Thế vận hội Olympia mùa Đông 2010

Ngày nay những cuộc tranh tài thi đấu thể thao càng ngày càng phồ thông trên khắp thế giới ở mọi nước.

Những tranh tài thể theo mức độ quốc gia hầu như diễn ra hằng năm trong nước. Những tranh tài ở mức độ trong lục địa hay liên lục địa thường diễn ra bốn năm một lần. Tranh tài thể thao Olympia bao gồm mọi bộ môn thể thao cho toàn thế giới có hai thể loại: mùa Hè và mùa Đông.

Để kịp tổ chức không trùng cùng vào một năm, thế vận hội mùa Hè diễn ra và hai năm sau vào mùa Đông diễn ra thế vận hội mùa Đông, và cứ xen kẽ như thế để cuộc tranh tài thế vận hội Olympia nào cũng diễn ra như đã qui định bốn năm một lần.

Olympia thế vận hội mùa Đông lần thứ 21. diễn ra từ ngày 12. đến 28. 02.2010 ở Vancouver nước Canada.

1.Thế vận hội trong lịch sử thời xưa

Nguồn gốc thế vận hội có từ thời xa xưa có lẽ từ thời thế kỷ thứ hai trước Công nguyên (trước Chúa giáng sinh). Người ta còn tìm được danh sách những người thắng giải những trò chơi Olympia thế vận từ thế kỷ thứ 4 sang đến năm 776 trước Chúa giáng sinh, bên nước Hy Lạp.

Thuở ban đầu cuộc thi tranh tài chạy đua diễn ra ở vận động trường dài 192,24 mét. Cuộc thi đấu không có ý nghĩa thể thao như bây giờ quan niệm, nhưng thời đó mang đặc tính lễ hội tôn giáo để tôn kính những vị thần cha của thần Zeus và vị thần anh hùng Pelops bên Hy Lạp.

Thời gian lễ hội tranh tài kéo dài 5 ngày. Ngày thứ nhất diễn ra những nghi lễ tôn giáo, khánh thành phong chức tước và diễn hành của các lực sĩ, những huấn luyện viên, trọng tài và khán gỉa tiến vào sân vận động Olympia kính thờ thần Hain. Với thời gian dần dần có thêm những bộ môn thi đấu tranh tài vào cuộc thi chạy đua nữa. Sau cùng có tất cả 18 bộ môn thể thao tham dự thi đấu tranh tài, có cả âm nhạc nữa. Nhưng trung tâm những tranh tài thi đấu không thuần túy là thể thao, nhưng chủ yếu là yếu tố tôn giáo.

Những vận động viện tham dự tranh tài trước hết tham dự vào đoàn rước kiệu tới đền thờ kính thần Zeus. Ở đó các vận động viên tuyên thệ tuân giữ luật lệ thi đấu nghiêm chỉnh. Người nào thắng cuộc thi tài sẽ được choàng một vòng chiến thắng bện bằng nhánh cành Oliu và một băng dải trên trán chung quanh đầu. Họ trông giống như được ân sủng vinh thăng đặc biệt do Thần thánh ban cho, và được ca tụng khắc ghi bằng những lời thi ca cùng tạc tượng.

Năm 148 trước Chúa giáng sinh người Rôma tiến quân xâm lăng Hy Lạp, những trò chơi thế vận hội Olympia mất đi đặc tính của người Hy Lạp. Từ lúc đó, những vận động viên không phải là người Hy lạp được phép tham dự tranh tài thế vận hội. Cuộc thi đấu tranh tài lần cuối cùng theo dự đoán diễn ra năm 393 trước khi hoàng đế Theodor thứ nhất ra chiếu chỉ cấm những nghi lễ của ngoại giáo được thi hành. Nhưng điều chắc chắn, những tranh tài thế vận hội Olympia từ sau năm 426 sau Chúa giáng sinh không được diễn ra, vì hoàng đế Theodor thứ hai hạ lệnh phá hủy các đền thờ của người Hy lạp, và tiếp theo sau những trận lụt, động đất, đã phá hủy những phần còn lại của đền thờ bên Hy Lạp.

2. Olympia trong lịch sử cận đại

Sau hàng thế kỷ dài không có Olympia thế vận hội như đã diễn ra từ thời xa xưa, mãi đến năm 1894 do sáng kiến của Ông Pierre de Coubertin thế vận hội Olympia được tổ chức làm cho sống lại theo ý nghĩa lễ hội thời xa xưa. Thế vận hội Olympia mang mầu sắc cuộc gặp gỡ người trẻ thế giới qua những tranh tài thi đấu thể thao.

Từ năm 1896 cứ bốn năm diễn ra thế vận hội Olympia mùa Hè cho những bộ môn thể thao mùa hè như banh chuyền, đá bóng, chèo thuyền…. Và từ năm 1924 thế vận hội Olympia mùa Đông bắt đầu có, cho những bộ môn thể thao mùa Đông như trượt tuyết, đi bộ nhảy xa trên tuyết...

Tù năm 1994 Thế vận hội Olympia mùa hè và mùa Đông được tổ chức xen kẽ cách nhau hai năm một.

Ủy Ban thế vận hội Olympia thế giới viết tắt là IOC là người đứng ra tổ chức điều hợp thế vận hội Olympia cho toàn thế giới mùa Hè từ 1960 và từ năm 1976 có Thế vận hội Olympia cho người tàn tật.

Và Ủy Ban sẽ bình bầu chọn địa điểm tổ chức Thế vận Hội Olympia tại các nước khác nhau xét theo những tiêu chuẩn đã quy định với nhau.

Thế vận hội Olympia bao gồm hầu hết những bộ môn thể thao, và mọi quốc gia đất nước đều có quyền cử vận động viên lực sĩ tham dự tranh tài.

Thế vận hội Olympia mùa Hè cũng như mùa Đông càng ngày càng trở nên phổ thông cho mọi đất nước. Nhưng cũng có những mặt tiêu cực xuất hiện chen lẫn như vì tranh tài muốn dành thắng lợi người ta đã dùng mọi hình thức như Doping, mua chuộc, thương mại buôn bán…để mong sao đạt được nhiều huy chương hạng nhất hạng nhì hạng ba mang danh tiếng lợi điểm về cho hội đoàn quốc gia mình.

3. Biểu tượng của Olympia

Hội Thế vận hội điền kinh thế giới tổ chức thế vận hội Olympia mùa Hè và mùa Đông nhằm khuyến khích phong trào thể thao luyện tập sức khoẻ, khuyến khích các tài năng phát triển, nâng đỡ kỹ thuật phát triển những bộ môn thể thao sao cho tốt đẹp cùng hữu ích hơn cho vận động viện về thể xác lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho mọi dân tộc, nhất là người trẻ xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn qua thể thao.

Trên lá cờ Olympia mầu trắng có thêu năm vòng tròn liên kết đan bện vào nhau. Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau nói lên đặc điểm của mỗi châu lục trên thế giới:

Vòng tròn mầu xanh da trời tượng trưng cho châu Đại đương hay còn gọi là Úc châu.

Vòng tròn mầu vàng tượng trưng cho Á châu

Vòng tròn mầu xanh lá cây tượng trưng cho Âu châu

Vòng tròn mầu đen tượng trưng cho Phi châu

Vòng tròn mầu đỏ tượng trưng cho Mỹ châu

Năm vòng tròn với năm mầu sắc tượng trưng cho mỗi châu lục cũng nói lên đặc tính của Olympia: Hòa bình, vui tươi, khỏe mạnh, chân thành và tình bằng hữu.

Khẩu hiệu chính thức của Olympia là:“ citius, altius, fortius - nhanh lẹ hơn, cao hơn và mạnh mẽ hơn“.

Ý tưởng của khẩu hiệu này bắt nguồn từ linh mục người Pháp thuộc dòng Đaminh Henri Didon đã nghĩ ra viết bằng tiếng Latin cho hội thể thao trường học ở Arceuil của nhà Dòng. Khẩu hiệu đó trở thành thời danh và phổ thông trong ngành thể thao, nên về sau Pierre Courbetin và IOC đã lấy làm khẩu hiệu chính cho Thế vận hội Olympia.

Pierre de Coubertin, người đã đưa ra sáng kiến phục hồi thế vận hội Olympia trở lại trong lịch sử thời cận đại năm 1894, đã thảo viết ra bản tuyên tín về thế vận hội Olympia: „Điều quan trọng nhất cho các vận động viên tham dự thế vận hội Olympia không phải là chiến thắng đọat giải, nhưng là cùng tham dự vào lệ hội. Cũng như điều quan trọng trong nhất đời sống không phải là thắng thua, nhưng là cố gắng đạt tới đích điểm. Điểm quan trọng nhất không phải là chiếm đoạt, nhưng là chiến đấu.“

Một hai tháng trứơc khi thế vận hội Olympia diễn ra, trong một lễ nghi ở sân vận động Olympia bên Hy lạp ngày xưa, những diễn viên đóng vai những nữ thầy cả thời Hy Lạp cổ xưa sẽ châm lửa lấy từ ánh nắng mặt trời chiếu xuống đốt ngọn đuốc Olympia rực cháy. Ngọn đuốc cháy sáng được gìn giữ bảo vệ đem về tận địa điểm ở quốc gia tổ chức thế vận hội Olympia. Vào đúng ngày khai mạc thế vận hội Olympia ngọn đuốc Olympia sẽ được rước trọng thể trong không khì vui mừng cảm động tiến vào vận động trường châm vào cột lửa ở đó cho cháy sáng trong suốt thời kỳ thi đấu diễn ra Thế vận hội Olympia. Và ngọn lửa Olympia này sẽ được dập tắt ngày lễ bế mạc.

4. Olympia và đạo đức

Olympia là lễ hội thể thao có nguồn gốc xuất xứ từ thời cổ Hy lạp để tôn kính các Thần Thánh của họ. Người Hy Lạp ngày xưa tổ chức lễ hội thi đấu thể thao vừa để giải trí và vừa hướng tới luyện tập thân xác cho tráng kiện.

Họ tổ chức lễ hội thể thao không chỉ nghĩ đến thể thao cho giải trí vui mừng, nhưng họ chú trọng đến khía cạnh đạo giáo tinh thần hơn. Vì thế giữa các cuộc thi đấu thể thao, họ dành thời giờ rước kiệu ca hát tôn kính các Thần Thánh của họ.

Họ còn đặt ra luật lệ trong suốt thời gian diễn ra lễ hội tranh tài thể thao phải giữ nền hòa bình trong đời sống không được gây ra chiến tranh. Các vận động viên tham dự tranh tài phải có bộ mặt vui tươi, Và khi luyện tập cũng như khi thi đấu, họ phải biểu lộ sự chân thành, cái đẹp cái hay của nghệ thuật, họ không được tìm cách chơi xấu. Vì thể thao là môn nghệ thuật nói lên sự dẻo dai uyển chuyển của bắp thịt thân xác và tinh thần con người.

****************

Thế vận hội Olympia lần này diễn ra từ ngày 12. đến 28. 02.2010. Các vận động viên các bộ môn thể thao mùa Đông từ khắp các quốc gia trên thế giới kéo về cùng thi đấu tranh tài giành đoạt giải huy chương vàng hay bạc hay đồng về cho quốc gia đất nước cử đi thi đấu.

Tham dự thi đấu tranh tài kỳ Thế vận hội Olympia mùa Đông lần thứ 21. này có 81 quốc gia gửi các Vận động viên đến, tất cả khoảng 2630 người, cho 15 bộ môn thể thao mùa Đông.

Olympia mùa Đông hay mùa Hè trong thế giới ngày hôm nay là cơ hội thuận tiện giúp các dân tộc các châu lục gặp gỡ nhau qua sống chung trong những ngày thi đấu. Đức giáo hoàng Benedicto thứ 16. trong lá thư gửi Đức tổng giám mục Vancouver, nơi diễn ra Thế vận hội Olympia lần thứ 21., gửi lời chào thăm Ban tổ chức cũng như mọi vận động viên tham dự: „ Thể thao có thể góp phần vào kiến tạo hòa bình cho mọi dân tộc cùng xây dựng nền văn minh tình yêu…Thể thao mang đến nền tảng xây dựng hòa bình và tình bằng hữu giữa các dân tộc. „( Kath.net ngày 06.02.2010)

Còn trong đời sống hằng ngày nơi gia đình, ngoài xã hội, trong Giáo Hội „ Người khác là một nhân tố cần thiết trong đời sống. Con người nhìn vào mình và nhìn sang người khác. Nhìn sang người khác để tìm một khích lệ, một giúp đỡ, một đồng hành. Nhưng bên cạnh cái nhìn nhẹ nhàng đó, đôi khi cũng có một cái nhìn nặng nề. Đó là cái nhìn cạnh tranh, cái nhìn ghen tương, cái nhìn cảnh giác. Người khác vừa có thể là bông hoa của tôi, vừa có thể là cái gai cho tôi. Đối với một số người, ai đó có thể là thiên đàng êm đềm và cũng có thể là địa ngục hãi hùng kinh khủng.“ (Đức giám mục J. B. Bùi Tuần).

Nên Thánh Phaolô nhắn nhủ: „Đừng làm chi vì ganh tỵ, vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ ( Phil 2,3).