Bài giảng lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ
Lễ mừng 70 năm Linh mục của cha giáo Lu-Y Trần Phúc Vỵ, đúng ngày là 28/3 nhằm thứ tư tuần thánh, nên dời đến hôm nay 4/4 thứ tư trong tuần bát nhật Phục sinh. Đây là cha giáo cuối cùng của Tiểu chủng viện Phát Diệm ở Phúc Nhạc và ở Phú Nhuận, nên các học trò cựu gồm có Linh mục và giáo dân đến họp mừng. Về cộng đoàn có sự hiện diện các sơ Dòng Phaolô Thiện Bản thay cho sơ Bảo và Hường vắng mặt, cũng như vài người thân quen tham dự.
70 năm LM là một con số ấn tượng. Trong tác phẩm Noces et lendemains de noces, cha Jean Van Agt, chính xứ Saint-Philibert, Lille ở Pháp, sau khi liệt kê các lễ mừng từ 1 năm đến 60 năm, đã dừng lại và cảm thán: Au-delà, c’est infiniment rare ! Ngoại sổ là vô cùng hiếm ! Đây là số thâm niên kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Sàigòn. Cha cố Bênađô Phạm Văn Quy hưởng thọ 104 tuổi với 69 năm LM là quá hiếm. Cố tây Père Deux, M.E.P., tên Việt là Cố Nhị là LM duy nhất mừng 70 năm LM tại Gp. Phát Diệm – nay cha giáo Lu-Y san bằng kỷ lục và sẽ vượt qua, biết đâu còn được mừng 75 năm LM !
Hôm nay mừng đại lễ phải nhắc lại danh ngôn của văn hào Bernados “Toute est la grâce”, tất cả là hồng ân, để cho các học trò cựu bày tỏ lòng tri ân.
Tin mừng hôm nay nói về 2 môn đệ làng Emmau (Lc 24,28-31), để cho thấy Chúa đồng hành với cha giáo Lu-Y, để ngài đồng hành với các môn sinh thời Tiểu chủng viện. Hai môn đệ làng Emmau nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, các cựu môn sinh cũng nhận ra cha giáo đã bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức cho mình, - càng về sau càng nhận thấy tấm lòng hy sinh quảng đại của một bậc thầy.
Hôm nay tôi không chia sẻ Lời Chúa mà chia sẻ tâm tình của một học trò “láo lếu” của cha thày Lu-Y.
Trước hết phải bái phục về cuộc đời phục vụ miệt mài của vị ân: từ bỏ gia đình đi học hỏi ở nước ngoài rồi về nước phục vụ với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường, nhưng lại rất vui tươi hoà đồng.
Một cơ hội tốt để nói về thân thế và sự nghiệp của cha giáo, để thấy công trình Chúa thực hiện tốt đẹp nơi tâm hồn người thiện chí. Cha giáo Lu-Y xuất thân từ một gia đình danh giá và đạo hạnh ở Phát Diệm
Ông cố Phán Hoá (một trong các giáo dân VN được tước hiệu Hiệp sĩ Toà thánh) có 12 người con, vừa một tiểu đội: nửa đi tu, nửa lập gia đình. 6 người đi tu như sau:
- Cha Rocô Trần Phúc Long 1921-2002, hưởng thọ 81 tuổi.
- Cha Lu-Y Trần Phúc Vỵ sinh 05.03.1924 tại Hà Nội, nguyên quán họ Vinh Trung, Gx. Phát Diệm - TP LM ngày 28.03.1948 tại Roma: lúc đó 24 tuổi với 24 ngày, lúc này đã 94 tuổi.
- Cha Giuse Trần Phúc Hạnh (Nhạc sĩ), SN 1931, TPLM năm 1961, dạy tại TCV Phú Nhuận, rồi qua đời ngày 16.03.1966, hưởng dương 35 tuổi với vỏn vẹn 5 năm Linh mục.
- Cha Albertô Trần Phúc Nhân: SN 1932 - TPLM 20.12.1958, qua đời ngày 14/6/2014 tại Nhà hưu Chí Hoà, hưởng thọ 82 tuổi với 56 năm LM. - Nhớ lại ngày 20.12.2008: mừng chung Kim khánh LM của cha giáo Nhân với Ngọc khánh LM của cha giáo Vỵ, thế mà đến nay “một người bị đem đi, một người được để lại” (Mt 24,40) !
- Sơ Catarina Trần Thị Kim Bảo, Dòng Phaolô Thiện Bản, đau nặng, được trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai.
- Sơ Bênađêta Trần Thị Kim Hường, thành viên Tu hội Huynh đệ Quốc tế (Association de Fraternité Internationale, viết tắt là AFI), cũng kém sức khoẻ.
Cậu Trần Phúc Vỵ vào TCV Phúc Nhạc 1934, TCV Avignon 1937, ĐCV Marseille và Propaganda Fide 1941, TPLM 28.03.1948 tại Roma, du học tại Université de Toulouse 1948-1951: đậu cử nhân Triết và Thần học, rồi cử nhân giáo khoa Anh văn (License è lettres d’es Anglais). – Năm 1951 cha giáo Lu-Y trở về Việt Nam với các công tác:
- Mục vụ giáo huấn: Giáo sư tại TCV Phúc Nhạc 1951-1954 (3 năm), TCV Phú Nhuận 1954-1966 (12 năm): dạy Pháp văn và Anh văn, - từng làm Hiệu trưởng trường TCV Phú Nhuận, viết sách về học Anh ngữ (cùng với cha giáo Rôcô Trần Phúc Long) và dạy nhiều trường tại Sàigòn.
- Mục vụ giáo xứ: sáng lập Họ đạo Gia Viên 1961-1965 (5 năm), Chính xứ Long Thành Mỹ 1966-1988 (12 năm), Chính xứ Gò Công, nay là Gx. Thánh Gẫm, 1988-1993 (5 năm).
- Hưu trí tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hoà từ năm 1993 đến nay.
- Một bậc thầy trong giáo dục: thánh bổn mạng của cha giáo là Louis, vua nước Pháp: tiếng La tinh gọi là Ludovicus. Người Việt gọi theo tiếng Pháp là Lu-Y, có người gọi là thánh Lữ Y, đẹp ý và đẹp lời… Nhưng Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn không chịu, vì sợ dân Bùi Chu Phát Diệm thay vì Lữ Y đọc thành Nữ Y… thì đổ nợ !
Các trò tôn sư trọng đạo nên gọi cha giáo là “Đức Thầy Lu-Y”, mà Đức Thầy là tên gọi của giám mục ngày xưa. Cha giáo thật xứng đáng, vì là thầy dạy của đức thầy Nguyễn Soạn và đức thày Vũ Đình Hiệu, sau này còn là thày của đức cha Nguyễn Văn Yến… nên gọi là Đức Thầy theo cách riêng, thần học gọi là “sui generis” (biệt loại), cũng như Đức Mẹ là Linh mục biệt loại (Sacerdos sui generis).
Cha giáo Lu-Y là một nhà ngữ học, thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha… nhất là tiếng Pháp (du học từ nhỏ), nên có một năm ngài đạt danh hiệu thủ khoa Dictée francaise (đọc viết chính tả) trong cuộc thi khu vực đông nam nước Pháp. Về tiếng Anh, thời điểm 1954-1960 số cử nhân Anh ngữ không nhiều, cha giáo Lu-Y nổi tiếng vì giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, đơn cử một sự kiện: ngài từng làm thông dịch viên xuất sắc cho ĐHY Francis Spellman trong buổi họp đông đảo tại Trung tâm Di cư nơi khuôn viên Nt. Hoà Bình, Hố Nai.
Đức Thầy Lu-Y xứng danh là Magister (thầy): magis là hơn, ter là 3 lần, thầy hơn trò 3 lần. Tương tự sang tiếng Pháp “Maitre”, nhất là tiếng Anh “Master”: mas giống như magis, còn ter thì y như vậy. “Trò không hơn thầy… Trò được như thầy đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24). Có trò nào theo kịp Đức thầy Lu-Y?
Cha giáo Lu-Y đã tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để phục vụ Giáo hội, đan cử: sau năm 1975 với chiếc radio National đời 1960, ngài nghe đài tiếng Pháp và tiếng Anh, dịch lại tin tức và tư liệu Công Giáo, rồi nhờ người đánh máy và phổ biến nội bộ.
Những tác phẩm để đời như: Kỷ yếu Phát Diệm 1891-1991, 25 Giáo phận Việt nam, Những trại cùi Việt Nam… tác giả xuất bản là cha anh Rôcô Trần Phúc Long, tác giả biên soạn chính là cha giáo Lu-Y… Để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ này, cha giáo đi đến đâu cũng mang theo cassette để ghi âm và một cuốn sổ tay để ghi chép… phỏng vấn nhiều người, thường là các cụ già nhớ nhiều chuyện xưa. Ngài đã theo phương pháp phỏng vấn nhiều người để tổng hợp, nhờ đó ông Cornelius Ryan đã hình thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “The longest day”, tiếng Pháp “Le jour le plus long”.
Cha giáo Lu-Y yêu Giáo phận Phát Diệm, nên hay trở về quê mẹ, để lo dạy học và huấn đức… dành nhiều tiền cho việc đào tạo chủng sinh Phát Diệm… Ngài cũng yêu Giáo Hội Việt Nam, nên xả thân phục vụ: không những cho các giáo xứ quen thuộc, mà còn “đi ra” và “đi xa”, thương yêu chăm lo cho đồng bào H’Mong và người Phong cùi.
Đức Thầy Lu-Y đã làm gương sáng cho lũ học trò:
- Tinh thần yêu làm việc, khi làm mục vụ cũng như lúc về hưu. Người ta nói hưu trí coi chừng biến thành hư trí ! Ngài vẫn làm việc trí thức để luyện trí cho sáng suốt: đọc sách, viết bài… hơn nữa còn đi chu du khắp nơi để thu tập tài liệu và để giúp đỡ tha nhân.
- Tính cách đồng hành vừa là thầy vừa là bạn: vui đùa với các trò, chơi thể thao với các trò như đá cầu, quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ: hay cho các trò ăn bánh mì với chuối, uống sữa bột Mỹ…
- Tiết kiệm và quảng đại: sống khó nghèo (nhất là thời gian ở họ Gò Công, thiếu điện nước), phòng ở hiện nay rất đơn sơ, tiện nghi tối thiểu… Chắt chiu từng tý để phần phát cho đồng bào nghèo, hay cho các trò: báo Missi hay báo ngoại, cho mấy thứ mà ngài gọi là “giấy tây” và “dây tây”…
- Tinh thần mình vì mọi người và mọi nơi: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H’Mong và Phong cùi…), vừa là nhà văn hoá (nhiều tác phẩm lớn nhỏ có giá trị).
Cha giáo phục vụ đa dạng, quên cả tuổi tác, quên cả nhọc mệt… và còn muốn phục vụ hơn nữa, ngay khi trong nhà hưu, nêu gương sáng đời sống cầu nguyện và khiêm hạ. Với 94 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Linh mục với bao thành quả từ Bắc chí Nam, cha giáo tỏ ra mãn nguyện để tạ ơn Chúa đã sử dụng ngài.
Cha giáo rành tiếng Pháp, nên xin gửi một danh ngôn của cha Karl Rahner, Dòng Tên, trong lễ Ngân khánh Linh mục 1957: “Nous n’avons pas regretté d’être prêtres”: Chúng tôi đã không hối tiếc vì được làm linh mục. Cha giáo Lu-Y cũng tái xác nhận như vậy: đã không hối tiếc mà còn bằng lòng theo chân Chúa, chấp nhận mọi gian khó cho phần rỗi các linh hồn, vì: Le prêtre est un homme mangé (bị ăn), dépouillié (bị bóc lột). crucifié (bị đóng đinh)… như cha Antoine Chevrier diễn tả chân dung người Linh mục. Vượt qua tất cả là vòng hoa chiến thắng dành cho người mục tử hết lòng vì đoàn chiên./.
LM Phạm Bá Lãm
70 năm LM là một con số ấn tượng. Trong tác phẩm Noces et lendemains de noces, cha Jean Van Agt, chính xứ Saint-Philibert, Lille ở Pháp, sau khi liệt kê các lễ mừng từ 1 năm đến 60 năm, đã dừng lại và cảm thán: Au-delà, c’est infiniment rare ! Ngoại sổ là vô cùng hiếm ! Đây là số thâm niên kỷ lục của Gp. Phát Diệm và Sàigòn. Cha cố Bênađô Phạm Văn Quy hưởng thọ 104 tuổi với 69 năm LM là quá hiếm. Cố tây Père Deux, M.E.P., tên Việt là Cố Nhị là LM duy nhất mừng 70 năm LM tại Gp. Phát Diệm – nay cha giáo Lu-Y san bằng kỷ lục và sẽ vượt qua, biết đâu còn được mừng 75 năm LM !
Hôm nay mừng đại lễ phải nhắc lại danh ngôn của văn hào Bernados “Toute est la grâce”, tất cả là hồng ân, để cho các học trò cựu bày tỏ lòng tri ân.
Tin mừng hôm nay nói về 2 môn đệ làng Emmau (Lc 24,28-31), để cho thấy Chúa đồng hành với cha giáo Lu-Y, để ngài đồng hành với các môn sinh thời Tiểu chủng viện. Hai môn đệ làng Emmau nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, các cựu môn sinh cũng nhận ra cha giáo đã bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức cho mình, - càng về sau càng nhận thấy tấm lòng hy sinh quảng đại của một bậc thầy.
Hôm nay tôi không chia sẻ Lời Chúa mà chia sẻ tâm tình của một học trò “láo lếu” của cha thày Lu-Y.
Trước hết phải bái phục về cuộc đời phục vụ miệt mài của vị ân: từ bỏ gia đình đi học hỏi ở nước ngoài rồi về nước phục vụ với tinh thần nghèo khó và khiêm nhường, nhưng lại rất vui tươi hoà đồng.
Một cơ hội tốt để nói về thân thế và sự nghiệp của cha giáo, để thấy công trình Chúa thực hiện tốt đẹp nơi tâm hồn người thiện chí. Cha giáo Lu-Y xuất thân từ một gia đình danh giá và đạo hạnh ở Phát Diệm
Ông cố Phán Hoá (một trong các giáo dân VN được tước hiệu Hiệp sĩ Toà thánh) có 12 người con, vừa một tiểu đội: nửa đi tu, nửa lập gia đình. 6 người đi tu như sau:
- Cha Rocô Trần Phúc Long 1921-2002, hưởng thọ 81 tuổi.
- Cha Lu-Y Trần Phúc Vỵ sinh 05.03.1924 tại Hà Nội, nguyên quán họ Vinh Trung, Gx. Phát Diệm - TP LM ngày 28.03.1948 tại Roma: lúc đó 24 tuổi với 24 ngày, lúc này đã 94 tuổi.
- Cha Giuse Trần Phúc Hạnh (Nhạc sĩ), SN 1931, TPLM năm 1961, dạy tại TCV Phú Nhuận, rồi qua đời ngày 16.03.1966, hưởng dương 35 tuổi với vỏn vẹn 5 năm Linh mục.
- Cha Albertô Trần Phúc Nhân: SN 1932 - TPLM 20.12.1958, qua đời ngày 14/6/2014 tại Nhà hưu Chí Hoà, hưởng thọ 82 tuổi với 56 năm LM. - Nhớ lại ngày 20.12.2008: mừng chung Kim khánh LM của cha giáo Nhân với Ngọc khánh LM của cha giáo Vỵ, thế mà đến nay “một người bị đem đi, một người được để lại” (Mt 24,40) !
- Sơ Catarina Trần Thị Kim Bảo, Dòng Phaolô Thiện Bản, đau nặng, được trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Hố Nai.
- Sơ Bênađêta Trần Thị Kim Hường, thành viên Tu hội Huynh đệ Quốc tế (Association de Fraternité Internationale, viết tắt là AFI), cũng kém sức khoẻ.
Cậu Trần Phúc Vỵ vào TCV Phúc Nhạc 1934, TCV Avignon 1937, ĐCV Marseille và Propaganda Fide 1941, TPLM 28.03.1948 tại Roma, du học tại Université de Toulouse 1948-1951: đậu cử nhân Triết và Thần học, rồi cử nhân giáo khoa Anh văn (License è lettres d’es Anglais). – Năm 1951 cha giáo Lu-Y trở về Việt Nam với các công tác:
- Mục vụ giáo huấn: Giáo sư tại TCV Phúc Nhạc 1951-1954 (3 năm), TCV Phú Nhuận 1954-1966 (12 năm): dạy Pháp văn và Anh văn, - từng làm Hiệu trưởng trường TCV Phú Nhuận, viết sách về học Anh ngữ (cùng với cha giáo Rôcô Trần Phúc Long) và dạy nhiều trường tại Sàigòn.
- Mục vụ giáo xứ: sáng lập Họ đạo Gia Viên 1961-1965 (5 năm), Chính xứ Long Thành Mỹ 1966-1988 (12 năm), Chính xứ Gò Công, nay là Gx. Thánh Gẫm, 1988-1993 (5 năm).
- Hưu trí tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hoà từ năm 1993 đến nay.
- Một bậc thầy trong giáo dục: thánh bổn mạng của cha giáo là Louis, vua nước Pháp: tiếng La tinh gọi là Ludovicus. Người Việt gọi theo tiếng Pháp là Lu-Y, có người gọi là thánh Lữ Y, đẹp ý và đẹp lời… Nhưng Đức cha Lu-Y Nguyễn Anh Tuấn không chịu, vì sợ dân Bùi Chu Phát Diệm thay vì Lữ Y đọc thành Nữ Y… thì đổ nợ !
Các trò tôn sư trọng đạo nên gọi cha giáo là “Đức Thầy Lu-Y”, mà Đức Thầy là tên gọi của giám mục ngày xưa. Cha giáo thật xứng đáng, vì là thầy dạy của đức thầy Nguyễn Soạn và đức thày Vũ Đình Hiệu, sau này còn là thày của đức cha Nguyễn Văn Yến… nên gọi là Đức Thầy theo cách riêng, thần học gọi là “sui generis” (biệt loại), cũng như Đức Mẹ là Linh mục biệt loại (Sacerdos sui generis).
Cha giáo Lu-Y là một nhà ngữ học, thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha… nhất là tiếng Pháp (du học từ nhỏ), nên có một năm ngài đạt danh hiệu thủ khoa Dictée francaise (đọc viết chính tả) trong cuộc thi khu vực đông nam nước Pháp. Về tiếng Anh, thời điểm 1954-1960 số cử nhân Anh ngữ không nhiều, cha giáo Lu-Y nổi tiếng vì giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, đơn cử một sự kiện: ngài từng làm thông dịch viên xuất sắc cho ĐHY Francis Spellman trong buổi họp đông đảo tại Trung tâm Di cư nơi khuôn viên Nt. Hoà Bình, Hố Nai.
Đức Thầy Lu-Y xứng danh là Magister (thầy): magis là hơn, ter là 3 lần, thầy hơn trò 3 lần. Tương tự sang tiếng Pháp “Maitre”, nhất là tiếng Anh “Master”: mas giống như magis, còn ter thì y như vậy. “Trò không hơn thầy… Trò được như thầy đã là khá lắm rồi” (Mt 10,24). Có trò nào theo kịp Đức thầy Lu-Y?
Cha giáo Lu-Y đã tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình để phục vụ Giáo hội, đan cử: sau năm 1975 với chiếc radio National đời 1960, ngài nghe đài tiếng Pháp và tiếng Anh, dịch lại tin tức và tư liệu Công Giáo, rồi nhờ người đánh máy và phổ biến nội bộ.
Những tác phẩm để đời như: Kỷ yếu Phát Diệm 1891-1991, 25 Giáo phận Việt nam, Những trại cùi Việt Nam… tác giả xuất bản là cha anh Rôcô Trần Phúc Long, tác giả biên soạn chính là cha giáo Lu-Y… Để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ này, cha giáo đi đến đâu cũng mang theo cassette để ghi âm và một cuốn sổ tay để ghi chép… phỏng vấn nhiều người, thường là các cụ già nhớ nhiều chuyện xưa. Ngài đã theo phương pháp phỏng vấn nhiều người để tổng hợp, nhờ đó ông Cornelius Ryan đã hình thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng “The longest day”, tiếng Pháp “Le jour le plus long”.
Cha giáo Lu-Y yêu Giáo phận Phát Diệm, nên hay trở về quê mẹ, để lo dạy học và huấn đức… dành nhiều tiền cho việc đào tạo chủng sinh Phát Diệm… Ngài cũng yêu Giáo Hội Việt Nam, nên xả thân phục vụ: không những cho các giáo xứ quen thuộc, mà còn “đi ra” và “đi xa”, thương yêu chăm lo cho đồng bào H’Mong và người Phong cùi.
Đức Thầy Lu-Y đã làm gương sáng cho lũ học trò:
- Tinh thần yêu làm việc, khi làm mục vụ cũng như lúc về hưu. Người ta nói hưu trí coi chừng biến thành hư trí ! Ngài vẫn làm việc trí thức để luyện trí cho sáng suốt: đọc sách, viết bài… hơn nữa còn đi chu du khắp nơi để thu tập tài liệu và để giúp đỡ tha nhân.
- Tính cách đồng hành vừa là thầy vừa là bạn: vui đùa với các trò, chơi thể thao với các trò như đá cầu, quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ: hay cho các trò ăn bánh mì với chuối, uống sữa bột Mỹ…
- Tiết kiệm và quảng đại: sống khó nghèo (nhất là thời gian ở họ Gò Công, thiếu điện nước), phòng ở hiện nay rất đơn sơ, tiện nghi tối thiểu… Chắt chiu từng tý để phần phát cho đồng bào nghèo, hay cho các trò: báo Missi hay báo ngoại, cho mấy thứ mà ngài gọi là “giấy tây” và “dây tây”…
- Tinh thần mình vì mọi người và mọi nơi: vừa là cha giáo (1951-1966), vừa là cha xứ (1966-1993), vừa là nhà truyền giáo (chăm lo cho đồng bào H’Mong và Phong cùi…), vừa là nhà văn hoá (nhiều tác phẩm lớn nhỏ có giá trị).
Cha giáo phục vụ đa dạng, quên cả tuổi tác, quên cả nhọc mệt… và còn muốn phục vụ hơn nữa, ngay khi trong nhà hưu, nêu gương sáng đời sống cầu nguyện và khiêm hạ. Với 94 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Linh mục với bao thành quả từ Bắc chí Nam, cha giáo tỏ ra mãn nguyện để tạ ơn Chúa đã sử dụng ngài.
Cha giáo rành tiếng Pháp, nên xin gửi một danh ngôn của cha Karl Rahner, Dòng Tên, trong lễ Ngân khánh Linh mục 1957: “Nous n’avons pas regretté d’être prêtres”: Chúng tôi đã không hối tiếc vì được làm linh mục. Cha giáo Lu-Y cũng tái xác nhận như vậy: đã không hối tiếc mà còn bằng lòng theo chân Chúa, chấp nhận mọi gian khó cho phần rỗi các linh hồn, vì: Le prêtre est un homme mangé (bị ăn), dépouillié (bị bóc lột). crucifié (bị đóng đinh)… như cha Antoine Chevrier diễn tả chân dung người Linh mục. Vượt qua tất cả là vòng hoa chiến thắng dành cho người mục tử hết lòng vì đoàn chiên./.
LM Phạm Bá Lãm