Kabbala
Kabbala, huyền môn Do thái. Là một hệ thống thông thiên học huyền bí riêng biệt cho Do thái giáo ở châu Âu sau thế kỷ 12. Khi người Do Thái bị trục xuất ra khỏi Tây Ban Nha, họ mang hệ thống thông thiên học này về Palestine. Theo phái huyền môn, Thượng đế, Đấng Tối Cao, Đấng Vô Cùng, và là Đấng Vô Biên tự biểu lộ Ngài trong Thập duyên, vốn tạo ra việc tạo dựng thế giới đầu tiên, rồi thế giới này tạo ra thế giới thứ hai; mỗi thế giới tạo ra thế giới kế tiếp. Con người được tạo ra bởi một Duyên và linh hồn tiền hữu của con người trở về với Thượng Đế qua sự luân hồi. Đấng Thiên Sai sẽ ra đời vào cuối thời gian, và lúc ấy thế giới sẽ trở về với Nguồn Cội, hỏa ngục sẽ chấm dứt và hạnh phúc sẽ khởi đầu. Đối với người theo huyền môn, Thượng Đế này là một phản ứng có ý thức với Thiên Chúa của Kitô giáo. Theo từ ngữ phái huyền môn, việc cứu độ con người được hoàn tất qua việc tuân giữ luật cách chặt chẽ. Phái huyền môn tạo ảnh hưởng luân lý cao trên các thành viên, và nhiều người thuộc phái này, chẳng hạn Riccio và Jacob Franck, đã trở thành người Công giáo.
Kairos
Kairos, thời cơ, thời gian, thời cục. Nghĩa đen là “một quãng thời gian.” Được dùng trong Kinh thánh, nó là thời gian trong một nghĩa quan trọng về tôn giáo, chẳng hạn “hãy tận dụng thời buổi hiện tại" (Cl 4:5) và “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến" (Mc 13:33).
Kal
Kal, Kalendae – ngày đầu mỗi tháng
Kalends
Kalends, hoặc calends, là ngày đầu mỗi tháng trong lịch Roma cổ. Từ ngữ đôi khi được dùng trong văn kiện chính thức của Giáo hội.
Kenosis
Kenosis, tự hủy, hư vị hóa. Là việc Chúa Kitô tự nguyện từ bỏ đặc quyền của Chúa để khiêm nhượng chấp nhận thân phận con người. Thánh Phaolô mô tả sự tự hủy này một cách phù hợp cho tín hữu Phi-líp-phê như sau: “Chúa Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế." (Pl 2:6-7). (Từ nguyên Greek kenosis, sự trống rỗng, sự trút hết.)
Kerygma
Kerygma, Loan báo sứ điệp, Loan báo nội dung cơ bản Tin Mừng. Rao giảng hay loan báo, để phân biệt với dạy hay giáo huấn (didache) trong Tin mừng của Chúa Kitô. Trước khi Tin mừng được viết ra, Tin mừng được đã được rao giảng (Rm 16:25), nhưng ngòai rao giảng còn được dạy nữa (Mt 28:19) để cho Tin mừng được thấu hiểu càng nhiều càng tốt (Mt 13:19). (Từ nguyên Hi Lạp K_rygma, công bố; từ chữ keryks, báo trước.)
Kerygmatic Theology
Thần học Sứ điệp Tin Mừng. Là môn thần học nhấn mạnh đến việc dùng tín lý trong rao giảng, trái với việc nghiên cứu học thuật hay suy diễn về chân lý tôn giáo.
Kevelaer (Shrine)
Đền thánh Đức Mẹ Kevelaer. Là một địa điểm hành hương ở miền bắc nước Ðức, không xa biên giới nước Hà Lan. Là một đền thánh Ðức Mẹ nơi có nhiều trẻ em tật nguyền và đau ốm được chữa lành. Năm 1641 một thương gia trong ba đêm liền nghe có một tiếng nói với ông, “Hãy xây một đền thánh để tôn kính ta tại đây.” Cùng lúc đó vợ ông thấy một Bà yêu kiều hiện ra, và nhắc tới một người lính lưu động đang bán một ảnh Ðức Mẹ bằng giấy rẻ tiền. Bà tìm ra người lính này và mua bức ảnh Đức Mẹ, nhưng do có quá nhiều người tuôn đến nhà tranh nhỏ của bà, bà liền tặng bức tranh cho nhà thờ của làng. Liên tiếp các người mù, kẻ bại liệt, người câm và điếc, nhất là trẻ em, đến viếng nhà thờ đều được chữa lành và người ta đồn rằng Ðức Trinh Nữ và Thánh Tử trong bức tranh mờ là các Đấng đầy lòng thương xót. Ðể có nơi đủ chứa đám đông, người ta thấy cần xây dựng một tòa nhà lớn hơn, và một bức tượng mới làm bằng đá, nhưng giống như hình trong bức tranh giấy, đã thay thế bức hình cũ rất quan trọng. Đức Giáo hòang Piô IX đã gửi viên đá đầu tiên từ Rôma cho tòa nhà mới, và năm 1892 bức tượng đã được đội triều thiên cách trọng thể. Ngay cả trong những năm chiến tranh ở Ðức, hàng ngàn người đã đến đền thánh, nơi cả bức tượng mới và bức tranh phai mờ đều là trung tâm điểm của sự tôn kính.
Keys
Chìa khóa. Là biểu tượng của việc Chúa trao quyền thiêng liêng cho thánh Phêrô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời" (Mt 16, 19). Quyền đặc biệt trong Giáo hội được trao cho thánh Phêrô được diễn tả bằng hai chìa khóa, chìa khóa là biểu tượng đầu tiên được gán cho bất cứ vị thánh nào, trong khi lưỡi gươm được dùng để biểu tượng cho thánh Phaolô.
K.H.S.
K.H.S., Hiệp sĩ Thánh Mộ.
Kiddushin
Kiddushin, nghĩa đen là “sự thánh hóa”, nghi thức hôn phối Do Thái và bậc sống hôn nhân. Nghi thức chủ yếu torng lễ cưới Do thái là việc đeo nhẫn, trong đó chú rể xỏ nhẫn vào ngón trỏ bàn tay phải của cô dâu và đọc: “Em được thánh hóa với anh, theo luật Moses (Mô-sê) và luật Do thái.” Nghi lễ diễn ra dưới một Huppah hay một mái che, tượng trưng ngôi nhà mới mà chú rể đưa cô dâu về đó.
Kindness
Lòng tốt, sự tử tế, ân cần. Là một trong các hoa quả của Chúa Thánh Thần; là phẩm chất hiểu được sự đồng cảm và quan tâm đến người nghèo hoặc gặp khó khăn. Nó được diễn tả trong việc nói năng nhã nhặn, sự cư xử rộng lượng và tha thứ các xúc phạm nếu có.
Kirk
Kirk, Giáo hội Scotland. Tên này được áp dụng cho Giáo hội Scotland ở Hội đồng Tây phương. Nó cũng được dùng thay thế cho từ ngữ “Giáo hội”, để phân biệt Giáo hội Chính thức hóa ở Scotland với các Giáo hội Công giáo, Anh giáo và Cải cách. Từ ngữ này cũng dùng trong một số vùng ở miền Bắc nước Anh. (Từ nguyên Anglo-Saxon cirice, circe, giáo hội.)
Kiss, Liturgical
Nụ hôn phụng vụ. Là việc hôn chạm môi như một dấu hiệu tôn kính trong các nghi lễ phụng tự công cộng. Tần suất của cử chỉ này đã được giảm nhiều kể từ Công đồng chung Vatican II, nhưng vẫn được qui định. Linh mục phải hôn bàn thờ lúc bắt đầu và lúc kết thúc thánh lễ, và ngài cũng hôn sách Bài đọc sau khi đọc Tin mừng.
Kiss Of Peace
Nghi thức chúc hôn bình an. Còn gọi là Pax (Bình an), là sự chào chúc lẫn nhau giữa các tín hữu trong Thánh lễ, như một cử chỉ hiệp nhất với nhau và lòng mến Chúa Kitô. Chắc chắn được thực hành từ thế kỷ thứ hai, nghi thức ngày càng bị hạn chế ở Tây phương. Kể từ Công đồng chung Vatican II, nghi thức được tái lập để trở nên thường xuyên trong phụng vụ Thánh lễ. Bản văn chính thức của nghi thức nói: “Rồi tùy theo hòan cảnh [pro opportunitate], phó tế hoặc linh mục nói thêm: “anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”, và mọi người, tùy theo phong tục địa phương, trao cho nhau dấu chỉ bình an và bác ái; trong khi đó linh mục chúc bình an cho phó tế hay thừa tác viên.”
Kneeling
Quỳ gối. Là quỳ bằng đầu gối như một cử chỉ tôn kính. Nghi thức Thánh lễ Mới qui định rằng tín hữu quỳ gối ít là trong khi Truyền phép.
Knife And Book
Dao và sách. Là các phù hiệu của thánh Bartholomew (Batôlômêô), người rao giảng Tin Mừng ở Ấn Độ, nơi ngài chịu tử vì đạo bằng lóc da sống. Đây là cách thức ngài được diễn tả trong bức họa “Ngày phán xét” của danh họa Michelangelo ở Nhà nguyện Sistine, Roma.
Knights Of Columbus
Hiệp sĩ Côlombô. Là tổ chức huynh đệ quốc tế của quí ông Công giáo, được thành lập năm 1882 bởi Linh mục Michael J. McGivney, ở New Haven, Connecticut (Mỹ). Tổ chức này được thành lập dựa trên các nguyên tắc bác ái, đòan kết, và yêu nước, và mục đích của tổ chức là cung cấp một hệ thống lợi ích bảo hiểm huynh đệ cho các thành viên, cổ vũ các quan hệ văn hóa, và dấn thân vào một số họat động tôn giáo, giáo dục và xã hội. Các Hiệp sĩ trình bày sự diễn tả mới của Công giáo Tiến hành. Mục đích của họ “có ý nghĩa bởi vì họ rất hòa hợp với chủ ý của Giáo hội.” Số thành viên của tổ chức trên thế giới là hơn một triệu người.
Knock, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Knock. Là Ðền thánh dâng kính Ðức Mẹ Ireland tại hạt Mayo, từ năm 1879. Ngày 21-8 năm ấy, trong một cơn mưa xối xả, hình Ðức Mẹ, thánh Giuse, và thánh Gioan Tông đồ xuất hiện trên đầu hồi của nhà thờ làng, bao trùm trong ánh sáng chói chang. Bên cạnh các Ngài là một bàn thờ, với cây Thánh giá bên trên và một Con Chiên dưới chân Thánh giá. Không có một lời nào phát ra từ các hình tượng này. Đến ngày hôm sau linh mục chính xứ mới được thông báo tin này, vì những người nhìn xem đã quá sửng sốt không thể bỏ hiện trường được. Hai lần vào năm 1880 cuộc hiện ra lại xảy ra, nhưng do làn ánh sáng quá chói lòa nên người ta không thể nhận ra bất cứ ai ngọai trừ Đức Mẹ Maria. Các phép lạ xác thực đã lôi kéo hàng trăm người tới làng. Ðức Tổng giám mục tổng giáo phận Tuam bắt đầu mở cuộc điều tra. Khỏang 15 người đã làm chứng rằng những gì họ thấy không phải là hình vẽ hoặc là ảo ảnh. Giáo quyền xác quyết lời chứng, và tuyên bố rằng các cuộc hiện ra “là đáng tin cậy và thỏa đáng.” Ðịa điểm ấy hiện nay trở thành một đối tượng hành hương quốc gia. Ðức Giáo hòang Gioan Phaolô II đã kính viếng đền thánh ngày 30-9-1979, để đánh dấu 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu, và dâng hiến người dân Ireland cho Mẹ Thiên Chúa.
Knowledge
Kiến thức, hiểu biết, tri thức. Là bất cứ hành vi, chức năng, tình trạng hoặc hiệu quả của họat động tâm trí. Điều cốt yếu cho tri thức là cái gì có thực ngoài tâm trí được tái trình bày trong tâm trí, bằng điều được gọi là sự giống nhau cố ý hay sự tương tự với đối tượng biết được. Do đó kiến thức là sự đồng hóa của tâm trí với vật thể. Kết quả là có sự kết hợp đồng hóa giữa người biết và vật được biết. Chúng ta trở thành cái mà chúng ta biết.
Knowledge Of God
Hiểu biết Chúa. Theo Công đồng chung Vatican I, “Thiên Chúa duy nhất và chân thật, Đấng Tạo Dựng chúng ta và là Chúa chúng ta có thể biết một cách chắc chắn bằng ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, từ những vật được tạo thành" (Denzinger 3026). Vì vậy, chứng tá đầu tiên về sự hiểu biết Chúa chính là thế giới tạo thành như thánh Phaolô tuyên bố: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người " (Rm 1:20). Hơn nữa, tâm trí con người “có thể chứng minh” sự hiện hữu và các thuộc tính của Chúa bằng cách lý luận từ các hiệu quả trong vũ trụ đến nguyên nhân tối hậu của chúng (Thánh Giáo hòang Piô X, Lời thề chống lại phong trào Tân tiến, Denzinger 3538). Tuy nhiên, Chúa cũng tự tỏ lộ mình một cách siêu nhiên trong điều thường được gọi là Mặc khải, như được tìm thấy trong Kinh thánh và Thánh truyền. Mặc khải này là cần thiết về luân lý để giúp mọi người hiểu biết Chúa một cách dễ dàng, với sự xác thực và không sai lầm. Mặc khải cũng là tuyệt đối cần thiết “bởi vì Chúa trong sự thiện vô biên của Ngài đã đưa con người đến một cùng đích siêu nhiên”, vốn đòi hỏi sự hiểu biết của con người về vận mạng của mình và các phương thế để đi đến đó (Denzinger 3005).
Know-Nothingism
Phong trào bất khả tri. Là một phong trào chống Công giáo bất hợp pháp trong chính trị Mỹ, vào các năm 1852-58. Mọi người được cho là được tạo dựng cách bình đẳng, ngọai trừ người Công giáo, người nước ngoài và người da màu. Khi được hỏi về triết học của họ, họ trả lời: “Tôi không biết.” Mục tiêu chính của họ là người Công giáo Ireland, mà họ muốn tước hết quyền dân sự và riêng tư. Nạn nhân của họ chịu đựng các hành vi bạo lực quần chúng. Năm 1852 các kẻ tin mù quang này đã tổ chức “Hội đồng tòan quốc nước Mỹ vùng Bắc Mỹ.” Họ hứa giữ lời thề bí mật về mục tiêu của mình, và hứa chỉ bầu vào chức vụ công quyền các công dân Mỹ sinh tại Mỹ, mà không phải là người Công giáo hoặc người kết hôn với người Công giáo. Năm 1855 họ thực hiện cuộc bầu cử ở chín bang và 75 thành viên của họ vào Quốc hội, nhưng thất bại của họ trước đảng Dân chủ năm 1856 và sự gia tăng chống đối tình trạng nô lệ đã làm cho họ suy yếu, như là một quyền lực thống nhất.
Koimesis
Koimesis, Lễ an giấc nghìn thu. Là lễ an giấc của Đức Trinh Nữ Maria, hoặc lễ Đức Mẹ ngủ, được cử hành trong phụng vụ Byzantine.
Koine
Koine, tiếng Hi lạp phổ thông. Là tiếng Hi Lạp phổ thông của người vùng Địa Trung Hải trong thế kỷ thứ nhất. Cũng là tiếng Hi Lạp này mà Tin Mừng được viết thành chữ, để phân biệt với tiếng Hi Lạp Attic hay cổ điển, vốn được dùng trong thời Hòang Kim của Athens nơi giới trí thức.
Koinonia
Koinonia, cộng đoàn, hiệp thông, thông công. Là cộng đòan, nhất là cộng đòan tín hữu, mà thánh Luca nói rằng họ tạo ra sự hiệp thông (koinonia) giữa các kẻ tin, tham dự lễ bẻ bánh chung với nhau và để mọi sự làm của chung (Cv 2:42-47). Đây cũng là từ ngữ ưa thích của thánh Phaolô để xác định sự hiệp nhất của các tín hữu với Chúa Kitô và với nhau, và chính từ ngữ này dùng trong các bản kinh Tin kính đầu tiên để chỉ sự hiệp thông của các thánh, nghĩa là các tín hữu ở trần gian, các linh hồn ở luyện ngục và các thánh trên thiên đàng.
Korah
Korah, Cô-rắc. 1. Là con trai của ông Esau (Ê-xau) và bà Oholibamah (O-ho-li-va-ma, St 36:5); 2. là tên người trưởng thị tộc của dòng họ Korah, một phường hội nhạc công của Đền thờ (Xh 6:24). Tên này xuất hiện ở phần đầu một số Thánh vịnh (Tv 42); 3. là con trai của Kohath (Cơ-hát). Ông dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại ông Moses (Mô-sê) và Aaron (A-ha-ron), khi hỏi “tại sao các ông lại đè đầu đè cổ cộng đồng của ĐỨC CHÚA?" (Ds 16:3). Đức Chúa ủng hộ Moses trong cuộc đối đầu này. Đất mở ra và nuốt chửng Korah và các bạn bè phản lọan của ông (Ds 16:35).
K.P.
K.P., Hiệp sĩ Piô IX; Hiệp sĩ thánh Patrick.
K.S.G.
K.S.G., Hiệp sĩ thánh Gregory.
K.S.S.
K.S.S., Hiệp sĩ thánh Silvester
Kulturkampf
Kulturkampf, phong trào “Đấu tranh văn hóa”. Là một phong trào ở Phổ, Bavaria, Hesse, và Baden để làm cho Giáo hội Công giáo phải tùng phục Nhà nước và độc lập với Roma. Giáo sư Rudolf Virchow (1821-1902), nhà khoa học tự do, người đặt tên cho phong trào, đã gọi đây là cuộc đấu tranh cho nền văn minh. Bismarck và Falk, các thủ lĩnh chính trị, đã được các kẻ địch với Giáo hội trong và ngòai Quốc hội Đức ủng hộ tích cực. Mục tiêu của họ là tiêu diệt ảnh hưởng của Giáo hòang và xây dựng một giáo hội quốc gia, củng cố sức mạnh của Tin lành. Các Dòng tu bị các luật quá quắt buộc phải công lập hóa các trường học của mình hoặc phải rời đất nước. Hàng giáo sĩ bị phạt hay bị trừng phạt do thực thi các chức vụ giáo hội, các Giám mục và linh mục bị giam giữ, các cơ sở từ thiện tôn giáo bị đóng cửa. Với việc nhà nước nắm quyền kiểm sóat giáo dục, người ta hy vọng rằng sẽ nắm quyền tuyệt đối trên đời sống trí thức của dân tộc Đức. Sự thống nhất tôn giáo, nghĩa là đạo Tin lành, được xem là cần thiết cho sự đòan kết quốc gia. Do đó, Giáo hội Công giáo, hoặc là phải bị đồng hóa hoặc phải bị tiêu diệt trong lợi ích của đòan kết chính trị. Thủ tướng Otto von Bismarck trục xuất các tu sĩ Dòng Tên, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Vinh Sơn, và các giáo viên giáo lý, đặt toàn bộ giáo dục vào tay chính quyền dân sự, và thông qua Luật Tháng Năm, vốn phạt vạ, trục xuất hoặc giam cầm mọi giám mục và giáo sĩ nào chống đối việc thế tục hóa các trường học Công giáo. Việc phụng tự Công giáo sớm trở thành bất khả, và hôn nhân dân sự là bắt buộc. Tuy nhiên, hàng giáo sĩ vẫn trung thành và sức mạnh kháng cự của họ lớn mạnh dần, dưới sự lãnh đạo tài ba của Ludwig Windthorst (1812-91) thuộc Đảng Trung tâm Công giáo, và với sự trợ giúp của các người Tin lành phản đối sự cố chấp hẹp hòi ấy. Phong trào Kulturkampf đã giúp hợp nhất các người Công giáo trong một chính đảng mạnh, vốn làm xa cách chủ nghĩa xã hội và phục hồi người Công giáo vào các chức vụ có uy thế trong chính quyền. Năm 1878, dưới triều Đức Giáo hòang Lêô XIII, sự tái lập hòa bình đã khởi đầu. Các luật chống người Công giáo dần đà bị hủy bỏ. Khỏang năm 1882 nước Phổ đã thiết lập tòa đại sứ tại Vatican.
Kyrie Eleison
Kyrie Eleison, Kinh thương xót. Là công thức cầu nguyện “Xin Chúa thương xót chúng con," được đọc hay hát lặp đi lặp lại trong nghi thức thống hối đầu Thánh lễ của Phụng vụ Roma. Câu này được dùng liên kết với câu Christie Eleison, "Xin Chúa Kitô thương xót chúng con." Là một trong ít kinh nguyện Hi Lạp trong thánh lễ Latinh, nó hầu như là phần còn lại của một kinh cầu phụng vụ. Kinh này cũng được đọc trong Kinh Nhật tụng và nhiều kinh cầu khác, nhất là trong Kinh cầu các Thánh. Trong các Giáo hội Đông phương, Kinh thương xót vẫn còn, nhưng không có câu Christie Eleison.