BONN và VATICAN (Tin tổng hợp) - Trong một bản thông cáo chung nhân dịp đánh dấu 70 năm Thế chiến thứ II, các giám mục Đức và Ba lan nhấn mạnh đến nhu cầu đối với người trẻ cần được phân tích đúng đắn cuộc chiến tranh đó.
Bản thông cáo được phổ biến trong tuần này, có chữ ký của hai vị chủ tịch Hội đồng giám mục Đức (tổng giám mục Robert Zollitsch) và Ba lan (tổng giám mục Jozef Michalik).
Bản thông cáo kêu gọi “các thế hệ mới cố đạt được và duy trì một sự đánh giá chính xác” cuộc chiến.
“Mặc dầu có những khó khăn, nhưng chúng ta không những chỉ cần có một sự đánh giá trung thực về các hành động tàn ác của quá khứ, mà cũng phải từ bỏ những định kiến làm cho sự hiểu biết đúng đắn về thời gian đó càng thêm mơ hồ và có thể làm hao mòn đi niềm trông cậy.”
Vào tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức xâm lăng Ba lan, khơi ngòi cho Thế chiến II.
Ngày nay, giám mục của cả hai nước họp nhau lại để nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ hòa bình và “giáo dục cho con người không còn thù hận.”
Thông điệp của các ngài cảnh giác: “Có một số khuynh hướng trong xã hội hay trên trường chính trị tiết lộ cho thấy mưu toan của những kẻ tuyên truyền muốn dùng những vết thương chiến tranh để làm sống lại hận thù, được khích động bằng sự giải thích lịch sử một cách thiên vị.”
“Do đó, Giáo hội muốn nói lên lời phản đối những âm mưu muốn hủy bỏ sự thật lịch sử, bằng cách kêu gọi đối thoại mạnh mẽ, luôn luôn liên kết với khả năng lắng nghe những lý lẽ của phía bên kia.”
Các giám mục công nhận rằng “một số vết thương vẫn còn cần được chữa lành” và đề cập đến “hàng triệu nạn nhân đã bị bách hại và hy sinh vì ý thức hệ phân biệt chủng tộc, nguồn cội tổ tiên hay đức tin” trong số đó có những người Do thái, những kẻ lưu lãng (gypsies), những người bị tật nguyền về tâm thần và những kẻ ưu tú của các quốc gia ở Trung Âu và Tây Âu.
Hậu quả tai hại
Trong bản thông cáo chung, các giám mục cùng kết án “các tội ác chiến tranh”, những vụ trục xuất, lưu đầy trong thời chiến và thời hậu chiến. Các vị nhắc lại những hậu quả tiêu cực của chiến tranh ở cả hai nước của các ngài, chẳng hạn như bị các chế độ cọng sản thống trị.
“Ở Tây Âu, cuộc chiến có mục đích phá hủy và nô dịch hóa cả một dân tộc.”
“Giai cấp ưu tú nổi bật tại Ba lan, trong đó có những nhà trí thức, khoa bảng và hàng giáo sĩ, đã bị ảnh hưởng bởi một chính sách tiêu diệt tìm cách áp đặt lên cả một dân tộc.”
Bản thông cáo kêu gọi thiện ý, sự thứ tha và nhận lỗi, đồng thời cũng kêu gọi cầu nguyện nhiều hơn cho hòa bình, cộng tác nhiều hơn giữa các tổ chức tôn giáo của hai nước nước Đức và Ba lan, đoàn kết để đề cao gia đình và bảo vệ sự sống, nỗ lực chung trong việc phúc âm hóa thế giới, đặc biệt là tại châu Phi.
Bản thông cáo nhấn mạnh rằng “chỉ trong một khí hậu thứ tha và hòa giải mà nền văn hóa hòa bình mới có thể phát triển được để phục vụ công ích.”
“Hòa bình được xây dựng ngày lại ngày và chỉ có thể triển nở nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của mình.”
“Quà tặng hòa bình phải được sống trong mỗi trái tim con người để được tràn lan ra các gia đình và các hình thái của tổ chức xã hội, và chung cuộc bao trùm cả cộng đồng các quốc gia.”
Để kết thúc, thông điệp nhấn mạnh đến “bước đi lịch sử đã tạo thành Liên hiệp châu Âu” và thúc giục mọi người “đừng để qua đi vận hội kiến tạo hòa bình, có được do sự thống nhất các dân tộc châu Âu.”
Tin tức về cùng một đề tài Thế chiến II, là bài bình luận của Giovanni Vian, người biên tập báo L'Osservatore Romano, nhật báo bán chính thức của Tòa thánh. Ông nói rằng việc bầu cử hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI nói lên một khía cạnh của nền chính trị Vatican: đó là Giáo hội nhìn nhận quá khứ nhưng hướng về tương lai.
Ông đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 70 bản thông điệp truyền thanh lịch sử của Đức giáo hoàng Piô XII phát đi trước Thế chiến II, bằng những suy nghĩ như thế, đồng thời xem xét lại những gì mà các vị giáo hoàng Roma đã thực hiện để cống hiến cho hòa bình trước và sau Thế chiến II.
Tờ báo in lại thông điệp ngày 24 tháng 8 năm 1939 của Đức giáo hoàng Piô XII trong đó vị giám mục thành Roma tuyên bố rằng “với hòa bình không có gì mất mát cả, còn với chiến tranh, mọi thứ đều mất mát.”
Bài báo của Vian tiếp tục chú ý đến những nỗ lực tiếp nối nhằm mưu cầu hòa bình của Piô XII, ngay cả sau khi thông điệp của ngài không giúp làm êm dịu đi cuộc tranh chấp. Ông khẳng định rằng những nỗ lực của Đức giáo hoàng lúc đó “lặng lẽ và có hiệu quả”, vì vậy đã giúp đỡ cho hàng ngàn nạn nhân.
Những người đại diện của Piô XII, chẳng hạn như vị giáo hoàng tương lai Gioan XXIII, cũng tận tâm trong các nỗ lực hòa bình, đã “dùng mọi khả năng để giúp đỡ những người bị bách hại, không phân biệt ai.”
Và kể từ sau Thế chiến II, những nỗ lực của Tòa thánh đã thêm tiến bộ: “Cùng với sự kiện người Công giáo đã có thể đóng góp những phần quan trọng vào sự tái thiết và hòa giải, Giáo hội tại Roma, bằng cử chỉ tượng trưng, đã khép lại Thế chiến II bằng việc chọn lựa Karol Wojtyla và Joseph Ratzinger lên ngôi giáo hoàng.”
Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, là những người đã khổ đau “trực tiếp trong con người họ vào thời điểm chiến tranh, ở những quốc gia đối nghịch.”
“Nhìn từ quan điểm lịch sử, việc chọn lựa hai vị hồng y đó lên ngôi giáo hoàng, đã chứng tỏ sự mâu thuẫn của nhiều lời tiên đoán, dựa trên những quan điểm chính trị cổ xưa, theo đó thì cuộc bầu cử giáo hoàng năm 1978, và đặc biệt là cuộc bầu cử năm 2005, là điều không thể xảy ra được. Nền địa lý chính trị (geopolitics) của Giáo hội rõ rệt có khác biệt. Nhìn nhận quá khứ, giáo hội hướng về tương lai với đôi mắt đặt vào những hứa hẹn sẽ không làm ta thất vọng.”
Bản thông cáo được phổ biến trong tuần này, có chữ ký của hai vị chủ tịch Hội đồng giám mục Đức (tổng giám mục Robert Zollitsch) và Ba lan (tổng giám mục Jozef Michalik).
Bản thông cáo kêu gọi “các thế hệ mới cố đạt được và duy trì một sự đánh giá chính xác” cuộc chiến.
“Mặc dầu có những khó khăn, nhưng chúng ta không những chỉ cần có một sự đánh giá trung thực về các hành động tàn ác của quá khứ, mà cũng phải từ bỏ những định kiến làm cho sự hiểu biết đúng đắn về thời gian đó càng thêm mơ hồ và có thể làm hao mòn đi niềm trông cậy.”
Vào tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức xâm lăng Ba lan, khơi ngòi cho Thế chiến II.
Ngày nay, giám mục của cả hai nước họp nhau lại để nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ hòa bình và “giáo dục cho con người không còn thù hận.”
Thông điệp của các ngài cảnh giác: “Có một số khuynh hướng trong xã hội hay trên trường chính trị tiết lộ cho thấy mưu toan của những kẻ tuyên truyền muốn dùng những vết thương chiến tranh để làm sống lại hận thù, được khích động bằng sự giải thích lịch sử một cách thiên vị.”
“Do đó, Giáo hội muốn nói lên lời phản đối những âm mưu muốn hủy bỏ sự thật lịch sử, bằng cách kêu gọi đối thoại mạnh mẽ, luôn luôn liên kết với khả năng lắng nghe những lý lẽ của phía bên kia.”
Các giám mục công nhận rằng “một số vết thương vẫn còn cần được chữa lành” và đề cập đến “hàng triệu nạn nhân đã bị bách hại và hy sinh vì ý thức hệ phân biệt chủng tộc, nguồn cội tổ tiên hay đức tin” trong số đó có những người Do thái, những kẻ lưu lãng (gypsies), những người bị tật nguyền về tâm thần và những kẻ ưu tú của các quốc gia ở Trung Âu và Tây Âu.
Hậu quả tai hại
Trong bản thông cáo chung, các giám mục cùng kết án “các tội ác chiến tranh”, những vụ trục xuất, lưu đầy trong thời chiến và thời hậu chiến. Các vị nhắc lại những hậu quả tiêu cực của chiến tranh ở cả hai nước của các ngài, chẳng hạn như bị các chế độ cọng sản thống trị.
“Ở Tây Âu, cuộc chiến có mục đích phá hủy và nô dịch hóa cả một dân tộc.”
“Giai cấp ưu tú nổi bật tại Ba lan, trong đó có những nhà trí thức, khoa bảng và hàng giáo sĩ, đã bị ảnh hưởng bởi một chính sách tiêu diệt tìm cách áp đặt lên cả một dân tộc.”
Bản thông cáo kêu gọi thiện ý, sự thứ tha và nhận lỗi, đồng thời cũng kêu gọi cầu nguyện nhiều hơn cho hòa bình, cộng tác nhiều hơn giữa các tổ chức tôn giáo của hai nước nước Đức và Ba lan, đoàn kết để đề cao gia đình và bảo vệ sự sống, nỗ lực chung trong việc phúc âm hóa thế giới, đặc biệt là tại châu Phi.
Bản thông cáo nhấn mạnh rằng “chỉ trong một khí hậu thứ tha và hòa giải mà nền văn hóa hòa bình mới có thể phát triển được để phục vụ công ích.”
“Hòa bình được xây dựng ngày lại ngày và chỉ có thể triển nở nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của mình.”
“Quà tặng hòa bình phải được sống trong mỗi trái tim con người để được tràn lan ra các gia đình và các hình thái của tổ chức xã hội, và chung cuộc bao trùm cả cộng đồng các quốc gia.”
Để kết thúc, thông điệp nhấn mạnh đến “bước đi lịch sử đã tạo thành Liên hiệp châu Âu” và thúc giục mọi người “đừng để qua đi vận hội kiến tạo hòa bình, có được do sự thống nhất các dân tộc châu Âu.”
Tin tức về cùng một đề tài Thế chiến II, là bài bình luận của Giovanni Vian, người biên tập báo L'Osservatore Romano, nhật báo bán chính thức của Tòa thánh. Ông nói rằng việc bầu cử hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI nói lên một khía cạnh của nền chính trị Vatican: đó là Giáo hội nhìn nhận quá khứ nhưng hướng về tương lai.
Ông đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 70 bản thông điệp truyền thanh lịch sử của Đức giáo hoàng Piô XII phát đi trước Thế chiến II, bằng những suy nghĩ như thế, đồng thời xem xét lại những gì mà các vị giáo hoàng Roma đã thực hiện để cống hiến cho hòa bình trước và sau Thế chiến II.
Tờ báo in lại thông điệp ngày 24 tháng 8 năm 1939 của Đức giáo hoàng Piô XII trong đó vị giám mục thành Roma tuyên bố rằng “với hòa bình không có gì mất mát cả, còn với chiến tranh, mọi thứ đều mất mát.”
Bài báo của Vian tiếp tục chú ý đến những nỗ lực tiếp nối nhằm mưu cầu hòa bình của Piô XII, ngay cả sau khi thông điệp của ngài không giúp làm êm dịu đi cuộc tranh chấp. Ông khẳng định rằng những nỗ lực của Đức giáo hoàng lúc đó “lặng lẽ và có hiệu quả”, vì vậy đã giúp đỡ cho hàng ngàn nạn nhân.
Những người đại diện của Piô XII, chẳng hạn như vị giáo hoàng tương lai Gioan XXIII, cũng tận tâm trong các nỗ lực hòa bình, đã “dùng mọi khả năng để giúp đỡ những người bị bách hại, không phân biệt ai.”
Và kể từ sau Thế chiến II, những nỗ lực của Tòa thánh đã thêm tiến bộ: “Cùng với sự kiện người Công giáo đã có thể đóng góp những phần quan trọng vào sự tái thiết và hòa giải, Giáo hội tại Roma, bằng cử chỉ tượng trưng, đã khép lại Thế chiến II bằng việc chọn lựa Karol Wojtyla và Joseph Ratzinger lên ngôi giáo hoàng.”
Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, là những người đã khổ đau “trực tiếp trong con người họ vào thời điểm chiến tranh, ở những quốc gia đối nghịch.”
“Nhìn từ quan điểm lịch sử, việc chọn lựa hai vị hồng y đó lên ngôi giáo hoàng, đã chứng tỏ sự mâu thuẫn của nhiều lời tiên đoán, dựa trên những quan điểm chính trị cổ xưa, theo đó thì cuộc bầu cử giáo hoàng năm 1978, và đặc biệt là cuộc bầu cử năm 2005, là điều không thể xảy ra được. Nền địa lý chính trị (geopolitics) của Giáo hội rõ rệt có khác biệt. Nhìn nhận quá khứ, giáo hội hướng về tương lai với đôi mắt đặt vào những hứa hẹn sẽ không làm ta thất vọng.”