Vì lợi ích mười năm trồng cây! Vì lợi ích trăm năm trồng người!
Câu nói ngắn gọn nhưng đủ nói lên tầm quan trọng của việc “trồng người” là như thế nào! Cái cây cần 10 năm nhưng còn người thì lại mười lần như thế!
Ông bà ta có câu: “dạy con từ thuở còn thơ!” cũng để nói lên việc giáo dục con cái trong gia đình phải giáo dục từ những ngày còn bé, những ngày còn lên hai, lên ba.
Một đất nước, có nền giáo dục tốt ắt hẳn sẽ được thừa hưởng một cuộc sống đậm chất của những người có văn hoá, có giáo dục. Và ngược lại, ở đất nước có nền giáo dục kém, nền giáo dục chắp vá, nền giáo dục không có nền tảng thì phải đón nhận cái hậu quả bi đát của việc đã giáo dục của mình. Một thực trạng tất yếu và đó cũng là quy luật tự ngàn xưa của con người: gieo gì - gặt nấy.
Hai Tôm ở cái vùng biển mặn đồng chua này thì biết gì về giáo dục nhưng cũng thao thức lắm về chuyện giáo dục cho con cái, cho thế hệ tương lai. Dẫu biết là tài hèn sức yếu nhưng lòng nó cứ nao nao làm sao đó trước một thực trạng giáo dục như hiện nay.
Ngày 29 tháng 10 vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, vị đứng đầu về giáo dục của đất nước đã thừa nhận: "Thực tế, gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất...; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học". Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%).
Nhìn chung chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có chuyển biến trên diện rộng, chưa tạo được sự đồng hướng về lợi ích, sự quan tâm đủ mạnh đến chất lượng giáo dục giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội.
Bộ GD&ĐT thừa nhận, do các trường chưa công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan, toàn diện, chất lượng đào tạo còn thấp.
Người đứng đầu về giáo dục của cả nước đã bộc bạch rằng Bộ GD&ĐT chưa thể trả lời được 3 câu hỏi: Chất lượng đào tạo của các trường thế nào ? Các trường tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo thế nào ? Hiệu quả đầu tư từ ngân sách cho các trường ĐH, CĐ công lập thế nào ?".
Năm 2009, cả nước tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, gấp 4 lần năm 1997 và 14 lần năm 1987. Còn về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên. Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10%.
Dù đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng Bộ GD&ĐT vẫn phải thừa nhận, quản lý chất lượng giáo dục là khâu yếu nhất hiện nay. Chưa trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện.
Nghe những nhận xét, báo cáo của người đứng đầu ngành giáo dục sao mà đau lòng quá!
Dẫu biết rằng cũng đã quá nửa đời người, chẳng còn làm được gì cho xã hội, cho con người nhưng sao đau lòng quá!
Có “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” hay không khi đám con tật nguyền ở nhà chưa đủ bữa rau bữa cháo ?
Chắc có lẽ là không ? Chuyện cơm áo gạo tiền để cho lũ cháu đàn con là chuyện đương nhiên nhưng chuyện thao thức cho một nền giáo dục có chất lượng, có phẩm chất vẫn là thao thức của một con người hết sức bình thường.
Gần bốn mươi năm rồi sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, được hoàn toàn tự do để làm chủ đất nước chứ không bị nô lệ giặc Tây, giặc Tàu, giặc Mỹ nữa tưởng chừng sẽ khá hơn nhưng nền giáo dục của nước nhà nó cứ làm sao ấy ?
Và, có lẽ, cứ để tình trạng này tiếp diễn không biết 40 năm sau khi Hai Tôm đã xanh cỏ thì nền giáo dục không biết có khá hơn chút nào hay không ?
Hiện trạng, chỉ thấy thương cho lũ nhỏ ở nhà Hai Tôm. Mới có vài ba con chữ bi ba bi bô lớp một lớp hai thôi mà cái cặp táp của nó còn nặng cân hơn cả cái con người cộng thêm đôi giày đôi dép của nó cộng lại. Rồi lớn lên một chút, học ngày không đủ tranh thủ học cả ban đêm và khi bước vào đại học. Mang tiếng là du-nai-vớt-xi-ti Tôn Đức Thắng này cô-lét Huỳnh Thúc Kháng nọ nhưng ra trường có mấy đứa đáp ứng được nhu cầu công việc của xã hội. Nguyên nhân tại sao thì chắc mọi người đã rõ.
Nghe đâu báo chí đã làm bảng thống kê về công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp các trường du-nai-vớt-xi-ti và cô-lét thì chỉ có 30% số sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng lao động. Vậy thì 70% sinh viên còn lại chỉ là sinh viên ảo, có bằng thật mà kiến thức giả. Một thực trạng đau lòng của giáo dục.
Lại một đêm trằn trọc cho nền giáo dục của nước nhà.
Câu nói ngắn gọn nhưng đủ nói lên tầm quan trọng của việc “trồng người” là như thế nào! Cái cây cần 10 năm nhưng còn người thì lại mười lần như thế!
Ông bà ta có câu: “dạy con từ thuở còn thơ!” cũng để nói lên việc giáo dục con cái trong gia đình phải giáo dục từ những ngày còn bé, những ngày còn lên hai, lên ba.
Một đất nước, có nền giáo dục tốt ắt hẳn sẽ được thừa hưởng một cuộc sống đậm chất của những người có văn hoá, có giáo dục. Và ngược lại, ở đất nước có nền giáo dục kém, nền giáo dục chắp vá, nền giáo dục không có nền tảng thì phải đón nhận cái hậu quả bi đát của việc đã giáo dục của mình. Một thực trạng tất yếu và đó cũng là quy luật tự ngàn xưa của con người: gieo gì - gặt nấy.
Hai Tôm ở cái vùng biển mặn đồng chua này thì biết gì về giáo dục nhưng cũng thao thức lắm về chuyện giáo dục cho con cái, cho thế hệ tương lai. Dẫu biết là tài hèn sức yếu nhưng lòng nó cứ nao nao làm sao đó trước một thực trạng giáo dục như hiện nay.
Ngày 29 tháng 10 vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, vị đứng đầu về giáo dục của đất nước đã thừa nhận: "Thực tế, gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất...; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học". Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%).
Nhìn chung chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có chuyển biến trên diện rộng, chưa tạo được sự đồng hướng về lợi ích, sự quan tâm đủ mạnh đến chất lượng giáo dục giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội.
Bộ GD&ĐT thừa nhận, do các trường chưa công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan, toàn diện, chất lượng đào tạo còn thấp.
Người đứng đầu về giáo dục của cả nước đã bộc bạch rằng Bộ GD&ĐT chưa thể trả lời được 3 câu hỏi: Chất lượng đào tạo của các trường thế nào ? Các trường tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo thế nào ? Hiệu quả đầu tư từ ngân sách cho các trường ĐH, CĐ công lập thế nào ?".
Năm 2009, cả nước tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, gấp 4 lần năm 1997 và 14 lần năm 1987. Còn về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên. Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10%.
Dù đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng Bộ GD&ĐT vẫn phải thừa nhận, quản lý chất lượng giáo dục là khâu yếu nhất hiện nay. Chưa trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện.
Nghe những nhận xét, báo cáo của người đứng đầu ngành giáo dục sao mà đau lòng quá!
Dẫu biết rằng cũng đã quá nửa đời người, chẳng còn làm được gì cho xã hội, cho con người nhưng sao đau lòng quá!
Có “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” hay không khi đám con tật nguyền ở nhà chưa đủ bữa rau bữa cháo ?
Chắc có lẽ là không ? Chuyện cơm áo gạo tiền để cho lũ cháu đàn con là chuyện đương nhiên nhưng chuyện thao thức cho một nền giáo dục có chất lượng, có phẩm chất vẫn là thao thức của một con người hết sức bình thường.
Gần bốn mươi năm rồi sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, được hoàn toàn tự do để làm chủ đất nước chứ không bị nô lệ giặc Tây, giặc Tàu, giặc Mỹ nữa tưởng chừng sẽ khá hơn nhưng nền giáo dục của nước nhà nó cứ làm sao ấy ?
Và, có lẽ, cứ để tình trạng này tiếp diễn không biết 40 năm sau khi Hai Tôm đã xanh cỏ thì nền giáo dục không biết có khá hơn chút nào hay không ?
Hiện trạng, chỉ thấy thương cho lũ nhỏ ở nhà Hai Tôm. Mới có vài ba con chữ bi ba bi bô lớp một lớp hai thôi mà cái cặp táp của nó còn nặng cân hơn cả cái con người cộng thêm đôi giày đôi dép của nó cộng lại. Rồi lớn lên một chút, học ngày không đủ tranh thủ học cả ban đêm và khi bước vào đại học. Mang tiếng là du-nai-vớt-xi-ti Tôn Đức Thắng này cô-lét Huỳnh Thúc Kháng nọ nhưng ra trường có mấy đứa đáp ứng được nhu cầu công việc của xã hội. Nguyên nhân tại sao thì chắc mọi người đã rõ.
Nghe đâu báo chí đã làm bảng thống kê về công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp các trường du-nai-vớt-xi-ti và cô-lét thì chỉ có 30% số sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng lao động. Vậy thì 70% sinh viên còn lại chỉ là sinh viên ảo, có bằng thật mà kiến thức giả. Một thực trạng đau lòng của giáo dục.
Lại một đêm trằn trọc cho nền giáo dục của nước nhà.