Theo một văn kiện mới công bố của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, các giá trị khách quan của luật tự nhiên tiếp tục được sử dụng làm căn bản cho nền đạo đức học phổ quát. Văn kiện này có tựa đề là “Đi Tìm Nền Đạo Đức Học Phổ Quát: Cái Nhìn Mới Về Luật Tự Nhiên”.
Theo Cha Serge-Thomas Bonino, một linh mục Dòng Đa Minh người Pháp, thành viên của Ủy Ban, văn kiện này nhấn mạnh tới việc cần có sự đồng thuận về các giá trị đạo đức có tính khách quan và phổ quát và người ta phải cổ vũ các giá trị này để tránh cảnh trồi sụt trong công luận và sự thao túng của các chính phủ.
Cha Bonino cho rằng: các giá trị này có thể bảo đảm để các nhân quyền có được một căn bản vững chắc thay thế cho chủ nghĩa thực nghiệm đầy mỏng dòn về tài phán. Các giá rị ấy phải được đặt căn bản trên định nghĩa thế nào là con người nhân bản và làm thế nào cụ thể hóa bản nhiên con người trong từng con người, bất kể nòi giống, văn hóa hay tôn giáo.
Như thế, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn đóng góp vào cuộc tranh luận hiện nay liên quan đến việc đi tìm một nền đạo đức phổ quát, nhằm chống lại việc phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa trật tự đạo đức một bên và bên kia các trật tự kinh tế, xã hội, tài phán và chính trị. Các lãnh vực sau đang cố gắng phát triển mà về phương diện quy phạm, không tham chiếu gì tới sự thiện luân lý, vốn có tính khách quan và phổ quát.
Ủy Ban đề nghị hai chọn lựa: một là để hoàn cầu hóa tự đặt định ra điều hoàn toàn có tính duy nghiệm, ít nhiều được quy định trong một cái khung tài phán nào đó, một điều, về lâu về dài, không thể tránh được cảnh kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, hai là để con người dự phần vào diễn trình quy hướng việc hoàn cầu hóa kia lệ thuộc vào cùng đích có tính nhân bản thực sự.
Luật hằng sống
Về phương diện này, các nhà chuyên môn ghi nhận rằng theo luật tự nhiên, “dưới ánh sáng lý trí, các cá nhân và cộng đồng nhân bản có khả năng nhận ra các xu hướng nền tảng của một hành vi luân lý phù hợp với chính bản nhiên của chủ thể nhân bản và diễn tả các xu hướng này một cách có quy phạm, dưới hình thức các giới răn hay lệnh truyền”.
“Các giới răn căn bản, vốn khách quan và phổ quát, này có nhiệm vụ xây nền và cùng nhau gợi hứng cho các xác quyết luân lý, tài phán và chính trị vốn điều hướng đời sống con người và xã hội”.
Theo cha Bonino, để có thể đề xuất luật tự nhiên trong ngữ cảnh hiện nay, người ta phải tách mình ra khỏi các trình bày đầy tính biếm họa vốn biến luật đó trở thành khó hiểu đối với nhiều người đương thời của ta, và phải tận dụng các yếu tố canh tân mới đây trong nền thần học luân lý Công Giáo.
Tài liệu cũng nhắc ta nhớ rằng hiện vẫn có một gia tài đạo đức chung được thể hiện qua rất nhiều đồng qui giữa các truyền thống văn hóa và tôn giáo thế giới. Ngoài ra, tài liệu cực lực chống đối quan điểm duy lý về luật tự nhiên, mặc nù nó bênh vực chiều kích thuận lý của luật này. Tài liệu muốn chứng minh rằng “lời mời gọi nội tâm bước theo sự thiện vì là sự thiện là một kinh nghiệm mà mọi nền luân lý đều đặt nền trên đó”.
Chương cuối cùng của tài liệu đề cập đến “sự thay đổi sâu sắc về tầm nhìn trong việc trình bày luật tự nhiên” do Chúa Kitô đưa ra. Cha Bonino giải thích: “Trong Chúa Giêsu Kitô, và dưới ánh sáng đức tin, con người nhận ra Ngôi Lời đời đời, Đấng chủ trì trên tạo dựng, và là Đấng, nhờ biến cố nhập thể, đã tự bày tỏ mình ra cho con người như là Luật hằng sống, là tiêu chuẩn cho đời sống nhân bản muốn sống phù hợp theo luật tự nhiên”. Cha kết luận: luật tự nhiên không bị hủy bỏ nhưng được hoàn bị bằng luật yêu thương mới mẻ.
Một cái nhìn khái quát
Tài liệu của Ủy Ban Thần Học, ngoài phần nhập đề và kết luận, gồm có 5 chương. Chương thứ nhất nói đến những điểm đồng quy nơi các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, đặc biệt nói đến quan niệm La Hy về luật tự nhiên, đến giáo huấn Thánh Kinh, đến các triển khai của truyền thống Kitô Giáo, đến các diễn biến sau này, và đến huấn quyền của Giáo Hội đối với luật tự nhiên.
Chương hai đề cập tới việc nhận thức các giá trị luân lý chung, trong đó có vấn đề vai trò của xã hội và văn hóa, kinh nghiệm luân lý “phải làm điều tốt”, việc khám phá ra các giới răn của luật luân lý: tính phổ quát của luật tự nhiên, các giới răn của luật tự nhiên, áp dụng các giới răn chung: tính lịch sử của luật tự nhiên, các thiên hướng luân lý của con người và tác phong cụ thể của họ.
Chương ba nói tới các nền tảng lý thuyết của luật tự nhiên, trong đó có các vấn đề: từ kinh nghiệm tới lý thuyết; bản nhiên, ngôi vị và tự do; bản nhiên, con người và Thiên Chúa: từ hòa hợp tới tranh chấp; các ngả đường dẫn tới hòa giải.
Chương bốn đề cập tới luật tự nhiên và Nhà Nước, trong đó có các chủ đề: con người và ích chung; luật tự nhiên, thước đo trật tự chính trị; từ luật tự nhiên tới quyền tự nhiên; quyền tự nhiên và quyền thực định (droit positif); trật tự chính trị không phải là trật tự cánh chung; trật tự chính trị là một trật tự thuộc thời gian và thuận lý.
Chương năm nói tới Chuá Giêsu hoàn tất luật tự nhiên, qua hai khía cạnh: Ngôi Lời nhập thể, Luật hằng sống; Chúa Thánh Thần và luật mới về tự do.
Các điểm đồng quy
Chúng tôi xin trình bày một số điểm trong tài liệu nói tới các điểm đồng quy trong các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, những điểm được Giáo Hội nói chung và tài liệu này nói riêng không những nhìn nhận là “vốn liếng văn hóa” để đáp ứng các thách đố đạo đức đương thời mà còn là một “praeparatio evangelica” (chuẩn bị cho phúc âm) vốn phản ánh sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Các nền hiền triết và tôn giáo thế giới này hết sức đa dạng nhưng không vì thế ta không thể tìm ra sự hiện diện của một gia tài các giá trị luân lý chung cho mọi con người, bất chấp cách thế các giá trị ấy được biện minh ra sao bên trong thế giới quan đặc thù của chúng. Thí dụ luật vàng: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tôbia 4:15) vốn là luật, dưới hình thức này hay hình thức khác, từng hiện diện trong đại đa số các truyền thống hiền triết. Điều ấy cho thấy các định luật đạo đức vĩ đại không những được đặt để cho một nhóm nhân bản nhất định nào đó, mà chúng còn có giá trị một cách phổ quát cho mọi cá nhân và mọi dân tộc. Hơn nữa, nhiều truyền thống cũng nhìn nhận rằng các cách hành xử phổ quát về luân lý này do chính bản tính con người điều hướng. Các lối hành xử ấy nói lên phương cách nhờ đó con người tự thích ứng mình một cách vừa sáng tạo vừa hòa hợp vào một trật tự vũ trụ hay siêu hình nào đó vốn vượt quá họ và đem lại ý nghĩa cho đời họ. Trật tự đó thực sự được một nền hiền triết nội tại ươm trồng. Nó mang theo mình một sứ điệp luân lý mà con người có khả năng đọc ra.
Trong truyền thống Ấn Độ, thế giới, gồm cả vũ trụ lẫn xã hội con người, được cai trị bởi một trật tự hay một luật nền tảng gọi là dharma (pháp) mà ta phải tôn trọng, nếu không sẽ lãnh các hậu quả mất quân bình nghiêm trọng. Dharma xác định ra mọi bổn phận tôn giáo và xã hội cho con người. Một cách đặc trưng, huấn giáo luân lý của Ấn Giáo ẩn chứa toàn bộ trong các lý thuyết căn bản của Upanishads: niềm tin vào một vòng vô định các luân chuyển (samsara, luân hồi), với ý niệm theo đó, các hành vi tốt hay xấu thực hiện ở kiếp này (karman, nghiệp) có ảnh hưởng tới các kiếp sau. Các lý thuyết này tác động mạnh mẽ lên tác phong của ta đối với người khác: chúng đòi một trình độ cao về lòng tốt và khoan dung, với chiều hướng hành động vô vị lợi vì người khác, cũng như phải thực hành bất bạo động (ahimsa).
Đối với Ấn Giáo, người ta phân biệt hai loại bản văn: Sruti (nghĩa là điều nghe được) mạc khải và Smrti (điều nhớ được) thánh truyền. Phần lớn các giới luật đạo đức đều được tìm thấy trong thánh truyền. Ngoài nguyên tắc nền tảng theo đó “phong tục muôn đời là luật siêu việt được sách thánh và luật lệ thần linh chấp thuận; do đó, mọi người, thuộc ba giai cấp chính, nếu biết tôn kính thần trí tối cao ngụ trong họ, thì phải luôn chăm chỉ tuân theo phong tục muôn đời này”, ta còn tìm thấy một nguyên tắc khác rất giống với luật vàng của Sách Tôbia trên đây: “Ta nói cho ngươi đâu là cốt lõi của sự thiện tuyệt hảo đối với con người. Người nào biết thực hành pháp phổ quát (dharma) bất bạo động (ahimsa) là người thủ đắc được sự thiện tối cao. Người nào tự làm chủ mình trong ba dục vọng này là ham muốn, giận dữ và hà tiện… là người đạt thành công. […] Ai biết coi mọi tạo vật như chính mình và cư sử với họ như chính mình, vứt bỏ mọi ý muốn trừng phạt và hoàn toàn thống trị được sự tức giận của mình, người ấy chắc chắn có được hạnh phúc. […]. Người ta sẽ không làm cho người khác điều họ coi là có hại cho chính mình. Tóm lại, đó là qui luật của đạo hạnh. […] Trong việc từ khước và cho đi, trong thịnh vượng cũng như trong bất hạnh, trong vui thú cũng như trong đau thương, người ta sẽ phán đoán mọi hậu quả căn cứ vào việc họ tự xem sét chính mình”. Tất cả những giáo huấn ấy, đâu có khác bao nhiêu với Mười Điều Răn!
Phật Giáo có tứ diệu đế hay bốn chân lý tuyệt vời, do Đức Phật Thích Ca truyền dạy sau khi ngài giác ngộ: 1/ thực tại là khổ đau và không được thỏa mãn; 2/ nguyên nhân của khổ là ham muốn; 3/ có thể chấm dứt đau khổ (bằng diệt dục); 4/ có đường dẫn tới diệt dục. Đường ấy chính là bát chính đạo hệ ở việc thực thi giới luật, quán niệm và khôn ngoan.Trên bình diện đạo đức, các hành vi tốt có thể tóm tắt trong ngũ giới (sila): 1/ không sát sinh; 2/ không lấy điều người ta không cho; 3/ không tà dâm; 4/ không dùng lời gian sảo hay nói dối; 5/ không say sưa mất tự chủ. Chủ nghĩa vị tha rất sâu sắc trong truyền thống Phật Giáo được diễn dịch qua phong thái bất bạo động, thân ái và sót thương, rất giống với luật vàng của Sách Tôbia.
Văn minh Trung Hoa nổi bật về chiều sâu với Lão Giáo của Lão Tử (thế kỷ thứ 4 trước Chúa Giáng Sinh). Theo vị hiền triết này, Đạo là nguyên lý đầu hết, nội tại trong toàn bộ vũ trụ. Đó là nguyên tắc khôn lường của biến dịch thường hằng dưới tác động của hai thái cực mâu thuẫn nhưng bổ túc cho nhau gọi là âm và dương. Con người phải tiếp nhận diễn trình biến hóa tự nhiên này, để mình trôi theo dòng thời gian, qua thái độ vô vi. Việc tìm kiếm hòa hợp với thiên nhiên, vừa có tính vật chất vừa có tính thiêng liêng, do đó nằm ở chính tâm điểm của nền đạo đức học Lão Giáo. Còn đối với Khổng Tử (551-479 trước Chúa Giáng Sinh), vẫn thường được xưng là Đức Khổng, ngài cố gắng tái lập trật tự cho một thời kỳ khá bất ổn bằng việc tôn kính nghi lễ, đặt căn bản trên đạo hiếu thảo, một đạo phải nằm ngay tại tâm điểm của mọi sinh hoạt xã hội. Các tương quan xã hội quả tình phải dựa vào mô thức các mối liên hệ trong gia đình. Sự hoà điệu chỉ đạt được khi người ta thực hành đức trung dung, trong đó, mối tương quan đã được qui thành lễ nghĩa kia, một mối tương quan gắn liền con người vào trật tự tự nhiên, chính là thước đo mọi sự. Lý tưởng phải đạt tới là đức nhân, nhân đức hoàn hảo của tính người, tạo thành nhờ biết tự chủ và đối xử tốt với người khác. “Khoan thứ (mansuétude), đó không phải là chữ chủ chốt đó sao? Điều anh không muốn người khác làm cho anh, thì anh đừng làm cho người khác”. Thực hành được đức ấy chính là thiên đạo vậy.
Trong truyền thống Châu Phi, thực tại căn bản nhất là chính sự sống. Nó là sự thiện qúy giá nhất và lý tưởng của con người không những hệ ở việc sống không lo lắng cho đến tuổi già, nhưng trước hết là sau khi qua đời phải làm cho lực sống luôn tiếp tục được tăng cường và sinh động hóa trong và qua con cháu. Thực thế, sự sống là một kinh nghiệm đầy kịch tính. Con người, một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ, luôn sống thảm kịch kình chống giữa cái chết và sự sống. Sứ mệnh phải dành chiến thắng cho sự sống trên cái chết điều hướng và xác định ra đạo đức học trong hành động của họ. Như thế, trong chân trời đạo đức hợp luận lý, con người phải nhận diện ra các đồng minh của sự sống, phải chiếm hữu các đồng minh này cho chính nghĩa sự sống, và nhờ thế đảm bảo được sự sống còn vốn đồng thời cũng là chiến thắng của sự sống. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc trong các tôn giáo Châu Phi. Đạo đức học Châu Phi vì thế xuất hiện như một nền đạo đức qui nhân và qui sinh: bởi thế, các hành vi được coi là thuận lợi cho sự triển nở của sự sống, cho việc duy trì sự sống, bảo vệ nó, làm cho nó thăng tiến hay gia tăng tiềm năng sống của cộng đồng đều là các hành vi tốt; bất cứ hành vi gì bị coi là mang hại lại cho đời sống cá nhân hay cộng đồng đều bị kết án là xấu. Như thế, các tôn giáo Châu Phi xem ra chủ yếu có tính qui nhân. Tuy nhiên, nếu quan sát và suy nghĩ kỹ hơn, người ta sẽ thấy rằng cả vị thế dành cho con người đang sống cũng như tục thờ cúng tổ tiên cũng không tạo nên một điều khép kín. Các tôn giáo ấy còn biết vươn lên tới Thiên Chúa, nguồn sự sống, Đấng tạo nên mọi điều hiện có.
Hồi Giáo vẫn hiểu mình như người phục hồi tôn giáo tự nhiên nguyên thủy. Tôn giáo này coi Mahomet như vị tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa để đem con người vĩnh viễn trở lại nẻo chính. Như thế, Hồi Giáo tự cho mình có sứ mệnh phổ quát, và đã lên tiếng với mọi người, những người được coi như “tự nhiên” theo Hồi Giáo. Luật Hồi Giáo, rõ ràng có tính cộng đồng, luân lý và tôn giáo, được hiểu như một luật lệ do chính Thiên Chúa trực tiếp ban cho họ. Do đó, đạo đức học Hồi Giáo, xét trong căn bản, là một nền luân lý vâng phục. Làm điều thiện, đó là vâng phục các giới răn; làm điều ác là không vâng theo các giới răn. Lý trí con người can thiệp để nhận ra đặc tính mạc khải của Luật và rút tỉa từ đó các hệ luận tài phán cụ thể. Thế kỷ thứ 9, trường phái mou’tazilite quả đã công bố ý niệm theo đó “sự thiện và sự ác ở trong chính sự vật” nghĩa là một số tác phong xấu hay tốt là ở ngay trong chúng, tiên thiên với luật thần linh là luật ra lệnh cho chúng hay ngăn cấm chúng. Bởi thế, trường phái này cho rằng nhờ lý trí của mình, con người có thể biết điều gì tốt điều gì xấu. Theo họ, con người tự phát biết rằng bất công hay dối trá là xấu và người ta bắt buộc phải dựng lại một kho lẫm, phải tránh xa một thiệt hại hay phải biết ơn người làm ơn cho mình, trong đó, Thiên Chúa là người làm ơn đầu hết. Nhưng trường phái ach’arites, tức trường phái nổi bật trong truyền thống sunnite, lại chủ trương một lý thuyết trái ngược. Vốn ủng hộ cơ hội chủ nghĩa, một chủ nghĩa không hề nhìn nhận bất cứ tính nhất quán nào nơi tự nhiên, trường phái này cho rằng chỉ có sự mạc khải tích cực của Thiên Chúa mới xác định được điều tốt điều xấu, người công chính và người bất chính. Trong số các lệnh truyền của thiên luật tích cực này, nhiều lệnh truyền đã lấy lại các yếu tố vĩ đại trong gia sản luân lý của loài người.
Tuy nhiên, ý niệm cho rằng có một luật tự nhiên, đi trước các xác quyết tài phán thực định (positive), đã được tìm thấy trong nền văn hóa cổ điển Hy Lạp qua khuôn mặt tiêu biểu của Antigone, ái nữ Oedipe. Hai người anh cô ta, Etéocle và Polynice, tranh chấp quyền hành và chém giết lẫn nhau. Polynice phản loạn, nên bị kết tội hỏa thiêu, xác chôn không có mộ. Thương anh, Antigone nại tới “luật bất thành văn và bất biến” để chống lại án lệnh chôn không mộ ấy. Vua Créon: như vậy ngươi dám chống lại luật lệ của trẫm? Antigone: Thưa trẫm đúng, bởi không phải Thần Zeus đã công bố các luật lệ ấy… Đối với trẫm, một người thuộc cõi chết, trẫm không thể vượt quá các luật bất thành văn và bất biến của các thần minh. Các luật lệ ấy không phải chỉ hiện diện hôm nay, hay hôm qua, mà luôn luôn hiện diện; không ai biết chúng xuất hiện lúc nào. Thần không thể vì sợ ý muốn con người mà liều mình bị thần minh trừng phạt (Sophocle, Antigone, v. 449-460 (éd. Pléiade, p. 584).
Platon và Aristote phỏng theo các nhà ngụy biện (sophistes) phân biệt giữa luật phát sinh từ một công ước, nghĩa là một quyết định hoàn toàn có tính thực định (thesis) và luật “tự bản chất” đã có giá trị. Loại luật đầu không có tính trường cửu, không có giá trị một cách tổng quát và không trói buộc mọi người. Loại luật thứ hai trói buộc mọi người, mọi lúc và mọi nơi (Cf. Aristote, Rhétorique, I, xiii, 2 (1373 b 4-11). Loại luật thứ hai này, chính là luật tự nhiên vậy. Đối với Platon, luật tự nhiên là luật lý tưởng, một mẫu mực cho các nhà lập pháp và mọi công dân, một quy phạm dùng xây nền và đánh giá các luật thực định. Đối với Aristote, quy phạm tối cao này tương hợp với việc thể hiện mô thức yếu tính (forme essentielle) nơi bản nhiên. Những gì tự nhiên đều có tính luân lý (Est moral ce qui est naturel). Luật tự nhiên không thay đổi; luật thực định thay đổi theo con người và thời đại. Tuy nhiên, luật tự nhiên không nằm bên ngoài luật thực định. Nó nhập thân trong luật thực định là luật vốn áp dụng ý niệm công chính tổng quát vào đời sống xã hội trong tính đa dạng của nó.
Đối với phe khắc kỷ (stoïcisme), luật tự nhiên trở nên quan niệm chủ chốt cho một đạo đức học duy phổ quát. Được coi là tốt và cần phải thực hiện bất cứ điều gì phù hợp với tự nhiên, được hiểu theo cả nghĩa sinh vật lý lẫn thuần lý. Mọi con người, bất kể thuộc dân tộc nào, đều phải hòa nhập làm thành phần của toàn bộ vũ trụ. Phải sống theo tự nhiên. Huấn lệnh ấy giả thiết phải có một luật trường cửu, một Lời (Logos) thần thánh, cũng hiện diện trong vũ trụ, đầy lý tính, như trong lý trí con người. Bởi thế, theo Cicéron, luật là “lý lẽ tối cao được lồng sẵn trong bản nhiên nhằm ra lệnh cho ta điều ta phải làm và ngăn cấm ta điều ta điều ngược lại” (Cicéron, De legibus, I, vi, 18). Tự nhiên và lý trí là hai nguồn nhận thức của ta về luật đạo đức căn bản, vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Thánh kinh Do Thái là tín thư vừa gửi Dân riêng của Chúa vừa gửi cho toàn thể nhân loại, trong đó truyền dạy Mười Giới Răn, vốn là luật đã được khắc ghi vào bản nhiên con người mọi thời, mọi nơi. Như trên đã nói, một trong các luật hết sức tự nhiên đối với mọi con người nhân bản đã được minh nhiên nói lên trong Sách Tôbia: Điều gì con không thích, thì đừng làm cho người khác” (4:15). Trong bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu sẽ nhắc lại luật này, nhưng theo nghĩa tích cực: “Vậy, tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các tiên tri là thế đó” (Mt 7:12). Tuy nhiên, không ai đề cập rõ tới luật tự nhiên bằng Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: “Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dù họ không có Luật Mô-sê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải” (7:14-15).
Tuy việc biết luật tự nhiên này tự nó không mang đến một đời sống công chính, nhưng đoạn văn của Thánh Phaolô quả đã gây một ảnh hưởng dứt khoát đối với suy tư Kitô Giáo liên quan tới luật tự nhiên. Vì đối với các giáo phụ, “sequi natruram” (hãy theo tự nhiên) và “sequela Christi” (theo chân Chúa Kitô) không hề mâu thuẫn nhau, vì, xét một cách tổng quát, các ngài chấp nhận ý niệm của phái Khắc Kỷ theo đó bản nhiên và lý trí sẽ cho ta biết đâu là các bổn phận luân lý của ta. Theo các bổn phận ấy là theo Ngôi Lời Thiên Chúa. Luật tự nhiên cung cấp cho ta một căn bản để ta hoàn tất nền luân lý Thánh Kinh. Thánh Clément thành Alexandria từng viết rằng “Từ Thiên Chúa ta có luật tự nhiên và luật mạc khải, hai luật chỉ là một”. ( Clément d’Alexandrie, Stromates, I, c. 29, 182, 1).
Dĩ nhiên, các giáo phụ không sao chép học thuyết của phái Khắc Kỷ, mà sửa đổi và khai triển nó. Trước nhất, các ngài không coi con người nhân bản như chỉ là một yếu tố trong vũ trụ, mà là hình ảnh Thiên Chúa, được mời gọi hiệp thông với Người. Như thế con người vượt trên vũ trụ dù vẫn là thành phần của vũ trụ ấy. Mặt khác, sự hoà hợp giữa bản nhiên và lý trí không dựa trên quan điểm duy nội tại (immanentiste) về một vũ trụ đa thần thuyết nhưng trên tham chiếu chung về sự khôn ngoan siêu việt của Đấng Hóa Công. Hành động một cách phù hợp với lý trí là tuân theo các xu hướng đã được Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa đặt để trong lý trí con người. Hành động ngược lại lý trí là một tội chống lại các xu hướng ấy. Chính vì thế, Thánh Augustinô đã đưa ra định nghĩa sau: “Luật đời đời là lý trí Thiên Chúa hay ý chí Thiên Chúa nhằm duy trì trật tự tự nhiên và ngăn cấm việc làm trật tự ấy bị rối loạn”. Nói cách khác, theo Thánh Augustinô, các quy phạm về một cuộc sống ngay thẳng và công chính đã được phát biểu trong Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng sau đó đã ghi khắc chúng trong tâm hồn con người. Mặt khác, đối với các giáo phụ, từ nay, luật tự nhiên được hiểu trong bối cảnh lịch sử cứu rỗi, một lịch sử khiến ta phân biệt nhiều giai đoạn khác nhau của tự nhiên (tự nhiên nguyên thủy, tự nhiên sa ngã và tự nhiên đã được khôi phục), mỗi giai đoạn, luật tự nhiên được thể hiện một cách khác.
Giáo Hội ngày nay và luật tự nhiên
Quan điểm giáo phụ trên đã được truyền tới thời Trung Cổ. Đến lúc này, tuy trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên chưa được giải thích rõ ràng, nhưng luật tự nhiên nói chung đã được đồng hóa với nền luân lý Kitô giáo. Sắc lệnh Gratien đã khởi đầu như thế này: “Luật tự nhiên là điều đã được chứa đựng trong Lề Luật và trong Phúc Âm”. Sắc lệnh này sau đó đã đồng hóa nội dung luật tự nhiên với luật vàng và chỉ rõ: thiên luật tương hợp với tự nhiên (Gratien, Concordantia discordantium canonum, pars 1, dist. 1 (PL 187, col. 29).
Lúc giáp mặt với việc không những phải giải quyết các cuộc tranh luận đặc thù về luân lý mà còn phải bênh vực thế đứng của mình trước một thế giới tục hóa, Giáo Hội đặc biệt nại tới ý niệm luật tự nhiên. Từ thế kỷ thứ 19, nhất là dưới thời Đức Lêô XIII, việc nại tới luật tự nhiên thường gặp thấy trong huấn quyền Giáo Hội, đặc biệt trong thông điệp Libertas praestantissimum (1888). Chính trong thông điệp này, Đức Lêô XIII nhắc tới luật tự nhiên để nhận diện nguồn gốc của thẩm quyền dân sự và xác định ra các giới hạn của nó. Ngài cũng nại tới luật tự nhiên để bênh vực quyền tư hữu chống lại chủ nghĩa xã hội cũng như bênh vực quyền lợi công nhân. Cũng trong chiều hướng này, Đức Gioan XXIII đã nhắc tới luật tự nhiên làm nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người (thông điệp Pacem in Terris, 1963). Với Đức Piô XI (Casti Connubii, 1930) và Đức Phaolô VI (Humanae Vitae, 1968), luật tự nhiên đã là tiêu chuẩn dứt khoát trong các vấn đề thuộc luân lý phu phụ. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (1992) cũng nhu thông điệp Veritatis splendor (1993) đã dành cho luật tự nhiên một vị thế quan trọng trong việc trình bày nền luân lý Kitô giáo. Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo nại tới luật tự nhiên trong bốn bối cảnh chính. Thứ nhất, trước một nền văn hóa chỉ coi khoa học là hữu lý và phó mặc sinh hoạt luân lý cho chủ nghĩa tương đối, Giáo Hội nhấn mạnh tới khả năng tự nhiên của con người trong việc, nhờ lý trí, họ có thể nắm bắt được sứ điệp đạo đức chứa đựng trong chính hữu thể và nhận ra các quy phạm nền tảng để hành động công chính phù hợp với bản nhiên và phẩm giá của họ. Thứ hai, trước chủ nghĩa duy cá nhân đầy tính tương đối là chủ nghĩa cho rằng mỗi cá nhân đều là nguồn tạo nên các giá trị cho chính mình và xã hội chỉ là sản phẩm của một khế ước do các cá nnhân tạo ra, nên phải tuân theo các quy phạm do các cá nhân này tạo ra, Giáo Hội lớn tiếng nhắc mọi người nhớ tới đặc tính không quy ước nhưng tự nhiên và khách quan trong các quy phạm nền tảng đang điều hướng đời sống xã hội và chính trị. Thứ ba, trước chủ nghĩa duy tục hung hãn chỉ muốn loại các tín hữu khỏi cuộc tranh luận công cộng, Giáo Hội lớn tiếng dạy rằng các can thiệp của Kitô hữu vào đời sống công, trong các vấn đề đụng tới luật tự nhiên (bênh vực quyền lợi kẻ bị áp bức, công lý trong liên hệ quốc tế, bênh vực sự sống và gia đình, tự do tôn giáo và tự do giáo dục…) không phải tự chúng thuộc bản chất tuyên tín tôn giáo mà là một quan tâm mà người công dân nào cũng có, nhằm ích chung của xã hội. Thứ bốn, trước đe dọa lạm quyền, tức chủ nghĩa toàn trị, Giáo Hội nhắc nhở rằng luật lệ dân sự không có tính trói buộc lương tâm khi đi ngược lại luật tự nhiên, và khuyến khích việc thừa nhận quyền phản đối lương tâm cũng như bổn phận phải bất tuân nhân vì phải tuân theo luật cao hơn.
Theo Cha Serge-Thomas Bonino, một linh mục Dòng Đa Minh người Pháp, thành viên của Ủy Ban, văn kiện này nhấn mạnh tới việc cần có sự đồng thuận về các giá trị đạo đức có tính khách quan và phổ quát và người ta phải cổ vũ các giá trị này để tránh cảnh trồi sụt trong công luận và sự thao túng của các chính phủ.
Cha Bonino cho rằng: các giá trị này có thể bảo đảm để các nhân quyền có được một căn bản vững chắc thay thế cho chủ nghĩa thực nghiệm đầy mỏng dòn về tài phán. Các giá rị ấy phải được đặt căn bản trên định nghĩa thế nào là con người nhân bản và làm thế nào cụ thể hóa bản nhiên con người trong từng con người, bất kể nòi giống, văn hóa hay tôn giáo.
Như thế, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn đóng góp vào cuộc tranh luận hiện nay liên quan đến việc đi tìm một nền đạo đức phổ quát, nhằm chống lại việc phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa trật tự đạo đức một bên và bên kia các trật tự kinh tế, xã hội, tài phán và chính trị. Các lãnh vực sau đang cố gắng phát triển mà về phương diện quy phạm, không tham chiếu gì tới sự thiện luân lý, vốn có tính khách quan và phổ quát.
Ủy Ban đề nghị hai chọn lựa: một là để hoàn cầu hóa tự đặt định ra điều hoàn toàn có tính duy nghiệm, ít nhiều được quy định trong một cái khung tài phán nào đó, một điều, về lâu về dài, không thể tránh được cảnh kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, hai là để con người dự phần vào diễn trình quy hướng việc hoàn cầu hóa kia lệ thuộc vào cùng đích có tính nhân bản thực sự.
Luật hằng sống
Về phương diện này, các nhà chuyên môn ghi nhận rằng theo luật tự nhiên, “dưới ánh sáng lý trí, các cá nhân và cộng đồng nhân bản có khả năng nhận ra các xu hướng nền tảng của một hành vi luân lý phù hợp với chính bản nhiên của chủ thể nhân bản và diễn tả các xu hướng này một cách có quy phạm, dưới hình thức các giới răn hay lệnh truyền”.
“Các giới răn căn bản, vốn khách quan và phổ quát, này có nhiệm vụ xây nền và cùng nhau gợi hứng cho các xác quyết luân lý, tài phán và chính trị vốn điều hướng đời sống con người và xã hội”.
Theo cha Bonino, để có thể đề xuất luật tự nhiên trong ngữ cảnh hiện nay, người ta phải tách mình ra khỏi các trình bày đầy tính biếm họa vốn biến luật đó trở thành khó hiểu đối với nhiều người đương thời của ta, và phải tận dụng các yếu tố canh tân mới đây trong nền thần học luân lý Công Giáo.
Tài liệu cũng nhắc ta nhớ rằng hiện vẫn có một gia tài đạo đức chung được thể hiện qua rất nhiều đồng qui giữa các truyền thống văn hóa và tôn giáo thế giới. Ngoài ra, tài liệu cực lực chống đối quan điểm duy lý về luật tự nhiên, mặc nù nó bênh vực chiều kích thuận lý của luật này. Tài liệu muốn chứng minh rằng “lời mời gọi nội tâm bước theo sự thiện vì là sự thiện là một kinh nghiệm mà mọi nền luân lý đều đặt nền trên đó”.
Chương cuối cùng của tài liệu đề cập đến “sự thay đổi sâu sắc về tầm nhìn trong việc trình bày luật tự nhiên” do Chúa Kitô đưa ra. Cha Bonino giải thích: “Trong Chúa Giêsu Kitô, và dưới ánh sáng đức tin, con người nhận ra Ngôi Lời đời đời, Đấng chủ trì trên tạo dựng, và là Đấng, nhờ biến cố nhập thể, đã tự bày tỏ mình ra cho con người như là Luật hằng sống, là tiêu chuẩn cho đời sống nhân bản muốn sống phù hợp theo luật tự nhiên”. Cha kết luận: luật tự nhiên không bị hủy bỏ nhưng được hoàn bị bằng luật yêu thương mới mẻ.
Một cái nhìn khái quát
Tài liệu của Ủy Ban Thần Học, ngoài phần nhập đề và kết luận, gồm có 5 chương. Chương thứ nhất nói đến những điểm đồng quy nơi các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, đặc biệt nói đến quan niệm La Hy về luật tự nhiên, đến giáo huấn Thánh Kinh, đến các triển khai của truyền thống Kitô Giáo, đến các diễn biến sau này, và đến huấn quyền của Giáo Hội đối với luật tự nhiên.
Chương hai đề cập tới việc nhận thức các giá trị luân lý chung, trong đó có vấn đề vai trò của xã hội và văn hóa, kinh nghiệm luân lý “phải làm điều tốt”, việc khám phá ra các giới răn của luật luân lý: tính phổ quát của luật tự nhiên, các giới răn của luật tự nhiên, áp dụng các giới răn chung: tính lịch sử của luật tự nhiên, các thiên hướng luân lý của con người và tác phong cụ thể của họ.
Chương ba nói tới các nền tảng lý thuyết của luật tự nhiên, trong đó có các vấn đề: từ kinh nghiệm tới lý thuyết; bản nhiên, ngôi vị và tự do; bản nhiên, con người và Thiên Chúa: từ hòa hợp tới tranh chấp; các ngả đường dẫn tới hòa giải.
Chương bốn đề cập tới luật tự nhiên và Nhà Nước, trong đó có các chủ đề: con người và ích chung; luật tự nhiên, thước đo trật tự chính trị; từ luật tự nhiên tới quyền tự nhiên; quyền tự nhiên và quyền thực định (droit positif); trật tự chính trị không phải là trật tự cánh chung; trật tự chính trị là một trật tự thuộc thời gian và thuận lý.
Chương năm nói tới Chuá Giêsu hoàn tất luật tự nhiên, qua hai khía cạnh: Ngôi Lời nhập thể, Luật hằng sống; Chúa Thánh Thần và luật mới về tự do.
Các điểm đồng quy
Chúng tôi xin trình bày một số điểm trong tài liệu nói tới các điểm đồng quy trong các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, những điểm được Giáo Hội nói chung và tài liệu này nói riêng không những nhìn nhận là “vốn liếng văn hóa” để đáp ứng các thách đố đạo đức đương thời mà còn là một “praeparatio evangelica” (chuẩn bị cho phúc âm) vốn phản ánh sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Các nền hiền triết và tôn giáo thế giới này hết sức đa dạng nhưng không vì thế ta không thể tìm ra sự hiện diện của một gia tài các giá trị luân lý chung cho mọi con người, bất chấp cách thế các giá trị ấy được biện minh ra sao bên trong thế giới quan đặc thù của chúng. Thí dụ luật vàng: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tôbia 4:15) vốn là luật, dưới hình thức này hay hình thức khác, từng hiện diện trong đại đa số các truyền thống hiền triết. Điều ấy cho thấy các định luật đạo đức vĩ đại không những được đặt để cho một nhóm nhân bản nhất định nào đó, mà chúng còn có giá trị một cách phổ quát cho mọi cá nhân và mọi dân tộc. Hơn nữa, nhiều truyền thống cũng nhìn nhận rằng các cách hành xử phổ quát về luân lý này do chính bản tính con người điều hướng. Các lối hành xử ấy nói lên phương cách nhờ đó con người tự thích ứng mình một cách vừa sáng tạo vừa hòa hợp vào một trật tự vũ trụ hay siêu hình nào đó vốn vượt quá họ và đem lại ý nghĩa cho đời họ. Trật tự đó thực sự được một nền hiền triết nội tại ươm trồng. Nó mang theo mình một sứ điệp luân lý mà con người có khả năng đọc ra.
Trong truyền thống Ấn Độ, thế giới, gồm cả vũ trụ lẫn xã hội con người, được cai trị bởi một trật tự hay một luật nền tảng gọi là dharma (pháp) mà ta phải tôn trọng, nếu không sẽ lãnh các hậu quả mất quân bình nghiêm trọng. Dharma xác định ra mọi bổn phận tôn giáo và xã hội cho con người. Một cách đặc trưng, huấn giáo luân lý của Ấn Giáo ẩn chứa toàn bộ trong các lý thuyết căn bản của Upanishads: niềm tin vào một vòng vô định các luân chuyển (samsara, luân hồi), với ý niệm theo đó, các hành vi tốt hay xấu thực hiện ở kiếp này (karman, nghiệp) có ảnh hưởng tới các kiếp sau. Các lý thuyết này tác động mạnh mẽ lên tác phong của ta đối với người khác: chúng đòi một trình độ cao về lòng tốt và khoan dung, với chiều hướng hành động vô vị lợi vì người khác, cũng như phải thực hành bất bạo động (ahimsa).
Đối với Ấn Giáo, người ta phân biệt hai loại bản văn: Sruti (nghĩa là điều nghe được) mạc khải và Smrti (điều nhớ được) thánh truyền. Phần lớn các giới luật đạo đức đều được tìm thấy trong thánh truyền. Ngoài nguyên tắc nền tảng theo đó “phong tục muôn đời là luật siêu việt được sách thánh và luật lệ thần linh chấp thuận; do đó, mọi người, thuộc ba giai cấp chính, nếu biết tôn kính thần trí tối cao ngụ trong họ, thì phải luôn chăm chỉ tuân theo phong tục muôn đời này”, ta còn tìm thấy một nguyên tắc khác rất giống với luật vàng của Sách Tôbia trên đây: “Ta nói cho ngươi đâu là cốt lõi của sự thiện tuyệt hảo đối với con người. Người nào biết thực hành pháp phổ quát (dharma) bất bạo động (ahimsa) là người thủ đắc được sự thiện tối cao. Người nào tự làm chủ mình trong ba dục vọng này là ham muốn, giận dữ và hà tiện… là người đạt thành công. […] Ai biết coi mọi tạo vật như chính mình và cư sử với họ như chính mình, vứt bỏ mọi ý muốn trừng phạt và hoàn toàn thống trị được sự tức giận của mình, người ấy chắc chắn có được hạnh phúc. […]. Người ta sẽ không làm cho người khác điều họ coi là có hại cho chính mình. Tóm lại, đó là qui luật của đạo hạnh. […] Trong việc từ khước và cho đi, trong thịnh vượng cũng như trong bất hạnh, trong vui thú cũng như trong đau thương, người ta sẽ phán đoán mọi hậu quả căn cứ vào việc họ tự xem sét chính mình”. Tất cả những giáo huấn ấy, đâu có khác bao nhiêu với Mười Điều Răn!
Phật Giáo có tứ diệu đế hay bốn chân lý tuyệt vời, do Đức Phật Thích Ca truyền dạy sau khi ngài giác ngộ: 1/ thực tại là khổ đau và không được thỏa mãn; 2/ nguyên nhân của khổ là ham muốn; 3/ có thể chấm dứt đau khổ (bằng diệt dục); 4/ có đường dẫn tới diệt dục. Đường ấy chính là bát chính đạo hệ ở việc thực thi giới luật, quán niệm và khôn ngoan.Trên bình diện đạo đức, các hành vi tốt có thể tóm tắt trong ngũ giới (sila): 1/ không sát sinh; 2/ không lấy điều người ta không cho; 3/ không tà dâm; 4/ không dùng lời gian sảo hay nói dối; 5/ không say sưa mất tự chủ. Chủ nghĩa vị tha rất sâu sắc trong truyền thống Phật Giáo được diễn dịch qua phong thái bất bạo động, thân ái và sót thương, rất giống với luật vàng của Sách Tôbia.
Văn minh Trung Hoa nổi bật về chiều sâu với Lão Giáo của Lão Tử (thế kỷ thứ 4 trước Chúa Giáng Sinh). Theo vị hiền triết này, Đạo là nguyên lý đầu hết, nội tại trong toàn bộ vũ trụ. Đó là nguyên tắc khôn lường của biến dịch thường hằng dưới tác động của hai thái cực mâu thuẫn nhưng bổ túc cho nhau gọi là âm và dương. Con người phải tiếp nhận diễn trình biến hóa tự nhiên này, để mình trôi theo dòng thời gian, qua thái độ vô vi. Việc tìm kiếm hòa hợp với thiên nhiên, vừa có tính vật chất vừa có tính thiêng liêng, do đó nằm ở chính tâm điểm của nền đạo đức học Lão Giáo. Còn đối với Khổng Tử (551-479 trước Chúa Giáng Sinh), vẫn thường được xưng là Đức Khổng, ngài cố gắng tái lập trật tự cho một thời kỳ khá bất ổn bằng việc tôn kính nghi lễ, đặt căn bản trên đạo hiếu thảo, một đạo phải nằm ngay tại tâm điểm của mọi sinh hoạt xã hội. Các tương quan xã hội quả tình phải dựa vào mô thức các mối liên hệ trong gia đình. Sự hoà điệu chỉ đạt được khi người ta thực hành đức trung dung, trong đó, mối tương quan đã được qui thành lễ nghĩa kia, một mối tương quan gắn liền con người vào trật tự tự nhiên, chính là thước đo mọi sự. Lý tưởng phải đạt tới là đức nhân, nhân đức hoàn hảo của tính người, tạo thành nhờ biết tự chủ và đối xử tốt với người khác. “Khoan thứ (mansuétude), đó không phải là chữ chủ chốt đó sao? Điều anh không muốn người khác làm cho anh, thì anh đừng làm cho người khác”. Thực hành được đức ấy chính là thiên đạo vậy.
Trong truyền thống Châu Phi, thực tại căn bản nhất là chính sự sống. Nó là sự thiện qúy giá nhất và lý tưởng của con người không những hệ ở việc sống không lo lắng cho đến tuổi già, nhưng trước hết là sau khi qua đời phải làm cho lực sống luôn tiếp tục được tăng cường và sinh động hóa trong và qua con cháu. Thực thế, sự sống là một kinh nghiệm đầy kịch tính. Con người, một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ, luôn sống thảm kịch kình chống giữa cái chết và sự sống. Sứ mệnh phải dành chiến thắng cho sự sống trên cái chết điều hướng và xác định ra đạo đức học trong hành động của họ. Như thế, trong chân trời đạo đức hợp luận lý, con người phải nhận diện ra các đồng minh của sự sống, phải chiếm hữu các đồng minh này cho chính nghĩa sự sống, và nhờ thế đảm bảo được sự sống còn vốn đồng thời cũng là chiến thắng của sự sống. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc trong các tôn giáo Châu Phi. Đạo đức học Châu Phi vì thế xuất hiện như một nền đạo đức qui nhân và qui sinh: bởi thế, các hành vi được coi là thuận lợi cho sự triển nở của sự sống, cho việc duy trì sự sống, bảo vệ nó, làm cho nó thăng tiến hay gia tăng tiềm năng sống của cộng đồng đều là các hành vi tốt; bất cứ hành vi gì bị coi là mang hại lại cho đời sống cá nhân hay cộng đồng đều bị kết án là xấu. Như thế, các tôn giáo Châu Phi xem ra chủ yếu có tính qui nhân. Tuy nhiên, nếu quan sát và suy nghĩ kỹ hơn, người ta sẽ thấy rằng cả vị thế dành cho con người đang sống cũng như tục thờ cúng tổ tiên cũng không tạo nên một điều khép kín. Các tôn giáo ấy còn biết vươn lên tới Thiên Chúa, nguồn sự sống, Đấng tạo nên mọi điều hiện có.
Hồi Giáo vẫn hiểu mình như người phục hồi tôn giáo tự nhiên nguyên thủy. Tôn giáo này coi Mahomet như vị tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa để đem con người vĩnh viễn trở lại nẻo chính. Như thế, Hồi Giáo tự cho mình có sứ mệnh phổ quát, và đã lên tiếng với mọi người, những người được coi như “tự nhiên” theo Hồi Giáo. Luật Hồi Giáo, rõ ràng có tính cộng đồng, luân lý và tôn giáo, được hiểu như một luật lệ do chính Thiên Chúa trực tiếp ban cho họ. Do đó, đạo đức học Hồi Giáo, xét trong căn bản, là một nền luân lý vâng phục. Làm điều thiện, đó là vâng phục các giới răn; làm điều ác là không vâng theo các giới răn. Lý trí con người can thiệp để nhận ra đặc tính mạc khải của Luật và rút tỉa từ đó các hệ luận tài phán cụ thể. Thế kỷ thứ 9, trường phái mou’tazilite quả đã công bố ý niệm theo đó “sự thiện và sự ác ở trong chính sự vật” nghĩa là một số tác phong xấu hay tốt là ở ngay trong chúng, tiên thiên với luật thần linh là luật ra lệnh cho chúng hay ngăn cấm chúng. Bởi thế, trường phái này cho rằng nhờ lý trí của mình, con người có thể biết điều gì tốt điều gì xấu. Theo họ, con người tự phát biết rằng bất công hay dối trá là xấu và người ta bắt buộc phải dựng lại một kho lẫm, phải tránh xa một thiệt hại hay phải biết ơn người làm ơn cho mình, trong đó, Thiên Chúa là người làm ơn đầu hết. Nhưng trường phái ach’arites, tức trường phái nổi bật trong truyền thống sunnite, lại chủ trương một lý thuyết trái ngược. Vốn ủng hộ cơ hội chủ nghĩa, một chủ nghĩa không hề nhìn nhận bất cứ tính nhất quán nào nơi tự nhiên, trường phái này cho rằng chỉ có sự mạc khải tích cực của Thiên Chúa mới xác định được điều tốt điều xấu, người công chính và người bất chính. Trong số các lệnh truyền của thiên luật tích cực này, nhiều lệnh truyền đã lấy lại các yếu tố vĩ đại trong gia sản luân lý của loài người.
Tuy nhiên, ý niệm cho rằng có một luật tự nhiên, đi trước các xác quyết tài phán thực định (positive), đã được tìm thấy trong nền văn hóa cổ điển Hy Lạp qua khuôn mặt tiêu biểu của Antigone, ái nữ Oedipe. Hai người anh cô ta, Etéocle và Polynice, tranh chấp quyền hành và chém giết lẫn nhau. Polynice phản loạn, nên bị kết tội hỏa thiêu, xác chôn không có mộ. Thương anh, Antigone nại tới “luật bất thành văn và bất biến” để chống lại án lệnh chôn không mộ ấy. Vua Créon: như vậy ngươi dám chống lại luật lệ của trẫm? Antigone: Thưa trẫm đúng, bởi không phải Thần Zeus đã công bố các luật lệ ấy… Đối với trẫm, một người thuộc cõi chết, trẫm không thể vượt quá các luật bất thành văn và bất biến của các thần minh. Các luật lệ ấy không phải chỉ hiện diện hôm nay, hay hôm qua, mà luôn luôn hiện diện; không ai biết chúng xuất hiện lúc nào. Thần không thể vì sợ ý muốn con người mà liều mình bị thần minh trừng phạt (Sophocle, Antigone, v. 449-460 (éd. Pléiade, p. 584).
Platon và Aristote phỏng theo các nhà ngụy biện (sophistes) phân biệt giữa luật phát sinh từ một công ước, nghĩa là một quyết định hoàn toàn có tính thực định (thesis) và luật “tự bản chất” đã có giá trị. Loại luật đầu không có tính trường cửu, không có giá trị một cách tổng quát và không trói buộc mọi người. Loại luật thứ hai trói buộc mọi người, mọi lúc và mọi nơi (Cf. Aristote, Rhétorique, I, xiii, 2 (1373 b 4-11). Loại luật thứ hai này, chính là luật tự nhiên vậy. Đối với Platon, luật tự nhiên là luật lý tưởng, một mẫu mực cho các nhà lập pháp và mọi công dân, một quy phạm dùng xây nền và đánh giá các luật thực định. Đối với Aristote, quy phạm tối cao này tương hợp với việc thể hiện mô thức yếu tính (forme essentielle) nơi bản nhiên. Những gì tự nhiên đều có tính luân lý (Est moral ce qui est naturel). Luật tự nhiên không thay đổi; luật thực định thay đổi theo con người và thời đại. Tuy nhiên, luật tự nhiên không nằm bên ngoài luật thực định. Nó nhập thân trong luật thực định là luật vốn áp dụng ý niệm công chính tổng quát vào đời sống xã hội trong tính đa dạng của nó.
Đối với phe khắc kỷ (stoïcisme), luật tự nhiên trở nên quan niệm chủ chốt cho một đạo đức học duy phổ quát. Được coi là tốt và cần phải thực hiện bất cứ điều gì phù hợp với tự nhiên, được hiểu theo cả nghĩa sinh vật lý lẫn thuần lý. Mọi con người, bất kể thuộc dân tộc nào, đều phải hòa nhập làm thành phần của toàn bộ vũ trụ. Phải sống theo tự nhiên. Huấn lệnh ấy giả thiết phải có một luật trường cửu, một Lời (Logos) thần thánh, cũng hiện diện trong vũ trụ, đầy lý tính, như trong lý trí con người. Bởi thế, theo Cicéron, luật là “lý lẽ tối cao được lồng sẵn trong bản nhiên nhằm ra lệnh cho ta điều ta phải làm và ngăn cấm ta điều ta điều ngược lại” (Cicéron, De legibus, I, vi, 18). Tự nhiên và lý trí là hai nguồn nhận thức của ta về luật đạo đức căn bản, vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Thánh kinh Do Thái là tín thư vừa gửi Dân riêng của Chúa vừa gửi cho toàn thể nhân loại, trong đó truyền dạy Mười Giới Răn, vốn là luật đã được khắc ghi vào bản nhiên con người mọi thời, mọi nơi. Như trên đã nói, một trong các luật hết sức tự nhiên đối với mọi con người nhân bản đã được minh nhiên nói lên trong Sách Tôbia: Điều gì con không thích, thì đừng làm cho người khác” (4:15). Trong bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu sẽ nhắc lại luật này, nhưng theo nghĩa tích cực: “Vậy, tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các tiên tri là thế đó” (Mt 7:12). Tuy nhiên, không ai đề cập rõ tới luật tự nhiên bằng Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: “Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dù họ không có Luật Mô-sê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải” (7:14-15).
Tuy việc biết luật tự nhiên này tự nó không mang đến một đời sống công chính, nhưng đoạn văn của Thánh Phaolô quả đã gây một ảnh hưởng dứt khoát đối với suy tư Kitô Giáo liên quan tới luật tự nhiên. Vì đối với các giáo phụ, “sequi natruram” (hãy theo tự nhiên) và “sequela Christi” (theo chân Chúa Kitô) không hề mâu thuẫn nhau, vì, xét một cách tổng quát, các ngài chấp nhận ý niệm của phái Khắc Kỷ theo đó bản nhiên và lý trí sẽ cho ta biết đâu là các bổn phận luân lý của ta. Theo các bổn phận ấy là theo Ngôi Lời Thiên Chúa. Luật tự nhiên cung cấp cho ta một căn bản để ta hoàn tất nền luân lý Thánh Kinh. Thánh Clément thành Alexandria từng viết rằng “Từ Thiên Chúa ta có luật tự nhiên và luật mạc khải, hai luật chỉ là một”. ( Clément d’Alexandrie, Stromates, I, c. 29, 182, 1).
Dĩ nhiên, các giáo phụ không sao chép học thuyết của phái Khắc Kỷ, mà sửa đổi và khai triển nó. Trước nhất, các ngài không coi con người nhân bản như chỉ là một yếu tố trong vũ trụ, mà là hình ảnh Thiên Chúa, được mời gọi hiệp thông với Người. Như thế con người vượt trên vũ trụ dù vẫn là thành phần của vũ trụ ấy. Mặt khác, sự hoà hợp giữa bản nhiên và lý trí không dựa trên quan điểm duy nội tại (immanentiste) về một vũ trụ đa thần thuyết nhưng trên tham chiếu chung về sự khôn ngoan siêu việt của Đấng Hóa Công. Hành động một cách phù hợp với lý trí là tuân theo các xu hướng đã được Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa đặt để trong lý trí con người. Hành động ngược lại lý trí là một tội chống lại các xu hướng ấy. Chính vì thế, Thánh Augustinô đã đưa ra định nghĩa sau: “Luật đời đời là lý trí Thiên Chúa hay ý chí Thiên Chúa nhằm duy trì trật tự tự nhiên và ngăn cấm việc làm trật tự ấy bị rối loạn”. Nói cách khác, theo Thánh Augustinô, các quy phạm về một cuộc sống ngay thẳng và công chính đã được phát biểu trong Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng sau đó đã ghi khắc chúng trong tâm hồn con người. Mặt khác, đối với các giáo phụ, từ nay, luật tự nhiên được hiểu trong bối cảnh lịch sử cứu rỗi, một lịch sử khiến ta phân biệt nhiều giai đoạn khác nhau của tự nhiên (tự nhiên nguyên thủy, tự nhiên sa ngã và tự nhiên đã được khôi phục), mỗi giai đoạn, luật tự nhiên được thể hiện một cách khác.
Giáo Hội ngày nay và luật tự nhiên
Quan điểm giáo phụ trên đã được truyền tới thời Trung Cổ. Đến lúc này, tuy trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên chưa được giải thích rõ ràng, nhưng luật tự nhiên nói chung đã được đồng hóa với nền luân lý Kitô giáo. Sắc lệnh Gratien đã khởi đầu như thế này: “Luật tự nhiên là điều đã được chứa đựng trong Lề Luật và trong Phúc Âm”. Sắc lệnh này sau đó đã đồng hóa nội dung luật tự nhiên với luật vàng và chỉ rõ: thiên luật tương hợp với tự nhiên (Gratien, Concordantia discordantium canonum, pars 1, dist. 1 (PL 187, col. 29).
Lúc giáp mặt với việc không những phải giải quyết các cuộc tranh luận đặc thù về luân lý mà còn phải bênh vực thế đứng của mình trước một thế giới tục hóa, Giáo Hội đặc biệt nại tới ý niệm luật tự nhiên. Từ thế kỷ thứ 19, nhất là dưới thời Đức Lêô XIII, việc nại tới luật tự nhiên thường gặp thấy trong huấn quyền Giáo Hội, đặc biệt trong thông điệp Libertas praestantissimum (1888). Chính trong thông điệp này, Đức Lêô XIII nhắc tới luật tự nhiên để nhận diện nguồn gốc của thẩm quyền dân sự và xác định ra các giới hạn của nó. Ngài cũng nại tới luật tự nhiên để bênh vực quyền tư hữu chống lại chủ nghĩa xã hội cũng như bênh vực quyền lợi công nhân. Cũng trong chiều hướng này, Đức Gioan XXIII đã nhắc tới luật tự nhiên làm nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người (thông điệp Pacem in Terris, 1963). Với Đức Piô XI (Casti Connubii, 1930) và Đức Phaolô VI (Humanae Vitae, 1968), luật tự nhiên đã là tiêu chuẩn dứt khoát trong các vấn đề thuộc luân lý phu phụ. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (1992) cũng nhu thông điệp Veritatis splendor (1993) đã dành cho luật tự nhiên một vị thế quan trọng trong việc trình bày nền luân lý Kitô giáo. Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo nại tới luật tự nhiên trong bốn bối cảnh chính. Thứ nhất, trước một nền văn hóa chỉ coi khoa học là hữu lý và phó mặc sinh hoạt luân lý cho chủ nghĩa tương đối, Giáo Hội nhấn mạnh tới khả năng tự nhiên của con người trong việc, nhờ lý trí, họ có thể nắm bắt được sứ điệp đạo đức chứa đựng trong chính hữu thể và nhận ra các quy phạm nền tảng để hành động công chính phù hợp với bản nhiên và phẩm giá của họ. Thứ hai, trước chủ nghĩa duy cá nhân đầy tính tương đối là chủ nghĩa cho rằng mỗi cá nhân đều là nguồn tạo nên các giá trị cho chính mình và xã hội chỉ là sản phẩm của một khế ước do các cá nnhân tạo ra, nên phải tuân theo các quy phạm do các cá nhân này tạo ra, Giáo Hội lớn tiếng nhắc mọi người nhớ tới đặc tính không quy ước nhưng tự nhiên và khách quan trong các quy phạm nền tảng đang điều hướng đời sống xã hội và chính trị. Thứ ba, trước chủ nghĩa duy tục hung hãn chỉ muốn loại các tín hữu khỏi cuộc tranh luận công cộng, Giáo Hội lớn tiếng dạy rằng các can thiệp của Kitô hữu vào đời sống công, trong các vấn đề đụng tới luật tự nhiên (bênh vực quyền lợi kẻ bị áp bức, công lý trong liên hệ quốc tế, bênh vực sự sống và gia đình, tự do tôn giáo và tự do giáo dục…) không phải tự chúng thuộc bản chất tuyên tín tôn giáo mà là một quan tâm mà người công dân nào cũng có, nhằm ích chung của xã hội. Thứ bốn, trước đe dọa lạm quyền, tức chủ nghĩa toàn trị, Giáo Hội nhắc nhở rằng luật lệ dân sự không có tính trói buộc lương tâm khi đi ngược lại luật tự nhiên, và khuyến khích việc thừa nhận quyền phản đối lương tâm cũng như bổn phận phải bất tuân nhân vì phải tuân theo luật cao hơn.