hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (2)
Tóm lược bối cảnh lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa
Tổ phụ Gia-cóp sinh hạ được mười hai người con trai khôi ngô khỏe mạnh và ông hết lòng yêu thương tất cả các con. Tuy nhiên, Giu-se là đứa con út và là đứa con ông sinh ra trong tuổi già, nên tổ phụ Gia-cóp có lòng quý mến và cưng chiều hơn các anh: Áo quần đẹp cũng như của ngon vật lạ ông đều cất dành cho Giu-se, nhất là ông không hề để Giu-se xa ông nửa bước. Điều này đã gây nên ganh tị nơi các anh của Giu-se. Thêm vào đó, có lần Giu-se lại còn chân thành kể lại cho cha mẹ và các anh nghe câu chuyện chiêm bao lạ lùng của cậu như sau: Số là một hôm, Giu-se nằm ngủ mơ thấy cậu và các anh đang bó lúa ở ngoài đồng, bỗng dưng bó lúa của cậu đứng thẳng lên, còn các bó lúa của các anh lại bao vây chung quanh bó lúa của cậu và quỳ sụp xuống lạy bó lúa ấy. Và một hôm khác, Giu-se lại nằm ngủ mơ thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao quỳ xuống bái lạy cậu. Bởi vậy, mười một người anh của Giu-se càng thêm lòng ghen ghét cậu hơn nữa và tìm cách hãm hại cậu.
Dịp may đã tới, số là lần kia ông Gia-cóp sai Giu-se đi thăm các anh đang chăn chiên ở Si-khem, một cánh đồng cỏ cách nhà khá xa, khi trông thấy Giu-se đến gần, các anh bèn nói với nhau: „Thằng tướng chiêm bao đang đến kìa, ta hãy giết nó và ném xác xuống giếng, để xem chiêm bao của nó sẽ hiệu nghiệm ra sao“. Nhưng sau đó, qua sự can thiệp của người anh cả là Rưu-vên, họ đã bán cậu cho một nhóm lái buôn Ai-cập, chứ không giết như đã định. Thế là Giu-se phải theo đoàn người lạ về Ai-Cập và bắt đầu một cuộc sống lưu lạc nơi đất khách quê người đầy gian nan thử thách.
Đúng vậy, khi phải sống xa cha mẹ và lưu lạc nơi đất khách quê người xa lạ, Giu-se đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian truân, bao nhiêu thử thách gian khổ. Nhưng nhờ có biệt tài diễn giải các giấc mộng một cách chính xác và hợp lý, Giu-se chẳng những đã vượt lên được tất cả mọi thử thách gian lao mà còn đạt tới được tột đỉnh vinh quang (x. St đoạn 37-40).
Số là khi chính vua Pha-ra-ô nước Ai-cập nằm mơ thấy có bảy con bò béo mập đang đứng gặm cỏ trên bờ sông Nin, bỗng dưng có bảy con bò gầy còm từ dưới sông đi lên và ăn thịt bảy con bò béo mập kia. Tiếp đến, nhà vua lại nằm mơ thấy có bảy bông lúa hạt nặng trĩu bị bảy bông lúa lép và khô cháy khác nuốt chửng. Tỉnh dậy, tâm thần nhà vua vô cùng bấn loạn và bất an, ông cho triệu tập tất cả các quan, các nhà khoa học, các nhà phù thủy bói toán vào dinh và ông đã kể lại cho họ nghe hai giấc mơ huyền bí khó hiểu kia. Nhưng tất cả khách mời đều bất lực, không ai có thể đưa ra được một lời giải thích hợp lý nào. Trong khi đó, một vị quan bỗng nhớ lại là chính Giu-se đã từng giải thích chiêm bao cho ông, nên ông xin vua cho mời Giu-se vào cung. Thế là Giu-se được triệu vào hoàng cung.
Nghe xong hai giấc mơ của nhà vua, Giu-se đã giải thích như sau: Cả hai giấc mơ của Hoàng thượng đều mang chung một ý nghĩa. Đó là trong bảy năm liền toàn thể nước Ai-cập được mùa, lúa gạo dư tràn, thì tiếp theo bảy năm liền sau đó trong khắp cả nước sẽ xảy ra nạn hạn hán, mất mùa và đói kém khủng khiếp, lan tràn khắp mọi góc cùng ngõ hẻm, khiến cả toàn dân phải đói khổ. Chàng còn góp ý kiến với nhà vua là nên cắt cử những người có tài năng để lo việc tích trữ lúa gạo, hầu tránh cho dân gian khỏi phải rơi vào cảnh đói kém chết chóc.
Nghe xong những lời giải thích quá chính xác và hợp lý của Giu-se, nhà vua vô cùng đắc ý, liền tuyên bố là ngoài Giu-se ra còn ai khác có đủ khôn ngoan và tài ba hơn để đảm nhiệm được sứ vụ vô cùng quan trọng này, và nhà vua đã đề cử chính Giu-se làm quan tể tướng trên toàn vương quốc Ai-cập để chăm lo cho cuộc sống của toàn dân luôn được ấm no, lo xây dựng các kho tích trữ lúa gạo trên khắp cả nước để đề phòng nạn đói. Nhờ thế, dân Ai-cập vẫn luôn sống trong cảnh ấm no thịnh vượng, chứ không phải trải qua nạn đói kém khổ sở như các dân tộc chung quanh. Nhớ ơn cứu sống của Giu-se, vua Pha-ra-ô đã ra lệnh cho rước cha mẹ và mười một người anh của Giu-se từ đất Ca-na-an sang Ai-cập và cấp đất đai cho họ sinh sống. Từ đó, toàn gia đình ông Gia-cóp cùng sum họp trên đất Ai-cập (x. St 41,1-47,12).
Nhờ bản chất thông minh, khôn khéo và chăm chỉ làm ăn, dần dà họ đã trở thành một sắc dân giàu sang, văn minh và đông đảo trên đất nước Ai-cập. Trong khi đó đa số người dân bản xứ lại nghèo nàn, lạc hậu và thường đi làm thuê làm mướn cho dân Ít-ra-en (x. Xt 1,1-7). Từ chỗ đó, làn sóng ganh tị, ghen ghét và chống đối người Ít-ra-en cũng mỗi ngày mỗi lan rộng. Hơn nữa, Giu-se và các chứng nhân lịch sử của ơn cứu đói năm xưa đều đã qua đời, không một ai còn sống sót nữa; các vua Pha-ra-ô sau này cũng không còn biết Giu-se là ai và các công trạng của ông đối với dân Ai-cập lớn lao như thế nào nữa, họ chỉ nhìn thấy một dân ngoại lai đang mỗi ngày mỗi bành trướng và làm giàu trên đất nước họ, và lo sợ có thể một ngày nào đó chủ quyền đất nước họ sẽ bị rơi vào tay của sắc dân ngoại bang này.
Đó là lý do khiến các triều đình Pha-ra-ô ra lệnh đàn áp, đày đọa và tiêu diệt dân Ít-ra-en một cách có hệ thống, bằng cách: một đàng nhà vua ban hành lệnh chỉ cho phép người Ít-ra-en được sinh con gái, chứ tuyệt đối không được sinh con trai, ai sinh con trai thì phải bóp cổ cho chết ngay; còn đàng khác, nhà vua lại bắt người Ít-ra-en phải làm tất cả các công việc phục dịch vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm, như xây dựng các kim tự tháp vĩ đại, các cung điện và các lâu đài lăng tẩm nguy nga đồ sộ, đắp đường sá, đào sông ng̣òi, khai thác các kim loại và đá gạch, v.v…cho nhà vua (x. St 1,8-22).
Chính trong giai đoạn và hoàn cảnh đầy đau thương éo le ấy của định mệnh dân Ít-ra-en, một bé trai của một gia đình nghèo người Ít-ra-en thuộc dòng họ Lê-vi được cất tiếng chào đời. Khi vừa sinh con chưa kịp đặt tên cho con, bà mẹ người Ít-ra-en đã phải vội giấu con suốt ba tháng trời, vì sợ công an Ai-cập bắt giết. Nhưng sau cùng, thấy nguy hiểm không thể tiếp tục giấu con mãi trong nhà được nữa, bà vô cùng đau lòng thương khóc cho số phận hẩm hiu của con, cùng hòa chung với số phận đầy chua xót của cả dân tộc đang triền miên phải sống trong kiếp nô lệ đọa đày, và bà bèn lấy một cái thúng bằng cói đem trét kín bằng hắc ín và nhựa chai và đặt con vào đó. Xong, bà đậy kín lại và đem thả xuống sông Nin cho trôi theo dòng nước, hy vọng có ai vớt được đem về nuôi.
Nhưng ý trời thật nhiệm mầu: Đúng vào lúc đó, cô công chúa Pha-ra-ô đang đi ngoạn cảnh trên sông Nin với đoàn tỳ nữ và đã bắt gặp chiếc thúng đựng đứa bé trai người Ít-ra-en trôi qua chỗ đó. Cô liền cho vớt lên. Nhìn thấy đứa bé trai có vẻ thông minh, kháu khỉnh, cô bèn nhận làm con nuôi và đặt tên cho đứa bé là Mô-sê, có nghĩa là được cứu khỏi nước. Thế là Mô-sê, một đứa con của một gia đình Ít-ra-en nghèo, được nuôi dưỡng và lớn lên như một hoàng tử chân chính trong hoàng cung vua Pha-ra-ô của cường quốc Ai-cập hùng mạnh vào lúc bấy giờ, trong một môi trường sang trọng và thuận tiện về mọi lãnh vực, hầu chuẩn bị cho em có được những khả năng và điều kiện tốt để lãnh nhận những trọng trách của đất nước sau này trong tương lai (x. Xh 2,1-10).
Nhưng rồi thời gian trôi nhanh và khi trưởng thành, Mô-sê đã khám phá ra rằng chàng không mang trong mình dòng máu Ai-cập như xưa nay chàng vẫn tưởng, nhưng thực sự chàng là người Ít-ra-en chính cống, một dân tộc đang bị Pha-ra-ô bắt làm nô lệ, đang bị đày đọa và bị hành hạ một cách vô cùng bất công và vô nhân đạo. Vì thế, chàng quyết định từ bỏ các vinh quang và tước hiệu do Pha-ra-ô ban thưởng và quay trở về chịu chung số phận nô lệ với dân mình, hầu tìm cách tranh đấu giải phóng họ ra khỏi gông cùm Ai-cập.
Tinh thần dân tộc sâu sắc ấy đã khiến Mô-sê vô cùng oán giận khi trông thấy một người Ai-cập hiếp đáp và đánh đập một người Ít-ra-en hết sức tàn nhẫn, và chàng đã ra tay giết chết tên Ai-cập ác ôn kia. Nhưng hành động bênh vực người anh em đồng bào ấy của chàng đã vang đến tai vua Pha-ra-ô, vả lại hành động ấy cũng không được chính đồng bào của chàng hoàn toàn đồng thuận, nên chàng đã sợ bị nguy hiểm đến tính mạng và bỏ trốn sang miền Ma-đi-an, làm nghề canh giữ chiên cho một thầy Tư tế quyền lực tại đó và được ông này vô cùng yêu thương, đến nỗi đã gả con gái của ông cho chàng (x. Xh 2,11-22).
Thế rồi, tưởng chừng như định mệnh đã an bài, ngày qua ngày, Mô-sê vẫn an vui với thú điền viên bên đoàn vật của ông bố vợ và chàng đã quên đi kiếp đọa đày mà đồng bào ruột thịt của chàng ngày đêm đang phải cắn răng chịu đựng tại Ai-cập. Nhưng không, tiếng kêu than ai oán của con cái Ít-ra-en, của dân tộc chàng đã vang thấu tới trời cao, và Thiên Chúa đã quyết định ra tay giải thoát Dân Người khỏi cảnh nô lệ Ai-cập qua trung gian của người tôi trung mà Người sẽ kén chọn là Mô-sê.
Thật vậy, một ngày kia, khi đang trông coi đàn chiên gặm cỏ trên một sườn núi thuộc sa mạc Si-nai, Mô-sê bỗng nhìn thấy ở đàng xa một hiện tượng lạ lùng: một bụi cây bốc lửa cháy rừng rực nhưng bụi cây lại không bị lửa thiêu rụi. Quá tò mò, Mô-sê bèn rón rén tiến lại gần để quan sát. Khi đến gần bụi cây đang cháy, bỗng có tiếng từ bụi cây phán ra: „Mô-sê, Mô-sê, ngươi chớ đến gần. Hãy cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh. Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-sa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp. Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than, vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập“ (Xh 3, 1-12).
Thế là sau một lúc phân vân do dự, Mô-sê liền vâng lệnh Thiên Chúa trở lại đất Ai-cập và cùng với em trai mình là A-ha-ron vào hoàng cung gặp vua Pha-ra-ô để xin phép đưa dân Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập và tiến vào đất hứa là Ca-na-an. Dĩ nhiên, trước hết vua Pha-ra-ô đã hoàn toàn bác bỏ và từ chối nguyện vọng ấy của Mô-sê một cách cố chấp, vì nếu làm theo nguyện vọng của Mô-sê thì ông sẽ mất đi bao nguồn lợi lộc khổng lồ do con cái Ít-ra-en đã, đang và sẽ mang lại cho ông và dân tộc ông. Nhưng cuối cùng Mô-sê cũng đã đạt được nguyện vọng là giải phóng con cái Ít-ra-en ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập nhờ vào các điều thiêng dấu lạ mà quyền lực phi thường của Thiên Chúa đã dùng tay ông thực hiện (x. Xh 7,8-25 – 11,1-10).
Trong cuộc xuất hành rầm rộ, vĩ đại và kéo dài nhất trong suốt lịch sử nhân loại (48 năm trời) này, trước hết Mô-sê đã đưa dân tập trung tại „Đất thánh“ dưới ngọn núi Hô-rếp (Horeb) mà ngày nay người ta cũng gọi là núi Mô-sê, cao 2.285 mét, nơi ông đã được Thiên thần Chúa hiện ra trong bụi cây có lửa cháy rừng rực khi ông còn đi chăn chiên, để truyền cho ông mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chính tại nơi thánh địa này, các Tu Sĩ Kitô giáo đã xây dựng vào giữa năm 548-565 một Tu Viện rộng lớn dâng kính thánh nữ tử đạo Ca-tha-ri-ne, mà vào thời Giáo Hội tiên khởi rất được các tín hữu sùng kính. Tuy Tu Viện được thành lập trong sa mạc Si-nai hoang vu, cách biệt với dân cư cả hàng ngàn cây sô, nhưng từ đầu cho tới ngày nay vẫn luôn có các Tu Sĩ ngày đêm cầu kinh ca ngợi Thiên Chúa không ngừng. Còn chính chỗ bụi cây bốc lửa cháy mà Mô-sê từng trông thấy trước đây hàng ngàn năm, ngày nay vẫn luôn luôn có một bụi cây mọc lên xanh tốt ngay giữa khuôn viên Tu Viện. Hiện nay Tu Viện thánh Ca-tha-ri-ne có một thư viện kỳ cựu nhất thế giới với trên 4.000 tác phẩm chép tay và khoảng 2.000 bức họa trên gỗ vô cùng quý giá. Bởi vậy, năm 2002 cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã nâng Tu Viện Thánh Ca-tha-ri-ne vào hàng gia sản văn hóa thế giới và được chính Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Mỗi năm có khoảng 50.000 khách du lịch đến kính viếng và tham khảo học hỏi. Điểm truyền thống đặc biệt của Tu Viện này là khi các Tu Sĩ qua đời, người ta không đưa chôn, nhưng cho đặt ngồi trong một ngôi „nhà mồ“ tập thể.
Trong khi dân chúng tập họp dưới chân núi Hô-rếp, thì Mô-sê đã theo lệnh Thiên Chúa truyền, một mình trèo lên núi cao đang được bao phủ bởi vinh quang huy hoàng của thiên Chúa, cùng với sự hộ vệ của người phụ tá tin cậy nhất của ông là Gio-su-ê – một người sau này sẽ thay thế ông dẫn con cái Ít-ra-en vào đất hứa – để cảm tạ Thiên Chúa đã cứu dân tộc ông ra khỏi cảnh nô lệ lầm than ở Ai-cập và nhất là để nhận huấn lệnh và Giao Ước mới của Thiên Chúa, tức Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã cho khắc trên bia đá (x. Xh 24,1-18).
Và suốt bốn mươi ngày đêm cầu nguyện và tâm sự cùng Thiên Chúa, ông Mô-sê đã cùng ông Gio-su-ê xuống núi, trong tay ôm hai bia đá có ghi rõ Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nhưng ông Mô-sê đã không biết rằng trong thời gian ông cầu nguyện và tiếp cận với Thiên Chúa, da mặt ông đã được phản ánh sự thánh thiện và vinh quang của Thiên Chúa toàn năng và đã trở nên sáng chói lạ lùng, đến nỗi ông A-ha-ron và con cái Ít-ra-en không còn có thể nhìn thẳng vào mặt ông được nữa khi tiếp cận với ông. Vì thế, mỗi lần ông Mô-sê dạy dỗ và truyền các mệnh lệnh của Thiên Chúa cho dân chúng thì ông phải lấy một tấm khăn che mặt lại (x. Xh 34,29-35).
Còn chính hai bia đá ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa đã được ông Mô-sê và toàn thể con cái Ít-ra-en tôn kính như Của Thánh và cất giữ trong một hòm bia bằng vàng nguyên chất, đặt trên bàn thờ ngay giữa trung tâm các lều trại của dân, như biểu hiệu sự hiện diện thực tiễn của Thiên Chúa giữa họ. Vì chính Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực là những mệnh lệnh, hay nói đúng hơn, là những lời hướng dẫn chân chính, lành mạnh và đúng đắn duy nhất trong tất cả mọi luật lệ nhân loại từ trước cho tới lúc bấy giờ và từ lúc bấy giờ cho tới ngày nay cũng như cho tới muôn đời về sau. Chỉ có Mười Điều Răn Thiên Chúa mới có thể giúp cho con người sống xứng đáng với nhân phẩm của mình hơn, và giúp cho con người có thể góp phần xây dựng một xă hội nhân bản, công bằng và văn minh thực sự.
Bởi vậy, Mười Điều Răn Thiên Chúa là nền tảng vững chắc nhất để bảo đảm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính của mỗi người cũng như của cả xã hội nhân loại. Đó chính là sự thật khách quan không ai có thể phủ nhận được. Và sự thật này sẽ được trình bày và diễn giải ngay trong những trang tiếp theo sau đây.
(Còn tiếp)
Tóm lược bối cảnh lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa
Tổ phụ Gia-cóp sinh hạ được mười hai người con trai khôi ngô khỏe mạnh và ông hết lòng yêu thương tất cả các con. Tuy nhiên, Giu-se là đứa con út và là đứa con ông sinh ra trong tuổi già, nên tổ phụ Gia-cóp có lòng quý mến và cưng chiều hơn các anh: Áo quần đẹp cũng như của ngon vật lạ ông đều cất dành cho Giu-se, nhất là ông không hề để Giu-se xa ông nửa bước. Điều này đã gây nên ganh tị nơi các anh của Giu-se. Thêm vào đó, có lần Giu-se lại còn chân thành kể lại cho cha mẹ và các anh nghe câu chuyện chiêm bao lạ lùng của cậu như sau: Số là một hôm, Giu-se nằm ngủ mơ thấy cậu và các anh đang bó lúa ở ngoài đồng, bỗng dưng bó lúa của cậu đứng thẳng lên, còn các bó lúa của các anh lại bao vây chung quanh bó lúa của cậu và quỳ sụp xuống lạy bó lúa ấy. Và một hôm khác, Giu-se lại nằm ngủ mơ thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao quỳ xuống bái lạy cậu. Bởi vậy, mười một người anh của Giu-se càng thêm lòng ghen ghét cậu hơn nữa và tìm cách hãm hại cậu.
Dịp may đã tới, số là lần kia ông Gia-cóp sai Giu-se đi thăm các anh đang chăn chiên ở Si-khem, một cánh đồng cỏ cách nhà khá xa, khi trông thấy Giu-se đến gần, các anh bèn nói với nhau: „Thằng tướng chiêm bao đang đến kìa, ta hãy giết nó và ném xác xuống giếng, để xem chiêm bao của nó sẽ hiệu nghiệm ra sao“. Nhưng sau đó, qua sự can thiệp của người anh cả là Rưu-vên, họ đã bán cậu cho một nhóm lái buôn Ai-cập, chứ không giết như đã định. Thế là Giu-se phải theo đoàn người lạ về Ai-Cập và bắt đầu một cuộc sống lưu lạc nơi đất khách quê người đầy gian nan thử thách.
Đúng vậy, khi phải sống xa cha mẹ và lưu lạc nơi đất khách quê người xa lạ, Giu-se đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian truân, bao nhiêu thử thách gian khổ. Nhưng nhờ có biệt tài diễn giải các giấc mộng một cách chính xác và hợp lý, Giu-se chẳng những đã vượt lên được tất cả mọi thử thách gian lao mà còn đạt tới được tột đỉnh vinh quang (x. St đoạn 37-40).
Số là khi chính vua Pha-ra-ô nước Ai-cập nằm mơ thấy có bảy con bò béo mập đang đứng gặm cỏ trên bờ sông Nin, bỗng dưng có bảy con bò gầy còm từ dưới sông đi lên và ăn thịt bảy con bò béo mập kia. Tiếp đến, nhà vua lại nằm mơ thấy có bảy bông lúa hạt nặng trĩu bị bảy bông lúa lép và khô cháy khác nuốt chửng. Tỉnh dậy, tâm thần nhà vua vô cùng bấn loạn và bất an, ông cho triệu tập tất cả các quan, các nhà khoa học, các nhà phù thủy bói toán vào dinh và ông đã kể lại cho họ nghe hai giấc mơ huyền bí khó hiểu kia. Nhưng tất cả khách mời đều bất lực, không ai có thể đưa ra được một lời giải thích hợp lý nào. Trong khi đó, một vị quan bỗng nhớ lại là chính Giu-se đã từng giải thích chiêm bao cho ông, nên ông xin vua cho mời Giu-se vào cung. Thế là Giu-se được triệu vào hoàng cung.
Nghe xong hai giấc mơ của nhà vua, Giu-se đã giải thích như sau: Cả hai giấc mơ của Hoàng thượng đều mang chung một ý nghĩa. Đó là trong bảy năm liền toàn thể nước Ai-cập được mùa, lúa gạo dư tràn, thì tiếp theo bảy năm liền sau đó trong khắp cả nước sẽ xảy ra nạn hạn hán, mất mùa và đói kém khủng khiếp, lan tràn khắp mọi góc cùng ngõ hẻm, khiến cả toàn dân phải đói khổ. Chàng còn góp ý kiến với nhà vua là nên cắt cử những người có tài năng để lo việc tích trữ lúa gạo, hầu tránh cho dân gian khỏi phải rơi vào cảnh đói kém chết chóc.
Nghe xong những lời giải thích quá chính xác và hợp lý của Giu-se, nhà vua vô cùng đắc ý, liền tuyên bố là ngoài Giu-se ra còn ai khác có đủ khôn ngoan và tài ba hơn để đảm nhiệm được sứ vụ vô cùng quan trọng này, và nhà vua đã đề cử chính Giu-se làm quan tể tướng trên toàn vương quốc Ai-cập để chăm lo cho cuộc sống của toàn dân luôn được ấm no, lo xây dựng các kho tích trữ lúa gạo trên khắp cả nước để đề phòng nạn đói. Nhờ thế, dân Ai-cập vẫn luôn sống trong cảnh ấm no thịnh vượng, chứ không phải trải qua nạn đói kém khổ sở như các dân tộc chung quanh. Nhớ ơn cứu sống của Giu-se, vua Pha-ra-ô đã ra lệnh cho rước cha mẹ và mười một người anh của Giu-se từ đất Ca-na-an sang Ai-cập và cấp đất đai cho họ sinh sống. Từ đó, toàn gia đình ông Gia-cóp cùng sum họp trên đất Ai-cập (x. St 41,1-47,12).
Nhờ bản chất thông minh, khôn khéo và chăm chỉ làm ăn, dần dà họ đã trở thành một sắc dân giàu sang, văn minh và đông đảo trên đất nước Ai-cập. Trong khi đó đa số người dân bản xứ lại nghèo nàn, lạc hậu và thường đi làm thuê làm mướn cho dân Ít-ra-en (x. Xt 1,1-7). Từ chỗ đó, làn sóng ganh tị, ghen ghét và chống đối người Ít-ra-en cũng mỗi ngày mỗi lan rộng. Hơn nữa, Giu-se và các chứng nhân lịch sử của ơn cứu đói năm xưa đều đã qua đời, không một ai còn sống sót nữa; các vua Pha-ra-ô sau này cũng không còn biết Giu-se là ai và các công trạng của ông đối với dân Ai-cập lớn lao như thế nào nữa, họ chỉ nhìn thấy một dân ngoại lai đang mỗi ngày mỗi bành trướng và làm giàu trên đất nước họ, và lo sợ có thể một ngày nào đó chủ quyền đất nước họ sẽ bị rơi vào tay của sắc dân ngoại bang này.
Đó là lý do khiến các triều đình Pha-ra-ô ra lệnh đàn áp, đày đọa và tiêu diệt dân Ít-ra-en một cách có hệ thống, bằng cách: một đàng nhà vua ban hành lệnh chỉ cho phép người Ít-ra-en được sinh con gái, chứ tuyệt đối không được sinh con trai, ai sinh con trai thì phải bóp cổ cho chết ngay; còn đàng khác, nhà vua lại bắt người Ít-ra-en phải làm tất cả các công việc phục dịch vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm, như xây dựng các kim tự tháp vĩ đại, các cung điện và các lâu đài lăng tẩm nguy nga đồ sộ, đắp đường sá, đào sông ng̣òi, khai thác các kim loại và đá gạch, v.v…cho nhà vua (x. St 1,8-22).
Chính trong giai đoạn và hoàn cảnh đầy đau thương éo le ấy của định mệnh dân Ít-ra-en, một bé trai của một gia đình nghèo người Ít-ra-en thuộc dòng họ Lê-vi được cất tiếng chào đời. Khi vừa sinh con chưa kịp đặt tên cho con, bà mẹ người Ít-ra-en đã phải vội giấu con suốt ba tháng trời, vì sợ công an Ai-cập bắt giết. Nhưng sau cùng, thấy nguy hiểm không thể tiếp tục giấu con mãi trong nhà được nữa, bà vô cùng đau lòng thương khóc cho số phận hẩm hiu của con, cùng hòa chung với số phận đầy chua xót của cả dân tộc đang triền miên phải sống trong kiếp nô lệ đọa đày, và bà bèn lấy một cái thúng bằng cói đem trét kín bằng hắc ín và nhựa chai và đặt con vào đó. Xong, bà đậy kín lại và đem thả xuống sông Nin cho trôi theo dòng nước, hy vọng có ai vớt được đem về nuôi.
Nhưng ý trời thật nhiệm mầu: Đúng vào lúc đó, cô công chúa Pha-ra-ô đang đi ngoạn cảnh trên sông Nin với đoàn tỳ nữ và đã bắt gặp chiếc thúng đựng đứa bé trai người Ít-ra-en trôi qua chỗ đó. Cô liền cho vớt lên. Nhìn thấy đứa bé trai có vẻ thông minh, kháu khỉnh, cô bèn nhận làm con nuôi và đặt tên cho đứa bé là Mô-sê, có nghĩa là được cứu khỏi nước. Thế là Mô-sê, một đứa con của một gia đình Ít-ra-en nghèo, được nuôi dưỡng và lớn lên như một hoàng tử chân chính trong hoàng cung vua Pha-ra-ô của cường quốc Ai-cập hùng mạnh vào lúc bấy giờ, trong một môi trường sang trọng và thuận tiện về mọi lãnh vực, hầu chuẩn bị cho em có được những khả năng và điều kiện tốt để lãnh nhận những trọng trách của đất nước sau này trong tương lai (x. Xh 2,1-10).
Nhưng rồi thời gian trôi nhanh và khi trưởng thành, Mô-sê đã khám phá ra rằng chàng không mang trong mình dòng máu Ai-cập như xưa nay chàng vẫn tưởng, nhưng thực sự chàng là người Ít-ra-en chính cống, một dân tộc đang bị Pha-ra-ô bắt làm nô lệ, đang bị đày đọa và bị hành hạ một cách vô cùng bất công và vô nhân đạo. Vì thế, chàng quyết định từ bỏ các vinh quang và tước hiệu do Pha-ra-ô ban thưởng và quay trở về chịu chung số phận nô lệ với dân mình, hầu tìm cách tranh đấu giải phóng họ ra khỏi gông cùm Ai-cập.
Tinh thần dân tộc sâu sắc ấy đã khiến Mô-sê vô cùng oán giận khi trông thấy một người Ai-cập hiếp đáp và đánh đập một người Ít-ra-en hết sức tàn nhẫn, và chàng đã ra tay giết chết tên Ai-cập ác ôn kia. Nhưng hành động bênh vực người anh em đồng bào ấy của chàng đã vang đến tai vua Pha-ra-ô, vả lại hành động ấy cũng không được chính đồng bào của chàng hoàn toàn đồng thuận, nên chàng đã sợ bị nguy hiểm đến tính mạng và bỏ trốn sang miền Ma-đi-an, làm nghề canh giữ chiên cho một thầy Tư tế quyền lực tại đó và được ông này vô cùng yêu thương, đến nỗi đã gả con gái của ông cho chàng (x. Xh 2,11-22).
Thế rồi, tưởng chừng như định mệnh đã an bài, ngày qua ngày, Mô-sê vẫn an vui với thú điền viên bên đoàn vật của ông bố vợ và chàng đã quên đi kiếp đọa đày mà đồng bào ruột thịt của chàng ngày đêm đang phải cắn răng chịu đựng tại Ai-cập. Nhưng không, tiếng kêu than ai oán của con cái Ít-ra-en, của dân tộc chàng đã vang thấu tới trời cao, và Thiên Chúa đã quyết định ra tay giải thoát Dân Người khỏi cảnh nô lệ Ai-cập qua trung gian của người tôi trung mà Người sẽ kén chọn là Mô-sê.
Thật vậy, một ngày kia, khi đang trông coi đàn chiên gặm cỏ trên một sườn núi thuộc sa mạc Si-nai, Mô-sê bỗng nhìn thấy ở đàng xa một hiện tượng lạ lùng: một bụi cây bốc lửa cháy rừng rực nhưng bụi cây lại không bị lửa thiêu rụi. Quá tò mò, Mô-sê bèn rón rén tiến lại gần để quan sát. Khi đến gần bụi cây đang cháy, bỗng có tiếng từ bụi cây phán ra: „Mô-sê, Mô-sê, ngươi chớ đến gần. Hãy cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh. Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-sa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp. Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than, vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập“ (Xh 3, 1-12).
Thế là sau một lúc phân vân do dự, Mô-sê liền vâng lệnh Thiên Chúa trở lại đất Ai-cập và cùng với em trai mình là A-ha-ron vào hoàng cung gặp vua Pha-ra-ô để xin phép đưa dân Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập và tiến vào đất hứa là Ca-na-an. Dĩ nhiên, trước hết vua Pha-ra-ô đã hoàn toàn bác bỏ và từ chối nguyện vọng ấy của Mô-sê một cách cố chấp, vì nếu làm theo nguyện vọng của Mô-sê thì ông sẽ mất đi bao nguồn lợi lộc khổng lồ do con cái Ít-ra-en đã, đang và sẽ mang lại cho ông và dân tộc ông. Nhưng cuối cùng Mô-sê cũng đã đạt được nguyện vọng là giải phóng con cái Ít-ra-en ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập nhờ vào các điều thiêng dấu lạ mà quyền lực phi thường của Thiên Chúa đã dùng tay ông thực hiện (x. Xh 7,8-25 – 11,1-10).
Trong cuộc xuất hành rầm rộ, vĩ đại và kéo dài nhất trong suốt lịch sử nhân loại (48 năm trời) này, trước hết Mô-sê đã đưa dân tập trung tại „Đất thánh“ dưới ngọn núi Hô-rếp (Horeb) mà ngày nay người ta cũng gọi là núi Mô-sê, cao 2.285 mét, nơi ông đã được Thiên thần Chúa hiện ra trong bụi cây có lửa cháy rừng rực khi ông còn đi chăn chiên, để truyền cho ông mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chính tại nơi thánh địa này, các Tu Sĩ Kitô giáo đã xây dựng vào giữa năm 548-565 một Tu Viện rộng lớn dâng kính thánh nữ tử đạo Ca-tha-ri-ne, mà vào thời Giáo Hội tiên khởi rất được các tín hữu sùng kính. Tuy Tu Viện được thành lập trong sa mạc Si-nai hoang vu, cách biệt với dân cư cả hàng ngàn cây sô, nhưng từ đầu cho tới ngày nay vẫn luôn có các Tu Sĩ ngày đêm cầu kinh ca ngợi Thiên Chúa không ngừng. Còn chính chỗ bụi cây bốc lửa cháy mà Mô-sê từng trông thấy trước đây hàng ngàn năm, ngày nay vẫn luôn luôn có một bụi cây mọc lên xanh tốt ngay giữa khuôn viên Tu Viện. Hiện nay Tu Viện thánh Ca-tha-ri-ne có một thư viện kỳ cựu nhất thế giới với trên 4.000 tác phẩm chép tay và khoảng 2.000 bức họa trên gỗ vô cùng quý giá. Bởi vậy, năm 2002 cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã nâng Tu Viện Thánh Ca-tha-ri-ne vào hàng gia sản văn hóa thế giới và được chính Liên Hiệp Quốc bảo vệ. Mỗi năm có khoảng 50.000 khách du lịch đến kính viếng và tham khảo học hỏi. Điểm truyền thống đặc biệt của Tu Viện này là khi các Tu Sĩ qua đời, người ta không đưa chôn, nhưng cho đặt ngồi trong một ngôi „nhà mồ“ tập thể.
Trong khi dân chúng tập họp dưới chân núi Hô-rếp, thì Mô-sê đã theo lệnh Thiên Chúa truyền, một mình trèo lên núi cao đang được bao phủ bởi vinh quang huy hoàng của thiên Chúa, cùng với sự hộ vệ của người phụ tá tin cậy nhất của ông là Gio-su-ê – một người sau này sẽ thay thế ông dẫn con cái Ít-ra-en vào đất hứa – để cảm tạ Thiên Chúa đã cứu dân tộc ông ra khỏi cảnh nô lệ lầm than ở Ai-cập và nhất là để nhận huấn lệnh và Giao Ước mới của Thiên Chúa, tức Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã cho khắc trên bia đá (x. Xh 24,1-18).
Và suốt bốn mươi ngày đêm cầu nguyện và tâm sự cùng Thiên Chúa, ông Mô-sê đã cùng ông Gio-su-ê xuống núi, trong tay ôm hai bia đá có ghi rõ Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nhưng ông Mô-sê đã không biết rằng trong thời gian ông cầu nguyện và tiếp cận với Thiên Chúa, da mặt ông đã được phản ánh sự thánh thiện và vinh quang của Thiên Chúa toàn năng và đã trở nên sáng chói lạ lùng, đến nỗi ông A-ha-ron và con cái Ít-ra-en không còn có thể nhìn thẳng vào mặt ông được nữa khi tiếp cận với ông. Vì thế, mỗi lần ông Mô-sê dạy dỗ và truyền các mệnh lệnh của Thiên Chúa cho dân chúng thì ông phải lấy một tấm khăn che mặt lại (x. Xh 34,29-35).
Còn chính hai bia đá ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa đã được ông Mô-sê và toàn thể con cái Ít-ra-en tôn kính như Của Thánh và cất giữ trong một hòm bia bằng vàng nguyên chất, đặt trên bàn thờ ngay giữa trung tâm các lều trại của dân, như biểu hiệu sự hiện diện thực tiễn của Thiên Chúa giữa họ. Vì chính Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực là những mệnh lệnh, hay nói đúng hơn, là những lời hướng dẫn chân chính, lành mạnh và đúng đắn duy nhất trong tất cả mọi luật lệ nhân loại từ trước cho tới lúc bấy giờ và từ lúc bấy giờ cho tới ngày nay cũng như cho tới muôn đời về sau. Chỉ có Mười Điều Răn Thiên Chúa mới có thể giúp cho con người sống xứng đáng với nhân phẩm của mình hơn, và giúp cho con người có thể góp phần xây dựng một xă hội nhân bản, công bằng và văn minh thực sự.
Bởi vậy, Mười Điều Răn Thiên Chúa là nền tảng vững chắc nhất để bảo đảm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính của mỗi người cũng như của cả xã hội nhân loại. Đó chính là sự thật khách quan không ai có thể phủ nhận được. Và sự thật này sẽ được trình bày và diễn giải ngay trong những trang tiếp theo sau đây.
(Còn tiếp)