Cách đây 70 năm sáng sớm ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc Xã đã tấn công bán đảo Westerplatte nằm trước thành phố cảng Gdanz trên biển Baltic, và khai mào thế chiến thứ II. Nhưng trước đó môt tuần ngày 23 tháng 8, ngoại trưởng Vjaceslav Molotov của Nga và ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop của Đức đã ký kết thỏa hiệp Stalin - Hitler, theo đó Nga và Đức chia nhau thôn tính Ba Lan.
210 binh sĩ Ba Lan bảo vệ bán đảo Westerplatte đã anh dũng chiến đấu suốt 7 ngày, nhưng sau cùng phải đầu hàng. Thế là quân Đức Quốc xã tràn vào Gdanz và sau đó tiến về Varsava. Trong khi quân Đức bao vây Varsava thì ngày 17 tháng 9 Hồng quân Nga tiến chiếm phía Đông Ba Lan. Ngày 28 tháng 9 Varsava thất thủ, quân Đức Quốc Xã tiếp tục triệt hạ các thành phố khác.
Chỉ trong vòng 5 năm thế chiến thứ II đã tàn phá Âu châu khiến cho 55 triệu người phải thiệt mạng, trong đó có 6 triệu người Do thái, và hơn 25 triệu người Nga.
Chiều ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua hơn 30 vị quốc trưởng và thủ tưởng các nước Âu châu đã tham dự lễ tưởng niệm ngày đen tối này của lịch sử thế giới. Phát biểu trong dịp này, thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, bà Angela Merkel đã xin lỗi về “những khổ đau vô lường mà Đức Quốc Xã đã gây ra cho hàng triệu người”. Đối với bà và toàn dân Đức đây là một ngày tang thương đau buồn nhất. Nhưng hôm nay, bà nói, ”Âu châu đã thay đổi từ một lục địa của kinh hoàng và bạo lực trở thành đại lục của hòa bình và tự do. Và đây là một phép lạ đích thật”.
Tuy nhiên phép lạ đó đã xảy ra cũng là nhờ sự đóng góp của nhiều người và nhiều dân tộc. Bà Angela Merkel đã cám ơn các nước Trung Âu châu vì đã khai sinh ra các phong trào tranh đấu bất bạo động chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã dân đưa tới biến cố bức tường Berlin sụp đổ. Nhờ có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhờ có công đoàn độc lập Solidanocz đã nảy sinh tại chính thành phố cảng Gdankz này, mà nước Đức cũng đã được tái hiệp nhất trong tự do”. Điều quan trọng đó là ngày hôm nay chúng ta tất cả đều gặp nhau tại đây như là các nhà chính trị và là bạn bè. Bà thủ tướng Đức cũng nhắc tới bức thư chung của các Giám Mục Đức và Ba Lan như mẫu gương của tinh thần hòa giải.
Thủ tướng Vladimir Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải tưởng niệm biến cố thế chiến thứ II bùng nổ và giá máu rất cao đã phải đổ ra để chiến thắng Đức Quốc Xã. Trong số hơn 50 triệu người chết trong thế chiến thứ II có phân nửa là người Nga. Nhưng thủ tưởng Putin đã không xin lỗi nhân dân Ba Lan vì biến cố Hồng quân Nga xâm lăng phía Đông Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1939 theo lệnh của Stalin. Ông chỉ nhấn mạnh rằng nước Nga thừa nhận các lầm lỗi qúa khứ và muốn xây dựng một thế giới mới dựa trên các luật lệ mới. Thủ tướng Putin cũng không đề cập gì tới vụ người Nga sát hại hơn 20 ngàn sĩ quan và binh sĩ Ba Lan tại Katyn hồi năm 1940, nhưng chỉ nhắc lai rằng hồi năm 1989 Quốc hội Nga đã lên án thỏa hiệp Ribbentrop Molotov. Trước đó thủ tướng Putin đã viết một bài đăng trên nhật báo Varsava Gazeta với tựa đề ”Thư gửi người Ba Lan”, trong đó ông khẳng định: ”Chúng ta phải sang trang bằng cách tìm rũ bỏ các nghi ngờ và thù nghịch mà chúng ta đã nhận được như gia tài từ qúa khứ. Thủ tướng Putin coi thỏa hiệp xâm lăng Ba Lan ký kết giữa Hitler và Stalin là ”vô luân”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Richard Overy, sử gia người Anh, giáo sư sử học tại đại học Exeter, tác gỉa nhiều sách trong đó có cuốn ”Các nguyên do của đệ nhị thế chiến”, ”Bên lề vực thẳm. 1939: mười ngày lôi cuốn thế giới vào chiến tranh”.
Hỏi: Thưa giáo sư Overy, tại sao đệ nhị thế chiến lại không chỉ được coi là chiến tranh của Hitler mà thôi?
Đáp: Trước hết là vì chính hai nước Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức, chứ không phải vì Đức tuyên chiến với Anh và Pháp. Và đương nhiên là chiến tranh lan rộng sau khi Đức xâm lăng Ba Lan. Nhưng cũng cần phải duyệt xét sự bất ổn của bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ nữa. Trong các năm giữa hai thế chiến đa số các nhà lãnh đạo âu châu đều chia sẻ ý thức về sự cao vượt văn hóa và chủng tộc của các nước âu châu đối với thế giới, chứ đây không phải chỉ là quan niệm của người Đức mà thôi. Theo một thành kiến thịnh hành thời đó, quyền lực của người da trắng ngoài Âu châu là điều thiện ích cho tất cả mọi người, người thống trị cũng như kẻ bị trị. Và chủ thuyết đế quốc đã mở đường cho việc di cư và cho nền thương mại của người âu châu.
Năm 1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức để tìm thiết định một trật tự cho thế giới, mà hai nước là các thành phần được lợi chính. Sau thế chiến thứ I cả hai nước bắt đầu xuống dốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc bấy giờ khiến cho tình trạng này lại càng trầm trọng hơn. Trong khi tại một vài nước khác như Đức, Italia và Nhật nảy sinh ra các ý thức hệ duy quốc gia...
Hỏi: Sau khi Đức Quốc Xã chiếm Ba Lan các cường quốc tây âu đã có thể làm gì thư giáo sư?
Đáp: Chắc chắn đó đã là điều mà các cường quốc tây âu không chấp nhận được. Nhưng phản ứng của họ đã không chỉ là việc đơn thuần đáp trả lại sự gây hấn của Hitler mà thôi, như một vài sử gia đã giải thích. Các cường quốc đã có các tham vọng tái thiết lập một trật tự quốc tế. Nói cho cùng, việc chiến đấu cho Ba Lan đã là một phương thế để khẳng định sức mạnh của Pháp và Anh trong vùng Balcan, trong vùng Địa Trung Hải và cả ở Viễn Đông nữa. Hình ảnh truyền thống của các nền dân chủ tây âu hành động để bảo vệ tinh thần của ”Xã hội các quốc gia” chống lại các thể chế độc tài không còn đứng vững được nữa. Do đó họ chú ý bảo vệ các quyền lợi của họ hơn là cứu nguy Đông Âu. Và nếu họ đã không đạt được thế mạnh đủ để có thể tuyên chiến với Đức, thì Ba Lan sẽ chỉ bị hy sinh cũng như đã xảy ra với Tchecoslovakia.
Hỏi: Thưa ông Overy, đã có thể tránh được chiến tranh nếu các cường quốc đã chống lại Hitler trước, bằng cách tránh đường lối chính trị nhượng bộ, có đúng thế không?
Đáp: Hồi đó các cường quốc cũng có các vấn đề khác, như chiến tranh của Italia bên Etiopia và việc bành trướng của Nhật Bản sang Trung Quốc. Còn bên trong nội bộ thì dư luận công cộng tại Anh quốc và Pháp chống lại chiến tranh. Nhưng nhất là Anh quốc và Pháp không cảm thấy mình mạnh đủ để có thể đánh bại các lực lượng của khối trục bằng vũ lực. Thế rồi Thỏa Hiệp Thép Italia có lợi cho Hitler như là phương tiện gậy áp lực trên các nước vùng Địa Trung Hải, và giảm khả thể của người Anh và người Pháp trong việc can thiệp vào Đông Âu.
Hỏi: Tại sao Hoa Kỳ và Nga lại đã không can thiệp trước khi cuộc khủng hoảng thế giới mở màn thưa giáo sư?
Đáp: Họ đã không can thiệp một phần vì chỉ có sự suy yếu mới vén mở cho thấy nước Pháp và nước Anh không còn là các cường quốc nữa. Tuy nhiên các lý do chính của đường lối chính trị cô lập của Hoa Kỳ và Nga là các lý do nội bộ. Bên Hoa Kỳ dư luận công cộng chủ trương không can thiệp vào cuộc xung khắc gây áp lực qúa mạnh đối với tổng thống Roosevelt lúc đó đang nỗ lực tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 3 của ông. Còn bên Nga thì Stalin qúa chú ý tới việc củng cố quyền lực của đảng cộng sản. Thế rồi vượt ngoài những gì mà ông Putin và người Nga nói ngày nay, với thỏa hiệp Molotov Ribbentrop Liên Xô tìm trải rộng ảnh hưởng của mình trên Đông Âu, bằng cách làm cho Hitler có ảo tưởng là các cường quốc khác sẽ không can thiệp. Trong ngành viết sử tây âu người ta có khuynh hướng nhấn mạnh trên các tàn ác của Đức Quốc Xã hơn là các tàn ác của Liên Xô. Nhưng Liên Xô cũng không kém tàn ác, bằng chứng là vụ tàn sát ở Katyn, khi cảnh sát liên xô xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan.
Hỏi: Thưa sử gia Overy, tình hình thế giới hiện nay, với các sức đẩy mới của các khuynh hướng duy quốc gia, có thể gây ra một đệ tam thế chiến hay không?
Đáp: Tôi không tin là có thể xảy ra một đệ tam thế chiến. Khả thể của các xung khắc với sự tham dự của một số quốc gia đã được minh chứng trong cuộc chiến tại Afghanistan và vùng Trung Đông. Tuy nhiên càng xa rời thời đại của hai thế chiến bao nhiêu, thì chúng ta lài càng thấy rõ ràng đây là một giai đoạn đặc biệt, với một loạt các ảnh hưởng tạo ra bất ổn. Ngày nay có những nguồn gốc mới có thể gây ra sự bất ổn, nhưng chúng chưa mạnh đủ để có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cả khi như trong cuộc chiến chống lại nạn khủng bố phá hoại, sự đe đọa có thể lan rộng thêm.
Hỏi: Giáo Hội có hoạt động đủ để tránh cho chiến tranh khỏi xảy ra không, thưa giáo sư?
Đáp: Đức Giáo Hoàng Pio XII đã đưa ra các lời kêu gọi cho hòa bình. Nhưng giới lãnh đạo chính trị đã không chịu lắng nghe, vì có các lợi lộc quốc gia. Hòa bình đã chỉ có thể có được, nếu các chính quyền liên lụy có thể tự kiểm soát... Nhưng khi người ta thấy rõ ràng là Hitler đe dọa các lợi lộc của Pháp và Anh, thì ông Chamberlain, thủ tướng Anh đã viết cho Đức Tổng Giám Mục Cantebury như sau: ”Tôi đã hy vọng là có thể tránh được các thảm kịch này, nhưng tôi thành thật tin rằng với tên khùng đó, thì không thể tránh được... ”
210 binh sĩ Ba Lan bảo vệ bán đảo Westerplatte đã anh dũng chiến đấu suốt 7 ngày, nhưng sau cùng phải đầu hàng. Thế là quân Đức Quốc xã tràn vào Gdanz và sau đó tiến về Varsava. Trong khi quân Đức bao vây Varsava thì ngày 17 tháng 9 Hồng quân Nga tiến chiếm phía Đông Ba Lan. Ngày 28 tháng 9 Varsava thất thủ, quân Đức Quốc Xã tiếp tục triệt hạ các thành phố khác.
Chỉ trong vòng 5 năm thế chiến thứ II đã tàn phá Âu châu khiến cho 55 triệu người phải thiệt mạng, trong đó có 6 triệu người Do thái, và hơn 25 triệu người Nga.
Chiều ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua hơn 30 vị quốc trưởng và thủ tưởng các nước Âu châu đã tham dự lễ tưởng niệm ngày đen tối này của lịch sử thế giới. Phát biểu trong dịp này, thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, bà Angela Merkel đã xin lỗi về “những khổ đau vô lường mà Đức Quốc Xã đã gây ra cho hàng triệu người”. Đối với bà và toàn dân Đức đây là một ngày tang thương đau buồn nhất. Nhưng hôm nay, bà nói, ”Âu châu đã thay đổi từ một lục địa của kinh hoàng và bạo lực trở thành đại lục của hòa bình và tự do. Và đây là một phép lạ đích thật”.
Tuy nhiên phép lạ đó đã xảy ra cũng là nhờ sự đóng góp của nhiều người và nhiều dân tộc. Bà Angela Merkel đã cám ơn các nước Trung Âu châu vì đã khai sinh ra các phong trào tranh đấu bất bạo động chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã dân đưa tới biến cố bức tường Berlin sụp đổ. Nhờ có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhờ có công đoàn độc lập Solidanocz đã nảy sinh tại chính thành phố cảng Gdankz này, mà nước Đức cũng đã được tái hiệp nhất trong tự do”. Điều quan trọng đó là ngày hôm nay chúng ta tất cả đều gặp nhau tại đây như là các nhà chính trị và là bạn bè. Bà thủ tướng Đức cũng nhắc tới bức thư chung của các Giám Mục Đức và Ba Lan như mẫu gương của tinh thần hòa giải.
Thủ tướng Vladimir Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải tưởng niệm biến cố thế chiến thứ II bùng nổ và giá máu rất cao đã phải đổ ra để chiến thắng Đức Quốc Xã. Trong số hơn 50 triệu người chết trong thế chiến thứ II có phân nửa là người Nga. Nhưng thủ tưởng Putin đã không xin lỗi nhân dân Ba Lan vì biến cố Hồng quân Nga xâm lăng phía Đông Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1939 theo lệnh của Stalin. Ông chỉ nhấn mạnh rằng nước Nga thừa nhận các lầm lỗi qúa khứ và muốn xây dựng một thế giới mới dựa trên các luật lệ mới. Thủ tướng Putin cũng không đề cập gì tới vụ người Nga sát hại hơn 20 ngàn sĩ quan và binh sĩ Ba Lan tại Katyn hồi năm 1940, nhưng chỉ nhắc lai rằng hồi năm 1989 Quốc hội Nga đã lên án thỏa hiệp Ribbentrop Molotov. Trước đó thủ tướng Putin đã viết một bài đăng trên nhật báo Varsava Gazeta với tựa đề ”Thư gửi người Ba Lan”, trong đó ông khẳng định: ”Chúng ta phải sang trang bằng cách tìm rũ bỏ các nghi ngờ và thù nghịch mà chúng ta đã nhận được như gia tài từ qúa khứ. Thủ tướng Putin coi thỏa hiệp xâm lăng Ba Lan ký kết giữa Hitler và Stalin là ”vô luân”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Richard Overy, sử gia người Anh, giáo sư sử học tại đại học Exeter, tác gỉa nhiều sách trong đó có cuốn ”Các nguyên do của đệ nhị thế chiến”, ”Bên lề vực thẳm. 1939: mười ngày lôi cuốn thế giới vào chiến tranh”.
Hỏi: Thưa giáo sư Overy, tại sao đệ nhị thế chiến lại không chỉ được coi là chiến tranh của Hitler mà thôi?
Đáp: Trước hết là vì chính hai nước Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức, chứ không phải vì Đức tuyên chiến với Anh và Pháp. Và đương nhiên là chiến tranh lan rộng sau khi Đức xâm lăng Ba Lan. Nhưng cũng cần phải duyệt xét sự bất ổn của bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ nữa. Trong các năm giữa hai thế chiến đa số các nhà lãnh đạo âu châu đều chia sẻ ý thức về sự cao vượt văn hóa và chủng tộc của các nước âu châu đối với thế giới, chứ đây không phải chỉ là quan niệm của người Đức mà thôi. Theo một thành kiến thịnh hành thời đó, quyền lực của người da trắng ngoài Âu châu là điều thiện ích cho tất cả mọi người, người thống trị cũng như kẻ bị trị. Và chủ thuyết đế quốc đã mở đường cho việc di cư và cho nền thương mại của người âu châu.
Năm 1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức để tìm thiết định một trật tự cho thế giới, mà hai nước là các thành phần được lợi chính. Sau thế chiến thứ I cả hai nước bắt đầu xuống dốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc bấy giờ khiến cho tình trạng này lại càng trầm trọng hơn. Trong khi tại một vài nước khác như Đức, Italia và Nhật nảy sinh ra các ý thức hệ duy quốc gia...
Hỏi: Sau khi Đức Quốc Xã chiếm Ba Lan các cường quốc tây âu đã có thể làm gì thư giáo sư?
Đáp: Chắc chắn đó đã là điều mà các cường quốc tây âu không chấp nhận được. Nhưng phản ứng của họ đã không chỉ là việc đơn thuần đáp trả lại sự gây hấn của Hitler mà thôi, như một vài sử gia đã giải thích. Các cường quốc đã có các tham vọng tái thiết lập một trật tự quốc tế. Nói cho cùng, việc chiến đấu cho Ba Lan đã là một phương thế để khẳng định sức mạnh của Pháp và Anh trong vùng Balcan, trong vùng Địa Trung Hải và cả ở Viễn Đông nữa. Hình ảnh truyền thống của các nền dân chủ tây âu hành động để bảo vệ tinh thần của ”Xã hội các quốc gia” chống lại các thể chế độc tài không còn đứng vững được nữa. Do đó họ chú ý bảo vệ các quyền lợi của họ hơn là cứu nguy Đông Âu. Và nếu họ đã không đạt được thế mạnh đủ để có thể tuyên chiến với Đức, thì Ba Lan sẽ chỉ bị hy sinh cũng như đã xảy ra với Tchecoslovakia.
Hỏi: Thưa ông Overy, đã có thể tránh được chiến tranh nếu các cường quốc đã chống lại Hitler trước, bằng cách tránh đường lối chính trị nhượng bộ, có đúng thế không?
Đáp: Hồi đó các cường quốc cũng có các vấn đề khác, như chiến tranh của Italia bên Etiopia và việc bành trướng của Nhật Bản sang Trung Quốc. Còn bên trong nội bộ thì dư luận công cộng tại Anh quốc và Pháp chống lại chiến tranh. Nhưng nhất là Anh quốc và Pháp không cảm thấy mình mạnh đủ để có thể đánh bại các lực lượng của khối trục bằng vũ lực. Thế rồi Thỏa Hiệp Thép Italia có lợi cho Hitler như là phương tiện gậy áp lực trên các nước vùng Địa Trung Hải, và giảm khả thể của người Anh và người Pháp trong việc can thiệp vào Đông Âu.
Hỏi: Tại sao Hoa Kỳ và Nga lại đã không can thiệp trước khi cuộc khủng hoảng thế giới mở màn thưa giáo sư?
Đáp: Họ đã không can thiệp một phần vì chỉ có sự suy yếu mới vén mở cho thấy nước Pháp và nước Anh không còn là các cường quốc nữa. Tuy nhiên các lý do chính của đường lối chính trị cô lập của Hoa Kỳ và Nga là các lý do nội bộ. Bên Hoa Kỳ dư luận công cộng chủ trương không can thiệp vào cuộc xung khắc gây áp lực qúa mạnh đối với tổng thống Roosevelt lúc đó đang nỗ lực tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 3 của ông. Còn bên Nga thì Stalin qúa chú ý tới việc củng cố quyền lực của đảng cộng sản. Thế rồi vượt ngoài những gì mà ông Putin và người Nga nói ngày nay, với thỏa hiệp Molotov Ribbentrop Liên Xô tìm trải rộng ảnh hưởng của mình trên Đông Âu, bằng cách làm cho Hitler có ảo tưởng là các cường quốc khác sẽ không can thiệp. Trong ngành viết sử tây âu người ta có khuynh hướng nhấn mạnh trên các tàn ác của Đức Quốc Xã hơn là các tàn ác của Liên Xô. Nhưng Liên Xô cũng không kém tàn ác, bằng chứng là vụ tàn sát ở Katyn, khi cảnh sát liên xô xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan.
Hỏi: Thưa sử gia Overy, tình hình thế giới hiện nay, với các sức đẩy mới của các khuynh hướng duy quốc gia, có thể gây ra một đệ tam thế chiến hay không?
Đáp: Tôi không tin là có thể xảy ra một đệ tam thế chiến. Khả thể của các xung khắc với sự tham dự của một số quốc gia đã được minh chứng trong cuộc chiến tại Afghanistan và vùng Trung Đông. Tuy nhiên càng xa rời thời đại của hai thế chiến bao nhiêu, thì chúng ta lài càng thấy rõ ràng đây là một giai đoạn đặc biệt, với một loạt các ảnh hưởng tạo ra bất ổn. Ngày nay có những nguồn gốc mới có thể gây ra sự bất ổn, nhưng chúng chưa mạnh đủ để có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cả khi như trong cuộc chiến chống lại nạn khủng bố phá hoại, sự đe đọa có thể lan rộng thêm.
Hỏi: Giáo Hội có hoạt động đủ để tránh cho chiến tranh khỏi xảy ra không, thưa giáo sư?
Đáp: Đức Giáo Hoàng Pio XII đã đưa ra các lời kêu gọi cho hòa bình. Nhưng giới lãnh đạo chính trị đã không chịu lắng nghe, vì có các lợi lộc quốc gia. Hòa bình đã chỉ có thể có được, nếu các chính quyền liên lụy có thể tự kiểm soát... Nhưng khi người ta thấy rõ ràng là Hitler đe dọa các lợi lộc của Pháp và Anh, thì ông Chamberlain, thủ tướng Anh đã viết cho Đức Tổng Giám Mục Cantebury như sau: ”Tôi đã hy vọng là có thể tránh được các thảm kịch này, nhưng tôi thành thật tin rằng với tên khùng đó, thì không thể tránh được... ”