Vatican (Times Online) - Toàn phần nhật ký của Đức giáo hoàng Gioan XXIII sẽ được phát hành tại Roma vào tuần tới. Trong nhật ký này, ngài khẳng định rằng Benito Mussolini, nhà độc tài Phát xít của nước Ý, là một người tuy đã “phạm phải những sai lầm” nhưng ít nhiều đã mang lại “ích lợi to lớn” cho nước Ý.
Vào thập niên 1930, Gioan XXIII – lúc đó chưa trở thành giáo hoàng và còn mang tên Angelo Roncalli -- làm Khâm sứ Tòa thánh tại Thổ nhĩ kỳ và Hy lạp. Năm 1944, trong Thế chiến II, Đức giáo hoàng Piô XII gửi ngài tới Paris làm sứ thần Tòa thánh. Năm 1953 ngài được bổ nhiệm làm giáo chủ Venice, và 5 năm sau – chính ngài cũng rất mực ngạc nhiên – được bầu lên kế nhiệm Đức giáo hoàng Piô XII.
Cả giai đoạn trước và trong thế chiến, Angelo Roncalli được ca tụng là người đã giúp cứu sống hàng ngàn dân tị nạn Do thái tại châu Âu, đến độ một số người Do thái coi ngài như một “Người Dân Ngoại Công chính”. Tuy vậy, một đoạn trong cuốn nhật ký đồ sộ của ngài sắp được công bố vào thứ Ba tuần tới tại Gonfalone Oratory ở Rome lại ghi chép phản ứng của ngài khi Mussolini bị thất bại bằng giọng hối tiếc; đoạn này viết vào tháng 7 năm 1943.
Ngài viết: “Tin tức quan trọng nhất hôm nay là việc Mussolini rút lui khỏi chính quyền. Cử chỉ này theo tôi nghĩ là một hành động khôn ngoan đáng làm cho ông được vinh dự. Không, tôi sẽ không ném đá vào ông đâu. Cả ông nữa, sic transit gloria mundi (vinh quang của trần gian qua đi như vậy đó). Nhưng những việc tốt lành lớn lao ông làm cho nước Ý vẫn còn tồn tại. Sự rút lui của ông là một việc đền trả cho một số tội lỗi của ông. Dominus parcat illi (Xin Chúa dủ lòng thương xót ông).”
Vị giáo hoàng tương lai cũng ghi lại cảm xúc mãnh liệt của ngài khi Mussolini bị ám sát bởi đám biệt động – “được gọi là những người yêu nước” – vào tháng 4 năm 1945, và việc treo ngược xác ông nơi một quảng trường ở Milan, gọi đó là một “ngày buồn thảm”. Nhật ký cũng tiết lộ rằng năm 1941, Đức giáo hoàng Piô XII có hỏi xem “sự im lặng của ngài trong cách ứng xử với người Do thái” có bị “phê phán một cách tồi tệ” hay không.
Tổng giám mục Loris Capovilla là thư ký riêng của Đức giáo hoàng Gioan XXIII trong một thời gian dài, nói rằng sở dĩ Đức giáo hoàng Piô XII đã hỏi ý kiến của giám mục Angelo Roncalli về cách thức phản ứng lại cuộc bách hại người Do thái của chế độ Quốc xã, bởi vì Đức giáo hoàng “tôn trọng phán đoán của ngài.” Tổng giám mục cho biết rằng Gioan XXIII đã thúc đẩy những cái cách của Công đồng Vatican II nhưng đã không sống được để thấy những cải cách đó thực hiện, và suốt trong thời gian phục vụ, trong vai trò một nhà ngoại giao của Vatican hay cương vị giáo hoàng, đã duy trì những quan điểm cảm thông và nhân đạo.
Tổng giám mục Capovilla nhắc ta nhớ lại rằng Gioan XXIII là vị giáo hoàng đã phong chức hồng y đầu tiên cho một người da đen vào năm 1960, đó là hồng y Laurian Rugambwa của Tanganyika. Ngài nói với báo La Stampa: “Nếu Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa kỳ thì một phần cũng vì việc đó.”
Năm 1924, khi những cuộc bầu cử, ghi dấu bằng đe doạ và gian lận phiếu bầu, đưa Mussolini và những người Phát xít lên nắm chính quyền, vị giáo hoàng tương lai viết: “Vì lương tâm của một linh mục và một Kitô hữu, tôi cảm thấy không thể bầu cho những người Phát xít. Có một điều tôi biết chắc: sự cứu vớt nước Ý không thể do Mussolini mà có, mặc dù ông ta có thể là người có tài. Mục đích của ông có lẽ tốt đẹp và đúng, nhưng phương tiện ông dùng để thực hiện các mục tiêu đó xấu xa và trái ngược với Tin Mừng.”
Năm 1936, sau khi nước Ý chiếm Ethiopia, Ronacalli viết về Mussolini: “một năng lực ẩn giấu đang hướng dẫn ông và đang chở che nước Ý.” Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, ngài mô tả sự độc tài của Mussolini là “một đại họa” đã mang lại “nỗi buồn lớn lao cho dân tộc Ý.”
Đức giáo hoàng Gioan XXIII được tuyên phong chân phước năm 2000, đồng thời với Đức giáo hoàng Piô IX, và được dân chúng Ý ghi nhớ như là "Il Papa Buono" ("The Good Pope, Vị giáo hoàng nhân lành”) hay “The Smiling Pope, Vị giáo hoàng hay cười” vì sự nhiệt tâm và nhân hậu đầy tình người của ngài. Ngài sinh tại Bergano vùng phía bắc nước Ý, thụ phong linh mục năm 1904, bị động viên vào Quân đội Ý trong Thế Chiến I, phục vụ trong vai trò tuyên úy và khiêng cáng thương binh.
Năm 1921, trước khi bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngoại giao, ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Truyền bá Đức tin. Chuyện kể rằng ngài có rất ít hy vọng được bầu chọn làm giáo hoàng tại mật viện họp sau cái chết của Đức giáo hoàng Piô XII năm 1958, đến nỗi ngài từ Venice đến họp tại Roma bằng xe lửa, trong túi vẫn còn mang chiếc vé khứ hồi về lại Venice.
Ngài mất vì bệnh ung thư năm 1963, và những dòng chữ cuối cùng ghi trong nhật ký là: “Ơn phước lớn lao tôi có là được sinh ra trong một gia đình Kitô giáo, giản dị và nghèo, nhưng kính sợ Thiên Chúa. Thời giờ của tôi ở trần gian này đang gần hết. Nhưng Đức Kitô vẫn sống và tiếp tục công trình của Người nơi Giáo hội.”
Sau khi được tuyên phong chân phước, thi hài của ngài được chuyển từ hầm mộ dưới lòng đền thờ Thánh Phêrô lên bên trên cho tín hữu kính viếng. Xác ngài vẫn còn gần như nguyên vẹn, và Tòa thánh Vatican nói đây không phải là một phép lạ, nhưng do được lưu giữ trong quan tài có ba lớp gắn kín.
Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã viết những nhật ký này khi còn là một thanh niên trẻ trung. Một phần nhật ký trước đây đã được công bố dưới nhan đề: ”Hành trình của một Linh hồn.”
Nguồn: Richard Owen / Times Online
Vào thập niên 1930, Gioan XXIII – lúc đó chưa trở thành giáo hoàng và còn mang tên Angelo Roncalli -- làm Khâm sứ Tòa thánh tại Thổ nhĩ kỳ và Hy lạp. Năm 1944, trong Thế chiến II, Đức giáo hoàng Piô XII gửi ngài tới Paris làm sứ thần Tòa thánh. Năm 1953 ngài được bổ nhiệm làm giáo chủ Venice, và 5 năm sau – chính ngài cũng rất mực ngạc nhiên – được bầu lên kế nhiệm Đức giáo hoàng Piô XII.
Cả giai đoạn trước và trong thế chiến, Angelo Roncalli được ca tụng là người đã giúp cứu sống hàng ngàn dân tị nạn Do thái tại châu Âu, đến độ một số người Do thái coi ngài như một “Người Dân Ngoại Công chính”. Tuy vậy, một đoạn trong cuốn nhật ký đồ sộ của ngài sắp được công bố vào thứ Ba tuần tới tại Gonfalone Oratory ở Rome lại ghi chép phản ứng của ngài khi Mussolini bị thất bại bằng giọng hối tiếc; đoạn này viết vào tháng 7 năm 1943.
Ngài viết: “Tin tức quan trọng nhất hôm nay là việc Mussolini rút lui khỏi chính quyền. Cử chỉ này theo tôi nghĩ là một hành động khôn ngoan đáng làm cho ông được vinh dự. Không, tôi sẽ không ném đá vào ông đâu. Cả ông nữa, sic transit gloria mundi (vinh quang của trần gian qua đi như vậy đó). Nhưng những việc tốt lành lớn lao ông làm cho nước Ý vẫn còn tồn tại. Sự rút lui của ông là một việc đền trả cho một số tội lỗi của ông. Dominus parcat illi (Xin Chúa dủ lòng thương xót ông).”
Vị giáo hoàng tương lai cũng ghi lại cảm xúc mãnh liệt của ngài khi Mussolini bị ám sát bởi đám biệt động – “được gọi là những người yêu nước” – vào tháng 4 năm 1945, và việc treo ngược xác ông nơi một quảng trường ở Milan, gọi đó là một “ngày buồn thảm”. Nhật ký cũng tiết lộ rằng năm 1941, Đức giáo hoàng Piô XII có hỏi xem “sự im lặng của ngài trong cách ứng xử với người Do thái” có bị “phê phán một cách tồi tệ” hay không.
Tổng giám mục Loris Capovilla là thư ký riêng của Đức giáo hoàng Gioan XXIII trong một thời gian dài, nói rằng sở dĩ Đức giáo hoàng Piô XII đã hỏi ý kiến của giám mục Angelo Roncalli về cách thức phản ứng lại cuộc bách hại người Do thái của chế độ Quốc xã, bởi vì Đức giáo hoàng “tôn trọng phán đoán của ngài.” Tổng giám mục cho biết rằng Gioan XXIII đã thúc đẩy những cái cách của Công đồng Vatican II nhưng đã không sống được để thấy những cải cách đó thực hiện, và suốt trong thời gian phục vụ, trong vai trò một nhà ngoại giao của Vatican hay cương vị giáo hoàng, đã duy trì những quan điểm cảm thông và nhân đạo.
Tổng giám mục Capovilla nhắc ta nhớ lại rằng Gioan XXIII là vị giáo hoàng đã phong chức hồng y đầu tiên cho một người da đen vào năm 1960, đó là hồng y Laurian Rugambwa của Tanganyika. Ngài nói với báo La Stampa: “Nếu Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa kỳ thì một phần cũng vì việc đó.”
Năm 1924, khi những cuộc bầu cử, ghi dấu bằng đe doạ và gian lận phiếu bầu, đưa Mussolini và những người Phát xít lên nắm chính quyền, vị giáo hoàng tương lai viết: “Vì lương tâm của một linh mục và một Kitô hữu, tôi cảm thấy không thể bầu cho những người Phát xít. Có một điều tôi biết chắc: sự cứu vớt nước Ý không thể do Mussolini mà có, mặc dù ông ta có thể là người có tài. Mục đích của ông có lẽ tốt đẹp và đúng, nhưng phương tiện ông dùng để thực hiện các mục tiêu đó xấu xa và trái ngược với Tin Mừng.”
Năm 1936, sau khi nước Ý chiếm Ethiopia, Ronacalli viết về Mussolini: “một năng lực ẩn giấu đang hướng dẫn ông và đang chở che nước Ý.” Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, ngài mô tả sự độc tài của Mussolini là “một đại họa” đã mang lại “nỗi buồn lớn lao cho dân tộc Ý.”
Đức giáo hoàng Gioan XXIII được tuyên phong chân phước năm 2000, đồng thời với Đức giáo hoàng Piô IX, và được dân chúng Ý ghi nhớ như là "Il Papa Buono" ("The Good Pope, Vị giáo hoàng nhân lành”) hay “The Smiling Pope, Vị giáo hoàng hay cười” vì sự nhiệt tâm và nhân hậu đầy tình người của ngài. Ngài sinh tại Bergano vùng phía bắc nước Ý, thụ phong linh mục năm 1904, bị động viên vào Quân đội Ý trong Thế Chiến I, phục vụ trong vai trò tuyên úy và khiêng cáng thương binh.
Năm 1921, trước khi bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngoại giao, ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Truyền bá Đức tin. Chuyện kể rằng ngài có rất ít hy vọng được bầu chọn làm giáo hoàng tại mật viện họp sau cái chết của Đức giáo hoàng Piô XII năm 1958, đến nỗi ngài từ Venice đến họp tại Roma bằng xe lửa, trong túi vẫn còn mang chiếc vé khứ hồi về lại Venice.
Ngài mất vì bệnh ung thư năm 1963, và những dòng chữ cuối cùng ghi trong nhật ký là: “Ơn phước lớn lao tôi có là được sinh ra trong một gia đình Kitô giáo, giản dị và nghèo, nhưng kính sợ Thiên Chúa. Thời giờ của tôi ở trần gian này đang gần hết. Nhưng Đức Kitô vẫn sống và tiếp tục công trình của Người nơi Giáo hội.”
Sau khi được tuyên phong chân phước, thi hài của ngài được chuyển từ hầm mộ dưới lòng đền thờ Thánh Phêrô lên bên trên cho tín hữu kính viếng. Xác ngài vẫn còn gần như nguyên vẹn, và Tòa thánh Vatican nói đây không phải là một phép lạ, nhưng do được lưu giữ trong quan tài có ba lớp gắn kín.
Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã viết những nhật ký này khi còn là một thanh niên trẻ trung. Một phần nhật ký trước đây đã được công bố dưới nhan đề: ”Hành trình của một Linh hồn.”
Nguồn: Richard Owen / Times Online