Mỹ thuật là con đường dẫn tới Thiên Chúa
Ngày 21.11.2009 vừa qua, tại Nguyện Đường Sixtin/Vatican, được xây dựng vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI với phần trang trí nội thất bằng các bức họa mang tính chất nghệ thuật lịch sử có giá trị bậc nhất thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ trên 260 nghệ sĩ nổi danh nhất hiện nay, gồm các họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh gia, v.v… thuộc các nước trên thế giới. Đó là một biến cố hết sức đặc biệt, với mục đích mà Toà thánh Vatican đã đưa ra là sự đối thoại thân hữu và sự cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội Công Giáo cần phải được duy trì và phát huy.
Xét về phương diện thời gian thì cuộc gặp gỡ lịch sử này là dịp kỷ niệm mười năm (4.4.1999) lá thư quan trọng của ĐGH Gioan Phaolô II gửi cho giới nghệ sĩ trên thế giới và đồng thời cũng là dịp kỷ niệm ba mươi lăm năm (7.5.1964) ngày gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô VI và giới nghệ sĩ cũng tại Nguyện Đường Sixtin.
Sau đó, các vị khách mời đã được Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng văn hóa Phủ Giáo Hoàng, nồng nhiệt chào đón. Đức TGM Ravasi cũng đã nhắc lại cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Phaolô VI với các nghệ sĩ vào năm 1964 và lá thư của ĐGH Gioan Phaolô II gửi giới nghệ sĩ vào năm 1999 như vừa nhắc đến ở trên. Cả hai vị Giáo Hoàng đã cổ võ và khuyến khích một cách mạnh mẽ sự đối thoại và cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội.
Bài phát biểu của ĐGH Bênêđíctô XVI trong cuộc gặp gỡ là một suy tư đầy thách đố và đòi hỏi về mỹ thuật, về cái đẹp (Beauté, Schönheit). Trong nghệ thuật và trong thẩm mỹ thời đại tân tiến hôm nay, ý niệm mỹ thuật hay cái đẹp được coi là một phạm trù chưa nhất thiết hội đủ sự đồng thuận từ mọi phía. Dĩ nhiên, cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Bênêđíctô XVI với các nghệ sĩ không phải là một sự bắt đầu hoàn toàn mới mẻ, nhưng là sự tiếp tục cái truyền thống đã khá lâu của các vị Giáo Hoàng thời tân đại. Và cuộc gặp gỡ quan trọng và cần thiết này cần phải được đánh giá và giải thích một cách đúng với tầm quan trọng của nó.
„Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng“
Thật ra, từ khởi đầu thế kỷ XX, sự giao lưu giữa Giáo Hội Công Giáo và nghệ thuật có thể được coi là căng thẳng và cách biệt nhau trong nhiều lãnh vực. Nhưng vào năm 1975, ĐGH Phaolô VI đã nhận định một cách rõ ràng rằng: „Chắc chắn rằng sự gián đoạn liên lạc giữa Phúc Âm và văn hóa là một thảm họa của thời đại chúng ta ngày nay“. Những lý do của sự tương quan „băng giá“ ấy có thể nói được là rất phức tạp và rắc rối, đến từ cả hai phía. Ngay cả đến hôm nay, nhiều người Công Giáo và một số đông các người đồng thời khác vẫn chưa am tường, vẫn chưa tìm được cho mình một sự ham thích và một tiếp cận thực sự đối với những quan niệm về tính thẩm mỹ của nghệ thuật đương đại, những quan niệm đã hoàn toàn thay đổi. Đàng khác, vì lý do khuynh hướng thế tục hóa (Säkularisierung) đang bành trướng mau lẹ trong xã hội và đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên các quan điểm nền tảng của Kitô giáo và vì thế trên sự dấn thân của người tín hữu trong việc học hỏi về những đề tài thuộc Kinh Thánh và thần học, do đó đã đưa tới hậu quà là thiếu rất nhiều các nghệ sĩ tiền phong.
Vào tiền bán thế kỷ XX, khi phải đối mặt với những thái độ phê bình chỉ trích và nhiều khi còn thù nghịch tôn giáo của những nghệ sĩ mà cuộc sống cá nhân của họ đã không được thấm nhuần đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo cảm thấy có bổn phận cần phải có những biện pháp thích ứng để đối phó. Đúng thế, qua các tác phẩm của họ, những nghệ sĩ này đã nhiều khi trình bày về con người và về vũ trụ một cách tiêu cực, lệch lạc và vô nghĩa, hoàn toàn ngược lại với hình ảnh trung thực, tích cực và đầy hy vọng mà Giáo Hội luôn quan niệm về con người.
Quan niệm tân tiến về nghệ thuật vào tiền bán thế kỷ XX quả thực là một thách đố thuộc lãnh vực thẩm mỹ và tinh thần, tuy nhiên trước một quan niệm mới mẻ như thế, Tòa Thánh Vatican – kể từ Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII – đã phản ứng một cách bình thản, nếu không nói là còn chấp nhận nữa. Trái lại, trong phạm vi thực tiễn, chẳng hạn khi trao phó nhiệm vụ cho các kiến trúc sư và các nghệ sĩ tân tiến thực hiện những công trình tôn giáo nào đó, thì mãi cho tới nay lại thường đưa đến những cuộc tranh luận, ít khi tìm ra được điểm tương đồng và kết cục là mỗi phía vẫn bảo thủ quan điểm của mình. Giáo Hội với sứ mệnh siêu nhiên của mình là nhịp cầu nối kết giữa con người và Thiên Chúa, giữa vũ trụ hữu hình với vũ trụ vô hình, khó tìm thấy được điểm tương đồng trong quan điểm nghệ thuật tân tiến, hay nói đúng hơn, khó chấp nhận được sự độc lập hoàn toàn của nghệ thuật tân tiến đối với đức tin Kitô giáo.
Trong chính thời gian bất đồng giữa đôi bên như thế, Công đồng Vatican II được triệu tập và đã đề xướng lên một sự thay đổi tư duy qua việc Công đồng ao ước thiết lập lại một sự tương quan cởi mở giữa Giáo Hội và nghệ thuật đương thời. Ngoài việc soạn thảo lại các lễ nghi phụng vụ với định hướng rõ ràng là nghệ thuật phụng vụ của Giáo Hội cần phải nhằm tới những điều kiện hướng dẫn nào, các văn bản của Công đồng đã đòi hỏi cần phải có được sự cộng tác chân thực đối với nghệ thuật tôn giáo. Các Nghị phụ Công đồng cũng đã đưa ra những phát biểu tích cực về giá trị độc lập của nghệ thuật. Ngoài ra, các Nghị phụ còn đòi hỏi phải nối lại sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội
Đức Phaolô VI, „vị Giáo Hoàng của đối thoại“, rất yêu quý nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tân thời. Năm 1967, ngài đã tuyên bố: „Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng, vì tất cả họ, các Thánh nhân cũng như các nghệ sĩ, đều làm chứng cho tinh thần sống động của Đức Kitô“. Vì thế, vào năm 1964, ngay lúc khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ đặc biệt dành riêng cho giới nghệ sĩ tai Nhà Nguyện Sixtin. Trong bài huấn từ của ngài ngay sau lúc kết thúc Thánh Lễ, ĐGH đã nhấn mạnh đến sự tương quan mật thiết giữa nghệ thuật và tôn giáo, và đồng thời ngài đề nghị với các nghệ sĩ cùng kiến tạo một liên minh thân hữu. Lời đề nghị này của Đức Thánh Cha đã mở đầu cho một thay đổi chiều hướng mục vụ trong công cuộc đối thoại tân thời giữa nghệ thuật và Giáo Hội. Nói cách khác, thay vì hiện hữu song song bên nhau hay chống đối nhau như từ trước cho tới lúc bấy giờ, nghệ thuật và Giáo Hội từ nay cần trở nên đối tác của nhau, cùng cộng tác chân thành và tôn trọng lẫn nhau trong việc loan truyền chân lý.
Bài huấn từ của Đức Phaolô VI đã gây được cảm tình, lòng thán phục và sự đón nhận nơi nhiều nghệ sĩ. Để đáp lại một cách bộc phát, các nghệ sĩ hiện diện đã kính biếu Đức Thánh Cha các tác phẩm nghệ thuật của họ. Chính những quà tặng đặc biệt này của các nghệ sĩ là một khởi đầu quan trọng cho công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại của viện bảo tàng Vatican. Công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại này được Đức Phaolô VI khai mạc năm 1973 đã nói lên một cách hùng hồn sự tôn trọng nghệ thuật „độc lập“ đương đại, một loại nghệ thuật không được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu tôn giáo. Công cuộc sưu tầm này gồm có khoảng 800 tác phẩm có giá trị của khoảng 250 nghệ sĩ quốc tế và đã nói lên tính cách cá nhân riêng biệt của người nghệ sĩ trong tương quan với sứ điệp Tin Mừng Kitô giáo cũng như tâm thức tôn giáo của họ. Tuy nhiên, tiếc thay niềm hy vọng „một mùa xuân mới của nghệ thuật tôn giáo sẽ rộ nở trong thời hậu Công đồng mà Đức Phaolô VI đã nhiều lần bày tỏ“ đã không được xảy ra.
Nhưng một điều vô cùng đáng mừng là Đức Gioan Phaolô II sau đó đã tiếp tục công trình canh tân nghệ thuật này của vị Tiền Nhiệm. Thật vậy, vào năm 1979, trong Thông điệp đầu tay của ngài „Redemptor hominis“ (Đấng Cứu Thế), Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy có trách nhiệm đối với chân lý. Để cổ vũ sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa Giáo Hội và văn hóa, Đức Gioan Phaolô II đã thành lập vào năm 1982 Hội đồng văn hóa thuộc Phủ Giáo Hoàng với sự xác tín rằng „sự tổng hợp giữa văn hóa và đức tin không chỉ là một đòi hỏi cần thiết cho văn hóa, nhưng còn là một đòi hỏi cần thiết cho cả đức tin nữa“. Vào giữa thời gian các năm 1980 và 1986 tại Munich, Wien, Brüssel và Roma, ngài đã có những bài phát biểu đặc biệt về nghệ thuật được dành cho giới nghệ sĩ. Đức Thánh Cha đã trình bày về sự đối thoại và sự cộng tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội trong tinh thần đối tác với đầy đủ ý thức trách nhiệm, cũng như về thiên nhiên, đối tượng và trách nhiệm của nghệ thuật nói chung và của nghệ thuật Kitô giáo nói riêng. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng trình bày quan niệm tương tự giữa nghệ thuật và đức tin.
Tiếp đến, vào năm 1999 Đức Gioan Phaolô II lại gửi thư mời giới nghệ sĩ tập trung về Roma tham dự cuộc hội thảo về sự cộng tác với Giáo Hội, trong đó sự tổng hợp giữa nghệ thuật và đức tin được nhất mạnh và Thánh Kinh được trình bày như là nguồn cảm hứng nền tảng của nghệ thuật Kitô giáo. Với bức Tông Thư mục vụ của ngài, Đức Thánh Cha đã tóm tắt sứ mệnh rao giảng về nghệ thuật của ngài trong suốt hai mươi năm qua và sửa soạn cho việc „cử hành Năm Thánh mục vụ của các nghệ sĩ“ vào năm 2000, trong đó ngài đã đọc một bài huấn từ về sự tương cận giữa nghệ thuật và sự thánh thiện.
Và ngày nay, tuy dưới những điều kiện đã được thay đổi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vẫn tiếp tục sứ mệnh dấn thân đầy gương mẫu của hai Vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phalô II cho chương trình Mục Vụ cho giới nghệ sĩ. Nhưng nếu năm 1964, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ tại Nguyện Đường Sixtin cho giới nghệ sị, và hầu như chỉ có các nghệ sĩ người Ý tham dự, thì ngược lại, lần gặp gỡ vừa qua số khách mời của Đức Bênêđíctô XVI không chỉ là những tín hữu Công giáo người Ý mà thôi, nhưng còn là các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, các tín đồ thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo và đến từ khắp các nước trên thế giới; ngoài ra, cả các đồ đệ theo thuyết bất khả tri (Agnostique) và những người vô thần cũng đều có mặt. Nhưng cũng vì số khách mời mang nhiều màu sắc khác nhau như thế, nên về phía ngài, Đức Thánh Cha đã giới hạn cuộc gặp gỡ lại trong khuôn khổ bài huấn từ và ban Phép Lành, chứ không cử hành Thánh Lễ Missa. Theo lời Đức TGM Gianfranco Ravasi đã trình bày trong huấn từ chào mừng các vị khách quý của ngài, thì tính cách ưu thế đặc thù ở lần gặp gỡ này là chỉ bàn đến phẩm chất thẩm mỹ và sự cởi mở đối với những vấn nạn hiện sinh.
Đặc tính của cuộc gặp gỡ lần này với các nghệ sĩ mà Đức Bênêđíctô XVI nêu lên, hoàn toàn phù hợp với đường hướng Mục Vụ từ trước cho tới nay của ngài. Thật vậy, như ngài đã loan báo trong sứ điệp đầu tiên của ngài trên ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 20.4.2005, Đức Bênêđíctô XVI ước muốn tiếp tục công cuộc đối thoại với các tôn giáo và các nền văn hóa trên thế giới. Dĩ nhiên, trong công cuộc đối thoại này phải kể cả việc trao đổi với giới nghệ sĩ: „quan tâm tới những dị biệt về xã hội và văn hóa“, như chính ngài đã tuyên bố trong bài huấn từ tại Nguyện Đường Sixtin vừa rồi.
Trọng tâm của bài huấn từ mà Đức Bênêđíctô XVI đọc ngày 21.11.2009 tại Nguyện Đường Sixtin là một sự hòa điệu đặc biệt giữa nghệ thuật và đức tin, giữa thẩm mỹ và đạo đức học. Qua đó, Đức Thánh Cha đã đề cập tới chính phương diện cơ bản của chương trình Mục Vụ của Tòa Thánh dành cho giới nghệ sĩ vào thời hậu Công đồng Vatican II. Trong bài suy tư của ngài về mỹ thuật, Đức Thánh Cha đã đào sâu các tư tưởng thần học về phụng vụ và về hình ảnh, các tư tưởng mà ngài đã từng trình bày trong các dịp khác nhau, như: trong „Lời Nói Đầu“ của bản yếu lược „Giáo lý Công Giáo“ (2005); trong Tông Thư hậu Thượng hội đồng các giám Mục „Sacramentum caritatis: Bí tích Tình Yêu“ (2007); trong huấn từ dịp gặp gỡ với hàng Giáo sĩ thuộc giáo phận Bozen-Brixen (2008) và trong sứ điệp của ngài dịp nhóm họp công khai lần thứ 13 của Hàn lâm viện giáo hoàng (2008).
Mở đầu bài huấn từ từ, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi lý do cuộc gặp gỡ là ngài muốn nói lên và nhắc lại tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật. Ngài nói: „Quý vị là những người đã trình bày thế giới tuyệt vời của nghệ thuật và qua đó, qua quý vị, tôi muốn gửi tới tất cả mọi nghệ sĩ lời mời gọi chân thành của tôi là hãy cùng với Giáo Hội kiến tạo tương quan thân hữu, sự đối thoại và sự cộng tác“.
„Đây quả là một cửa chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây“
Nhưng để tình thân hữu ấy được chính thức hóa và mang lại hiệu quả, thì nó còn cần phải tiếp tục được khuyến khích, thăng tiến và bồi dưỡng thêm. Bởi vì, lý do lịch sử của việc tiếp tục tình thân hữu ngày nay là „ngay từ khi mới được khai nguyên, Kitô giáo đã luôn nhận thức được giá trị của nghệ thuật và đã khôn khéo sử dụng những cách thức diễn đạt khác nhau của nghệ thuật vào công cuộc loan báo Sứ Điệp Cứu Rỗi vĩnh cửu của mình“. Trong phần hai của bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập tới „sự gần gũi tâm linh giữa con đường đức tin và và con đường của người nghệ sĩ“.
Người ta có thể nói được rằng tổng thể bài huấn từ của Đức Bênêđíctô XVI trong dịp này được đánh giá như một bài bình luận thần học sâu xa và đầy đủ về bức họa miêu tả „Ngày Phán Xét Chung“ của danh họa Michelangelo mà mọi khách mời đang tận mắt chiêm ngắm tại Nguyện Đường Sixtin. Tính chất „mỹ thuật đầy kịch tính“ của bức tranh vô giá này đã được Đức Thánh Cha đánh giá là một „loan báo niềm vọng“, là một „lời mời gọi tất cả chúng ta cùng đưa mắt hướng nhìn về viễn tượng tối hậu của cuộc sống“. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng mỹ thuật và niềm hy vọng được nối kết lại với nhau bằng một sợi dây bền chặt và ngài đã trích dẫn lời của Sứ điệp kết thúc mà vào năm 1965 nhân danh Công đồng Vatican II đã được gửi cho các nghệ sĩ: „Thế giới này, nơi chúng ta đang sống, cần đến mỹ thuật để không bị rơi vào tình trạng vô vọng buồn chán. Cũng như chân lý, mỹ thuật mang lại cho lòng người tràn đầy vui mừng. (…) xin quý vị đừng quên rằng quý vị là những người che chở bảo vệ mỹ thuật trong thế giới này“.
Đi từ những trích dẫn quan điểm của các nhà đại tư tưởng và các nghệ sĩ xuất chúng, Đức Bênêđíctô XVI đã phát huy thành bài Diễm Ca về mỹ thuật, một bài ca hòa nhịp với khoa siêu hình học của Platon-Augustinô và của Thánh Kinh. Vâng, theo quan niệm triết học của Platon, thì mỹ thuật mang lại cho con người một sự ngỡ ngàng lành mạnh, đưa con người thoát ra khỏi chính mình, mở mắt tâm trí và tinh thần cho con người và cân nhắc con người bay lên cao. Dĩ nhiên, Đức Thanh Cha đã phân biệt rõ ràng giữa mỹ thuật ảo tưởng và mỹ thuật chân chính, một thứ mỹ thuật mở ra „niềm khao khát của con tim nhân loại là mong biết nhận thức, biết yêu mến, biết đi đến với các anh em đồng loại, và biết giơ hai tay vươn về cõi vô biên bên kia cuộc sống“. Tiếp đến, Đức Thánh Cha ca ngợi „Via pulchritudinis“, con đường mỹ thuật trong thiên nhiên và trong nghệ thuật như là „con đường khả dĩ dẫn tới siêu việt, dẫn tới huyền nhiệm tối thượng, dẫn tới Thiên Chúa“. Điều đó cũng muốn nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại lần nữa đề tài mà ngài đã trình bày trong bài nói chuyện dịp tiếp kiến các khách hành hương hàng tuần, thứ tư: 18.11.2009, tức đề tài „Sự gặp gỡ giữa thẩm mỹ và đức tin“ và „Sự hòa hợp giữa đức tin và nghệ thuật“.
„Dưới mọi hình thức, nghệ thuật có thể có được phẩm chất tôn giáo, khi nó phải đối mặt với những vấn nạn to lớn của cuộc hiện sinh của chúng ta, tức những đề tài mang đến cho cuộc sống ý nghĩa đích thực. Qua đó, những đề tài nền tảng ấy trở thành con đường dẫn tới sự suy tư và lối tu đức nội tâm sâu sắc“. Về điểm này, Đức Thánh Cha còn trích dẫn Hermann Hesse (1877-1962), nhà văn người Thụy Sĩ: „Nghệ thuật có nghĩa là khám phá ra Thiên Chúa trong tất cả những gì hiện hữu“, và Simone Weil (1909-1943), nữ triết gia và văn sĩ người Pháp: „Trong tất cả những gì làm thức tỉnh trong chúng ta ý nghĩa thuần khiết và chân chính về mỹ thuật, thì Thiên Chúa thực sự hiện diện ở đó. Sự nhập thể của Thiên Chúa trong vũ trụ được thể hiện dưới một hình thức mà dấu chỉ của nó là mỹ thuật. Mỹ thuật là bằng chứng thực nghiệm nói lên rằng sự nhập thể là điều khả dĩ. Bởi vậy, bản chất của mỗi nghệ thuật chân chính đều dẫn tới niềm xác tín tôn giáo“. Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI còn trích một câu trong tác phẩm „Theologische Ästhetik“ (Vẻ thẩm mỹ của Thần học) của nhà thần học thời danh Hans Urs von Balthasar: Nhưng ngày nay, „trong thế giới mới của những lợi lộc, mỹ thuật không còn được tôn giáo yêu mến hay được khuyến khích, không có lấy một lần“.
Trước thực trạng thiếu sót ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã tái khẳng định rằng Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng cơ bản của nghệ thuật. Sự gần kề nhất „giữa con đường đức tin và con đường nghệ thuật đã được chứng thực bởi nhiều tác phẩm nghệ thuật được sáng tác dựa trên các nhân vật, các câu truyện lịch sử và các biều tượng“ của Kinh Thánh. Dựa theo lá thư của Đức Gioan Phaolô II gửi cho các nghệ sĩ, Đức Bênêđíctô XVI đã nêu lên câu hỏi: „Nghệ thuật có cần đến Giáo Hội không?“ Và để trả lời cho câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha đã khẳng định: „Nguồn cội của cảm sự cảm hứng tươi trẻ và có cơ sở vững vàng chắc chắn chỉ tìm gặp được trong sự cảm nghiệm tôn giáo, trong mặc khải Kitô giáo và trong tác phẩm vĩ đại: trong Kinh Thánh“.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn từ của ngài bằng một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm của tất cả các nghệ sĩ. Với tư cách là „những người bảo vệ mỹ thuật“, các nghệ sĩ nắm giữ vai trò làm trung gian cho mỹ thuật. Bặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng, các nghệ sĩ có thể thức tỉnh được lòng can đảm và niềm hy vọng của con người. „Nhờ vào tài năng của mình, quý vị có khả năng nói thẳng vào lòng người, (…) đánh thức dậy được các mơ ước và các hy vọng cũng như mở rộng những chân trời hiểu biết và sự dấn thân của con người. Quý vị hãy cảm tạ vì những năng khiếu ưu vượt mà quý vị đã được lãnh nhận và hãy ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc quảng bá và thông tri mỹ thuật ra bằng chính mỹ thuật và qua mỹ thuật“. Đức Bênêđíctô XVI đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy „tiếp cận với nguồn cội đầu tiên và sau cùng của mỹ thuật và hãy đối thoại với những người có tín ngưỡng“. Với một câu trích của thánh Augustinô viết tiên đoán về „Ngày Phán Xét Chung“ cũng như dựa theo những gì nhà danh họa Michelangelo đã diễn tả về ngày ấy trên bức tranh thời danh của ông, Đức Thánh Cha đã hướng dẫn các tham dự viên hướng nhìn đến tình huống sau cùng của con người: „Đức tin không lấy đi bất cứ điều gì thuộc tài năng và nghệ thuật của quý vị cả. Trái lại, đức tin còn thăng tiến và nuôi dưỡng các tài năng ấy của quý vị, đức tin động viên các tài năng ấy biết vượt qua các ngưỡng cửa và biết chiêm ngắm mục đích sau cùng và tối hậu với sự hâm mộ và cảm xúc: Đó là Mặt Trời không bao giờ lặn, Mặt Trời soi sáng và tô điểm hiện tại“.
Giữa ngôi Nguyện Đường Sixtin uy linh trang trọng, với những chứng từ sống động của một nghệ thuật vĩ đại và của một đức tin sâu xa, những lời phát biểu đầy suy tư sâu sắc như thế của Đức Thánh Cha đã vang động và chiếu tỏa đến tận đáy con tim người nghe.
Vì thế, vào cuối cuộc gặp gỡ, Philipp Gröning, nhà đạo diễn và làm phim người Đức đã tâm sự: „Cuộc họp mặt hôm nay thật tuyệt vời và là một biểu tượng cho sự đối thoại trong hàng thiên niên kỷ giữa nghệ thuật và Giáo Hội cũng như biểu tượng cho sự khởi nguyên chung của nghệ thuật và của tôn giáo. Đây quả là một cử chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây, để nói được rằng Giáo Hội cần có những nghệ sĩ biết khảo sát tìm hiểu những điều siêu việt“.
Còn ca sĩ nổi danh người Ý Andrea Boccelli lại thú nhận: „Đức Thánh Cha đã mang lại cho chúng tôi, những người nghệ sĩ, một sự động viên hết sức quan trọng“.
Và nữ kiến trúc sư người I-rắc Zaha Hadid cũng nhận định: „Tôi nghĩ rằng chính sự thể Đức Thánh Cha đã mời tất cả những người này về đây để trao đổi với họ về nghệ thuật, là một ý tưởng rất phóng khoáng“.
Trong khi đó, ngược lại, nhà họa sĩ người Ý Mimmo Paladino lại cho rằng đây chính là lúc Vatican cần đem thể hiện những gì được đề cập tới trong cuộc đối thoại thành cụ thể trong thực tế. Dĩ nhiên, một sự ủy nhiệm của Giáo Hội không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, và đó cũng là điều đã được Hội đồng Giám Mục Ý nói rõ trong lần xuất bản Sách Bài Đọc mới đây. Còn những gì liên quan tới những chờ đợi và những thất vọng hiện nay, mà chính Mimmo Paladino cũng như một số người nào đó gặp phải, thì trong cuộc phỏng vấn vào năm 2008, Đức TGM Ravasi đã phải công nhận rằng nhiều khi hiện tượng „lực bất tòng tâm“ là một điều không thể phủ nhận được.
Sau cùng người ta cũng tự hỏi: Còn những nghệ sĩ khác không có mặt trong cuộc gặp gỡ quan trọng này, sẽ phản ứng thế nào trước lời đề nghị của Giáo Hội mà Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra?
Có lẽ từ đây cho tới cuộc gặp gỡ trong một khuôn khổ hoàn toàn đặc biệt tại thành phố Venise/Ý vào năm 2011, giữa nghệ thuật và Giáo Hội, người ta sẽ có được nhiều góp ý. Nhưng một điều quá rõ ràng mà ai ai cũng phải công nhận là Vatican đang nắm giữ vai trò chủ động của vấn đề. Và đó là điều hợp lý và cần thiết, vì sứ vụ của Giáo Hội là là rao giảng về Thiên Chúa, Đấng là chân thiện mỹ thuyệt đối.
Ngày 21.11.2009 vừa qua, tại Nguyện Đường Sixtin/Vatican, được xây dựng vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI với phần trang trí nội thất bằng các bức họa mang tính chất nghệ thuật lịch sử có giá trị bậc nhất thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ trên 260 nghệ sĩ nổi danh nhất hiện nay, gồm các họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh gia, v.v… thuộc các nước trên thế giới. Đó là một biến cố hết sức đặc biệt, với mục đích mà Toà thánh Vatican đã đưa ra là sự đối thoại thân hữu và sự cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội Công Giáo cần phải được duy trì và phát huy.
Xét về phương diện thời gian thì cuộc gặp gỡ lịch sử này là dịp kỷ niệm mười năm (4.4.1999) lá thư quan trọng của ĐGH Gioan Phaolô II gửi cho giới nghệ sĩ trên thế giới và đồng thời cũng là dịp kỷ niệm ba mươi lăm năm (7.5.1964) ngày gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô VI và giới nghệ sĩ cũng tại Nguyện Đường Sixtin.
Sau đó, các vị khách mời đã được Đức TGM Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng văn hóa Phủ Giáo Hoàng, nồng nhiệt chào đón. Đức TGM Ravasi cũng đã nhắc lại cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Phaolô VI với các nghệ sĩ vào năm 1964 và lá thư của ĐGH Gioan Phaolô II gửi giới nghệ sĩ vào năm 1999 như vừa nhắc đến ở trên. Cả hai vị Giáo Hoàng đã cổ võ và khuyến khích một cách mạnh mẽ sự đối thoại và cộng tác chân thành giữa nghệ thuật và Giáo Hội.
Bài phát biểu của ĐGH Bênêđíctô XVI trong cuộc gặp gỡ là một suy tư đầy thách đố và đòi hỏi về mỹ thuật, về cái đẹp (Beauté, Schönheit). Trong nghệ thuật và trong thẩm mỹ thời đại tân tiến hôm nay, ý niệm mỹ thuật hay cái đẹp được coi là một phạm trù chưa nhất thiết hội đủ sự đồng thuận từ mọi phía. Dĩ nhiên, cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐGH Bênêđíctô XVI với các nghệ sĩ không phải là một sự bắt đầu hoàn toàn mới mẻ, nhưng là sự tiếp tục cái truyền thống đã khá lâu của các vị Giáo Hoàng thời tân đại. Và cuộc gặp gỡ quan trọng và cần thiết này cần phải được đánh giá và giải thích một cách đúng với tầm quan trọng của nó.
„Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng“
Thật ra, từ khởi đầu thế kỷ XX, sự giao lưu giữa Giáo Hội Công Giáo và nghệ thuật có thể được coi là căng thẳng và cách biệt nhau trong nhiều lãnh vực. Nhưng vào năm 1975, ĐGH Phaolô VI đã nhận định một cách rõ ràng rằng: „Chắc chắn rằng sự gián đoạn liên lạc giữa Phúc Âm và văn hóa là một thảm họa của thời đại chúng ta ngày nay“. Những lý do của sự tương quan „băng giá“ ấy có thể nói được là rất phức tạp và rắc rối, đến từ cả hai phía. Ngay cả đến hôm nay, nhiều người Công Giáo và một số đông các người đồng thời khác vẫn chưa am tường, vẫn chưa tìm được cho mình một sự ham thích và một tiếp cận thực sự đối với những quan niệm về tính thẩm mỹ của nghệ thuật đương đại, những quan niệm đã hoàn toàn thay đổi. Đàng khác, vì lý do khuynh hướng thế tục hóa (Säkularisierung) đang bành trướng mau lẹ trong xã hội và đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên các quan điểm nền tảng của Kitô giáo và vì thế trên sự dấn thân của người tín hữu trong việc học hỏi về những đề tài thuộc Kinh Thánh và thần học, do đó đã đưa tới hậu quà là thiếu rất nhiều các nghệ sĩ tiền phong.
Vào tiền bán thế kỷ XX, khi phải đối mặt với những thái độ phê bình chỉ trích và nhiều khi còn thù nghịch tôn giáo của những nghệ sĩ mà cuộc sống cá nhân của họ đã không được thấm nhuần đức tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo cảm thấy có bổn phận cần phải có những biện pháp thích ứng để đối phó. Đúng thế, qua các tác phẩm của họ, những nghệ sĩ này đã nhiều khi trình bày về con người và về vũ trụ một cách tiêu cực, lệch lạc và vô nghĩa, hoàn toàn ngược lại với hình ảnh trung thực, tích cực và đầy hy vọng mà Giáo Hội luôn quan niệm về con người.
Quan niệm tân tiến về nghệ thuật vào tiền bán thế kỷ XX quả thực là một thách đố thuộc lãnh vực thẩm mỹ và tinh thần, tuy nhiên trước một quan niệm mới mẻ như thế, Tòa Thánh Vatican – kể từ Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII – đã phản ứng một cách bình thản, nếu không nói là còn chấp nhận nữa. Trái lại, trong phạm vi thực tiễn, chẳng hạn khi trao phó nhiệm vụ cho các kiến trúc sư và các nghệ sĩ tân tiến thực hiện những công trình tôn giáo nào đó, thì mãi cho tới nay lại thường đưa đến những cuộc tranh luận, ít khi tìm ra được điểm tương đồng và kết cục là mỗi phía vẫn bảo thủ quan điểm của mình. Giáo Hội với sứ mệnh siêu nhiên của mình là nhịp cầu nối kết giữa con người và Thiên Chúa, giữa vũ trụ hữu hình với vũ trụ vô hình, khó tìm thấy được điểm tương đồng trong quan điểm nghệ thuật tân tiến, hay nói đúng hơn, khó chấp nhận được sự độc lập hoàn toàn của nghệ thuật tân tiến đối với đức tin Kitô giáo.
Trong chính thời gian bất đồng giữa đôi bên như thế, Công đồng Vatican II được triệu tập và đã đề xướng lên một sự thay đổi tư duy qua việc Công đồng ao ước thiết lập lại một sự tương quan cởi mở giữa Giáo Hội và nghệ thuật đương thời. Ngoài việc soạn thảo lại các lễ nghi phụng vụ với định hướng rõ ràng là nghệ thuật phụng vụ của Giáo Hội cần phải nhằm tới những điều kiện hướng dẫn nào, các văn bản của Công đồng đã đòi hỏi cần phải có được sự cộng tác chân thực đối với nghệ thuật tôn giáo. Các Nghị phụ Công đồng cũng đã đưa ra những phát biểu tích cực về giá trị độc lập của nghệ thuật. Ngoài ra, các Nghị phụ còn đòi hỏi phải nối lại sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội
Đức Phaolô VI, „vị Giáo Hoàng của đối thoại“, rất yêu quý nghệ thuật, nhất là nghệ thuật tân thời. Năm 1967, ngài đã tuyên bố: „Giáo Hội cần có các vị Thánh nhân, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng cần có các nghệ sĩ chân chính và có khả năng, vì tất cả họ, các Thánh nhân cũng như các nghệ sĩ, đều làm chứng cho tinh thần sống động của Đức Kitô“. Vì thế, vào năm 1964, ngay lúc khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ đặc biệt dành riêng cho giới nghệ sĩ tai Nhà Nguyện Sixtin. Trong bài huấn từ của ngài ngay sau lúc kết thúc Thánh Lễ, ĐGH đã nhấn mạnh đến sự tương quan mật thiết giữa nghệ thuật và tôn giáo, và đồng thời ngài đề nghị với các nghệ sĩ cùng kiến tạo một liên minh thân hữu. Lời đề nghị này của Đức Thánh Cha đã mở đầu cho một thay đổi chiều hướng mục vụ trong công cuộc đối thoại tân thời giữa nghệ thuật và Giáo Hội. Nói cách khác, thay vì hiện hữu song song bên nhau hay chống đối nhau như từ trước cho tới lúc bấy giờ, nghệ thuật và Giáo Hội từ nay cần trở nên đối tác của nhau, cùng cộng tác chân thành và tôn trọng lẫn nhau trong việc loan truyền chân lý.
Bài huấn từ của Đức Phaolô VI đã gây được cảm tình, lòng thán phục và sự đón nhận nơi nhiều nghệ sĩ. Để đáp lại một cách bộc phát, các nghệ sĩ hiện diện đã kính biếu Đức Thánh Cha các tác phẩm nghệ thuật của họ. Chính những quà tặng đặc biệt này của các nghệ sĩ là một khởi đầu quan trọng cho công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại của viện bảo tàng Vatican. Công cuộc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đương đại này được Đức Phaolô VI khai mạc năm 1973 đã nói lên một cách hùng hồn sự tôn trọng nghệ thuật „độc lập“ đương đại, một loại nghệ thuật không được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu tôn giáo. Công cuộc sưu tầm này gồm có khoảng 800 tác phẩm có giá trị của khoảng 250 nghệ sĩ quốc tế và đã nói lên tính cách cá nhân riêng biệt của người nghệ sĩ trong tương quan với sứ điệp Tin Mừng Kitô giáo cũng như tâm thức tôn giáo của họ. Tuy nhiên, tiếc thay niềm hy vọng „một mùa xuân mới của nghệ thuật tôn giáo sẽ rộ nở trong thời hậu Công đồng mà Đức Phaolô VI đã nhiều lần bày tỏ“ đã không được xảy ra.
Nhưng một điều vô cùng đáng mừng là Đức Gioan Phaolô II sau đó đã tiếp tục công trình canh tân nghệ thuật này của vị Tiền Nhiệm. Thật vậy, vào năm 1979, trong Thông điệp đầu tay của ngài „Redemptor hominis“ (Đấng Cứu Thế), Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy có trách nhiệm đối với chân lý. Để cổ vũ sự đối thoại mang tính cách đối tác giữa Giáo Hội và văn hóa, Đức Gioan Phaolô II đã thành lập vào năm 1982 Hội đồng văn hóa thuộc Phủ Giáo Hoàng với sự xác tín rằng „sự tổng hợp giữa văn hóa và đức tin không chỉ là một đòi hỏi cần thiết cho văn hóa, nhưng còn là một đòi hỏi cần thiết cho cả đức tin nữa“. Vào giữa thời gian các năm 1980 và 1986 tại Munich, Wien, Brüssel và Roma, ngài đã có những bài phát biểu đặc biệt về nghệ thuật được dành cho giới nghệ sĩ. Đức Thánh Cha đã trình bày về sự đối thoại và sự cộng tác giữa nghệ thuật và Giáo Hội trong tinh thần đối tác với đầy đủ ý thức trách nhiệm, cũng như về thiên nhiên, đối tượng và trách nhiệm của nghệ thuật nói chung và của nghệ thuật Kitô giáo nói riêng. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng trình bày quan niệm tương tự giữa nghệ thuật và đức tin.
Tiếp đến, vào năm 1999 Đức Gioan Phaolô II lại gửi thư mời giới nghệ sĩ tập trung về Roma tham dự cuộc hội thảo về sự cộng tác với Giáo Hội, trong đó sự tổng hợp giữa nghệ thuật và đức tin được nhất mạnh và Thánh Kinh được trình bày như là nguồn cảm hứng nền tảng của nghệ thuật Kitô giáo. Với bức Tông Thư mục vụ của ngài, Đức Thánh Cha đã tóm tắt sứ mệnh rao giảng về nghệ thuật của ngài trong suốt hai mươi năm qua và sửa soạn cho việc „cử hành Năm Thánh mục vụ của các nghệ sĩ“ vào năm 2000, trong đó ngài đã đọc một bài huấn từ về sự tương cận giữa nghệ thuật và sự thánh thiện.
Và ngày nay, tuy dưới những điều kiện đã được thay đổi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vẫn tiếp tục sứ mệnh dấn thân đầy gương mẫu của hai Vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phalô II cho chương trình Mục Vụ cho giới nghệ sĩ. Nhưng nếu năm 1964, Đức Phaolô VI đã cử hành một Thánh Lễ tại Nguyện Đường Sixtin cho giới nghệ sị, và hầu như chỉ có các nghệ sĩ người Ý tham dự, thì ngược lại, lần gặp gỡ vừa qua số khách mời của Đức Bênêđíctô XVI không chỉ là những tín hữu Công giáo người Ý mà thôi, nhưng còn là các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, các tín đồ thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo và đến từ khắp các nước trên thế giới; ngoài ra, cả các đồ đệ theo thuyết bất khả tri (Agnostique) và những người vô thần cũng đều có mặt. Nhưng cũng vì số khách mời mang nhiều màu sắc khác nhau như thế, nên về phía ngài, Đức Thánh Cha đã giới hạn cuộc gặp gỡ lại trong khuôn khổ bài huấn từ và ban Phép Lành, chứ không cử hành Thánh Lễ Missa. Theo lời Đức TGM Gianfranco Ravasi đã trình bày trong huấn từ chào mừng các vị khách quý của ngài, thì tính cách ưu thế đặc thù ở lần gặp gỡ này là chỉ bàn đến phẩm chất thẩm mỹ và sự cởi mở đối với những vấn nạn hiện sinh.
Đặc tính của cuộc gặp gỡ lần này với các nghệ sĩ mà Đức Bênêđíctô XVI nêu lên, hoàn toàn phù hợp với đường hướng Mục Vụ từ trước cho tới nay của ngài. Thật vậy, như ngài đã loan báo trong sứ điệp đầu tiên của ngài trên ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 20.4.2005, Đức Bênêđíctô XVI ước muốn tiếp tục công cuộc đối thoại với các tôn giáo và các nền văn hóa trên thế giới. Dĩ nhiên, trong công cuộc đối thoại này phải kể cả việc trao đổi với giới nghệ sĩ: „quan tâm tới những dị biệt về xã hội và văn hóa“, như chính ngài đã tuyên bố trong bài huấn từ tại Nguyện Đường Sixtin vừa rồi.
Trọng tâm của bài huấn từ mà Đức Bênêđíctô XVI đọc ngày 21.11.2009 tại Nguyện Đường Sixtin là một sự hòa điệu đặc biệt giữa nghệ thuật và đức tin, giữa thẩm mỹ và đạo đức học. Qua đó, Đức Thánh Cha đã đề cập tới chính phương diện cơ bản của chương trình Mục Vụ của Tòa Thánh dành cho giới nghệ sĩ vào thời hậu Công đồng Vatican II. Trong bài suy tư của ngài về mỹ thuật, Đức Thánh Cha đã đào sâu các tư tưởng thần học về phụng vụ và về hình ảnh, các tư tưởng mà ngài đã từng trình bày trong các dịp khác nhau, như: trong „Lời Nói Đầu“ của bản yếu lược „Giáo lý Công Giáo“ (2005); trong Tông Thư hậu Thượng hội đồng các giám Mục „Sacramentum caritatis: Bí tích Tình Yêu“ (2007); trong huấn từ dịp gặp gỡ với hàng Giáo sĩ thuộc giáo phận Bozen-Brixen (2008) và trong sứ điệp của ngài dịp nhóm họp công khai lần thứ 13 của Hàn lâm viện giáo hoàng (2008).
Mở đầu bài huấn từ từ, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi lý do cuộc gặp gỡ là ngài muốn nói lên và nhắc lại tình thân hữu của Giáo Hội đối với thế giới nghệ thuật. Ngài nói: „Quý vị là những người đã trình bày thế giới tuyệt vời của nghệ thuật và qua đó, qua quý vị, tôi muốn gửi tới tất cả mọi nghệ sĩ lời mời gọi chân thành của tôi là hãy cùng với Giáo Hội kiến tạo tương quan thân hữu, sự đối thoại và sự cộng tác“.
„Đây quả là một cửa chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây“
Nhưng để tình thân hữu ấy được chính thức hóa và mang lại hiệu quả, thì nó còn cần phải tiếp tục được khuyến khích, thăng tiến và bồi dưỡng thêm. Bởi vì, lý do lịch sử của việc tiếp tục tình thân hữu ngày nay là „ngay từ khi mới được khai nguyên, Kitô giáo đã luôn nhận thức được giá trị của nghệ thuật và đã khôn khéo sử dụng những cách thức diễn đạt khác nhau của nghệ thuật vào công cuộc loan báo Sứ Điệp Cứu Rỗi vĩnh cửu của mình“. Trong phần hai của bài huấn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập tới „sự gần gũi tâm linh giữa con đường đức tin và và con đường của người nghệ sĩ“.
Người ta có thể nói được rằng tổng thể bài huấn từ của Đức Bênêđíctô XVI trong dịp này được đánh giá như một bài bình luận thần học sâu xa và đầy đủ về bức họa miêu tả „Ngày Phán Xét Chung“ của danh họa Michelangelo mà mọi khách mời đang tận mắt chiêm ngắm tại Nguyện Đường Sixtin. Tính chất „mỹ thuật đầy kịch tính“ của bức tranh vô giá này đã được Đức Thánh Cha đánh giá là một „loan báo niềm vọng“, là một „lời mời gọi tất cả chúng ta cùng đưa mắt hướng nhìn về viễn tượng tối hậu của cuộc sống“. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh rằng mỹ thuật và niềm hy vọng được nối kết lại với nhau bằng một sợi dây bền chặt và ngài đã trích dẫn lời của Sứ điệp kết thúc mà vào năm 1965 nhân danh Công đồng Vatican II đã được gửi cho các nghệ sĩ: „Thế giới này, nơi chúng ta đang sống, cần đến mỹ thuật để không bị rơi vào tình trạng vô vọng buồn chán. Cũng như chân lý, mỹ thuật mang lại cho lòng người tràn đầy vui mừng. (…) xin quý vị đừng quên rằng quý vị là những người che chở bảo vệ mỹ thuật trong thế giới này“.
Đi từ những trích dẫn quan điểm của các nhà đại tư tưởng và các nghệ sĩ xuất chúng, Đức Bênêđíctô XVI đã phát huy thành bài Diễm Ca về mỹ thuật, một bài ca hòa nhịp với khoa siêu hình học của Platon-Augustinô và của Thánh Kinh. Vâng, theo quan niệm triết học của Platon, thì mỹ thuật mang lại cho con người một sự ngỡ ngàng lành mạnh, đưa con người thoát ra khỏi chính mình, mở mắt tâm trí và tinh thần cho con người và cân nhắc con người bay lên cao. Dĩ nhiên, Đức Thanh Cha đã phân biệt rõ ràng giữa mỹ thuật ảo tưởng và mỹ thuật chân chính, một thứ mỹ thuật mở ra „niềm khao khát của con tim nhân loại là mong biết nhận thức, biết yêu mến, biết đi đến với các anh em đồng loại, và biết giơ hai tay vươn về cõi vô biên bên kia cuộc sống“. Tiếp đến, Đức Thánh Cha ca ngợi „Via pulchritudinis“, con đường mỹ thuật trong thiên nhiên và trong nghệ thuật như là „con đường khả dĩ dẫn tới siêu việt, dẫn tới huyền nhiệm tối thượng, dẫn tới Thiên Chúa“. Điều đó cũng muốn nói rằng Đức Thánh Cha đã nhắc lại lần nữa đề tài mà ngài đã trình bày trong bài nói chuyện dịp tiếp kiến các khách hành hương hàng tuần, thứ tư: 18.11.2009, tức đề tài „Sự gặp gỡ giữa thẩm mỹ và đức tin“ và „Sự hòa hợp giữa đức tin và nghệ thuật“.
„Dưới mọi hình thức, nghệ thuật có thể có được phẩm chất tôn giáo, khi nó phải đối mặt với những vấn nạn to lớn của cuộc hiện sinh của chúng ta, tức những đề tài mang đến cho cuộc sống ý nghĩa đích thực. Qua đó, những đề tài nền tảng ấy trở thành con đường dẫn tới sự suy tư và lối tu đức nội tâm sâu sắc“. Về điểm này, Đức Thánh Cha còn trích dẫn Hermann Hesse (1877-1962), nhà văn người Thụy Sĩ: „Nghệ thuật có nghĩa là khám phá ra Thiên Chúa trong tất cả những gì hiện hữu“, và Simone Weil (1909-1943), nữ triết gia và văn sĩ người Pháp: „Trong tất cả những gì làm thức tỉnh trong chúng ta ý nghĩa thuần khiết và chân chính về mỹ thuật, thì Thiên Chúa thực sự hiện diện ở đó. Sự nhập thể của Thiên Chúa trong vũ trụ được thể hiện dưới một hình thức mà dấu chỉ của nó là mỹ thuật. Mỹ thuật là bằng chứng thực nghiệm nói lên rằng sự nhập thể là điều khả dĩ. Bởi vậy, bản chất của mỗi nghệ thuật chân chính đều dẫn tới niềm xác tín tôn giáo“. Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI còn trích một câu trong tác phẩm „Theologische Ästhetik“ (Vẻ thẩm mỹ của Thần học) của nhà thần học thời danh Hans Urs von Balthasar: Nhưng ngày nay, „trong thế giới mới của những lợi lộc, mỹ thuật không còn được tôn giáo yêu mến hay được khuyến khích, không có lấy một lần“.
Trước thực trạng thiếu sót ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã tái khẳng định rằng Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng cơ bản của nghệ thuật. Sự gần kề nhất „giữa con đường đức tin và con đường nghệ thuật đã được chứng thực bởi nhiều tác phẩm nghệ thuật được sáng tác dựa trên các nhân vật, các câu truyện lịch sử và các biều tượng“ của Kinh Thánh. Dựa theo lá thư của Đức Gioan Phaolô II gửi cho các nghệ sĩ, Đức Bênêđíctô XVI đã nêu lên câu hỏi: „Nghệ thuật có cần đến Giáo Hội không?“ Và để trả lời cho câu hỏi ấy, Đức Thánh Cha đã khẳng định: „Nguồn cội của cảm sự cảm hứng tươi trẻ và có cơ sở vững vàng chắc chắn chỉ tìm gặp được trong sự cảm nghiệm tôn giáo, trong mặc khải Kitô giáo và trong tác phẩm vĩ đại: trong Kinh Thánh“.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn từ của ngài bằng một lời kêu gọi ý thức trách nhiệm của tất cả các nghệ sĩ. Với tư cách là „những người bảo vệ mỹ thuật“, các nghệ sĩ nắm giữ vai trò làm trung gian cho mỹ thuật. Bặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng, các nghệ sĩ có thể thức tỉnh được lòng can đảm và niềm hy vọng của con người. „Nhờ vào tài năng của mình, quý vị có khả năng nói thẳng vào lòng người, (…) đánh thức dậy được các mơ ước và các hy vọng cũng như mở rộng những chân trời hiểu biết và sự dấn thân của con người. Quý vị hãy cảm tạ vì những năng khiếu ưu vượt mà quý vị đã được lãnh nhận và hãy ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc quảng bá và thông tri mỹ thuật ra bằng chính mỹ thuật và qua mỹ thuật“. Đức Bênêđíctô XVI đã kêu gọi các nghệ sĩ hãy „tiếp cận với nguồn cội đầu tiên và sau cùng của mỹ thuật và hãy đối thoại với những người có tín ngưỡng“. Với một câu trích của thánh Augustinô viết tiên đoán về „Ngày Phán Xét Chung“ cũng như dựa theo những gì nhà danh họa Michelangelo đã diễn tả về ngày ấy trên bức tranh thời danh của ông, Đức Thánh Cha đã hướng dẫn các tham dự viên hướng nhìn đến tình huống sau cùng của con người: „Đức tin không lấy đi bất cứ điều gì thuộc tài năng và nghệ thuật của quý vị cả. Trái lại, đức tin còn thăng tiến và nuôi dưỡng các tài năng ấy của quý vị, đức tin động viên các tài năng ấy biết vượt qua các ngưỡng cửa và biết chiêm ngắm mục đích sau cùng và tối hậu với sự hâm mộ và cảm xúc: Đó là Mặt Trời không bao giờ lặn, Mặt Trời soi sáng và tô điểm hiện tại“.
Giữa ngôi Nguyện Đường Sixtin uy linh trang trọng, với những chứng từ sống động của một nghệ thuật vĩ đại và của một đức tin sâu xa, những lời phát biểu đầy suy tư sâu sắc như thế của Đức Thánh Cha đã vang động và chiếu tỏa đến tận đáy con tim người nghe.
Vì thế, vào cuối cuộc gặp gỡ, Philipp Gröning, nhà đạo diễn và làm phim người Đức đã tâm sự: „Cuộc họp mặt hôm nay thật tuyệt vời và là một biểu tượng cho sự đối thoại trong hàng thiên niên kỷ giữa nghệ thuật và Giáo Hội cũng như biểu tượng cho sự khởi nguyên chung của nghệ thuật và của tôn giáo. Đây quả là một cử chỉ đầy quảng đại, là chúng tôi được mời về đây, để nói được rằng Giáo Hội cần có những nghệ sĩ biết khảo sát tìm hiểu những điều siêu việt“.
Còn ca sĩ nổi danh người Ý Andrea Boccelli lại thú nhận: „Đức Thánh Cha đã mang lại cho chúng tôi, những người nghệ sĩ, một sự động viên hết sức quan trọng“.
Và nữ kiến trúc sư người I-rắc Zaha Hadid cũng nhận định: „Tôi nghĩ rằng chính sự thể Đức Thánh Cha đã mời tất cả những người này về đây để trao đổi với họ về nghệ thuật, là một ý tưởng rất phóng khoáng“.
Trong khi đó, ngược lại, nhà họa sĩ người Ý Mimmo Paladino lại cho rằng đây chính là lúc Vatican cần đem thể hiện những gì được đề cập tới trong cuộc đối thoại thành cụ thể trong thực tế. Dĩ nhiên, một sự ủy nhiệm của Giáo Hội không thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, và đó cũng là điều đã được Hội đồng Giám Mục Ý nói rõ trong lần xuất bản Sách Bài Đọc mới đây. Còn những gì liên quan tới những chờ đợi và những thất vọng hiện nay, mà chính Mimmo Paladino cũng như một số người nào đó gặp phải, thì trong cuộc phỏng vấn vào năm 2008, Đức TGM Ravasi đã phải công nhận rằng nhiều khi hiện tượng „lực bất tòng tâm“ là một điều không thể phủ nhận được.
Sau cùng người ta cũng tự hỏi: Còn những nghệ sĩ khác không có mặt trong cuộc gặp gỡ quan trọng này, sẽ phản ứng thế nào trước lời đề nghị của Giáo Hội mà Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra?
Có lẽ từ đây cho tới cuộc gặp gỡ trong một khuôn khổ hoàn toàn đặc biệt tại thành phố Venise/Ý vào năm 2011, giữa nghệ thuật và Giáo Hội, người ta sẽ có được nhiều góp ý. Nhưng một điều quá rõ ràng mà ai ai cũng phải công nhận là Vatican đang nắm giữ vai trò chủ động của vấn đề. Và đó là điều hợp lý và cần thiết, vì sứ vụ của Giáo Hội là là rao giảng về Thiên Chúa, Đấng là chân thiện mỹ thuyệt đối.