc Xã “Nhà Nước Hiệp Đoàn Kitô Giáo”, ông không một chút khoan nhượng trong cuộc chiến chống lại mọi gốc rễ của ý thức hệ tồi tệ này.
John Henry Crosby là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Ông sinh năm 1978 tại Dallas. Mẹ ông người Áo. Cha ông là người nói hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất của Crosby là tiếng Đức. Năm 1987, Crosby cùng gia đình qua sống tại công quốc Liechtenstein, nơi cha ông là giáo sư triết học tại Hàn Lâm Viện Quốc Tế về Triết Học. Ở đấy Crosby theo học trường nói tiếng Đức trong 3 năm. Năm 1990, cùng gia đình trở lại Hoa Kỳ, và học tại nhà cho hết ban trung học. Năm 2000, học đại học ngành triết và lịch sử và một năm sau học hậu đại học cũng ngành triết tại Đại Học Phanxicô tại Steubenville (Ohio). Song song, ông còn học violin gần 14 năm, cao điểm là tại Đại Học Carnegie Mellon dưới sự dìu dắt của danh cầm hòa tấu Daniel Heifetz. Trong các năn 2001 và 2002, Crosby làm việc tại Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình ở Washington D.C. Trong thời gian này, Crosby viết nhiều bài nghiên cứu chi tiết về Liên Hiệp Âu Châu năm 2003, ông làm ký gỉa tự do và phiên dịch viên. Năm 2004, ông cùng bà quả phụ Alice von Hildebrand và nhiều người khác lập ra Dự Án Di Sản Hildebrand, lúc mới 25 tuổi.
Bản thân không hề biết von Hildebrand, nhưng Crosby biết đến công trình của nhà triết học này nhờ ân tình của nhà triết học dành cho cha mẹ ông. Trong một cuộc phỏng vấn với Zenit ngày 22 tháng 7 vừa qua, nhân một hội nghị quốc tế tại Rôma của các nhà hiện tượng học và khoa bảng khác, bàn về các công trình của Hildebrand,
Crosby trình bày các đóng góp liên tục và ngày càng quan trọng của Hildebrand đối với Giáo Hội và nền văn hóa thế tục.
Ông cho hay việc lập ra dự án trên khá tình cờ. Thoạt đầu, ông chỉ muốn phiên dịch một số công trình của Hildebrand sang tiếng Anh để rồi viết một luận đề về các công trình ấy. Để làm việc đó, ông đến gặp người bạn cũ của gia đình là bà quả phụ Alice von Hildebrand, và cho bà hay: ông không chắc có dọn tiến sĩ hay không, nhưng ông muốn bà giúp ông thực hiện một công trình được tư nhân tài trợ trong vòng một năm để phiên dịch các tác phẩm của Hildebrand. Bà von Hildebrand và Crosby từng nói về việc phiên dịch này từ lâu, nhưng dự án cứ dậm chân tại chỗ, nên nay bà đồng ý cùng Crosby “ra tay”. Thế là bà trao cho Crosby một danh sách gồm khoảng 10 nhân vật mà theo bà rất quan tâm đến dự án này. Một trong các nhân vật ấy là Mike Doherty, lúc ấy là chủ tịch hội đồng quản trị Đại Học Phanxicô ở Steubenville. Ông này sốt sắng đáp ứng và góp một tay tạo ra một tổ chức bất vụ lợi cho mục tiêu này. Thế rồi, họ bắt đầu mời người vào hội đồng cố vấn. Đến tháng 10 năm 2004, chưa đầy một năm sau, Đức Hồng Y Ratzinger nhận giữ một chức vụ danh dự trong hội đồng cố vấn này. Hiện nay, hội đồng gồm 20 nhân vật trong đó có Đức Hồng Y Schönborn, Rocco Buttiglione, nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới và một số học trò cũ của Hildebrand, thuộc đủ các lãnh vực mà Hildebrand từng giảng dạy trước đây: triết gia, thần học gia, chính khách, nghệ sĩ và nhà hoạt động văn hóa.
Thuật lại liên hệ giữa gia đình ông và gia đình von Hildebrand, Crosby cho hay: cha ông vốn là học trò của Hildebrand từ những ngày còn học tại Georgetown. Cha ông năng đọc sách và thường mời Hildebrand tới nói truyện. Những cuộc nói truyện này gây ảnh hưởng lớn trên cha ông. Như trên đã nói, mẹ Crosby là người Áo nên rất biết von Hildebrand. Liên hệ giữa ông ngoại của Crosby với Hildebrand thì hy hữu hơn. Số là hồi còn nhỏ, ông cụ vốn gia nhập phong trào tuổi trẻ của Hitler tại Áo. Khi trốn Đức chạy qua Áo tị nạn và lập ra tờ nhật báo chống Quốc Xã, Hildebrand được mời giảng dạy tại Đại Học Vienna. Buổi giảng đầu tiên của ông tại đó thu hút khá đông người nghe, vì quan điểm chống Quốc Xã của ông khá nổi tiếng lúc ấy. Quan điểm của ông bị cả hai phía chống đối dữ dội: phía tả có Cộng Sản, phía hữu dĩ nhiên có Quốc Xã. Ông ngoại Crosby thuộc phe hữu, nên đã lớn tiếng “Đả đảo von Hildebrand!”. Nhưng rồi, trong thời chiến tranh, khi bị mất một lá phổi, phải nhập viện một thời gian, ông ngoại Crosby tìm được đức tin Công Giáo, bỏ giáo phái Luthêrô để trở thành người Công Giáo. Nhờ thế, ông cụ đã dần dần khám phá ra Hildebrand và hai người trở thành bạn hữu. Alice von Hildebrand thuật lại câu truyện cảm động: khoảng thập niên 1950, ông ngoại Crosby tới gặp Hildebrand và qùy gối trước mặt triết gia để xin ông tha thứ. Mẹ Crosby vì thế mà biết và thường thư từ với triết gia. Cuộc hôn nhân giữa cha mẹ của Crosby phần lớn là do sự thúc đẩy và cố vấn của Hildebrand, một “chuyên gia” về liên hệ.
Về việc làm của Dự Án Di Sản Hildebrand, Crosby cho hay Dự Án có hai sứ mệnh: cổ vũ di sản của Hildebrand qua việc dịch thuật và phổ biến các tác phẩm của ông. Nhiều công trình của ông chưa được phiên dịch sang tiếng Anh, nhiều tác phẩm khác cần phải in lại. Dự Án cũng cố gắng tạo ra một cử toạ chịu đọc sách của Hildebrand bằng cách hàng năm tổ chức các hội nghị cỡ vừa phải; thỉnh thoảng mới có những hội nghị cỡ lớn như hội nghị năm nay tại Rôma. Ngoài ra, Dự Án cũng tổ chức một trang mạng để các học giả quốc tế gặp gỡ và chia sẻ các công trình nghiên cứu của mình. Đối với Crosby, để cổ vũ một tư tưởng gia, điều quan trọng là các vấn đề thiết thân của tư tưởng gia này không bị quên lãng. Bởi thế, quan tâm hàng đầu của Dự Án là cổ vũ cách tiếp cận chân chính về triết học đối với các vấn đề muôn thuở của đời người và đề nghị lấy Hildebrand làm người dẫn đường, dĩ nhiên không phải là người dẫn đường duy nhất.
Không quên hiện tại
Crosby nhấn mạnh điều này: Dự Án được gợi hứng bởi nhu cầu phải tái khám phá, tái giải thích và phiên dịch gia sản trí thức của chúng ta, nhưng đồng thời ta phải tiến hành công việc ấy song song với lòng biết ơn sâu xa đối với các nhà tư tưởng hiện đại. Hiện tượng luận có những gốc rễ cổ điển nhưng nó cũng là một phong trào hiện đại của triết học. Chúng ta thường lầm tưởng rằng các thông sáng mới không thể nào có được; các nhà duy truyền thống đôi khi cũng nghĩ rằng những lời cuối cùng đối với một vấn đề nào đó đều đã được nói cả rồi. Theo Crosby, ông không muốn nêu tên, nhưng xem ra, hình như đó là quan điểm của phái Thomist.
Ông bảo, đối với Hildebrand, ta luôn luôn có khả năng tiến về phía trước. Điều này không có nghĩa ta phải quăng bỏ mọi sự khác đi, nhưng quả có những vấn đề chỉ riêng một thời đại nào đó mới có mà thôi, tuy rằng song song vẫn có những vấn đề thời nào ta cũng gặp. Crosby không cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã xây dựng triều đại của ngài trên ý niệm: chẳng có gì thay đổi kể từ năm 1100. Nhiều lúc ta không thích kiểu nói “lịch sử đạo đức học” nhưng quả có một diễn trình soi sáng, diễn biến từ từ, đôi khi náo nức. Theo Crosby, chủ nghĩa nhân vị được xây dựng quanh ý niệm này: về phương diện lịch sử, luôn luôn có một hiểu biết và một lượng giá mới và sâu sắc hơn về ý nghĩa thế nào là một con người, một nhân vị.
Crosby cũng cho rằng chủ nghĩa nhân vị là cách hữu ích để đề cập tới các vấn đề hiện đại vì các nhà nhân vị luôn yêu thích các ý niệm như tự do. Ý niệm này đặt họ vào thế mạnh trong việc nói với nhiều nhóm hiện rất mơ hồ về tự do, như phong trào tranh đấu cho người đồng tính chẳng hạn. Người theo chủ nghĩa nhân vị có một ngôn ngữ vĩ đại để sử dụng, bạn dễ hiểu các trực quan của họ, nhưng bạn cũng bám rễ sâu vào những ý niệm căn bản như bản tính con người mà nhiều người không có; vấn nạn tổng quát của phe cấp tiến, phóng túng, là niềm tin cho rằng con người nhân bản chỉ là một cá thể được nguyên tử hóa, không chấp nhận bất cứ giới hạn nào. Mà bản tính con người là một giới hạn, nên họ không muốn nó, họ muốn mọi sự phải tùy thuộc tự do của họ. Người theo chủ nghĩa nhân vị hiểu cái trực quan ấy nhưng họ cũng hiểu rằng tự do của ta có giới hạn.
Nhưng tại sao ngày nay, người ta cần phải đọc Hildebrand và hiện tượng luận? Theo Crosby, Hildebrand là một tư tưởng gia vĩ đại cần phải biết vì, xét theo nhiều phương diện, ông vốn hiện đại một cách độc đáo. Ông khiến cho các nhà duy truyền thống bất an vì một đàng ông vốn là người ủng hộ họ khi nói tới Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; ông viết say sưa bênh vực Thánh Lễ theo Công Đồng Triđentinô và tỏ ra tiếc nuối khi mất nó. Nhưng cùng một lúc, khi họ duy Thomist một cách nghiêm nhặt, thì ông lại cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào triết học hiện đại là hiện tượng luận. Về lãnh vực này, ông có nhiều đóng góp đáng kể. Bạn hãy tới Harvard, hay Princeton, hoặc Yale, để được mọi người cho bạn hay với Hildebrand, bạn có được một con người thực sự nghiêm túc. Những người theo chủ thuyết Thomist khá yếu về cảm thức lịch sử, còn ở đây, ta có một con người từng có những đồng nghiệp như Edith Stein và Heidegger. Vả lại, bạn còn có được đầy đủ chứng tá của cuộc đời ông, đó là những niềm tin triết lý được đóng ấn bằng một cuộc sống anh hùng.
Adolf Reinach, người được cả Edith Stein và von Hildebrand coi như bậc thầy thực sự, dù Edmund Husserl mới là cha đẻ của phong trào hiện tượng luận, từng viết một khảo luận về hiện tượng luận trong đó ông nói rằng hiện tượng luận là một cách làm triết học qua việc nhìn sâu vào kinh nghiệm, xem sét các trường hợp cụ thể một cách nghiêm túc. Von Hildebrand thì định nghĩa hiện tượng luận như một vén mở có hệ thống các thiên kiến của mình ngõ hầu có thể đi vào một chủ đề bằng cách gột rửa khỏi mình không những các thiên kiến luân lý, mà cả các thiên kiến tri thức, mọi giả định và xu thế. Điều ấy muốn nói rằng mọi khía cạnh khác trong công trình của ông đều được xác định bằng một lòng nhiệt tâm đối với chân lý, một quyết tâm sẵn sàng chịu bất cứ hy sinh nào vì chân lý, dù đó là hy sinh bản thân hay từ bỏ sự nghiệp.
Việc tìm kiếm chân lý bằng bất cứ giá nào ấy đã định nghĩa đầy đủ con người và cá tính của ông trong tư cách một tư tưởng gia. Một trong những điều phi thường nơi ông là sự thống nhất giữa tư tưởng và cuộc sống, một bộ óc vĩ đại và một chứng tá anh hùng, nhất là vào thời điểm đó của lịch sử. Chẳng ai ưa thích gì ý niệm cho rằng bạn phải hy sinh cuộc sống cho các niềm tin triết lý của mình, ít nhất thì đó không phải là ý thích của von Hildebrand, nhưng ông chưa bao giờ phải nghĩ đến lần thứ hai trước khi làm việc đó. Lúc còn ở Vienna, mọi đồng nghiệp Công Giáo của ông đều chống đối ông, họ muốn tìm cách để có thể làm việc với Hitler, để có thể “bắc cầu” như họ nói. Ông sẵn sàng đi một mình chỉ vì nhiệt tình với sự thật và tín thác vào Thiên Chúa, Đấng luôn hiển dương sự thật.
Chỗ đứng của trái tim
Theo Crosby, những điều được von Hildebrand bàn tới thì nhiều người khác cũng đã bàn tới rồi. Với triết học, mọi tư tưởng gia đều xây dựng và vay mượn của nhau, nhưng chắc chắn một điều: hơn bất cứ tư tưởng gia Trung Cổ nào và hơn bất cứ tư tưởng gia Công Giáo hiện đại nào, von Hildebrand cương quyết dành cho trái tim chỗ đứng xứng đáng của nó trong cái hiểu về tình yêu (đây chính là chủ đề của hội nghị vừa qua tại Rôma). Ông cho rằng lập trường truyền thống quá nhắm vào ý chí là một lập trường không thỏa đáng. Theo ông, tình yêu, xét cho cùng, là biểu thức của trái tim; và sự phân biệt có tính truyền thống về con người giữa trí năng và ý chí không đúng đối với kinh nghiệm. Trong văn chương, trong thi ca và cả trong đức tin Thánh Kinh nữa, trái tim, cõi lòng luôn được sử dụng làm phương thế nói lên điều sâu sắc nhất nơi con người, chỉ ở trong triết học, nó mới bị coi là có “vị thứ con ghẻ” (stepson status). Quả vậy, dưới cái nhìn của triết học, trái tim có vóc dáng gây khó chịu, không đáng tin, vật vờ… Von Hildebrand cho rằng ta phải nghĩ về con người như một chủ thể có ba trung tâm khác nhau: trí năng, ý chí và trái tim, nhưng trái tim là sâu sắc nhất. Trái tim ấy nói lên bản chất ta một cách sâu xa hơn hết vì các kinh nghiệm sâu sắc nhất của ta, bất kể là niềm vui, là tự do hay bình an, đều là các biểu thức của trái tim, chứ không phải là các kinh nghiệm của ý chí. Chúng là các trạng thái (states) của hữu thể được diễn tả qua cảm nghiệm và thẩy đều là những ân ban (gifts): bạn không thể tìm niềm vui như một đồ vật và có được niềm vui, nó không thể được ân ban kiểu đó. Bạn không thể yêu ai đó chỉ để được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc kiểu ấy. Sự kiện mọi cảm nghiệm sâu sắc nhất đều được nhận lãnh, từ căn bản, nói lên nhiều điều lắm, nó cho thấy địa vị ta như những hữu thể hữu hạn, tùy thuộc. Thay vì than thở về điều đó, Hildebrand coi mọi kinh nghiệm của trái tim, từ căn bản, đều là ân ban. Nền triết lý ơn phúc phát sinh từ đấy. Một số người đã cố gắng đi tìm các nối kết giữa thứ triết lý này và tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II.
Tóm lại, ta có thể nói rằng như một nguyên tắc, von Hildebrand coi nhân vị chủ yếu có xu hướng muốn được thành tòan hoàn toàn nhờ việc tiếp nhận được điều thiết yếu nhất để hoàn thành sứ mệnh nhân bản của mình như một ơn phúc. Bởi thế, theo nghĩa này, quả là đi ngược lại chủ nghĩa tự nhiên của Aristốt khi nói rằng nếu biết được điều thiện đúng đắn, bạn có thể tìm kiếm nó và nhờ thế đạt được tình trạng thành toàn. Với Hildebrand, vấn đề có phức tạp hơn đôi chút. Đúng là ta phải sống theo điều thiện, nhưng, theo một nghĩa nào đó, hạnh phúc của ta là điều được thêm vào trên đó, nó không trực tiếp nằm trong quyền kiểm soát của ta. Theo Crosby, việc tái khám phá trái tim là một trong các đóng góp vĩ đại của Hildebrand.
Công trình của Hildebrand có góp phần gì vào nền văn hóa hiện đại hay không, một nền văn hóa chú trọng tới xúc cảm? Đối với câu hỏi này, Crosby kể lại nhận xét của một người Công Giáo gần đây. Ông ta tỏ ra không hài lòng với Giáo Hội vì Giáo Hội không quan tâm đủ tới trái tim trong lời giảng và trình bày về Phúc Âm của mình. Ông ta bảo: có những người Công Giáo tại California tham dự Thánh Lễ Công Giáo vào chiều Thứ Bẩy để hôm sau, vào ngày Chúa Nhật, được tới các siêu thánh đường (mega churches) để được đỡ nâng về phương diện xúc cảm. Họ dành một ngày để làm bổn phận và dành ngày hôm sau để được dưỡng nuôi. Theo ông ta, Giáo HỘi đã thất bại không thỏa mãn tính cảm xúc nơi con người. Chắc chắn Hildebrand nhất trí với ông ta về điểm này, vì đối với Hildebrand, ta cần lưu ý tới trái tim. Ông không bao giờ bất tín nhiệm các xúc cảm mà nơi một số truyền thống văn hóa, ta thấy người ta tìm đủ mọi cách để dập tắt hoặc ít nhất cũng cho rằng điều thực sự nghiêm túc chỉ có thể là cái đầu của ta chứ không phải là trái tim của ta.
Tín nhiệm trái tim, nhưng Hildebrand hiểu rõ mọi dị hình méo mó khác nhau của nó. Trong các trước tác của mình, ông khuyên ta phải tự huấn luyện các thói quen biết biện phân để nhận ra những lúc ta bị tư dục làm cho sai lạc. Là một Kitô hữu, ông không bao giờ nghĩ rằng ta nên tín nhiệm các thúc đẩy của bản năng. Ông không bao giờ nói rằng muốn điều gì ta nên có điều ấy và trái tim luôn luôn tốt. Đúng hơn, ông cho rằng phần lớn các kinh nghiệm thực sự quan trọng và sâu sắc ta có trên đời đều phát xuất từ trái tim.