hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (4)
Điều Răn Thứ Hai: „Thứ hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ“
Điều Răn Thứ Hai này dạy con người phải kính sợ thánh danh Thiên Chúa. Không bao giờ được phép lấy thánh danh Thiên Chúa ra để thề hứa bừa bãi, để chửi bới và ăn nói thô tục với nhau hay sử dụng thánh danh Thiên Chúa một cách bất kính. Còn khi có lý do quan trọng đòi phải lấy thánh danh Thiên Chúa để thề hứa một cách kính cẩn và nghiêm chỉnh, thì đương sự bó buộc phải giữ trọn lời thề hứa ấy. Nhưng theo lời Chúa Giêsu dạy thì cần phải ăn ở thật thà, „có thì phải nói có, không thì phải nói không“, chứ không nên thề hứa một cách tùy tiện, động chuyện gì cũng thề (x. Mt 5,33-37).
Đúng thế, con người phải tôn kính thánh danh Thiên Chúa, chứ đừng bao giờ mang danh Thiên Chúa ra thề hứa một cách vô ý thức, vì danh Thiên Chúa là chính Thiên Chúa vậy: „Ta là Đấng Hiện Hữu, Ta là Ta“ (Xh 3,14), chứ không phải như nơi trường hợp của người phàm: „Tên“ của mỗi người chỉ thuần túy được coi như một „số ký danh“, được sử dụng để gọi và để phân biệt người ấy với các người khác mà thôi. Vì thế, nhiều khi trên thực tế „tên“ và „người“ hoàn toàn khác nhau: tên thì rất đẹp mà người lại xấu, tên thì kêu rất hay mà người lại mang nhiều khiếm khuyết.
Bởi vậy, khi chúng ta hằng ngày cầu nguyện: „Chúng con nguyện danh Cha cả sáng“, thì có nghĩa là chúng con ước mong nguyện cầu cho chính Cha được cả sáng, cho chính Cha được vinh hiển nơi mọi người và trong mọi nơi. Nhất là trong mỗi giờ kinh nguyện, Giáo Hội và tất cả mọi người tín hữu Công Giáo đều bắt đầu giơ tay làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: „Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen“.
Điều Răn Thứ Ba: „Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật“
Điều Răn Thứ Ba dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết. Vì thế, ngày Chúa Nhật được đặc biệt dành riêng để tôn thờ, cảm tạ, vinh danh Thiên Chúa và đồng thời để thực thi các nghĩa cử, các việc từ thiện bác ái đối với mọi anh chị em đồng loại, như thăm viếng, an ủi những người đau ốm bệnh tật và hết lòng giúp đỡ các cô nhi quả phụ, các người nghèo khổ bất hạnh.
Nguyên thủy, theo Cựu Ước, Điều Răn Thứ Ba buộc phải tuân giữ Ngày Sabbatô, tức ngày Thứ Bảy, ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ và mọi loài thọ tạo, trong đó gồm có con người và các loài thảo-, động vật.
Điều Răn Thứ Ba không chỉ dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, nhưng còn phải thánh hóa các ngày Lễ Buộc khác nữa qua việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ, các Giờ Chầu Thánh Thể, kiêng việc xác và làm các nghĩa cử như đã nói trên trong ngày Chúa Nhật.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Tiếp đến, người ta nhất thiết cần phải nhận thức và xác tín rõ ràng chân lý thần học này là việc tham dự Thánh Lễ hay việc tôn thờ và ca tụng Thiên Chúa là hoàn toàn vì con người, chứ tuyệt đối không vì Thiên Chúa; hay nói đúng hơn, thực chất của việc thờ phượng Thiên Chúa là cả một hồng ân chính Thiên Chúa dành cho con người – một thụ tạo hư hèn, yếu đuối và bất toàn lại được phép đến gần bàn thờ Đấng Tối Cao để ca tụng Người và để được Người chúc phúc cho – và đồng thời là một bổn phận đương nhiên của một thụ tạo phải chu toàn đối với Đấng Tạo Hóa toàn năng, chứ việc thờ phượng của con người tuyệt đối không mang lại hay làm tăng thêm bất cứ một mảy may vinh quang nào cho Thiên Chúa, vì Người là Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Thiên Chúa chỉ cho đi, chứ Người không bao giờ nhận lãnh bất cứ điều gì và bất cứ từ đâu.
Vì thế, trong trường hợp có lý do quan trọng bất khả kháng như đau ốm bệnh tật hay một ngăn trở chính đáng nào đó, không thể đi dự Lễ ngày Chúa Nhật được, thì bó buộc phải đọc kinh bù lại, chứ vì lười biếng hay khinh thường mà bỏ việc tham dự Lễ Chúa Nhật và các Lễ Buộc thì mang tội trọng trước mặt Chúa. Trong điểm này, có nhiều người do lây nhiễm môi trường sống duy vật chất, phản Kitô giáo hay chỉ giao du thân thiện với những người vô đạo, vô tín ngưỡng, v.v… nên đã dần dần đánh mất đi lòng hâm mộ đời sống tâm linh cũng như các việc thờ phượng và đạo đức khác nói chung và việc tham dự các Thánh Lễ nói riêng. Vì thấy những người khác sống bên cạnh không có tôn giáo, không sống đạo hay không đi nhà thờ, nên dần dà mình cũng trở nên khô khan nguội lạnh, thôi không muốn đi nhà thờ nữa và không muốn sống đạo nữa. Và nếu tình trạng kiểu „đạo theo“ như thế cứ tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác, thì cuối cùng lương tâm của đương sự cũng trở nên chai lì, không còn đủ khả năng phản ứng được nữa. Nếu thế, việc bỏ đạo là hậu quả tất yếu, không thể tránh được. Thật quả đúng: „Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng“. Vì thế, phần rỗi của những người sống trong tình trạng như thế đang đứng trước một đe dọa vô cùng nguy hiểm.
Đàng khác, kiểu „đạo theo“ như thế tố cáo một tình trạng tiêu cực nguy hiểm, đó là sự ấu trĩ, sự thiếu trưởng thành trong đời sống đạo, đức tin chưa thực sự đâm rễ sâu trong tâm hồn, đương sự chưa có sự xác tín cá nhân chắc chắn, vì thế chỉ biết làm theo người khác: thấy người ta đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, mình cũng đi theo và làm theo, còn khi thấy không có ai đi nhà thờ, mình cũng bỏ luôn, đó là chưa nói đến những khi họ phải đối mặt với những thử thách và bắt bớ đạo. Ở đây người ta cũng có thể áp dụng lời Chúa nói: „Họ chỉ là những người chăn chiên thuê, (…) nên khi thấy sói dữ tới thì bỏ đàn chiên mà chạy“ (Ga 10,12-13). Trong khi đó, người tín hữu chân chính, trung kiên và trưởng thành, thì sống đạo không vì người này hay người nọ, nhưng vì lòng xác tín vững vàng vào Thiên Chúa, vì họ thành tâm kính sợ và mến yêu Người trên hết mọi sự, kể cả khi vì đức tin mà phải hứng chịu những thua thiệt này nọ cho bản thân và cho gia đình. Những tín hữu như thế đã hiểu rõ và sống theo lời kinh chí lý của thánh Phan-xi-cô Năm Dấu: „Chính khi quên mình là lúc gặp lại bản thân“ và „chính khi chết đi là lúc vui sống muôn đời“.
Vâng, những Kitô hữu như thế chắc chắn sẽ khám phá được ý nghĩa đời mình và nhất là chắc chắn sẽ tìm gặp được hạnh phúc tối hậu của mình nơi Chúa và trong Chúa.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Hai: „Thứ hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ“
Điều Răn Thứ Hai này dạy con người phải kính sợ thánh danh Thiên Chúa. Không bao giờ được phép lấy thánh danh Thiên Chúa ra để thề hứa bừa bãi, để chửi bới và ăn nói thô tục với nhau hay sử dụng thánh danh Thiên Chúa một cách bất kính. Còn khi có lý do quan trọng đòi phải lấy thánh danh Thiên Chúa để thề hứa một cách kính cẩn và nghiêm chỉnh, thì đương sự bó buộc phải giữ trọn lời thề hứa ấy. Nhưng theo lời Chúa Giêsu dạy thì cần phải ăn ở thật thà, „có thì phải nói có, không thì phải nói không“, chứ không nên thề hứa một cách tùy tiện, động chuyện gì cũng thề (x. Mt 5,33-37).
Đúng thế, con người phải tôn kính thánh danh Thiên Chúa, chứ đừng bao giờ mang danh Thiên Chúa ra thề hứa một cách vô ý thức, vì danh Thiên Chúa là chính Thiên Chúa vậy: „Ta là Đấng Hiện Hữu, Ta là Ta“ (Xh 3,14), chứ không phải như nơi trường hợp của người phàm: „Tên“ của mỗi người chỉ thuần túy được coi như một „số ký danh“, được sử dụng để gọi và để phân biệt người ấy với các người khác mà thôi. Vì thế, nhiều khi trên thực tế „tên“ và „người“ hoàn toàn khác nhau: tên thì rất đẹp mà người lại xấu, tên thì kêu rất hay mà người lại mang nhiều khiếm khuyết.
Bởi vậy, khi chúng ta hằng ngày cầu nguyện: „Chúng con nguyện danh Cha cả sáng“, thì có nghĩa là chúng con ước mong nguyện cầu cho chính Cha được cả sáng, cho chính Cha được vinh hiển nơi mọi người và trong mọi nơi. Nhất là trong mỗi giờ kinh nguyện, Giáo Hội và tất cả mọi người tín hữu Công Giáo đều bắt đầu giơ tay làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: „Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen“.
Điều Răn Thứ Ba: „Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật“
Điều Răn Thứ Ba dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết. Vì thế, ngày Chúa Nhật được đặc biệt dành riêng để tôn thờ, cảm tạ, vinh danh Thiên Chúa và đồng thời để thực thi các nghĩa cử, các việc từ thiện bác ái đối với mọi anh chị em đồng loại, như thăm viếng, an ủi những người đau ốm bệnh tật và hết lòng giúp đỡ các cô nhi quả phụ, các người nghèo khổ bất hạnh.
Nguyên thủy, theo Cựu Ước, Điều Răn Thứ Ba buộc phải tuân giữ Ngày Sabbatô, tức ngày Thứ Bảy, ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ và mọi loài thọ tạo, trong đó gồm có con người và các loài thảo-, động vật.
Điều Răn Thứ Ba không chỉ dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, nhưng còn phải thánh hóa các ngày Lễ Buộc khác nữa qua việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ, các Giờ Chầu Thánh Thể, kiêng việc xác và làm các nghĩa cử như đã nói trên trong ngày Chúa Nhật.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Tiếp đến, người ta nhất thiết cần phải nhận thức và xác tín rõ ràng chân lý thần học này là việc tham dự Thánh Lễ hay việc tôn thờ và ca tụng Thiên Chúa là hoàn toàn vì con người, chứ tuyệt đối không vì Thiên Chúa; hay nói đúng hơn, thực chất của việc thờ phượng Thiên Chúa là cả một hồng ân chính Thiên Chúa dành cho con người – một thụ tạo hư hèn, yếu đuối và bất toàn lại được phép đến gần bàn thờ Đấng Tối Cao để ca tụng Người và để được Người chúc phúc cho – và đồng thời là một bổn phận đương nhiên của một thụ tạo phải chu toàn đối với Đấng Tạo Hóa toàn năng, chứ việc thờ phượng của con người tuyệt đối không mang lại hay làm tăng thêm bất cứ một mảy may vinh quang nào cho Thiên Chúa, vì Người là Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Thiên Chúa chỉ cho đi, chứ Người không bao giờ nhận lãnh bất cứ điều gì và bất cứ từ đâu.
Vì thế, trong trường hợp có lý do quan trọng bất khả kháng như đau ốm bệnh tật hay một ngăn trở chính đáng nào đó, không thể đi dự Lễ ngày Chúa Nhật được, thì bó buộc phải đọc kinh bù lại, chứ vì lười biếng hay khinh thường mà bỏ việc tham dự Lễ Chúa Nhật và các Lễ Buộc thì mang tội trọng trước mặt Chúa. Trong điểm này, có nhiều người do lây nhiễm môi trường sống duy vật chất, phản Kitô giáo hay chỉ giao du thân thiện với những người vô đạo, vô tín ngưỡng, v.v… nên đã dần dần đánh mất đi lòng hâm mộ đời sống tâm linh cũng như các việc thờ phượng và đạo đức khác nói chung và việc tham dự các Thánh Lễ nói riêng. Vì thấy những người khác sống bên cạnh không có tôn giáo, không sống đạo hay không đi nhà thờ, nên dần dà mình cũng trở nên khô khan nguội lạnh, thôi không muốn đi nhà thờ nữa và không muốn sống đạo nữa. Và nếu tình trạng kiểu „đạo theo“ như thế cứ tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác, thì cuối cùng lương tâm của đương sự cũng trở nên chai lì, không còn đủ khả năng phản ứng được nữa. Nếu thế, việc bỏ đạo là hậu quả tất yếu, không thể tránh được. Thật quả đúng: „Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng“. Vì thế, phần rỗi của những người sống trong tình trạng như thế đang đứng trước một đe dọa vô cùng nguy hiểm.
Đàng khác, kiểu „đạo theo“ như thế tố cáo một tình trạng tiêu cực nguy hiểm, đó là sự ấu trĩ, sự thiếu trưởng thành trong đời sống đạo, đức tin chưa thực sự đâm rễ sâu trong tâm hồn, đương sự chưa có sự xác tín cá nhân chắc chắn, vì thế chỉ biết làm theo người khác: thấy người ta đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, mình cũng đi theo và làm theo, còn khi thấy không có ai đi nhà thờ, mình cũng bỏ luôn, đó là chưa nói đến những khi họ phải đối mặt với những thử thách và bắt bớ đạo. Ở đây người ta cũng có thể áp dụng lời Chúa nói: „Họ chỉ là những người chăn chiên thuê, (…) nên khi thấy sói dữ tới thì bỏ đàn chiên mà chạy“ (Ga 10,12-13). Trong khi đó, người tín hữu chân chính, trung kiên và trưởng thành, thì sống đạo không vì người này hay người nọ, nhưng vì lòng xác tín vững vàng vào Thiên Chúa, vì họ thành tâm kính sợ và mến yêu Người trên hết mọi sự, kể cả khi vì đức tin mà phải hứng chịu những thua thiệt này nọ cho bản thân và cho gia đình. Những tín hữu như thế đã hiểu rõ và sống theo lời kinh chí lý của thánh Phan-xi-cô Năm Dấu: „Chính khi quên mình là lúc gặp lại bản thân“ và „chính khi chết đi là lúc vui sống muôn đời“.
Vâng, những Kitô hữu như thế chắc chắn sẽ khám phá được ý nghĩa đời mình và nhất là chắc chắn sẽ tìm gặp được hạnh phúc tối hậu của mình nơi Chúa và trong Chúa.
(Còn tiếp)