Giáo hội Công giáo ở châu Phi đang trải nghiệm qua một giai đoạn lớn mạnh mau chóng nhất trong suốt 2000 năm lịch sử Kitô giáo. Năm 1900, có lẽ chỉ có khoảng 1.9 triệu người Công giáo ở vùng châu Phi hạ Sahara. Ngày nay con số này là 160 triệu. Hai mươi phần trăm số chủng sinh trên thế giới hiện nay đang tu học tại châu Phi. Kể từ Hội nghị Đặc biệt kỳ I về Phi châu của Thượng hội đồng các Giám mục năm 1994 đến nay, đã có trên 250 giám mục được tấn phong, 70 giáo phận mới được thành lập.
Sự lớn mạnh xét theo con số thật là ngoạn mục và sinh hoạt giáo xứ ở nhiều nơi rất mạnh, nhưng mọi định giá về phẩm chất của đời sống giáo hội cũng phải xét đến ảnh hưởng những người Công giáo tạo ra trong xã hội. Đó là điều mà Hội nghị Đặc biệt kỳ II về Phi châu của Thượng hội đồng các Giám mục đang thực hiện trong các buổi họp tại Roma từ ngày 4 đến 25 tháng 10 năm nay với chủ đề “Giáo hội tại châu Phi phục vụ Hòa giải, Công lý và Hòa bình.” Như tài liệu chuẩn bị của Thượng hội đồng đề nghị: “[giáo hội] không được thu vào cái vỏ của mình mà sống… Phải can đảm tiến lên… thi hành sứ vụ của mình ad gentes.”
Tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng chỉ ra những tiến bộ về chính trị và xã hội nơi một số quốc gia như Ghana, Liberia, Rwanda và Nam Phi. Ước nguyện khắp nơi muốn có dân chủ và một chính phủ tốt hơn, vẫn còn mạnh mẽ, mặc dầu trong nhiều nước thực tế những điều đó vẫn còn xa vời. Bất ổn và xung đột vẫn còn triền miên ở Zimbabwe và Sudan, trong những cuộc tranh chấp bộ tộc tại miền đông Congo, và tại Somalia, nơi một chính phủ mong manh vẫn còn cố bám víu. Quốc gia đông dân nhất châu Phi là Nigeria, đang khổ đau vì nạn bạo hành triền miên ở vùng Châu thổ Niger và vì cảnh bất lực của chính quyền quốc gia ở khắp nơi. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo thêm gánh nặng cho những người nghèo khó ở châu Phi. Con số người nghèo khổ càng ngày càng tăng, gồm cả những người tỵ nạn môi trường đang trốn chạy những vùng đất hoang khô cằn gây ra rõ rệt bởi sự tăng nhiệt toàn cầu. Sau cùng, tuy Trung quốc là đối tác đầu tư mới của châu Phi, nhưng nước này hoạt động theo một mô hình kinh tế lạm dụng các tài nguyên thiên nhiên cũng như lao động địa phương rẻ mạt.
Một dấu hiệu tích cực là sự dấn thân của người Công giáo trong việc mưu tìm hòa bình. Nhiều giám mục châu Phi đã dẫn dầu các sáng kiến tạo lập hòa bình tại địa phương và trong cả nước. Thêm vào đó, các cơ quan quốc tế như Catholic Relief Services và Caritas Internationalis đã, cùng với những hoạt động lịch sử để cứu trợ và phát triển, đã có thêm những nỗ lực xây dựng hòa bình. Cộng đồng Sant’Egidio, đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến ở Mozambique năm 1992, nay đang hoạt động tại Dakfur và vùng phía đông Congo. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng hòa bình muốn có kết quả phải cần để cho các sáng kiến của giáo hội đi xuống được tận cơ sở hạ tầng. Phải có các ủy ban về hoà bình và công lý hữu hiệu trong các xứ đạo, trong các giáo phận, để nói lên những vấn đề nhân quyền – đặc biệt là quyền của phụ nữ - để chuẩn bị và giám sát cho những cuộc bầu được cử tự do và công bằng, để phản đối các vụ tham nhũng trong chính quyền và trong thương vụ.
Khắp cả thế giới người ta càng ngày càng xác tín rằng châu Phi phải tự mình giải quyết những khó khăn của mình, và cũng có những chống đối càng ngày càng nhiều những sự can thiệp từ bên ngoài vào. Các giám mục tin rằng những giải pháp cho các khó khăn của châu Phi phải đến từ châu Phi. Một mặt, nếu tiếp tục dựa vào cộng đồng quốc tế, Liên hiệp quốc, và các tổ chức quốc tế phi chính phủ, để giải quyết những vấn đề của châu Phi, thì kết quả tạo ra chỉ là một sự tùy thuộc què quặt. Mặt khác, các chính quyền ở châu Phi càng ngày càng nghi ngờ rằng Responsibility to Protect (Trách nhiệm Bảo vệ), một nguyên tắc do LHQ và do Đức giáo hoàng Benedict XVI đề xướng ra, sẽ mời gọi các cường quốc xen vào nội bộ châu Phi. Nhưng, sự thật cho biết, các binh sĩ bảo vệ hòa bình của Liên hiệp Phi châu chỉ đạt được những thành quả hạn chế khi đối phó với những tình huống khủng hoảng. Những sự mạng này đã thiếu thốn về trang bị và nhân sự, quyền ủy nhiệm và những luật lệ về can thiệp thì hẹp hòi, tất cả đã ngăn chận không cho hoạt động được hiệu quả.
Thêm vào đó, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở Zimbabwe và Sudan, các nhà lãnh đạo châu Phi đã chứng tỏ một thái độ thiếu thiện chí, không muốn giải quyết những vụ gây rối ngay trong những vùng lân cận. Nói đến nhu cầu hòa bình trong vùng, điều khôn ngoan đối với Thượng hội đồng là nhắc nhở các nhà lãnh đạo châu Phi về giảng huấn của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong thông điệp mới nhất của ngài, Caritas in Veritate, rằng Trách nhiệm Bảo vệ bắt đầu bằng trách nhiệm của các chính quyền đối với công ích trong từng nước của các vị đó. Chỉ thất bại khi thi hành nhiệm vụ đó mới mời gọi sự can thiệp từ bên ngoài, hoặc khu vực hoặc quốc tế. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cần được nhắc nhở đến nhiệm vụ của nó là yểm trợ các hoạt động can thiệp nhân đạo bằng những sự tiếp tế đầy đủ và cung ứng thẩm quyền hợp pháp thích nghi để bảo vệ người vô tội, ngăn chận bạo lực và kiến tạo hòa bình.
Xin dùng lời ghi trong tài liệu làm việc của Thượng hội đồng: “Sứ mạng phục vụ hòa bình sẽ bao gồm công tác xây dựng hòa bình trong mỗi thành phần của thân thể Đức Kitô, để mỗi cá nhân trở thành người nam người nữ mới, có khả năng dấn thân vào tiến trình hòa bình ở châu Phi.” Khi mà con số người Công giáo tiếp tục gia tăng nhanh chóng tại châu lục này, thì giáo hội đồng thời phả tăng cường các nỗ lực phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình.
Nguồn: Tạp chí America
Sự lớn mạnh xét theo con số thật là ngoạn mục và sinh hoạt giáo xứ ở nhiều nơi rất mạnh, nhưng mọi định giá về phẩm chất của đời sống giáo hội cũng phải xét đến ảnh hưởng những người Công giáo tạo ra trong xã hội. Đó là điều mà Hội nghị Đặc biệt kỳ II về Phi châu của Thượng hội đồng các Giám mục đang thực hiện trong các buổi họp tại Roma từ ngày 4 đến 25 tháng 10 năm nay với chủ đề “Giáo hội tại châu Phi phục vụ Hòa giải, Công lý và Hòa bình.” Như tài liệu chuẩn bị của Thượng hội đồng đề nghị: “[giáo hội] không được thu vào cái vỏ của mình mà sống… Phải can đảm tiến lên… thi hành sứ vụ của mình ad gentes.”
Tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng chỉ ra những tiến bộ về chính trị và xã hội nơi một số quốc gia như Ghana, Liberia, Rwanda và Nam Phi. Ước nguyện khắp nơi muốn có dân chủ và một chính phủ tốt hơn, vẫn còn mạnh mẽ, mặc dầu trong nhiều nước thực tế những điều đó vẫn còn xa vời. Bất ổn và xung đột vẫn còn triền miên ở Zimbabwe và Sudan, trong những cuộc tranh chấp bộ tộc tại miền đông Congo, và tại Somalia, nơi một chính phủ mong manh vẫn còn cố bám víu. Quốc gia đông dân nhất châu Phi là Nigeria, đang khổ đau vì nạn bạo hành triền miên ở vùng Châu thổ Niger và vì cảnh bất lực của chính quyền quốc gia ở khắp nơi. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo thêm gánh nặng cho những người nghèo khó ở châu Phi. Con số người nghèo khổ càng ngày càng tăng, gồm cả những người tỵ nạn môi trường đang trốn chạy những vùng đất hoang khô cằn gây ra rõ rệt bởi sự tăng nhiệt toàn cầu. Sau cùng, tuy Trung quốc là đối tác đầu tư mới của châu Phi, nhưng nước này hoạt động theo một mô hình kinh tế lạm dụng các tài nguyên thiên nhiên cũng như lao động địa phương rẻ mạt.
Một dấu hiệu tích cực là sự dấn thân của người Công giáo trong việc mưu tìm hòa bình. Nhiều giám mục châu Phi đã dẫn dầu các sáng kiến tạo lập hòa bình tại địa phương và trong cả nước. Thêm vào đó, các cơ quan quốc tế như Catholic Relief Services và Caritas Internationalis đã, cùng với những hoạt động lịch sử để cứu trợ và phát triển, đã có thêm những nỗ lực xây dựng hòa bình. Cộng đồng Sant’Egidio, đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến ở Mozambique năm 1992, nay đang hoạt động tại Dakfur và vùng phía đông Congo. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng hòa bình muốn có kết quả phải cần để cho các sáng kiến của giáo hội đi xuống được tận cơ sở hạ tầng. Phải có các ủy ban về hoà bình và công lý hữu hiệu trong các xứ đạo, trong các giáo phận, để nói lên những vấn đề nhân quyền – đặc biệt là quyền của phụ nữ - để chuẩn bị và giám sát cho những cuộc bầu được cử tự do và công bằng, để phản đối các vụ tham nhũng trong chính quyền và trong thương vụ.
Khắp cả thế giới người ta càng ngày càng xác tín rằng châu Phi phải tự mình giải quyết những khó khăn của mình, và cũng có những chống đối càng ngày càng nhiều những sự can thiệp từ bên ngoài vào. Các giám mục tin rằng những giải pháp cho các khó khăn của châu Phi phải đến từ châu Phi. Một mặt, nếu tiếp tục dựa vào cộng đồng quốc tế, Liên hiệp quốc, và các tổ chức quốc tế phi chính phủ, để giải quyết những vấn đề của châu Phi, thì kết quả tạo ra chỉ là một sự tùy thuộc què quặt. Mặt khác, các chính quyền ở châu Phi càng ngày càng nghi ngờ rằng Responsibility to Protect (Trách nhiệm Bảo vệ), một nguyên tắc do LHQ và do Đức giáo hoàng Benedict XVI đề xướng ra, sẽ mời gọi các cường quốc xen vào nội bộ châu Phi. Nhưng, sự thật cho biết, các binh sĩ bảo vệ hòa bình của Liên hiệp Phi châu chỉ đạt được những thành quả hạn chế khi đối phó với những tình huống khủng hoảng. Những sự mạng này đã thiếu thốn về trang bị và nhân sự, quyền ủy nhiệm và những luật lệ về can thiệp thì hẹp hòi, tất cả đã ngăn chận không cho hoạt động được hiệu quả.
Thêm vào đó, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở Zimbabwe và Sudan, các nhà lãnh đạo châu Phi đã chứng tỏ một thái độ thiếu thiện chí, không muốn giải quyết những vụ gây rối ngay trong những vùng lân cận. Nói đến nhu cầu hòa bình trong vùng, điều khôn ngoan đối với Thượng hội đồng là nhắc nhở các nhà lãnh đạo châu Phi về giảng huấn của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong thông điệp mới nhất của ngài, Caritas in Veritate, rằng Trách nhiệm Bảo vệ bắt đầu bằng trách nhiệm của các chính quyền đối với công ích trong từng nước của các vị đó. Chỉ thất bại khi thi hành nhiệm vụ đó mới mời gọi sự can thiệp từ bên ngoài, hoặc khu vực hoặc quốc tế. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cần được nhắc nhở đến nhiệm vụ của nó là yểm trợ các hoạt động can thiệp nhân đạo bằng những sự tiếp tế đầy đủ và cung ứng thẩm quyền hợp pháp thích nghi để bảo vệ người vô tội, ngăn chận bạo lực và kiến tạo hòa bình.
Xin dùng lời ghi trong tài liệu làm việc của Thượng hội đồng: “Sứ mạng phục vụ hòa bình sẽ bao gồm công tác xây dựng hòa bình trong mỗi thành phần của thân thể Đức Kitô, để mỗi cá nhân trở thành người nam người nữ mới, có khả năng dấn thân vào tiến trình hòa bình ở châu Phi.” Khi mà con số người Công giáo tiếp tục gia tăng nhanh chóng tại châu lục này, thì giáo hội đồng thời phả tăng cường các nỗ lực phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình.
Nguồn: Tạp chí America