Thánh lễ được cử hành vào lúc 7 giờ chiều ngày thứ Bảy, mùng 7 tháng 12 năm 2018, tại nhà thờ Thánh Cleo, vùng Altona. Trong không khí nóng bức đến 37 độ C, của những ngày đầu Mùa Hè tại Melbourne. Tuy nhiên, số người đến từ khắp nơi về tham dự thánh lễ, đã mang đến tràn đầy ơn Chúa Thánh thần cho mọi người, đặc biệt là cho những ai hay đổ mồ hôi.
Hình Lê Hải
Số các cha đến dâng thánh lễ đồng tế gồm 31 cha đến từ các nơi như: Địa phận Quy Nhơn, Nha Trang, và Thanh Hoá. Các cha thuộc tiểu bang Queensland (Cha cậu, cha Giám Thị của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, nay đang phục vụ tại Giáo phận Queensland. Các cha đang phục vụ hoặc đã về hưu tại Giáo Phận Melbourne; một thày phó tế, quý sơ, cùng các thày trong chủng viện của Đia Phận Melbourne đến giúp cho buổi lễ được thêm phần long trọng và trở nên món quà tuyệt hảo mà Cha Phao- Lô Nguễn Công Trứ dâng lên Thiên Chúa, làm của lễ tạ ơn nhân dịp 25 mừng Ngân Khánh của Ngài.
Trong Bài Giảng của cha Hiền (thuộc Giáo Phận Queensland, và cũng là cha Giám thị của ngài, khi còn ở Việt Nam). Cha đã nêu lên điểm nổi bật của hồng ân Thiên Chúa đã dành cho cha Trứ.
Trong gia đình không ai nghĩ rằng cha Trứ có thể đi tu, đặc biệt là bà ngoại của
cha đã nói: “Con sẽ quỳ giữa đàng, để mọi người đổ nước lên đầu con”. Ấy vậy mà Chúa đã gọi cậu Trứ, bỏ mọi sự và đi theo tiếng gọi của Người. Vào năm 1971, cậu Trứ gia nhập Đại Chủng Viện Thánh Giuse, thuộc Địa phận Quy Nhơn. Thế nhưng ơn Chúa cũng lắm nhiều thử thách, vì năm 1978, Đại Chủng Viện đã bị đóng cửa. Các thày phải trở về với gia đình, trong đó có thày Trứ đã phải làm nghề nấu đậu hũ, để giúp đỡ mẹ già nuôi các em.
Vào năm 1989, thày vượt biên và đến được Đảo Pulau Bidong. Thày tiếp tục ý chí theo Chúa đến cùng. Thày đã được Đức Tổng Giám Mục của quốc gia Mã Lai truyền chức Phó Tế và chính Ngài đã nạp đơn xin với Toà Thánh cho Thày Phó Tế Phao- Lô, Nguyễn Công Trứ được thụ phong vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày mùng 8/12/1993. Đức Tổng Giám Mục sau đó được phong chức làm Hồng Y của Tổng địa phận Kula Kumpua, quốc gia Mã Lai. Hiện nay Ngài đã về hưu.
Vì Cha Phao- lô Nguyễn Công Trứ đến đảo Pulau Bidong sau ngày Liên Hiệp Quốc đóng cửa các trại tỵ nạn, nên cha đã bị rớt thanh lọc. Nhưng nhờ sự vận động của các cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Sydney, nên sau đó cha Phao lô Nguyễn Công Trứ được nhận vào diện Tỵ nạn và được đi định cư tại Sydney, nước Úc.
Sau đó, nhân dịp cha xuống Melbourne, tiểu bang Victoria thăm thân nhân, và gặp được cha Raphael Võ Đức Thiện, một cựu chủng sinh của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Qui Nhơn, Cha Thiện trên cha Trứ hai lớp hồi đó. Chính Cha Raphel Võ Đức Thiện là người hướng dẫn cha về mọi mặt và mời gọi cha về nhập vào Địa phận Melbourne, cho có anh có em.
Cha Phaolo Nguyễn Công Trứ được Đức Tổng của Địa phận nhận và gửi Ngài vào Đại Chủng Viện Corpus Christi. Học thêm một năm rưỡi trước khi Ngài có bài sai về coi sóc họ đạo Thánh Leo, vùng Altona, ngoại ô của thành phố Melbourne.
Trong lời cảm ơn trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Phao-lô đã cảm ơn các cha, thày Phó Tế, quý sơ cùng quý tu sĩ nam nữ, Giáo dân Úc, giáo dân Việt Nam, các Hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt là Ca Đoàn Babylon của Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp lời ca, tiếng hát linh thiêng và làm cho buổi lễ tạ ơn của Cha được long trọng nhiều hơn.
Cha có món quà đặc biệt cho người mẹ mến yêu của cha. Một bó hoa bông hồng đỏ cha trao cho người mẹ của cha với tất cả lòng hiếu thảo và sự kính trọng của cha. Cha nói: Con cảm ơn ơn mẹ suốt đời của con, cũng không thể nào đền đáp
cho được công ơn sinh thành, dưỡng dục. Mẹ vừa là người thày của con, lại vừa là người đầu bếp của con, Me lại là người giáo dân duy nhất chỉ cho con biết về tình yêu của Thiên Chúa thật bao la hơn đại dương gấp nhiều lần. Con xin cảm ơn mẹ suốt đời.
Cha cũng nói rằng: số của cha được mọi người thương mến và Thiên Chúa giúp đỡ, cho nên ngay từ ngày cha về làm chánh xứ tại họ đạo này, cha đã được mọi người giáo dân Úc cũng như Việt Nam tận tình giúp đỡ. Cha nhắc đến gia đình
ông bà cố Trần Thanh Nho (bố mẹ của cha Trần Thanh Giang) là một tín hữu của họ đạo đã tận tình giúp đỡ cha về tinh thần, vật chất và về công việc mục vụ. Cha cũng không quên cảm ơn tất cả mọi người thuộc giáo khu Nữ Vương, các ông bà anh chị đã góp công sức trong thánh lễ tạ ơn, mừng ngày đánh dấu 25 trong đời sống Linh mục của Ngài.
Buổi tiệc sau lễ, được tổ chức tại hội trường của giáo xứ, với các món ăn do nhiều đầu bếp tài giỏi ủng hộ, chương trình văn nghệ được xen kẽ bởi những cuộc phỏng vấn Cha Phao- Lô về cuộc đời của Ngài. Tất cả ra về trong hân hoan và lòng biết ơn sự hy sinh đóng góp của mọi người. Trời đã khuya, gió đã nổi lên, và mang những làn gió mát từ biển thổi vào, khiến cho những giọt mồ hôi ngưng chảy nhễ nhãi trên khuôn mặt mọi người, và tiếng cười rộn rã theo mọi người
trên con đường về nhà.
Hình Lê Hải
Số các cha đến dâng thánh lễ đồng tế gồm 31 cha đến từ các nơi như: Địa phận Quy Nhơn, Nha Trang, và Thanh Hoá. Các cha thuộc tiểu bang Queensland (Cha cậu, cha Giám Thị của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, nay đang phục vụ tại Giáo phận Queensland. Các cha đang phục vụ hoặc đã về hưu tại Giáo Phận Melbourne; một thày phó tế, quý sơ, cùng các thày trong chủng viện của Đia Phận Melbourne đến giúp cho buổi lễ được thêm phần long trọng và trở nên món quà tuyệt hảo mà Cha Phao- Lô Nguễn Công Trứ dâng lên Thiên Chúa, làm của lễ tạ ơn nhân dịp 25 mừng Ngân Khánh của Ngài.
Trong Bài Giảng của cha Hiền (thuộc Giáo Phận Queensland, và cũng là cha Giám thị của ngài, khi còn ở Việt Nam). Cha đã nêu lên điểm nổi bật của hồng ân Thiên Chúa đã dành cho cha Trứ.
Trong gia đình không ai nghĩ rằng cha Trứ có thể đi tu, đặc biệt là bà ngoại của
cha đã nói: “Con sẽ quỳ giữa đàng, để mọi người đổ nước lên đầu con”. Ấy vậy mà Chúa đã gọi cậu Trứ, bỏ mọi sự và đi theo tiếng gọi của Người. Vào năm 1971, cậu Trứ gia nhập Đại Chủng Viện Thánh Giuse, thuộc Địa phận Quy Nhơn. Thế nhưng ơn Chúa cũng lắm nhiều thử thách, vì năm 1978, Đại Chủng Viện đã bị đóng cửa. Các thày phải trở về với gia đình, trong đó có thày Trứ đã phải làm nghề nấu đậu hũ, để giúp đỡ mẹ già nuôi các em.
Vào năm 1989, thày vượt biên và đến được Đảo Pulau Bidong. Thày tiếp tục ý chí theo Chúa đến cùng. Thày đã được Đức Tổng Giám Mục của quốc gia Mã Lai truyền chức Phó Tế và chính Ngài đã nạp đơn xin với Toà Thánh cho Thày Phó Tế Phao- Lô, Nguyễn Công Trứ được thụ phong vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày mùng 8/12/1993. Đức Tổng Giám Mục sau đó được phong chức làm Hồng Y của Tổng địa phận Kula Kumpua, quốc gia Mã Lai. Hiện nay Ngài đã về hưu.
Vì Cha Phao- lô Nguyễn Công Trứ đến đảo Pulau Bidong sau ngày Liên Hiệp Quốc đóng cửa các trại tỵ nạn, nên cha đã bị rớt thanh lọc. Nhưng nhờ sự vận động của các cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Sydney, nên sau đó cha Phao lô Nguyễn Công Trứ được nhận vào diện Tỵ nạn và được đi định cư tại Sydney, nước Úc.
Sau đó, nhân dịp cha xuống Melbourne, tiểu bang Victoria thăm thân nhân, và gặp được cha Raphael Võ Đức Thiện, một cựu chủng sinh của Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Qui Nhơn, Cha Thiện trên cha Trứ hai lớp hồi đó. Chính Cha Raphel Võ Đức Thiện là người hướng dẫn cha về mọi mặt và mời gọi cha về nhập vào Địa phận Melbourne, cho có anh có em.
Cha Phaolo Nguyễn Công Trứ được Đức Tổng của Địa phận nhận và gửi Ngài vào Đại Chủng Viện Corpus Christi. Học thêm một năm rưỡi trước khi Ngài có bài sai về coi sóc họ đạo Thánh Leo, vùng Altona, ngoại ô của thành phố Melbourne.
Trong lời cảm ơn trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Phao-lô đã cảm ơn các cha, thày Phó Tế, quý sơ cùng quý tu sĩ nam nữ, Giáo dân Úc, giáo dân Việt Nam, các Hội đoàn, đoàn thể, đặc biệt là Ca Đoàn Babylon của Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã giúp lời ca, tiếng hát linh thiêng và làm cho buổi lễ tạ ơn của Cha được long trọng nhiều hơn.
Cha có món quà đặc biệt cho người mẹ mến yêu của cha. Một bó hoa bông hồng đỏ cha trao cho người mẹ của cha với tất cả lòng hiếu thảo và sự kính trọng của cha. Cha nói: Con cảm ơn ơn mẹ suốt đời của con, cũng không thể nào đền đáp
cho được công ơn sinh thành, dưỡng dục. Mẹ vừa là người thày của con, lại vừa là người đầu bếp của con, Me lại là người giáo dân duy nhất chỉ cho con biết về tình yêu của Thiên Chúa thật bao la hơn đại dương gấp nhiều lần. Con xin cảm ơn mẹ suốt đời.
Cha cũng nói rằng: số của cha được mọi người thương mến và Thiên Chúa giúp đỡ, cho nên ngay từ ngày cha về làm chánh xứ tại họ đạo này, cha đã được mọi người giáo dân Úc cũng như Việt Nam tận tình giúp đỡ. Cha nhắc đến gia đình
ông bà cố Trần Thanh Nho (bố mẹ của cha Trần Thanh Giang) là một tín hữu của họ đạo đã tận tình giúp đỡ cha về tinh thần, vật chất và về công việc mục vụ. Cha cũng không quên cảm ơn tất cả mọi người thuộc giáo khu Nữ Vương, các ông bà anh chị đã góp công sức trong thánh lễ tạ ơn, mừng ngày đánh dấu 25 trong đời sống Linh mục của Ngài.
Buổi tiệc sau lễ, được tổ chức tại hội trường của giáo xứ, với các món ăn do nhiều đầu bếp tài giỏi ủng hộ, chương trình văn nghệ được xen kẽ bởi những cuộc phỏng vấn Cha Phao- Lô về cuộc đời của Ngài. Tất cả ra về trong hân hoan và lòng biết ơn sự hy sinh đóng góp của mọi người. Trời đã khuya, gió đã nổi lên, và mang những làn gió mát từ biển thổi vào, khiến cho những giọt mồ hôi ngưng chảy nhễ nhãi trên khuôn mặt mọi người, và tiếng cười rộn rã theo mọi người
trên con đường về nhà.