Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Châu Phi vừa kết thúc tại Rôma, ngay trong cơ cấu tổ chức và điều hành cũng như thành phần tham dự, không hẳn chỉ nhằm nói với Châu Phi. Đã đành Châu Phi là cái đinh của Thượng Hội Đồng cũng như của tông huấn hậu thượng hội đồng sau này nhưng sứ điệp của nó không giới hạn với Châu Phi mà thôi. Đó chính là cách nhìn của Đức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest và hiện đứng đầu Liên Hội Đồng Các Giám Mục Châu Âu, một trong các nghị phụ của Thượng Hội Đồng. Khi trả lời phỏng vấn của Zenit ngày 2 tháng Mười Một vừa qua, Đức Hồng Y Erdo cho hay: Giáo Hội tại Châu Âu học hỏi được rất nhiều từ người anh em phía nam của mình tại các cuộc tranh luận tháng qua ở Thượng Hội Đồng về Châu Phi.
Theo Đức Hồng Y, kết quả của Thượng Hội Đồng đã được thể hiện trong Sứ Điệp sau cùng, tóm kết công việc, các tham luận và quan tâm của THĐ, và trong các đề nghị mà THĐ đã đệ trình Đức Thánh Cha để Ngài soạn thảo tông huấn hậu THĐ. Ngoài ra, kết quả ấy đã, đang và sẽ không chỉ dành cho Châu Phi mà thôi mà là cho toàn thể Giáo Hội phổ quát.
Không phải là chuyện tình cờ khi mọi châu lục, mọi người Công Giáo khắp các châu lục, đều có đại diện tại THĐ ấy. Vì các vấn đề được bàn thảo ở đó luôn có khía cạnh phổ quát, hay khía cạnh hoàn cầu, nếu bạn muốn nói thế. Chỉ đơn cử một trường hợp: hệ thống kinh tế tài chánh và thị trường nguyên liệu cũng đã liên kết thế giới giầu có với Châu Phi và Trung Hoa rồi, v.v… Cả vấn đề di dân cũng thế, đó là một hiện tượng, xét về một phương diện, đang tác động trên các nước Châu Phi, bởi vì biết bao các nhà trí thức, người nghèo và người bị bách hại đang rời bỏ đó, và tất cả những chuyện này không tách biệt với các hậu quả tàn nhẫn của nền chính trị quốc tế và nền kinh tế hoàn cầu, nhưng xét theo một phương diện khác, nó lại đang nêu ra vấn đề nhân đạo đối với các di dân hiện đang có mặt tại các nước Phương Tây.
Lẽ dĩ nhiên, trong đó cũng có khía cạnh thuộc nội bộ giáo hội nữa, như chính chủ đề của THĐ đã chỉ rõ. Thực vậy, Giáo Hội vẫn coi việc cổ vũ hòa giải, công lý và hòa bình như là một phần trong sứ mệnh của mình, và không phải chỉ tại Châu Phi mà thôi, vì ngày nay, công lý của một miền không thể nào tách biệt khỏi tác phong đúng đắn nơi các quốc gia khác.
Khía cạnh mục vụ cũng là yếu tố nối kết THĐ với thế giới, vì chắc chắn tại các quốc gia có người di dân đến từ Châu Phi, trong số ấy không ít người là Công Giáo, thì việc các linh mục đến hỗ trợ họ trong vai trò mục tử phải là việc chính đáng và cần thiết. Và do đó, ta cũng phải hợp nhất về vấn đề ơn gọi, đấy cũng là những dự án có tính mục vụ và văn hóa.
Cho nên, trong số các kết quả của THĐ, ta cũng thấy những định mức rõ ràng về một số trách nhiệm đòi nỗ lực đặc biệt nơi các giáo hội tại các nước giầu có, các nước Phương Tây, chứ không riêng gì giáo hội tại Châu Phi.
Đức HY Erdo cũng cho hay: kể từ THĐ về Châu Phi lần thứ nhất cách đây 15 năm, tình trạng an ninh, dân chủ và kinh tế tại Châu Phi chưa có gì cải thiện; ngược lại, chúng còn tệ đi tại một số quốc gia. Một số còn chứng tỏ đang thụt lùi về phương diện giáo dục và y tế công cộng. Nạn tham nhũng và bạo lực cũng vẫn còn đang hoành hành tại một số quốc gia, không hẳn do chính trị mà bắt rễ trong nền kinh tế, đôi khi do ngoại quốc châm ngòi. Điều ấy đang làm cuộc sống của dân nghèo ra khó khăn, nếu không muốn nói là khôg thể sống được.
Ấy thế nhưng cũng có nhiều phát triển tích cực. Một vài quốc gia Châu Phi đã có khả năng giải quyết được vấn đề lương thực cho dân chúng của mình. Đây quả là một bước tiến có ý nghĩa. Trong khi ấy, đáng tiếc thay, có nhiều quốc gia khác lại không có khả năng ấy. Về phương diện con số các giáo phận, các giám mục, linh mục và cộng đoàn tu sĩ thì trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Châu Phi đã gia tăng đáng kể.. Đây là dấu chỉ hồng ân Chúa.
Chúng ta cũng có thể nói Giáo Hội tại Châu Phi là một Giáo Hội truyền giáo, một giáo hội đầy năng lực. Dĩ nhiên, tại Giáo Hội trẻ trung này, hiện đang có những vấn đề mục vụ muôn thuở từng song hành với lịch sử Giáo Hội tại các châu lục khác, như phù thủy, mê tín, vấn đề phải truyền thông đức tin một cách rõ ràng. Nhưng cũng có những truyền thống bộ lạc rất đáng khen, từng được nhìn nhận trong phạm vi giáo hội, vì chúng đem lại các mô thức có thể rửa tội được dưới áng sáng Phúc Âm và mang nhiều ý nghĩa lớn lao, như các nghi thức hòa gaỉi giữa nhiều nhóm khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo một phương diện khác, cũng có những phong tục và truyền thống cần được thay thế hay được đức tin soi sáng thêm. Có những khía cạnh thuộc thân phận xã hội của phụ nữ trong khuôn khổ đa thê hay truyền thống bộ lạc không thể nào duy trì được cả trên quan điểm Kitô Giáo lẫn quan điểm nam nữ bình quyền. Về vấn đề này, người ta thấy có sự dị biệt lớn giữa các quốc gia của châu lục.
Một giá trị truyền thống mà ta tuyệt đối phải rửa tội cho và là điểm then chốt trong nền thần học Châu Phi chính là gia đình. Gia đình Châu Phi và gia đình như một mô thức của nền thần học về Giáo Hội, mô thức của giáo hội học, tức Giáo Hội như gia đình của Chúa, vốn là chủ đề then chốt của THĐ lần thứ nhất về Châu Phi, và bây giờ cũng xuất hiện tại THĐ này. Chính vì thế, điều quan trọng là các ý thức hệ ngoại lai không được hủy diệt gia đình, không được đưa ra các thay đổi luật lệ đi ngược lại gia đình.
Theo Đức HY Erdo, từ nhiều năm nay, vẫn có sự hợp tác có tính định chế giữa SECAM (Hội Nghị Chuyên Đề Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi và Madagascar) và Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Âu. Hai bên đã có những ủy ban để cùng nhau tổ chức công việc; đỉnh cao các cố gắng này là một hội nghị hầu như mỗi năm một lần. Gần đây, đã có sự luân phiên về địa điểm của hội nghị: năm ở Châu Phi, năm ở Châu Âu. Hai bên từng thảo luận các vấn đề như nạn nô lệ, việc di dân, rõ ràng đều là những vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như vấn đề các linh mục thuộc chương trình tặng phẩm niềm tin (fidei donum), được phái từ giáo phận này qua giáo phận nọ để làm việc trong phạm vi mục vụ.
Nhiều linh mục Châu Phi hiện đang sống tại Châu Âu, nhưng không phải vị nào cũng có khế ước qui định rõ ràng, nghĩa là được hưởng hoàn cảnh trong đó hai giáo phận thoả thuận để vị linh mục trở thành người của giáo phận mới tới, có quyền lợi theo luật, có bảo hiểm y tế, v.v… Dĩ nhiên, cũng có những linh mục rời bỏ xứ sở vì lý do chính trị, nhưng cũng có nhiều linh mục ở lại Châu Âu vì lý do học vấn hay chữa bệnh, thành thử các giám mục phải xem sét điều kiện của tất cả các linh mục này và hỗ trợ họ.
Rồi cũng có điều quan trọng nữa là các tu sinh, tức những người đang chuẩn bị nhập dòng tu, đừng nên rời xứ sở của mình quá sớm, trước khi hoàn tất việc đào tạo. Vì trong lúc được đào tạo tại một môi trường văn hóa khác, nhiều người hoặc đã mất ơn gọi hoặc thấy mình không có ơn gọi hay còn tệ hơn, không thích hợp với bậc sống này, theo nhận định của chính dòng mình muốn tu học. Thành ra, họ bị buộc phải ra khỏi tu viện và rơi vào một xã hội hết sức lạnh lùng với họ, không chấp nhận họ, mà họ cũng không chịu trở về quê hương. Chắc chắn phải tránh những hoàn cảnh như thế. Các giám mục Châu Phi đã đề nghị rằng phần đầu của việc đào tạo nhất thiết phải diễn ra ngay tại Châu Phi.
Cũng còn sự hợp tác trong phạm vi khoa học, thần học và giáo dục nữa. Nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo và nhiều đại học Công Giáo đã được khai sinh tại Châu Phi. Do đó, trong phạm vi này, hiện đang có nhiều khai triển rất tích cực.
Nhưng trong THĐ này, điều gì quan trọng nhất đối với các giám mục Châu Âu? Đối với câu hỏi này, Đức HY Erdo cho hay: Trước nhất, cần nhớ rằng THĐ này cũng nói với người Châu Âu nữa. Nó giúp người Châu Âu hiểu chức năng của thế giới Tây Phương trong đời sống nhân loại. Nó giúp họ thấy rõ hơn trách nhiệm cũng như các yếu điểm của họ: trách nhiệm đối diện với các chính khách, đối diện với những ai ra quyết định trong phạm vi kinh tế để có thể hành động một cách có trách nhiệm ở ngoại quốc, như liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu chẳng hạn, là các thứ được khai thác và nhập cảng từ Châu Phi. Vấn đề phát triển nông nghiệp cũng là một thách đố lớn, vì ở Châu Phi, có rất nhiều người nghèo và đói hiện đang sống dưới mức ngắc ngoải.
Đức HY nhấn mạnh: ”Cho nên, điều cần là trách nhiệm càng lớn thì óc thực tiễn cũng càng cần phải lớn. Hành động theo kiểu ý thức hệ mà thôi không đủ, kể cả ý thức hệ của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không thể áp đặt việc viện trợ của chúng ta mà phải luôn hành động trong hiệp thông với Giáo Hội địa phương, chứ không được phớt lờ Giáo Hội ấy hay tạo ra các dự án chẳng ăn nhằm gì tới đời sống các Kitô hữu của Giáo Hội ấy”.
Mặt khác, Giáo Hội Châu Âu học được từ Giáo Hội Châu Phi rất nhiều. Trước nhất là tinh thần hồi sinh và năng lực lớn lao, sự sâu sắc trong đời sống đạo đức, kể cả phụng vụ, khả năng làm việc trong các hoàn cảnh khó khăn. Giáo Hội Châu Âu cũng học được từ Giáo Hội Châu Phi lòng khiêm nhường và trung thành của những người bị bách hại vì niềm tin Kitô giáo của mình. Nó cũng học được tầm nhìn Kitô Giáo được Đức Tin soi sáng, vì chính trong ngữ cảnh những cuộc tranh chấp sắc tộc, quốc gia hay nòi giống, vẫn có những chứng nhân Phúc Âm can đảm nói với binh lính chém giết họ rằng: cả các anh nữa cũng là Kitô hữu. Và khi binh lính bảo họ: đúng, bọn tao là Kitô hữu, nhưng trước khi là Kitô hữu, bọn tao thuộc một bộ lạc, họ đã đáp lại: điều đó không đúng.
Theo Đức HY Erdo, người Công Giáo Châu Âu cũng nên suy nghĩ về thái độ của họ. Vì nhiều người Kitô hữu tại đây coi sở hữu nhân bản đứng hàng đầu. Ngài bảo: “Hãy nói có đối với bản sắc văn hóa nhưng phải nói không đối với việc thờ ngẫu thần nòi giống và quốc gia, vì tất cả chúng ta đều là anh chị em, con cái Thiên Chúa. Thái độ có tính gia đình này đã được phát biểu rất hay trong nền thần học Châu Phi”.
Theo Đức Hồng Y, kết quả của Thượng Hội Đồng đã được thể hiện trong Sứ Điệp sau cùng, tóm kết công việc, các tham luận và quan tâm của THĐ, và trong các đề nghị mà THĐ đã đệ trình Đức Thánh Cha để Ngài soạn thảo tông huấn hậu THĐ. Ngoài ra, kết quả ấy đã, đang và sẽ không chỉ dành cho Châu Phi mà thôi mà là cho toàn thể Giáo Hội phổ quát.
Không phải là chuyện tình cờ khi mọi châu lục, mọi người Công Giáo khắp các châu lục, đều có đại diện tại THĐ ấy. Vì các vấn đề được bàn thảo ở đó luôn có khía cạnh phổ quát, hay khía cạnh hoàn cầu, nếu bạn muốn nói thế. Chỉ đơn cử một trường hợp: hệ thống kinh tế tài chánh và thị trường nguyên liệu cũng đã liên kết thế giới giầu có với Châu Phi và Trung Hoa rồi, v.v… Cả vấn đề di dân cũng thế, đó là một hiện tượng, xét về một phương diện, đang tác động trên các nước Châu Phi, bởi vì biết bao các nhà trí thức, người nghèo và người bị bách hại đang rời bỏ đó, và tất cả những chuyện này không tách biệt với các hậu quả tàn nhẫn của nền chính trị quốc tế và nền kinh tế hoàn cầu, nhưng xét theo một phương diện khác, nó lại đang nêu ra vấn đề nhân đạo đối với các di dân hiện đang có mặt tại các nước Phương Tây.
Lẽ dĩ nhiên, trong đó cũng có khía cạnh thuộc nội bộ giáo hội nữa, như chính chủ đề của THĐ đã chỉ rõ. Thực vậy, Giáo Hội vẫn coi việc cổ vũ hòa giải, công lý và hòa bình như là một phần trong sứ mệnh của mình, và không phải chỉ tại Châu Phi mà thôi, vì ngày nay, công lý của một miền không thể nào tách biệt khỏi tác phong đúng đắn nơi các quốc gia khác.
Khía cạnh mục vụ cũng là yếu tố nối kết THĐ với thế giới, vì chắc chắn tại các quốc gia có người di dân đến từ Châu Phi, trong số ấy không ít người là Công Giáo, thì việc các linh mục đến hỗ trợ họ trong vai trò mục tử phải là việc chính đáng và cần thiết. Và do đó, ta cũng phải hợp nhất về vấn đề ơn gọi, đấy cũng là những dự án có tính mục vụ và văn hóa.
Cho nên, trong số các kết quả của THĐ, ta cũng thấy những định mức rõ ràng về một số trách nhiệm đòi nỗ lực đặc biệt nơi các giáo hội tại các nước giầu có, các nước Phương Tây, chứ không riêng gì giáo hội tại Châu Phi.
Đức HY Erdo cũng cho hay: kể từ THĐ về Châu Phi lần thứ nhất cách đây 15 năm, tình trạng an ninh, dân chủ và kinh tế tại Châu Phi chưa có gì cải thiện; ngược lại, chúng còn tệ đi tại một số quốc gia. Một số còn chứng tỏ đang thụt lùi về phương diện giáo dục và y tế công cộng. Nạn tham nhũng và bạo lực cũng vẫn còn đang hoành hành tại một số quốc gia, không hẳn do chính trị mà bắt rễ trong nền kinh tế, đôi khi do ngoại quốc châm ngòi. Điều ấy đang làm cuộc sống của dân nghèo ra khó khăn, nếu không muốn nói là khôg thể sống được.
Ấy thế nhưng cũng có nhiều phát triển tích cực. Một vài quốc gia Châu Phi đã có khả năng giải quyết được vấn đề lương thực cho dân chúng của mình. Đây quả là một bước tiến có ý nghĩa. Trong khi ấy, đáng tiếc thay, có nhiều quốc gia khác lại không có khả năng ấy. Về phương diện con số các giáo phận, các giám mục, linh mục và cộng đoàn tu sĩ thì trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Châu Phi đã gia tăng đáng kể.. Đây là dấu chỉ hồng ân Chúa.
Chúng ta cũng có thể nói Giáo Hội tại Châu Phi là một Giáo Hội truyền giáo, một giáo hội đầy năng lực. Dĩ nhiên, tại Giáo Hội trẻ trung này, hiện đang có những vấn đề mục vụ muôn thuở từng song hành với lịch sử Giáo Hội tại các châu lục khác, như phù thủy, mê tín, vấn đề phải truyền thông đức tin một cách rõ ràng. Nhưng cũng có những truyền thống bộ lạc rất đáng khen, từng được nhìn nhận trong phạm vi giáo hội, vì chúng đem lại các mô thức có thể rửa tội được dưới áng sáng Phúc Âm và mang nhiều ý nghĩa lớn lao, như các nghi thức hòa gaỉi giữa nhiều nhóm khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo một phương diện khác, cũng có những phong tục và truyền thống cần được thay thế hay được đức tin soi sáng thêm. Có những khía cạnh thuộc thân phận xã hội của phụ nữ trong khuôn khổ đa thê hay truyền thống bộ lạc không thể nào duy trì được cả trên quan điểm Kitô Giáo lẫn quan điểm nam nữ bình quyền. Về vấn đề này, người ta thấy có sự dị biệt lớn giữa các quốc gia của châu lục.
Một giá trị truyền thống mà ta tuyệt đối phải rửa tội cho và là điểm then chốt trong nền thần học Châu Phi chính là gia đình. Gia đình Châu Phi và gia đình như một mô thức của nền thần học về Giáo Hội, mô thức của giáo hội học, tức Giáo Hội như gia đình của Chúa, vốn là chủ đề then chốt của THĐ lần thứ nhất về Châu Phi, và bây giờ cũng xuất hiện tại THĐ này. Chính vì thế, điều quan trọng là các ý thức hệ ngoại lai không được hủy diệt gia đình, không được đưa ra các thay đổi luật lệ đi ngược lại gia đình.
Theo Đức HY Erdo, từ nhiều năm nay, vẫn có sự hợp tác có tính định chế giữa SECAM (Hội Nghị Chuyên Đề Các Hội Đồng Giám Mục Châu Phi và Madagascar) và Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Âu. Hai bên đã có những ủy ban để cùng nhau tổ chức công việc; đỉnh cao các cố gắng này là một hội nghị hầu như mỗi năm một lần. Gần đây, đã có sự luân phiên về địa điểm của hội nghị: năm ở Châu Phi, năm ở Châu Âu. Hai bên từng thảo luận các vấn đề như nạn nô lệ, việc di dân, rõ ràng đều là những vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như vấn đề các linh mục thuộc chương trình tặng phẩm niềm tin (fidei donum), được phái từ giáo phận này qua giáo phận nọ để làm việc trong phạm vi mục vụ.
Nhiều linh mục Châu Phi hiện đang sống tại Châu Âu, nhưng không phải vị nào cũng có khế ước qui định rõ ràng, nghĩa là được hưởng hoàn cảnh trong đó hai giáo phận thoả thuận để vị linh mục trở thành người của giáo phận mới tới, có quyền lợi theo luật, có bảo hiểm y tế, v.v… Dĩ nhiên, cũng có những linh mục rời bỏ xứ sở vì lý do chính trị, nhưng cũng có nhiều linh mục ở lại Châu Âu vì lý do học vấn hay chữa bệnh, thành thử các giám mục phải xem sét điều kiện của tất cả các linh mục này và hỗ trợ họ.
Rồi cũng có điều quan trọng nữa là các tu sinh, tức những người đang chuẩn bị nhập dòng tu, đừng nên rời xứ sở của mình quá sớm, trước khi hoàn tất việc đào tạo. Vì trong lúc được đào tạo tại một môi trường văn hóa khác, nhiều người hoặc đã mất ơn gọi hoặc thấy mình không có ơn gọi hay còn tệ hơn, không thích hợp với bậc sống này, theo nhận định của chính dòng mình muốn tu học. Thành ra, họ bị buộc phải ra khỏi tu viện và rơi vào một xã hội hết sức lạnh lùng với họ, không chấp nhận họ, mà họ cũng không chịu trở về quê hương. Chắc chắn phải tránh những hoàn cảnh như thế. Các giám mục Châu Phi đã đề nghị rằng phần đầu của việc đào tạo nhất thiết phải diễn ra ngay tại Châu Phi.
Cũng còn sự hợp tác trong phạm vi khoa học, thần học và giáo dục nữa. Nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo và nhiều đại học Công Giáo đã được khai sinh tại Châu Phi. Do đó, trong phạm vi này, hiện đang có nhiều khai triển rất tích cực.
Nhưng trong THĐ này, điều gì quan trọng nhất đối với các giám mục Châu Âu? Đối với câu hỏi này, Đức HY Erdo cho hay: Trước nhất, cần nhớ rằng THĐ này cũng nói với người Châu Âu nữa. Nó giúp người Châu Âu hiểu chức năng của thế giới Tây Phương trong đời sống nhân loại. Nó giúp họ thấy rõ hơn trách nhiệm cũng như các yếu điểm của họ: trách nhiệm đối diện với các chính khách, đối diện với những ai ra quyết định trong phạm vi kinh tế để có thể hành động một cách có trách nhiệm ở ngoại quốc, như liên quan tới tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu chẳng hạn, là các thứ được khai thác và nhập cảng từ Châu Phi. Vấn đề phát triển nông nghiệp cũng là một thách đố lớn, vì ở Châu Phi, có rất nhiều người nghèo và đói hiện đang sống dưới mức ngắc ngoải.
Đức HY nhấn mạnh: ”Cho nên, điều cần là trách nhiệm càng lớn thì óc thực tiễn cũng càng cần phải lớn. Hành động theo kiểu ý thức hệ mà thôi không đủ, kể cả ý thức hệ của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không thể áp đặt việc viện trợ của chúng ta mà phải luôn hành động trong hiệp thông với Giáo Hội địa phương, chứ không được phớt lờ Giáo Hội ấy hay tạo ra các dự án chẳng ăn nhằm gì tới đời sống các Kitô hữu của Giáo Hội ấy”.
Mặt khác, Giáo Hội Châu Âu học được từ Giáo Hội Châu Phi rất nhiều. Trước nhất là tinh thần hồi sinh và năng lực lớn lao, sự sâu sắc trong đời sống đạo đức, kể cả phụng vụ, khả năng làm việc trong các hoàn cảnh khó khăn. Giáo Hội Châu Âu cũng học được từ Giáo Hội Châu Phi lòng khiêm nhường và trung thành của những người bị bách hại vì niềm tin Kitô giáo của mình. Nó cũng học được tầm nhìn Kitô Giáo được Đức Tin soi sáng, vì chính trong ngữ cảnh những cuộc tranh chấp sắc tộc, quốc gia hay nòi giống, vẫn có những chứng nhân Phúc Âm can đảm nói với binh lính chém giết họ rằng: cả các anh nữa cũng là Kitô hữu. Và khi binh lính bảo họ: đúng, bọn tao là Kitô hữu, nhưng trước khi là Kitô hữu, bọn tao thuộc một bộ lạc, họ đã đáp lại: điều đó không đúng.
Theo Đức HY Erdo, người Công Giáo Châu Âu cũng nên suy nghĩ về thái độ của họ. Vì nhiều người Kitô hữu tại đây coi sở hữu nhân bản đứng hàng đầu. Ngài bảo: “Hãy nói có đối với bản sắc văn hóa nhưng phải nói không đối với việc thờ ngẫu thần nòi giống và quốc gia, vì tất cả chúng ta đều là anh chị em, con cái Thiên Chúa. Thái độ có tính gia đình này đã được phát biểu rất hay trong nền thần học Châu Phi”.