Từ khi có con người xuất hiện trên địa cầu, thì đã có yêu thương. Yêu thương hạn hẹp nhất là giữa người nam và người nữ, để làm phát sinh ra những con người mới. Yêu thương mở rộng thì coi mọi người là anh em. Khổng Tử với thuyết “tứ hải giai huynh đệ,” Mạnh Tử thì nói rõ hơn bổn phận với những anh em (huynh đệ) đó, bằng thuyết "Kiêm Ái" : Yêu tất cả. Đức Phật với chủ trương từ bi cũng chẳng muốn loại trừ ai ra khỏi quĩ đạo yêu thương. Và trong Cựu Ước, sách Luật Lêvi 19,18 đã ghi rõ lệnh của ĐỨC CHÚA: “Hãy yêu thương người khác như chính mình.” Tức là đâu đâu, thời nào cũng có yêu thương. Vậy tại sao khi nói với các môn đệ trong bữa ăn ly biệt, Đức Giêsu lại nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, mà chẳng thấy mới ở chỗ nào, vì cũng là nội dung : hãy yêu thương nhau.
Chuyện yêu thương đã xưa như trái đất, cũ như con người mà Chúa Giêsu lại cứ gọi là mới. Vậy vì Chúa cố ý gọi là mới – mới đến nỗi Ngài gọi đó là luật của riêng Ngài : Đây là điều răn của Thầy (Ga 15,12), nên ta thử tìm hiểu xem, giới luật mới, mới ở điểm nào ?
Người ta đã tìm ra được ba, bốn điểm “mới”. Thánh u-cu-tinh cũng có một bài phân tích rất hay về cái mới này : những con người mới hát bài ca mới. Hôm nay chỉ nói 2 điểm. Gọi là Luật mới, vì nó mới trong tư cách và mới trong thế cách.
1) Mới trong tư cách
Khi một quốc gia được tuyên bố độc lập, hoặc khi có cuộc đảo chánh hay thay ngôi đổi chủ, người ta viết một Hiến pháp mới. Hiến Pháp là luật căn bản của một Nước. Nhiều khi cùng một thể chế, nhưng có sự đổi ngôi, thay vị, người ta cũng viết Hiến pháp mới, như Hiến Pháp đệ II Cộng hoà của Việt Nam thời TT Thiệu so với Đệ I Cộng Hoà thời TT Diệm. Ở Pháp có Hiến pháp đệ ngũ cộng hoà thời TT De Gaulle... Những Hiến pháp đó cũng lấy lại những chất liệu trong hiến pháp cũ hay Hiến pháp của những quốc gia tiên tiến… nhưng vẫn mang tên là Hiến pháp mới, Hiến pháp của riêng Nước mình, vì đây là Hiến Pháp của một nước, một dân tộc trong tư cách mới, trong vị thế mới.
Năm 1250 trước Công nguyên tại núi Si-nai, bán đảo Ai cập, Đức Chúa đã ký một giao ước với Mô-sê để thành lập một Dân tộc: Dân Israel – Dân của Chúa. Hiến Pháp của Dân Israel là thập giới ghi trên bia đá. Máu để ký giao ước là máu chiên bò được rảy trên bàn thờ và trên Dân.
1283 năm sau tức năm 33 sau Công nguyên (tạm xem như Chúa Giêsu chết năm 33), Đức Giêsu đã ký một giao ước mới – dĩ nhiên là sẽ có lề luật mới. Luật không ghi trên bia đá nữa, mà ghi trong trái tim bằng Thần khí (Ed 31, 25-28 ) và máu để ký giao ước mới là Máu Chúa : “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới.” Tuy Giao ước mà Đức Giêsu ký vẫn còn dây mơ rễ má với giao ước cũ, dân mà Đức Kitô thiết lập vẫn liên tục với dân cũ, nhưng đã được gọi là Dân mới rồi. Dân tộc mới, Giao ước mới, thì lề luật phải mới và người dân sống trong tư cách mới. Công đồng Vatican II mô tả Nước mới, Dân mới này như sau: (x. GH số 9):
Có Thủ lãnh (Tổng thống, Chủ tịch, Vua) là Đức Kitô.
Có biên giới là vô biên (không chỉ gói gọn trong nước Israel)
Có cùng đích là Nước Trời.
Có Hiến Pháp là “điều răn mới”
Có Qui chế – quốc tịch, là chức vị và sự tự do của con cái Chúa.
Vậy ta có thể tóm điểm mới thứ nhất như thế này : Đây là luật mới, vì ở trong một Dân mới là Giáo Hội, một Nước mới là Nước Trời. Và người dân trong nước này có quốc tịch mới, vị thế mới, tư cách mới là con cái Chúa.
Yêu người khác trong tư cách mình là con Chúa, chứ không phải trong tư cách người nô lệ, như nô tì Isaura nữa !
2) Mới trong thế cách
Tức là mới trong cách thế. Nói nôm na hơn, mới nơi chữ “như.”
Khi chúng ta nói đẹp : đẹp như tiên giáng trần, đẹp như Tây Thi, đẹp như Điêu Thuyền… thì khác, mà “đẹp” như Chung vô Diệm thì lại khác xa ! Nó khác, nó mới là ở chữ như.
Khi chúng ta nói về mầu sắc, thí dụ trắng, thì có thể trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc… mỗi cái như là một cái khác…
Cũng như căn nhà trước đây ta quét vôi trắng : trắng như vôi. Nay ta cạo vôi ra, xịt sơn nước Thái Lan, ta có căn nhà mới, trắng tinh !
Cũng là yêu thương, nhưng yêu thương trong luật cũ thì “yêu tha nhân như chính mình.” Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu ta. “Thầy ban cho anh em giới luật mới là : hãy yêu nhau ‘như’ chính Thầy đã yêu anh em”. Mà Chúa yêu ta với cách thế nào, ta đã rõ : yêu đến cùng. Yêu đến hi sinh mạng sống vì người mình yêu.
Hai người tình, yêu nhau sẵn sàng chết cho nhau ; người mẹ kia bị ung thư đã không hoá trị, xạ trị, để cho bào thai được sống. Khi con đỏ hít hơi chào đời, mẹ trút hơi lìa đời. Con vuông mà mẹ không tròn. Người mẹ đó là nữ thánh Gioanna.
Và xa hơn tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn, ta có tình đồng loại : người tù số 16670 tại trại tập trung Auschwitz tức linh mục phan sinh Maximilianô Kolbe, người Ba Lan đã chết thay cho người tù khác Francois Ga-jo-nic-zek. Đó là những gương mẫu về chữ như : Yêu người như Chúa yêu ta. Yêu người như Thầy yêu thương.
Có một bà đạo đức kia bệnh nặng. Bạn bè đến thăm an ủi, và cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu Chúa biết bao! Bà bệnh liền chen vào : Các bạn đừng thưa với Chúa như thế. Các bà có biết khi Maria và Matta đến với Chúa để nói về Lazaro, em họ đang bệnh nặng, các bà ấy nói gì không ? Các bà không thưa với Chúa: thưa Thầy, kẻ yêu Thầy đang bệnh, mà là kẻ Thầy yêu mến đang bệnh. Bà bệnh nói tiếp, không phải tình yêu tôi đối với Chúa làm tôi lành bệnh, mà là tình Chúa yêu tôi làm tôi mạnh sức. Tức là không phải yêu như tôi đây yêu Chúa, mà là như Chúa yêu tôi đây. Tôi yêu Chúa thì có hạn, nhưng Chúa yêu tôi thì vô cùng.
Thánh Phaolo đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x. Ep 3, 18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này :
Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước.
Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.
Nhưng chúng ta còn được kêu gọi đạt tới cái mới tinh, cái cao chót vót của luật yêu thương nữa. Yêu người như Chúa yêu Chúa : Xin cho họ nên một. Như Cha và Con là một. (Vợ cHồng Yêu nhau nên một, tuy hai là một, nhưng vẫn còn ranh giới vì còn trong thân xác, nên tuy một mà hai. Còn yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con trong Chúa Thánh Thần thì nên một trọn vẹn).
Chúng ta phải làm sao, trong Vương Quốc mới, giấy căn cước của ta ghi dấu vết riêng không phải là nốt ruồi trên mép, vết sẹo nơi môi… mà là yêu thương. “Kìa họ yêu nhau đến chừng nào.” (x. Cv 1-2). “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các các yêu thương nhau, … như Thầy yêu các con.”
Trong bản báo cáo dài 98 trang khổ lớn của cha Gaspar d'Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long ngày 31-12-1632 gửi cha bề trên André Palmeiro ở Macao, cha Gaspar chẳng những thuật lại những kết quả truyền giáo lớn lao, mà còn ghi nhận rằng "người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạu yêu nhău". Thật là tuyệt vời! Người lương không biết đặt tên cho nhóm người theo đạo mới này là đạo gì, đã nghĩ ngay đến cách họ sống mà đặt tên : Đạu yêu nhău. Mặc dầu đây là bản văn tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tác giả có chêm một số chữ Quốc ngữ thời đó, như đạu, yêu nhău (ley de se amar), đàng ngoày, đàng tlão, đàng tlên ..., là thứ chữ Palmeiro chẳng hiểu gì, cả đến người Việt cũng chưa biết.
Hãy giữ luật mới là "yêu nhau như Chúa yêu," để nhiều người được hưởng lòng Thương Xót của Chúa và gia nhập vào “Đạu Yêu Nhău”.
LM Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chuyện yêu thương đã xưa như trái đất, cũ như con người mà Chúa Giêsu lại cứ gọi là mới. Vậy vì Chúa cố ý gọi là mới – mới đến nỗi Ngài gọi đó là luật của riêng Ngài : Đây là điều răn của Thầy (Ga 15,12), nên ta thử tìm hiểu xem, giới luật mới, mới ở điểm nào ?
Người ta đã tìm ra được ba, bốn điểm “mới”. Thánh u-cu-tinh cũng có một bài phân tích rất hay về cái mới này : những con người mới hát bài ca mới. Hôm nay chỉ nói 2 điểm. Gọi là Luật mới, vì nó mới trong tư cách và mới trong thế cách.
1) Mới trong tư cách
Khi một quốc gia được tuyên bố độc lập, hoặc khi có cuộc đảo chánh hay thay ngôi đổi chủ, người ta viết một Hiến pháp mới. Hiến Pháp là luật căn bản của một Nước. Nhiều khi cùng một thể chế, nhưng có sự đổi ngôi, thay vị, người ta cũng viết Hiến pháp mới, như Hiến Pháp đệ II Cộng hoà của Việt Nam thời TT Thiệu so với Đệ I Cộng Hoà thời TT Diệm. Ở Pháp có Hiến pháp đệ ngũ cộng hoà thời TT De Gaulle... Những Hiến pháp đó cũng lấy lại những chất liệu trong hiến pháp cũ hay Hiến pháp của những quốc gia tiên tiến… nhưng vẫn mang tên là Hiến pháp mới, Hiến pháp của riêng Nước mình, vì đây là Hiến Pháp của một nước, một dân tộc trong tư cách mới, trong vị thế mới.
Năm 1250 trước Công nguyên tại núi Si-nai, bán đảo Ai cập, Đức Chúa đã ký một giao ước với Mô-sê để thành lập một Dân tộc: Dân Israel – Dân của Chúa. Hiến Pháp của Dân Israel là thập giới ghi trên bia đá. Máu để ký giao ước là máu chiên bò được rảy trên bàn thờ và trên Dân.
1283 năm sau tức năm 33 sau Công nguyên (tạm xem như Chúa Giêsu chết năm 33), Đức Giêsu đã ký một giao ước mới – dĩ nhiên là sẽ có lề luật mới. Luật không ghi trên bia đá nữa, mà ghi trong trái tim bằng Thần khí (Ed 31, 25-28 ) và máu để ký giao ước mới là Máu Chúa : “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới.” Tuy Giao ước mà Đức Giêsu ký vẫn còn dây mơ rễ má với giao ước cũ, dân mà Đức Kitô thiết lập vẫn liên tục với dân cũ, nhưng đã được gọi là Dân mới rồi. Dân tộc mới, Giao ước mới, thì lề luật phải mới và người dân sống trong tư cách mới. Công đồng Vatican II mô tả Nước mới, Dân mới này như sau: (x. GH số 9):
Có Thủ lãnh (Tổng thống, Chủ tịch, Vua) là Đức Kitô.
Có biên giới là vô biên (không chỉ gói gọn trong nước Israel)
Có cùng đích là Nước Trời.
Có Hiến Pháp là “điều răn mới”
Có Qui chế – quốc tịch, là chức vị và sự tự do của con cái Chúa.
Vậy ta có thể tóm điểm mới thứ nhất như thế này : Đây là luật mới, vì ở trong một Dân mới là Giáo Hội, một Nước mới là Nước Trời. Và người dân trong nước này có quốc tịch mới, vị thế mới, tư cách mới là con cái Chúa.
Yêu người khác trong tư cách mình là con Chúa, chứ không phải trong tư cách người nô lệ, như nô tì Isaura nữa !
2) Mới trong thế cách
Tức là mới trong cách thế. Nói nôm na hơn, mới nơi chữ “như.”
Khi chúng ta nói đẹp : đẹp như tiên giáng trần, đẹp như Tây Thi, đẹp như Điêu Thuyền… thì khác, mà “đẹp” như Chung vô Diệm thì lại khác xa ! Nó khác, nó mới là ở chữ như.
Khi chúng ta nói về mầu sắc, thí dụ trắng, thì có thể trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc… mỗi cái như là một cái khác…
Cũng như căn nhà trước đây ta quét vôi trắng : trắng như vôi. Nay ta cạo vôi ra, xịt sơn nước Thái Lan, ta có căn nhà mới, trắng tinh !
Cũng là yêu thương, nhưng yêu thương trong luật cũ thì “yêu tha nhân như chính mình.” Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu ta. “Thầy ban cho anh em giới luật mới là : hãy yêu nhau ‘như’ chính Thầy đã yêu anh em”. Mà Chúa yêu ta với cách thế nào, ta đã rõ : yêu đến cùng. Yêu đến hi sinh mạng sống vì người mình yêu.
Hai người tình, yêu nhau sẵn sàng chết cho nhau ; người mẹ kia bị ung thư đã không hoá trị, xạ trị, để cho bào thai được sống. Khi con đỏ hít hơi chào đời, mẹ trút hơi lìa đời. Con vuông mà mẹ không tròn. Người mẹ đó là nữ thánh Gioanna.
Và xa hơn tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn, ta có tình đồng loại : người tù số 16670 tại trại tập trung Auschwitz tức linh mục phan sinh Maximilianô Kolbe, người Ba Lan đã chết thay cho người tù khác Francois Ga-jo-nic-zek. Đó là những gương mẫu về chữ như : Yêu người như Chúa yêu ta. Yêu người như Thầy yêu thương.
Có một bà đạo đức kia bệnh nặng. Bạn bè đến thăm an ủi, và cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu Chúa biết bao! Bà bệnh liền chen vào : Các bạn đừng thưa với Chúa như thế. Các bà có biết khi Maria và Matta đến với Chúa để nói về Lazaro, em họ đang bệnh nặng, các bà ấy nói gì không ? Các bà không thưa với Chúa: thưa Thầy, kẻ yêu Thầy đang bệnh, mà là kẻ Thầy yêu mến đang bệnh. Bà bệnh nói tiếp, không phải tình yêu tôi đối với Chúa làm tôi lành bệnh, mà là tình Chúa yêu tôi làm tôi mạnh sức. Tức là không phải yêu như tôi đây yêu Chúa, mà là như Chúa yêu tôi đây. Tôi yêu Chúa thì có hạn, nhưng Chúa yêu tôi thì vô cùng.
Thánh Phaolo đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x. Ep 3, 18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này :
Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước.
Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.
Nhưng chúng ta còn được kêu gọi đạt tới cái mới tinh, cái cao chót vót của luật yêu thương nữa. Yêu người như Chúa yêu Chúa : Xin cho họ nên một. Như Cha và Con là một. (Vợ cHồng Yêu nhau nên một, tuy hai là một, nhưng vẫn còn ranh giới vì còn trong thân xác, nên tuy một mà hai. Còn yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con trong Chúa Thánh Thần thì nên một trọn vẹn).
Chúng ta phải làm sao, trong Vương Quốc mới, giấy căn cước của ta ghi dấu vết riêng không phải là nốt ruồi trên mép, vết sẹo nơi môi… mà là yêu thương. “Kìa họ yêu nhau đến chừng nào.” (x. Cv 1-2). “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các các yêu thương nhau, … như Thầy yêu các con.”
Trong bản báo cáo dài 98 trang khổ lớn của cha Gaspar d'Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long ngày 31-12-1632 gửi cha bề trên André Palmeiro ở Macao, cha Gaspar chẳng những thuật lại những kết quả truyền giáo lớn lao, mà còn ghi nhận rằng "người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạu yêu nhău". Thật là tuyệt vời! Người lương không biết đặt tên cho nhóm người theo đạo mới này là đạo gì, đã nghĩ ngay đến cách họ sống mà đặt tên : Đạu yêu nhău. Mặc dầu đây là bản văn tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tác giả có chêm một số chữ Quốc ngữ thời đó, như đạu, yêu nhău (ley de se amar), đàng ngoày, đàng tlão, đàng tlên ..., là thứ chữ Palmeiro chẳng hiểu gì, cả đến người Việt cũng chưa biết.
Hãy giữ luật mới là "yêu nhau như Chúa yêu," để nhiều người được hưởng lòng Thương Xót của Chúa và gia nhập vào “Đạu Yêu Nhău”.
LM Anphong Nguyễn Công Minh, ofm