TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH CẦU
Trong bài vừa qua, tôi đã giới thiệu đến quý vị “cặp đôi hoàn hảo” là Từ điển Việt – Bồ - La của Cha A. de Rhodes và Tự Vị Annam Latinh của Đức Cha Pierre Pigneaux de Béhaine. Khi gởi bài đi, một số độc giả gởi phản hồi là tôi đã viết sai tên tác giả của Tự Vị Annam Latinh: “Pigneaux” (đúng), tôi viết “Pegneaux” (sai). Tôi đính chính cho những phản hồi là tôi đã viết đúng tên tác giả được ghi ở trang bìa thứ nhất trong tác phẩm in năm 1999 (xin xem hình dưới đây). Tuy nhiên, tôi cũng áy náy kiểm tra lại, mở vào trang bìa thứ hai thì thấy nhà xuất bản ghi “Pigneaux” (xem hình). Thì ra là Nhà xuất bản Trẻ đã in sai tên tác giả ngay ở trang bìa thứ nhất. Xin cáo lỗi cùng quý độc giả là vì tôi đã chủ quan trung thành với ấn phẩm trên trang bìa thứ nhất, mặc dù trước khi gởi bài đi, có một vài thân hữu đã phát hiện và nghi ngờ tôi viết sai. Xin quý vị sửa lại dùm “Pierre Pigneaux de Béhaine” tác giả của Tự Vị Annam Latinh.
Bài hôm nay tôi xin làm rõ nghĩa một số từ cổ trong một số Kinh Cầu.
1. Kinh Cầu Chịu Nạn
Xin Chúa thương xót Chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
* Thưa: Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
* Thưa: Thương xót chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu thương hết người thế.
Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ.
Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu.
Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Chúa Giêsu cho thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại.
Chúa Giêsu để thằng Giuda làm mối cho quân dữ bắt.
Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát.
Chúa Giêsu thương thành Giêrusalem chảy nước mắt ra.
Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ.
Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể nuôi lấy linh hồn chúng con.
Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu lo buồn vì thương hết người thế.
Chúa Giêsu mồ hôi máu chảy ra nhỏ xuống đất.
Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó).
Chúa Giêsu cho quân ấy buộc trói mình.
Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết.
Chúa Giêsu thánh Phêrô một đêm chối ba lần.
Chúa Giêsu soi lòng thánh Phêrô ăn năn khóc lóc.
Chúa Giêsu chịu vả trước mặt thiên hạ.
Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian.
Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết.
Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn.
Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét.
Chúa Giêsu Philatô nộp cho vua Hêrôđê.
Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột.
Chúa Giêsu quân Giudêu ghét hơn thằng dữ là Baraba.
Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình.
Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu.
Chúa Giêsu quân dữ quì nhạo cho xấu hổ.
Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương.
Chúa Giêsu quân Giudêu kêu xin đóng đanh vác Thánh Giá.
Chúa Giêsu Philatô phó cho quân dữ đem đi giết.
Chúa Giêsu chịu vác Thánh Giá nặng lắm.
Chúa Giêsu chịu đóng đanh chân tay vào Thánh Giá.
Chúa Giêsu chịu nạn cùng hai kẻ gian dữ.
Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình.
Chúa Giêsu chịu các quan lấy hết áo chia nhau.
Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá chịu thiên hạ nhạo cười.
Chúa Giêsu tha tội cho một kẻ trộm phải đóng đanh cùng.
Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho ông thánh Gioan.
Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ.
Chúa Giêsu than thở cùng Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu phán rằng: “khát nước”.
Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”.
Chúa Giêsu rằng: “Con phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha”.
Chúa Giêsu chảy hết máu mình ra.
Chúa Giêsu chịu chết vì tội thiên hạ.
Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông yên ủi các thánh.
Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm.
Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu quân dữ đâm mình, máu cùng nước chảy ra.
Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá.
Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên.
Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ.
Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình.
Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh.
Chúa Giêsu phán các đầy tớ đi khắp thế giảng đạo.
Chúa Giêsu trước mặt thiên hạ lên trời.
Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét.
Chúa Giêsu hằng có lòng lành.
* Thưa: Tha tội chúng con.
Kẻo gặp sự tai, sự dữ.
* Thưa: Chúa Giêsu chữa chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)
Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu.
Kẻo phạm tội nghe ma quỷ cám dỗ.
Kẻo chối đạo Đức Chúa Giêsu.
Kẻo sa hoả ngục chẳng được công Đức Chúa Giêsu chuộc cho.
Chúng con là kẻ có tội.
* Thưa: Cầu Chúa Giêsu nghe chúng con. (Bảy câu sau cũng thưa như vậy)
Chúa Giêsu cho chúng con ăn năn tội chừa mọi sự dữ.
Chúa Giêsu cho chúng con kính mến trên hết mọi sự.
Chúa Giêsu cho chúng con cậy trông vì đã chuộc tội chúng con.
Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên.
Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh.
Chúa Giêsu cho linh hồn chúng con khi mong lìa xác khỏi tay ma quỷ.
Chúa Giêsu cho chúng con được phận phúc ở trên trời.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Thương xót chúng con.
Lời nguyện: Chúng con là vật mọn, sấp mình xuống thờ (mà cả lòng) lạy Đức Chúa Giêsu cực cao cực trọng. Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đớn, nào có khi nào trả nghĩa Đức Chúa Giêsu cho nên. Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, (thì trời đất động địa) thì trời u ám, đất chuyển động, (núi non là đá) đá vỡ ra (tan tác) như thương Chúa sinh nên muôn vật, phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao ? Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con, mà con thấy Cha thương dường ấy, chẳng có (khi đừng) thể cầm nước mắt chảy ra, ăn năn tội lỗi, vì đã phạm cùng Đức Chúa Cha. Ấy thật bởi tội chúng con, cho nên Đức Chúa Giêsu xuống thế liều mình chịu đóng đanh chịu chết làm vậy. Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con. Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu. Amen.
Lưu ý trong phần lời nguyện của bản kinh bên trên, các từ trong ngoặc đơn ( ) là những từ trong các bản Kinh cũ trước đây đã được thay bằng các cụm từ trong bản Kinh. Tôi muốn giữ lại để cho thấy, đôi chỗ thay đổi thì nên và hợp lý, đôi chỗ thay đổi làm giảm ý nghĩa của câu kinh. Phần giải thích sẽ theo thứ tự từ đầu đến cuối kinh. Vì mục đích bài viết là dành cho mọi thành phần dân Chúa, chính vì thế tôi tránh mọi lối trình bày mang nặng tính nghiên cứu học thuật, cố gắng viết đơn giản dễ hiểu bao nhiêu có thể.
‒ Trong Kinh này chúng ta gặp 5 lần từ “Giudêu” trong ba kết hợp danh ngữ như sau: “nước Giudêu”, “quân Giudêu” (3 lần), “thầy cả Giudêu”. Từ “Giudêu” là phiên âm từ “Judeus” trong tiếng Latinh, theo cách đọc của Bồ đào Nha, chỉ người Do Thái. “Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu” nghĩa là Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Do Thái.
Chúng ta cũng gặp ba lần cụm từ “quân Giudêu” trong kinh này. Ở Từ điển Việt - Bồ - La từ “quân” chỉ có nghĩa là “binh lính”; nhưng ở Tự Vị Annam Latinh thì “quân” có nghĩa thứ nhất là “vua”, nghĩa thứ hai là “binh lính”, nghĩa thứ ba cách gọi chỉ sự khinh bỉ. Tác giả Tự Vị Annam Latinh lấy hai ví dụ cho nghĩa thứ ba như sau: “quân ấy” nghĩa là “chúng nó” tác giả chú thích thêm (tiếng khinh bỉ), “quân này” nghĩa là “những đứa này” tác giả cũng chú thích thêm (tiếng khinh bỉ); Từ điển tiếng Việt hiện đại cho rằng từ “quân” nghĩa thứ ba này tương đương với: bọn, lũ, đồ,... ví dụ: “quân lừa đảo”. Như vậy nên hiểu “quân Giudêu” ý chỉ đến “những người Do Thái (trong bối cảnh lúc ấy) với kiểu nói khinh bỉ”, chứ không chỉ nói riêng quân lính Do Thái mà thôi.
Chúng ta cũng gặp từ “thầy cả Giudêu” Từ điển Việt – Bồ - La và Tự Vị Annam Latinh đều không có mục từ “thầy cả”, nhưng “Phép giảng tám ngày” tác giả dùng 12 lần từ “thầy cả” với các nét nghĩa khác nhau.
*Nghĩa 1, trong “Phép giảng tám ngày” bài giảng “Ngày thứ năm” cha Đắc Lộ viết: “Khi ấy kẻ làm thầy cả nước Iudaea thì thưa rằng...”. Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “trưởng tế, quan đạo”. Trong bài giảng “Ngày thứ sáu” hai lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Trong bài giảng “Ngày thứ bảy”, có một mục lớn tựa đề “Đến thầy cả Caipha” trong mục này 6 lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Ngày nay bản dịch Kinh Thánh của “Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ” dịch từ này là “thượng tế Caipha”.
*Nghĩa 2, trong bài giảng “Ngày thứ sáu” tác giả viết: “...vì vậy Đức Chúa Iesu là Thầy Cả, thật là Đức Chúa trời, là Chúa chúng tôi.” Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “thầy dạy”. Chúa Giêsu là chính là Thầy dạy tối cao, Thầy dạy đích thật.
*Nghĩa 3, trong bài giảng “Ngày thứ tám” tác giả viết: “...các bổn đạo Đức Chúa Trời ở khắp thiên hạ, hợp làm một dưới ông thánh Papa ở nước Roma làm thầy cả ...” Như vậy từ “thầy cả” cũng có ý là chỉ Đức Thánh Cha. Trong một số kinh khác, cụm từ “thầy cả” có nghĩa là các linh mục. Lý do là vì lúc ấy các thừa sai thấy người ta gọi các vị sư là thầy và các cụ đồ là thầy vì thế nên các thầy giảng cũng được gọi là thầy, còn linh mục là thầy cả, Đức Giám Mục là Đức Thầy. Sau này khi gọi linh mục là cha, thì Đức Giám Mục được gọi là Đức Cha. Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneaux de Behaine) được gọi là Cha Cả nên nơi chôn ngài (ở Quận Tân Bình, Sài Gòn) được gọi là Lăng Cha Cả, địa danh ấy ngày nay vẫn còn.
‒ Cụm từ “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn”: Từ điển Việt – Bồ - La ghi chú “cứu” nghĩa là “cứu vớt, cứu chữa”; “cứu lấy tôi cùng” nghĩa là “xin hãy giải thoát tôi”. Chúng ta cũng gặp từ “cứu” này trong Kinh Lạy Cha: “cứu chúng con cho khỏi sự dữ” nghĩa là “xin giải thoát chúng con khỏi sự xấu xa”, vì từ “sự dữ” theo Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là vừa là “sự xấu xa”, vừa là “sự dữ”.
Từ “kẻ” đã chia sẻ trong các bài trước nghĩa là “người”. Từ “liệt” ở đây nghĩa là “đau bệnh” chứ không chỉ có nghĩa là bị bại phần thân thể nào đó; “chứng liệt” nghĩa đơn giản là người “bị đau bệnh” nói chung, có bao gồm cả người bị bệnh liệt. “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt” nghĩa là Chúa Giêsu chữa người đau bệnh, như các sách Tin Mừng đã tường thuật các phép lạ Chúa làm trong đó có cả người “liệt” theo nghĩa ngày nay là “bại liệt”.
Từ “khốn” trong tiếng Việt hiện đại có hai nét nghĩa: 1.Bị lâm vào tình trạng khó khăn, có thể nguy hiểm; 2.Hèn hạ, đáng khinh bỉ. Theo Từ điển Việt - Bồ - La từ “khốn” chỉ có nghĩa là “sự khó nhọc, cực khổ”.
“Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn” hiểu cách đơn giản, là Chúa Giêsu chữa những người đau bệnh, và giúp đỡ những người đang gặp cảnh khó khăn, ví dụ như việc Chúa làm phép lạ để giúp cho gia đình tổ chức đám cưới mà bị thiếu rượu vậy.
‒ “Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “ra rước” rất hay với nghĩa như sau: ra rước là ra khỏi nhà để tiếp ai, rước ai đã ở trên đường đi, và chúc mừng đến nơi tốt lành. Câu này có nghĩa là những người Do Thái đổ ra đường, con đường mà Chúa Giêsu đang tiến vào Giêrusalem trong ngày Lễ Lá. Sau câu này vài câu chúng ta gặp lại từ ra rước nhưng ý nghĩa chỗ này hơi khác (x. phần tiếp theo).
‒ “Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ” và câu kinh tiếp sau “Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết”: Từ điển Việt – Bồ - La phân biệt rất rõ ràng qua hai mục từ “đầy tớ” là “môn đệ, đồ đệ”; còn “đầy tớ cả” là các “tông đồ”. Tuy nhiên, trong hai câu kinh này dường như soạn giả các kinh không phân biệt rõ bằng tác giả Từ điển Việt – Bồ - La.
‒ “Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể...”: Từ “phép” có nghĩa tương đương với “bí tích” đã giải thích trong Kinh Bảy Phép Bí Tích, phần Kinh Chúa Nhật và Lễ Trọng.
‒ “Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha”: mục từ “nguyện” (nguiẹn) trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “cầu nguyện”. Từ “cùng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII là một hư từ, trong câu trên nó giữ chức năng làm liên từ, có nghĩa là “với”.
‒ “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó)”: Câu này có hai phiên bản khác nhau, bản của Giáo phận Hà Nội (2002) và sách cũ viết: “...phó mình cho nó”; bản của Giáo phận Phát Diệm (2005) viết: “...phó mình cho chúng”. Ở các Sách Kinh cũ dùng từ “nó”, nghĩa từ “nó” trong Từ điển Việt – Bồ - La cha Đắc Lộ giải thích: “nó, chỉ những người thấp hèn...” Các Giáo sĩ ban đầu dùng từ “nó” cho câu kinh này với ý chỉ “quân dữ” là những người thấp hèn. Một vài ấn bản mới sửa thành “chúng” chắc hẳn với lý luận “quân dữ” là từ chỉ số nhiều, thêm nữa từ “chúng” cũng có nghĩa khinh bỉ, nếu dùng từ “nó” thì không hợp lý vì “nó” chỉ số ít. Cách đổi thành từ “nó” thành từ “chúng” trong tiếng Việt hiện đại là một điều hợp lý với ngữ cảnh của câu kinh. Tuy nhiên, cũng nên biết thêm, từ “chúng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII theo cha Đắc Lộ thì chỉ là “phụ từ để làm ra số nhiều”. Trong Từ điển Việt – Bồ - La cha đã không ghi nhận “chúng” là một mục từ riêng mà chỉ xếp “chúng” chung với các yếu tố khác làm thành một mục từ như: chúng nó, chúng tôi, chúng ta, chúng ngươi,... Vì vậy, việc các Giáo Sĩ chọn từ “nó” trong câu kinh là hợp lý.
Cụm từ “phó mình” nghĩa là “giao phó mình, nộp mình”. Câu kinh “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho nó”: Như đã giải thích ở bên trên về mục từ “ra rước” câu kinh này có nghĩa là Chúa Giêsu không bỏ trốn nhưng tự nộp mình cho họ, Ngài để cho họ hành động trọn vẹn tốt lành theo cách của họ.
‒ “Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có hai mục từ “bỏ vạ” và “cáo gian”. Từ điển Việt – Bồ - La giải thích “bỏ vạ” nghĩa là “đặt điều dối trá”; “cáo gian” cũng có nghĩa là “tố cáo gian dối”. Các Giáo sĩ lặp lại cấu trúc cụm từ ghép song tiết hội nghĩa để làm gia tăng nét nghĩa cho cuộc xét xử gian trá mà Chúa Giêsu phải chịu.
‒ “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết”: Cụm từ “thầy cả Giudêu” đã giải thích ở trên. Từ “mắng” trong tiếng Việt hiện đại có nghĩa: “Nêu lỗi của người dưới bằng lời nói nặng, to tiếng” không phù hợp với ngữ cảnh câu kinh. Từ “mắng” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “rủa bằng lời nói”. Nghĩa của câu kinh sẽ là: “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu nguyền rủa rằng đáng phải giết”.
‒ “Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn”: Từ khốn nạn đã giải thích trong “Kinh Phúc Thật Tám Mối” ở bài trước, nghĩa đơn giản là “đau khổ, khó nhọc”.
‒ “Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét”: Từ “nộp” trong tiếng Việt hiện đại nghĩa là “đưa cho người có trách nhiệm thu giữ, theo quy định”, nghĩa trong Từ điển Việt – Bồ - La đơn giản hơn: “nộp” nghĩa là “trao lại”. Từ “đối xét” nghĩa là “khảo xét vụ án và tuyên án”, trong Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ này.
‒ “Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột”: Từ “Dại dột” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “ngu dốt”, không giống nghĩa trong tiếng Việt hiện đại “dại dột” là “thiếu khôn ngoan, là dại”.
‒ “Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình”: Từ “cả và” tác giả ghi chú nghĩa là “tất cả”. Như vậy câu kinh nghĩa nôm na dễ hiểu là Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát tất cả thân mình.
‒ “Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ “thâu”, Từ điển Việt – Bồ - La giải thích từ “thâu” nghĩa là “chọc thủng bên này qua bên kia”. Câu kinh này diễn tả cho ta cảm nhận về những gai nhọn và những đau đớn đâm thâu vào đầu Chúa Giêsu.
‒ “Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương”: Từ điển Việt – Bồ - La miêu tả mục từ “đem ra” nghĩa là “kéo ra ngoài” cho chúng ta thấm xâu xa nghĩa của lời kinh, cuộc thương khó của Chúa Giêsu được chúng ta cảm nhận càng ngày càng thê lương qua lời kinh chúng ta đọc.
‒ Trong kinh này chúng ta gặp các câu: Philatô phó Chúa Giêsu cho quân dữ đem đi giết, Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa Giêsu phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phó”: “phó” nghĩa là “giao phó”, mục từ thứ hai “phó” (phú) cùng chung trong mục từ với “trao” nghĩa là “tôi đã trao cho người ấy”.
‒ “Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình”: nghĩa là Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho người làm mình đau khổ.
‒ “Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “nửa ngày” nghĩa là “giữa trưa, giữa ngày”, mục từ “cất” với nét nghĩa cổ là “lấy đi”. Câu kinh có nghĩa như trong Tin Mừng là khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng vào quãng “nửa ngày”, Ngài lấy đi ánh sáng mặt trời, làm cho mặt trời không còn chiếu sáng nữa, tất cả chìm ngập trong tối tăm.
‒ “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”. Từ “đoạn” có nghĩa như “xong, rồi” trong tiếng Việt hiện đại. Trong các Kinh từ “đoạn” cũng thường xuất hiện, ví dụ: trong Kinh Nghĩa Đức Tin có câu: “...ở thế gian ba mươi ba năm, đoạn chịu chết trên cây thánh giá”; trong Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa có câu: “...khi đã giữ cho đủ các phép đạo cũ truyền lại mà ăn bữa này, đoạn mới phó mình cho mười hai đầy tớ lấy làm của ăn”;... Từ “đoạn” là một hư từ trong tiếng Việt thế kỉ XVII, khả năng phân bố của nó có ba vị trí: 1.liền sau động từ; 2.có thể đứng cuối một ngữ động từ; 3.có thể nó đứng ở vị trí đầu câu, đầu mệnh đề, đảm nhận chức năng làm dấu hiệu hình thức biểu hiện dứt câu hoặc mệnh đề trước, bắt đầu câu hoặc mệnh đề tiếp theo. Trong Kinh Cầu này thì từ: “đã đoạn” phân bố ở vị trí số 1 – sau động từ; từ “đoạn” trong Kinh Nghĩa Đức Tin và Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa thì phân bố ở vị trí vị trí số 3 – đứng đầu mệnh đề làm chức năng bắt đầu mệnh để mới.
Trong “Phép Giảng Tám Ngày” tác giả dùng tới 64 lần từ “đoạn” (tần số xuất hiện từ này rất cao), nó được đặt ở cả ba vị trí như đã nêu trên, ví dụ: ăn uống nghỉ ngơi đoạn; tế (thượng đế) đoạn; đã làm việc đoạn; phạm tội đoạn thì tổ tông ta tức thì hổ ngươi; ông Ađam phạm tội đoạn, mà khỏi vườn vui vẻ; khỏi lụt cả đoạn; đoạn thì lại thả chim câu ra lần nữa; lộn lạo tiếng nói đoạn; khi đã sinh thì đoạn; làm phúc làm phận đoạn; Chúa Iesu đoạn việc ấy;... Xin lưu ý khi đọc câu kinh “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ” sau từ “đã đoạn” có dấu phẩy, xin ngắt một chút ở chỗ này. Nhiều nơi, khi đọc kinh chung các tín hữu thường ngắt “Chúa Giêsu phán rằng đã đoạn ấy, là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”, ngắt sau từ “ấy” không đúng.
‒ “Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm”: Cụm từ “thiên sầu địa thảm” là hình thức thành ngữ gốc Hán cổ xưa. Chúng ta gặp các kiểu này trong Từ điển Việt – Bồ - La như: “thiên phú địa tái” (sau này thành ngữ Việt là “trời che đất chở”), “thượng hòa hạ mộc” (sau này thành ngữ Việt là “trên thuận dưới hòa”)... Các thành ngữ gốc Hán có kết cấu “thiên - địa” ghép với một từ ghép song tiết đẳng lập khác xuất hiện nhiều như: “thiên cao địa hậu” (sau này thành ngữ Việt là “trời cao đất dày”); “thiên kinh địa nghĩa” (thiên: trời, kinh: đạo thường – những khuôn phép không thay đổi được, địa: đất, nghĩa: đạo phải, là quy tắc bất biến); “thiên la địa võng” (thiên: trời, địa: đất, la – võng: lưới); “thiên phiên địa phúc” (thiên: trời, địa: đất, phiên: lật, phúc: lật úp lại), “thiên hôn địa ám”, “thiên tru địa diệt”. Chúng ta cũng có thể gặp dạng thành ngữ này nhưng được đảo ngược lại “bạo thiên nghịch địa”, “chi thiên hoạch địa”, “đái thiên lập địa”, “khai thiên lập địa”, “khai thiên tịch địa”, “tịch địa mạc thiên”.v.v. Các Giáo sĩ thuở ban đầu đã ứng dụng dạng thành ngữ gốc Hán này để tạo nên dạng thành ngữ “thiên sầu địa thảm” diễn tả nhấn mạnh cảnh trời đất buồn thảm khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.
‒ “Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời”: Từ “xưng ra” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “xưng”. Nghĩa gốc Hán của từ “xưng” ở đây là tuyên xưng danh hiệu “Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời”.
‒ “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá”: “đầy tớ” nghĩa là “môn đệ” đã giải thích; từ “táng” là một từ gốc Hán, đem chôn người chết gọi là “táng”. Chúng ta gặp từ “táng” trong tiếng Việt ở các dạng như: an táng, chôn táng, hỏa táng, mai táng... nghĩa của yếu tố “táng” là nghĩa này.
‒ “Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”. “Năm dấu mình” nghĩa là năm vết thương: hai tay (lỗ đinh), hai chân (lỗ đinh), và cạnh sườn (vết giáo đâm) trên thân mình Chúa Giêsu.
‒ “Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh”: mục từ “cai” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “người đứng đầu những kẻ khác, người chỉ huy”.
‒ “Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét”: mục từ “hết” nghĩa là “cuối cùng, tận hết”; “đời” nghĩa là “thế giới, cuộc sống con người, là đời sống này”. “Hết đời” là tận cùng của đời sống, tận cùng của thế giới này, đồng nghĩa với từ “tận thế” hiện nay. Khi ấy, Chúa Giêsu sẽ trở lại để phán xét. Từ “phán xét” trong tiếng Việt hiện đại không phù hợp với nghĩa nhà đạo, cũng như nghĩa của các câu kinh. Tiếng Việt hiện đại “phán xét” nghĩa là “xem xét và đánh giá, có tính chất quyết định” nghĩa có vẻ hơi nhẹ, bình thường. Trong Từ điển Việt – Bồ - La “phán xét” nghĩa là “xét án”, cuộc “xét xử” sau cùng trong ngày tận thế (ngày hết đời).
‒ “Chúa Giêsu hằng có lòng lành”: Từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; “lòng lành” theo Tự Vị Annam Latinh là “từ tâm”. Câu kinh “Chúa Giêsu hằng có lòng lành” là lời ca ngợi Chúa mãi mãi có tình yêu thương, lòng từ tâm của Ngài tồn tại muôn đời.
‒ “Kẻo gặp sự tai, sự dữ”: Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “gặp sự tai” nghĩa là “gặp tai họa, hay là tai họa xảy đến”; “sự dữ” nghĩa là “sự xấu”. Câu thưa “Chúa Giêsu chữa chúng con”: từ “chữa” đã giải thích trong các kinh trước, nghĩa là “giải cứu khỏi bất cứ tai họa nào như bệnh hoạn hoặc sự nguy hiểm nào...” Cả “sự tai, sự dữ” vừa nêu, xin Chúa giải cứu chúng con luôn.
‒ Câu “Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu”: Trong Từ điển Việt – Bồ - La mục từ “bất nghĩa” có nghĩa là “vô ơn”. Một số nơi đọc thành “mất nghĩa” thì không đủ ý nghĩa của câu kinh.
‒ “Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên”: Tự Vị Annam Latinh có mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn”.
‒ “Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh”: tiếng Việt hiện đại nghĩa từ “bền” không hợp với lời kinh, trong Từ điển Việt – Bồ - La “bền” nghĩa là “bền vững”. Mục từ “thịnh” nghĩa là “hoàn hảo mọi mặt”. Câu kinh này muốn xin Chúa Giêsu cho những ai đã tin Chúa thì được “bền vững” và “càng ngày càng hoàn hảo, càng tốt về mọi mặt”.
‒ Chúng ta gặp lại cụm từ “chúng con là vật mọn”: như đã phân tích cụm từ “con là vật phàm hèn” trong Kinh Thờ Lạy, cụm từ “chúng con là vật mọn” cũng mang nghĩa tương đương như vậy, tác giả giải thích cụm từ này có nghĩa là “con chẳng là gì, dùng để nói theo cách khiêm tốn đối với người trên, đây là cách nói khiêm tốn khá thông dụng của người An-nam” (Việt Nam ngày nay).
‒ Cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” thay cho cụm từ “mà cả lòng”: xét về mặt ngữ dụng thì hợp lý vì thay các cụm từ cổ bằng các cụm từ mới trong tiếng Việt hiện đại cho dễ hiểu, cho sáng nghĩa; nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì làm cho nghĩa của câu kinh khác đi. Cụm từ “mà cả lòng” trong ngữ cảnh của câu kinh nghĩa là “chúng con chẳng là gì, mà cả dám (nói nôm na kiểu tiếng Việt hiện đại là không dám, chẳng dám, cả gan) lạy Đức Chúa Giêsu vô cùng cao trọng”. Thay cụm từ “mà cả lòng” bằng cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” nghĩa là “đã dám” rồi.
‒ “Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con”: tôi trích nguyên văn câu kinh dài là vì, nhiều người đã băn khoăn Chúa Giêsu đâu có chịu “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Sự thương khó Chúa chỉ chịu trong cuộc khổ nạn, sao câu kinh này lại nói đến “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Xin thưa, Từ điển Việt – Bồ - La có một mục từ rất hay “chịu thương chịu khó” nghĩa là “chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ”. Như vậy từ “thương khó” chỉ có nghĩa là “những lao nhọc và khốn khổ”. Nghĩa như thế mới phù hợp với nghĩa ngữ cảnh trọn vẹn của câu kinh.
‒ So sánh hai câu kinh cũ và mới: “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời đất động địa, núi non là đá vỡ ra tan tác...” (cũ) và “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời u ám, đất chuyển động, đá vỡ ra ...” (in 2002). Trong bản in cũ “trời đất động địa” nghĩa là “trời đất đều chuyển động”, cụm từ “núi non” tác giả Từ điển Việt – Bồ - La giải thích là “núi và nơi hoang vu” nghĩa nôm na là núi đồi và cảnh vật chung quanh. Cụm từ “là đá” là một từ thuộc vào lớp từ cổ xưa nhất của tiếng Việt mà tác giả Từ điển Việt – Bồ - La đã ghi lại nghĩa là “toàn đá”. Cụm từ “núi non là đá vỡ ra tan tác” có nghĩa là “núi non và những cảnh vật chung quanh toàn đá vỡ ra tan tác”. Về nghĩa hai câu khác nhau, từ cổ “là đá” nghĩa “toàn đá” ít ai còn biết đến nếu không nghiên cứu từ cổ.
‒ “...như thương Chúa sinh nên muôn vật”: Cụm từ “sinh nên” có nghĩa là “dựng nên”. “Phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao”: Chúng ta cũng thấy từ “Cha Cả” trong câu kinh, có ý chỉ Chúa Giêsu.
‒ “Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con”. Bản in mới sửa từ “quân” thành từ “con” trong ngữ cảnh này từ “con” có lẽ là để đối lập với từ cha ở phía trước.
‒ Cụm từ “Chẳng có khi đừng” nghĩa là “không ngưng bao giờ, không gián đoạn lúc nào”. Bản in mới đổi thành “chẳng có khi cầm nước mắt chảy ra...” là hợp lý.
‒ “Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con”: chúng ta gặp lại từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; từ “tích” là từ gốc Hán nghĩa là “trữ, giữ”. Câu kinh giúp chúng ta tỏ lộ lòng mến yêu vững bền, giữ mãi “Dấu Thánh” của Chúa Giêsu trong lòng chúng ta.
‒ “Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu”: Các từ “tả” nghĩa là “trái”, “hữu” nghĩa là “phải”, “nương long” Tự Vị Annam Latinh ghi chú là “cạnh sườn”. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”; “dấu thánh” nghĩa là “di tích thánh”. Bản kinh cũ ghi “Lạy Dấu chân tả; lạy Dấu chân hữu...” bỏ chữ “thánh”, bản in 2002 có thêm chữ “thánh”. Bản in 2002 hợp lý và rõ ràng hơn, nhưng lại đọc không xuôi bằng bản cũ của các Giáo sĩ.
Mỗi năm, phụng vụ Hội Thánh cho đọc “Bài Thương Khó” theo các sách Tin Mừng vào Thứ Sáu Tuần Thánh, và Chúa Nhật Lễ Lá. Khi còn bé, vì bài đọc dài nên cứ đến ngày lễ là tôi có cảm giác mỏi mệt, có lẽ cảm giác ấy khi lớn lên chúng ta cũng gặp phải. Tuy nhiên, “Kinh Cầu Chịu Nạn” mà các Giáo Sĩ thuở xưa soạn, (cái thời mà Việt Nam chưa có các bản dịch Kinh Thánh, các cuốn Kinh Thánh quý như vàng) thì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là bản tóm lược cuộc thương khó của Chúa Giêsu cách đầy đủ nhất.
Không chỉ đọc mỗi năm hai lần “Bài thương khó” trong Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Lễ Lá, “Bài thương khó tóm tắt là Kinh Cầu Chịu Nạn” đã được các tín hữu nhà quê đọc hằng ngày trong các ngày tuần thánh, trong các thứ sáu đầu tháng... Hơn nữa, với cung giọng vần điệu, nhiều cụ già còn vừa đọc vừa ru cháu. Tôi cứ nhớ hoài kỷ niệm đáng quý, vì bà nội tôi khi ru chị em tôi và sau này đến đời các cháu gọi bà bằng cụ, vào các ngày Tuần Thánh và thứ sáu đầu tháng bà thường đọc Kinh Cầu Chịu Nạn, cung giọng thương đều đều đã làm tôi nhớ. Những ngày khác khi thì bà ru bằng “truyện Thánh A-lê-xù”, khi thì bằng “phép ngắm Rosa nguyên cội rễ...”
Đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện làm xôn xao cư dân mạng mới cách đây chừng một tháng. Câu chuyện tình cờ giữa cha Nguyễn Công Đoan Dòng Tên và ông Nguyễn Hữu Cầu, tôi nhớ câu chuyện ấy vì có người học đạo bằng các câu kinh thuộc lòng. Không biết là trong câu chuyện tình cờ ấy có “Kinh Cầu Chịu Nạn” không ? Vì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là tóm lược phần quan trong cuộc đời của Chúa Giêsu mà !
Mùa chay năm nay tôi ở một nơi xa xăm quê cũ, nơi ấy vắng tiếng “Kinh Cầu Chịu Nạn’ được đọc chung, lòng tôi thấy thiếu thiếu, hình như chưa qua mùa chay thì phải vì chưa thấy râm ran “Kinh Cầu Chịu Nạn”.
Bài hôm nay tôi xin làm rõ nghĩa một số từ cổ trong một số Kinh Cầu.
1. Kinh Cầu Chịu Nạn
Xin Chúa thương xót Chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
* Thưa: Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
* Thưa: Thương xót chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con Chuộc Tội Cứu Thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu thương hết người thế.
Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ.
Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu.
Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Chúa Giêsu cho thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại.
Chúa Giêsu để thằng Giuda làm mối cho quân dữ bắt.
Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát.
Chúa Giêsu thương thành Giêrusalem chảy nước mắt ra.
Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ.
Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể nuôi lấy linh hồn chúng con.
Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu lo buồn vì thương hết người thế.
Chúa Giêsu mồ hôi máu chảy ra nhỏ xuống đất.
Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó).
Chúa Giêsu cho quân ấy buộc trói mình.
Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết.
Chúa Giêsu thánh Phêrô một đêm chối ba lần.
Chúa Giêsu soi lòng thánh Phêrô ăn năn khóc lóc.
Chúa Giêsu chịu vả trước mặt thiên hạ.
Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian.
Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết.
Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn.
Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét.
Chúa Giêsu Philatô nộp cho vua Hêrôđê.
Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột.
Chúa Giêsu quân Giudêu ghét hơn thằng dữ là Baraba.
Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình.
Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu.
Chúa Giêsu quân dữ quì nhạo cho xấu hổ.
Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương.
Chúa Giêsu quân Giudêu kêu xin đóng đanh vác Thánh Giá.
Chúa Giêsu Philatô phó cho quân dữ đem đi giết.
Chúa Giêsu chịu vác Thánh Giá nặng lắm.
Chúa Giêsu chịu đóng đanh chân tay vào Thánh Giá.
Chúa Giêsu chịu nạn cùng hai kẻ gian dữ.
Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình.
Chúa Giêsu chịu các quan lấy hết áo chia nhau.
Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá chịu thiên hạ nhạo cười.
Chúa Giêsu tha tội cho một kẻ trộm phải đóng đanh cùng.
Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho ông thánh Gioan.
Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ.
Chúa Giêsu than thở cùng Đức Chúa Cha.
Chúa Giêsu phán rằng: “khát nước”.
Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”.
Chúa Giêsu rằng: “Con phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha”.
Chúa Giêsu chảy hết máu mình ra.
Chúa Giêsu chịu chết vì tội thiên hạ.
Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông yên ủi các thánh.
Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm.
Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời.
Chúa Giêsu quân dữ đâm mình, máu cùng nước chảy ra.
Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá.
Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên.
Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ.
Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình.
Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh.
Chúa Giêsu phán các đầy tớ đi khắp thế giảng đạo.
Chúa Giêsu trước mặt thiên hạ lên trời.
Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét.
Chúa Giêsu hằng có lòng lành.
* Thưa: Tha tội chúng con.
Kẻo gặp sự tai, sự dữ.
* Thưa: Chúa Giêsu chữa chúng con. (Các câu sau cũng thưa như vậy)
Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu.
Kẻo phạm tội nghe ma quỷ cám dỗ.
Kẻo chối đạo Đức Chúa Giêsu.
Kẻo sa hoả ngục chẳng được công Đức Chúa Giêsu chuộc cho.
Chúng con là kẻ có tội.
* Thưa: Cầu Chúa Giêsu nghe chúng con. (Bảy câu sau cũng thưa như vậy)
Chúa Giêsu cho chúng con ăn năn tội chừa mọi sự dữ.
Chúa Giêsu cho chúng con kính mến trên hết mọi sự.
Chúa Giêsu cho chúng con cậy trông vì đã chuộc tội chúng con.
Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên.
Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh.
Chúa Giêsu cho linh hồn chúng con khi mong lìa xác khỏi tay ma quỷ.
Chúa Giêsu cho chúng con được phận phúc ở trên trời.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Nghe cho chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa: Thương xót chúng con.
Lời nguyện: Chúng con là vật mọn, sấp mình xuống thờ (mà cả lòng) lạy Đức Chúa Giêsu cực cao cực trọng. Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con, thì trong lòng thảm thiết đau đớn, nào có khi nào trả nghĩa Đức Chúa Giêsu cho nên. Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, (thì trời đất động địa) thì trời u ám, đất chuyển động, (núi non là đá) đá vỡ ra (tan tác) như thương Chúa sinh nên muôn vật, phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao ? Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con, mà con thấy Cha thương dường ấy, chẳng có (khi đừng) thể cầm nước mắt chảy ra, ăn năn tội lỗi, vì đã phạm cùng Đức Chúa Cha. Ấy thật bởi tội chúng con, cho nên Đức Chúa Giêsu xuống thế liều mình chịu đóng đanh chịu chết làm vậy. Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con. Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu. Amen.
Lưu ý trong phần lời nguyện của bản kinh bên trên, các từ trong ngoặc đơn ( ) là những từ trong các bản Kinh cũ trước đây đã được thay bằng các cụm từ trong bản Kinh. Tôi muốn giữ lại để cho thấy, đôi chỗ thay đổi thì nên và hợp lý, đôi chỗ thay đổi làm giảm ý nghĩa của câu kinh. Phần giải thích sẽ theo thứ tự từ đầu đến cuối kinh. Vì mục đích bài viết là dành cho mọi thành phần dân Chúa, chính vì thế tôi tránh mọi lối trình bày mang nặng tính nghiên cứu học thuật, cố gắng viết đơn giản dễ hiểu bao nhiêu có thể.
‒ Trong Kinh này chúng ta gặp 5 lần từ “Giudêu” trong ba kết hợp danh ngữ như sau: “nước Giudêu”, “quân Giudêu” (3 lần), “thầy cả Giudêu”. Từ “Giudêu” là phiên âm từ “Judeus” trong tiếng Latinh, theo cách đọc của Bồ đào Nha, chỉ người Do Thái. “Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giudêu” nghĩa là Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Do Thái.
Chúng ta cũng gặp ba lần cụm từ “quân Giudêu” trong kinh này. Ở Từ điển Việt - Bồ - La từ “quân” chỉ có nghĩa là “binh lính”; nhưng ở Tự Vị Annam Latinh thì “quân” có nghĩa thứ nhất là “vua”, nghĩa thứ hai là “binh lính”, nghĩa thứ ba cách gọi chỉ sự khinh bỉ. Tác giả Tự Vị Annam Latinh lấy hai ví dụ cho nghĩa thứ ba như sau: “quân ấy” nghĩa là “chúng nó” tác giả chú thích thêm (tiếng khinh bỉ), “quân này” nghĩa là “những đứa này” tác giả cũng chú thích thêm (tiếng khinh bỉ); Từ điển tiếng Việt hiện đại cho rằng từ “quân” nghĩa thứ ba này tương đương với: bọn, lũ, đồ,... ví dụ: “quân lừa đảo”. Như vậy nên hiểu “quân Giudêu” ý chỉ đến “những người Do Thái (trong bối cảnh lúc ấy) với kiểu nói khinh bỉ”, chứ không chỉ nói riêng quân lính Do Thái mà thôi.
Chúng ta cũng gặp từ “thầy cả Giudêu” Từ điển Việt – Bồ - La và Tự Vị Annam Latinh đều không có mục từ “thầy cả”, nhưng “Phép giảng tám ngày” tác giả dùng 12 lần từ “thầy cả” với các nét nghĩa khác nhau.
*Nghĩa 1, trong “Phép giảng tám ngày” bài giảng “Ngày thứ năm” cha Đắc Lộ viết: “Khi ấy kẻ làm thầy cả nước Iudaea thì thưa rằng...”. Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “trưởng tế, quan đạo”. Trong bài giảng “Ngày thứ sáu” hai lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Trong bài giảng “Ngày thứ bảy”, có một mục lớn tựa đề “Đến thầy cả Caipha” trong mục này 6 lần tác giả dùng từ “thầy cả” để chỉ Caipha. Ngày nay bản dịch Kinh Thánh của “Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ” dịch từ này là “thượng tế Caipha”.
*Nghĩa 2, trong bài giảng “Ngày thứ sáu” tác giả viết: “...vì vậy Đức Chúa Iesu là Thầy Cả, thật là Đức Chúa trời, là Chúa chúng tôi.” Trong phần chú thích cho bài giảng này, có ghi chú “thầy cả” nghĩa là “thầy dạy”. Chúa Giêsu là chính là Thầy dạy tối cao, Thầy dạy đích thật.
*Nghĩa 3, trong bài giảng “Ngày thứ tám” tác giả viết: “...các bổn đạo Đức Chúa Trời ở khắp thiên hạ, hợp làm một dưới ông thánh Papa ở nước Roma làm thầy cả ...” Như vậy từ “thầy cả” cũng có ý là chỉ Đức Thánh Cha. Trong một số kinh khác, cụm từ “thầy cả” có nghĩa là các linh mục. Lý do là vì lúc ấy các thừa sai thấy người ta gọi các vị sư là thầy và các cụ đồ là thầy vì thế nên các thầy giảng cũng được gọi là thầy, còn linh mục là thầy cả, Đức Giám Mục là Đức Thầy. Sau này khi gọi linh mục là cha, thì Đức Giám Mục được gọi là Đức Cha. Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneaux de Behaine) được gọi là Cha Cả nên nơi chôn ngài (ở Quận Tân Bình, Sài Gòn) được gọi là Lăng Cha Cả, địa danh ấy ngày nay vẫn còn.
‒ Cụm từ “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn”: Từ điển Việt – Bồ - La ghi chú “cứu” nghĩa là “cứu vớt, cứu chữa”; “cứu lấy tôi cùng” nghĩa là “xin hãy giải thoát tôi”. Chúng ta cũng gặp từ “cứu” này trong Kinh Lạy Cha: “cứu chúng con cho khỏi sự dữ” nghĩa là “xin giải thoát chúng con khỏi sự xấu xa”, vì từ “sự dữ” theo Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là vừa là “sự xấu xa”, vừa là “sự dữ”.
Từ “kẻ” đã chia sẻ trong các bài trước nghĩa là “người”. Từ “liệt” ở đây nghĩa là “đau bệnh” chứ không chỉ có nghĩa là bị bại phần thân thể nào đó; “chứng liệt” nghĩa đơn giản là người “bị đau bệnh” nói chung, có bao gồm cả người bị bệnh liệt. “Chúa Giêsu cứu kẻ liệt” nghĩa là Chúa Giêsu chữa người đau bệnh, như các sách Tin Mừng đã tường thuật các phép lạ Chúa làm trong đó có cả người “liệt” theo nghĩa ngày nay là “bại liệt”.
Từ “khốn” trong tiếng Việt hiện đại có hai nét nghĩa: 1.Bị lâm vào tình trạng khó khăn, có thể nguy hiểm; 2.Hèn hạ, đáng khinh bỉ. Theo Từ điển Việt - Bồ - La từ “khốn” chỉ có nghĩa là “sự khó nhọc, cực khổ”.
“Chúa Giêsu cứu kẻ liệt kẻ khốn” hiểu cách đơn giản, là Chúa Giêsu chữa những người đau bệnh, và giúp đỡ những người đang gặp cảnh khó khăn, ví dụ như việc Chúa làm phép lạ để giúp cho gia đình tổ chức đám cưới mà bị thiếu rượu vậy.
‒ “Chúa Giêsu quân Giudêu ra rước mừng hát”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “ra rước” rất hay với nghĩa như sau: ra rước là ra khỏi nhà để tiếp ai, rước ai đã ở trên đường đi, và chúc mừng đến nơi tốt lành. Câu này có nghĩa là những người Do Thái đổ ra đường, con đường mà Chúa Giêsu đang tiến vào Giêrusalem trong ngày Lễ Lá. Sau câu này vài câu chúng ta gặp lại từ ra rước nhưng ý nghĩa chỗ này hơi khác (x. phần tiếp theo).
‒ “Chúa Giêsu rửa chân cho các đầy tớ” và câu kinh tiếp sau “Chúa Giêsu các đầy tớ bỏ trốn ra hết”: Từ điển Việt – Bồ - La phân biệt rất rõ ràng qua hai mục từ “đầy tớ” là “môn đệ, đồ đệ”; còn “đầy tớ cả” là các “tông đồ”. Tuy nhiên, trong hai câu kinh này dường như soạn giả các kinh không phân biệt rõ bằng tác giả Từ điển Việt – Bồ - La.
‒ “Chúa Giêsu truyền phép Thánh Thể...”: Từ “phép” có nghĩa tương đương với “bí tích” đã giải thích trong Kinh Bảy Phép Bí Tích, phần Kinh Chúa Nhật và Lễ Trọng.
‒ “Chúa Giêsu vào vườn Giệtsimani mà nguyện cùng Đức Chúa Cha”: mục từ “nguyện” (nguiẹn) trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “cầu nguyện”. Từ “cùng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII là một hư từ, trong câu trên nó giữ chức năng làm liên từ, có nghĩa là “với”.
‒ “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho chúng (nó)”: Câu này có hai phiên bản khác nhau, bản của Giáo phận Hà Nội (2002) và sách cũ viết: “...phó mình cho nó”; bản của Giáo phận Phát Diệm (2005) viết: “...phó mình cho chúng”. Ở các Sách Kinh cũ dùng từ “nó”, nghĩa từ “nó” trong Từ điển Việt – Bồ - La cha Đắc Lộ giải thích: “nó, chỉ những người thấp hèn...” Các Giáo sĩ ban đầu dùng từ “nó” cho câu kinh này với ý chỉ “quân dữ” là những người thấp hèn. Một vài ấn bản mới sửa thành “chúng” chắc hẳn với lý luận “quân dữ” là từ chỉ số nhiều, thêm nữa từ “chúng” cũng có nghĩa khinh bỉ, nếu dùng từ “nó” thì không hợp lý vì “nó” chỉ số ít. Cách đổi thành từ “nó” thành từ “chúng” trong tiếng Việt hiện đại là một điều hợp lý với ngữ cảnh của câu kinh. Tuy nhiên, cũng nên biết thêm, từ “chúng” trong tiếng Việt thế kỉ XVII theo cha Đắc Lộ thì chỉ là “phụ từ để làm ra số nhiều”. Trong Từ điển Việt – Bồ - La cha đã không ghi nhận “chúng” là một mục từ riêng mà chỉ xếp “chúng” chung với các yếu tố khác làm thành một mục từ như: chúng nó, chúng tôi, chúng ta, chúng ngươi,... Vì vậy, việc các Giáo Sĩ chọn từ “nó” trong câu kinh là hợp lý.
Cụm từ “phó mình” nghĩa là “giao phó mình, nộp mình”. Câu kinh “Chúa Giêsu ra rước quân dữ phó mình cho nó”: Như đã giải thích ở bên trên về mục từ “ra rước” câu kinh này có nghĩa là Chúa Giêsu không bỏ trốn nhưng tự nộp mình cho họ, Ngài để cho họ hành động trọn vẹn tốt lành theo cách của họ.
‒ “Chúa Giêsu chịu bỏ vạ cáo gian”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có hai mục từ “bỏ vạ” và “cáo gian”. Từ điển Việt – Bồ - La giải thích “bỏ vạ” nghĩa là “đặt điều dối trá”; “cáo gian” cũng có nghĩa là “tố cáo gian dối”. Các Giáo sĩ lặp lại cấu trúc cụm từ ghép song tiết hội nghĩa để làm gia tăng nét nghĩa cho cuộc xét xử gian trá mà Chúa Giêsu phải chịu.
‒ “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu mắng rằng đáng phải giết”: Cụm từ “thầy cả Giudêu” đã giải thích ở trên. Từ “mắng” trong tiếng Việt hiện đại có nghĩa: “Nêu lỗi của người dưới bằng lời nói nặng, to tiếng” không phù hợp với ngữ cảnh câu kinh. Từ “mắng” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “rủa bằng lời nói”. Nghĩa của câu kinh sẽ là: “Chúa Giêsu thầy cả Giudêu nguyền rủa rằng đáng phải giết”.
‒ “Chúa Giêsu thâu đêm chịu những khốn nạn”: Từ khốn nạn đã giải thích trong “Kinh Phúc Thật Tám Mối” ở bài trước, nghĩa đơn giản là “đau khổ, khó nhọc”.
‒ “Chúa Giêsu quân dữ nộp cho quan Philatô đối xét”: Từ “nộp” trong tiếng Việt hiện đại nghĩa là “đưa cho người có trách nhiệm thu giữ, theo quy định”, nghĩa trong Từ điển Việt – Bồ - La đơn giản hơn: “nộp” nghĩa là “trao lại”. Từ “đối xét” nghĩa là “khảo xét vụ án và tuyên án”, trong Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ này.
‒ “Chúa Giêsu Hêrôđê chê rằng dại dột”: Từ “Dại dột” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “ngu dốt”, không giống nghĩa trong tiếng Việt hiện đại “dại dột” là “thiếu khôn ngoan, là dại”.
‒ “Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát cả và mình”: Từ “cả và” tác giả ghi chú nghĩa là “tất cả”. Như vậy câu kinh nghĩa nôm na dễ hiểu là Chúa Giêsu chịu đòn đánh nát tất cả thân mình.
‒ “Chúa Giêsu chịu những gai nhọn thâu vào đầu”: Từ điển tiếng Việt hiện đại không có từ “thâu”, Từ điển Việt – Bồ - La giải thích từ “thâu” nghĩa là “chọc thủng bên này qua bên kia”. Câu kinh này diễn tả cho ta cảm nhận về những gai nhọn và những đau đớn đâm thâu vào đầu Chúa Giêsu.
‒ “Chúa Giêsu Philatô đem ra cho dân thấy mà thương”: Từ điển Việt – Bồ - La miêu tả mục từ “đem ra” nghĩa là “kéo ra ngoài” cho chúng ta thấm xâu xa nghĩa của lời kinh, cuộc thương khó của Chúa Giêsu được chúng ta cảm nhận càng ngày càng thê lương qua lời kinh chúng ta đọc.
‒ Trong kinh này chúng ta gặp các câu: Philatô phó Chúa Giêsu cho quân dữ đem đi giết, Chúa Giêsu phó ông thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa Giêsu phó linh hồn ở tay Đức Chúa Cha. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phó”: “phó” nghĩa là “giao phó”, mục từ thứ hai “phó” (phú) cùng chung trong mục từ với “trao” nghĩa là “tôi đã trao cho người ấy”.
‒ “Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho kẻ làm khốn mình”: nghĩa là Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha tội cho người làm mình đau khổ.
‒ “Chúa Giêsu nửa ngày cất sáng mặt trời tối hết thiên hạ”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “nửa ngày” nghĩa là “giữa trưa, giữa ngày”, mục từ “cất” với nét nghĩa cổ là “lấy đi”. Câu kinh có nghĩa như trong Tin Mừng là khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng vào quãng “nửa ngày”, Ngài lấy đi ánh sáng mặt trời, làm cho mặt trời không còn chiếu sáng nữa, tất cả chìm ngập trong tối tăm.
‒ “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”. Từ “đoạn” có nghĩa như “xong, rồi” trong tiếng Việt hiện đại. Trong các Kinh từ “đoạn” cũng thường xuất hiện, ví dụ: trong Kinh Nghĩa Đức Tin có câu: “...ở thế gian ba mươi ba năm, đoạn chịu chết trên cây thánh giá”; trong Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa có câu: “...khi đã giữ cho đủ các phép đạo cũ truyền lại mà ăn bữa này, đoạn mới phó mình cho mười hai đầy tớ lấy làm của ăn”;... Từ “đoạn” là một hư từ trong tiếng Việt thế kỉ XVII, khả năng phân bố của nó có ba vị trí: 1.liền sau động từ; 2.có thể đứng cuối một ngữ động từ; 3.có thể nó đứng ở vị trí đầu câu, đầu mệnh đề, đảm nhận chức năng làm dấu hiệu hình thức biểu hiện dứt câu hoặc mệnh đề trước, bắt đầu câu hoặc mệnh đề tiếp theo. Trong Kinh Cầu này thì từ: “đã đoạn” phân bố ở vị trí số 1 – sau động từ; từ “đoạn” trong Kinh Nghĩa Đức Tin và Kinh Kính Mình và Máu Thánh Chúa thì phân bố ở vị trí vị trí số 3 – đứng đầu mệnh đề làm chức năng bắt đầu mệnh để mới.
Trong “Phép Giảng Tám Ngày” tác giả dùng tới 64 lần từ “đoạn” (tần số xuất hiện từ này rất cao), nó được đặt ở cả ba vị trí như đã nêu trên, ví dụ: ăn uống nghỉ ngơi đoạn; tế (thượng đế) đoạn; đã làm việc đoạn; phạm tội đoạn thì tổ tông ta tức thì hổ ngươi; ông Ađam phạm tội đoạn, mà khỏi vườn vui vẻ; khỏi lụt cả đoạn; đoạn thì lại thả chim câu ra lần nữa; lộn lạo tiếng nói đoạn; khi đã sinh thì đoạn; làm phúc làm phận đoạn; Chúa Iesu đoạn việc ấy;... Xin lưu ý khi đọc câu kinh “Chúa Giêsu phán rằng: “đã đoạn, ấy là hết việc chuộc tội cho thiên hạ” sau từ “đã đoạn” có dấu phẩy, xin ngắt một chút ở chỗ này. Nhiều nơi, khi đọc kinh chung các tín hữu thường ngắt “Chúa Giêsu phán rằng đã đoạn ấy, là hết việc chuộc tội cho thiên hạ”, ngắt sau từ “ấy” không đúng.
‒ “Chúa Giêsu thiên sầu địa thảm”: Cụm từ “thiên sầu địa thảm” là hình thức thành ngữ gốc Hán cổ xưa. Chúng ta gặp các kiểu này trong Từ điển Việt – Bồ - La như: “thiên phú địa tái” (sau này thành ngữ Việt là “trời che đất chở”), “thượng hòa hạ mộc” (sau này thành ngữ Việt là “trên thuận dưới hòa”)... Các thành ngữ gốc Hán có kết cấu “thiên - địa” ghép với một từ ghép song tiết đẳng lập khác xuất hiện nhiều như: “thiên cao địa hậu” (sau này thành ngữ Việt là “trời cao đất dày”); “thiên kinh địa nghĩa” (thiên: trời, kinh: đạo thường – những khuôn phép không thay đổi được, địa: đất, nghĩa: đạo phải, là quy tắc bất biến); “thiên la địa võng” (thiên: trời, địa: đất, la – võng: lưới); “thiên phiên địa phúc” (thiên: trời, địa: đất, phiên: lật, phúc: lật úp lại), “thiên hôn địa ám”, “thiên tru địa diệt”. Chúng ta cũng có thể gặp dạng thành ngữ này nhưng được đảo ngược lại “bạo thiên nghịch địa”, “chi thiên hoạch địa”, “đái thiên lập địa”, “khai thiên lập địa”, “khai thiên tịch địa”, “tịch địa mạc thiên”.v.v. Các Giáo sĩ thuở ban đầu đã ứng dụng dạng thành ngữ gốc Hán này để tạo nên dạng thành ngữ “thiên sầu địa thảm” diễn tả nhấn mạnh cảnh trời đất buồn thảm khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.
‒ “Chúa Giêsu quan tướng quân xưng ra là Con Đức Chúa Trời”: Từ “xưng ra” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “xưng”. Nghĩa gốc Hán của từ “xưng” ở đây là tuyên xưng danh hiệu “Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời”.
‒ “Chúa Giêsu đầy tớ táng trong hang đá”: “đầy tớ” nghĩa là “môn đệ” đã giải thích; từ “táng” là một từ gốc Hán, đem chôn người chết gọi là “táng”. Chúng ta gặp từ “táng” trong tiếng Việt ở các dạng như: an táng, chôn táng, hỏa táng, mai táng... nghĩa của yếu tố “táng” là nghĩa này.
‒ “Chúa Giêsu cho thánh Tôma xem năm dấu mình”: Từ điển Việt – Bồ - La có mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”. “Năm dấu mình” nghĩa là năm vết thương: hai tay (lỗ đinh), hai chân (lỗ đinh), và cạnh sườn (vết giáo đâm) trên thân mình Chúa Giêsu.
‒ “Chúa Giêsu truyền cho thánh Phêrô cai Hội Thánh”: mục từ “cai” trong Từ điển Việt – Bồ - La nghĩa là “người đứng đầu những kẻ khác, người chỉ huy”.
‒ “Chúa Giêsu hết đời lại xuống phán xét”: mục từ “hết” nghĩa là “cuối cùng, tận hết”; “đời” nghĩa là “thế giới, cuộc sống con người, là đời sống này”. “Hết đời” là tận cùng của đời sống, tận cùng của thế giới này, đồng nghĩa với từ “tận thế” hiện nay. Khi ấy, Chúa Giêsu sẽ trở lại để phán xét. Từ “phán xét” trong tiếng Việt hiện đại không phù hợp với nghĩa nhà đạo, cũng như nghĩa của các câu kinh. Tiếng Việt hiện đại “phán xét” nghĩa là “xem xét và đánh giá, có tính chất quyết định” nghĩa có vẻ hơi nhẹ, bình thường. Trong Từ điển Việt – Bồ - La “phán xét” nghĩa là “xét án”, cuộc “xét xử” sau cùng trong ngày tận thế (ngày hết đời).
‒ “Chúa Giêsu hằng có lòng lành”: Từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; “lòng lành” theo Tự Vị Annam Latinh là “từ tâm”. Câu kinh “Chúa Giêsu hằng có lòng lành” là lời ca ngợi Chúa mãi mãi có tình yêu thương, lòng từ tâm của Ngài tồn tại muôn đời.
‒ “Kẻo gặp sự tai, sự dữ”: Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “gặp sự tai” nghĩa là “gặp tai họa, hay là tai họa xảy đến”; “sự dữ” nghĩa là “sự xấu”. Câu thưa “Chúa Giêsu chữa chúng con”: từ “chữa” đã giải thích trong các kinh trước, nghĩa là “giải cứu khỏi bất cứ tai họa nào như bệnh hoạn hoặc sự nguy hiểm nào...” Cả “sự tai, sự dữ” vừa nêu, xin Chúa giải cứu chúng con luôn.
‒ Câu “Kẻo bất nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu”: Trong Từ điển Việt – Bồ - La mục từ “bất nghĩa” có nghĩa là “vô ơn”. Một số nơi đọc thành “mất nghĩa” thì không đủ ý nghĩa của câu kinh.
‒ “Chúa Giêsu mở lòng thiên hạ kính thờ cho nên”: Tự Vị Annam Latinh có mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn”.
‒ “Chúa Giêsu cho các nước tin đạo cho bền càng ngày càng thịnh”: tiếng Việt hiện đại nghĩa từ “bền” không hợp với lời kinh, trong Từ điển Việt – Bồ - La “bền” nghĩa là “bền vững”. Mục từ “thịnh” nghĩa là “hoàn hảo mọi mặt”. Câu kinh này muốn xin Chúa Giêsu cho những ai đã tin Chúa thì được “bền vững” và “càng ngày càng hoàn hảo, càng tốt về mọi mặt”.
‒ Chúng ta gặp lại cụm từ “chúng con là vật mọn”: như đã phân tích cụm từ “con là vật phàm hèn” trong Kinh Thờ Lạy, cụm từ “chúng con là vật mọn” cũng mang nghĩa tương đương như vậy, tác giả giải thích cụm từ này có nghĩa là “con chẳng là gì, dùng để nói theo cách khiêm tốn đối với người trên, đây là cách nói khiêm tốn khá thông dụng của người An-nam” (Việt Nam ngày nay).
‒ Cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” thay cho cụm từ “mà cả lòng”: xét về mặt ngữ dụng thì hợp lý vì thay các cụm từ cổ bằng các cụm từ mới trong tiếng Việt hiện đại cho dễ hiểu, cho sáng nghĩa; nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì làm cho nghĩa của câu kinh khác đi. Cụm từ “mà cả lòng” trong ngữ cảnh của câu kinh nghĩa là “chúng con chẳng là gì, mà cả dám (nói nôm na kiểu tiếng Việt hiện đại là không dám, chẳng dám, cả gan) lạy Đức Chúa Giêsu vô cùng cao trọng”. Thay cụm từ “mà cả lòng” bằng cụm từ “sấp mình xuống thờ lạy” nghĩa là “đã dám” rồi.
‒ “Chúng con nhớ đến những sự thương khó Đức Chúa Giêsu, xưa chịu ba mươi ba năm vì chúng con”: tôi trích nguyên văn câu kinh dài là vì, nhiều người đã băn khoăn Chúa Giêsu đâu có chịu “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Sự thương khó Chúa chỉ chịu trong cuộc khổ nạn, sao câu kinh này lại nói đến “sự thương khó” “ba mươi ba năm”. Xin thưa, Từ điển Việt – Bồ - La có một mục từ rất hay “chịu thương chịu khó” nghĩa là “chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ”. Như vậy từ “thương khó” chỉ có nghĩa là “những lao nhọc và khốn khổ”. Nghĩa như thế mới phù hợp với nghĩa ngữ cảnh trọn vẹn của câu kinh.
‒ So sánh hai câu kinh cũ và mới: “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời đất động địa, núi non là đá vỡ ra tan tác...” (cũ) và “Thuở xưa, khi Đức Chúa Giêsu chịu nạn, thì trời u ám, đất chuyển động, đá vỡ ra ...” (in 2002). Trong bản in cũ “trời đất động địa” nghĩa là “trời đất đều chuyển động”, cụm từ “núi non” tác giả Từ điển Việt – Bồ - La giải thích là “núi và nơi hoang vu” nghĩa nôm na là núi đồi và cảnh vật chung quanh. Cụm từ “là đá” là một từ thuộc vào lớp từ cổ xưa nhất của tiếng Việt mà tác giả Từ điển Việt – Bồ - La đã ghi lại nghĩa là “toàn đá”. Cụm từ “núi non là đá vỡ ra tan tác” có nghĩa là “núi non và những cảnh vật chung quanh toàn đá vỡ ra tan tác”. Về nghĩa hai câu khác nhau, từ cổ “là đá” nghĩa “toàn đá” ít ai còn biết đến nếu không nghiên cứu từ cổ.
‒ “...như thương Chúa sinh nên muôn vật”: Cụm từ “sinh nên” có nghĩa là “dựng nên”. “Phương chi chúng con mà chẳng thương Cha Cả thì sao”: Chúng ta cũng thấy từ “Cha Cả” trong câu kinh, có ý chỉ Chúa Giêsu.
‒ “Ấy Máu Thánh Cha đã chảy ra hết vì (quân) con dữ là chúng con”. Bản in mới sửa từ “quân” thành từ “con” trong ngữ cảnh này từ “con” có lẽ là để đối lập với từ cha ở phía trước.
‒ Cụm từ “Chẳng có khi đừng” nghĩa là “không ngưng bao giờ, không gián đoạn lúc nào”. Bản in mới đổi thành “chẳng có khi cầm nước mắt chảy ra...” là hợp lý.
‒ “Chúng con hằng kính mến Đức Chúa Giêsu mà tích năm Dấu Thánh ở trong lòng chúng con”: chúng ta gặp lại từ “hằng” nghĩa là “mãi mãi, luôn luôn”; từ “tích” là từ gốc Hán nghĩa là “trữ, giữ”. Câu kinh giúp chúng ta tỏ lộ lòng mến yêu vững bền, giữ mãi “Dấu Thánh” của Chúa Giêsu trong lòng chúng ta.
‒ “Lạy Dấu Thánh chân tả; lạy Dấu Thánh chân hữu; lạy Dấu Thánh tay tả, lạy Dấu Thánh tay hữu, lạy Dấu Thánh cạnh nương long Đức Chúa Giêsu”: Các từ “tả” nghĩa là “trái”, “hữu” nghĩa là “phải”, “nương long” Tự Vị Annam Latinh ghi chú là “cạnh sườn”. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “dấu” nghĩa là “thương tích”; “dấu thánh” nghĩa là “di tích thánh”. Bản kinh cũ ghi “Lạy Dấu chân tả; lạy Dấu chân hữu...” bỏ chữ “thánh”, bản in 2002 có thêm chữ “thánh”. Bản in 2002 hợp lý và rõ ràng hơn, nhưng lại đọc không xuôi bằng bản cũ của các Giáo sĩ.
Mỗi năm, phụng vụ Hội Thánh cho đọc “Bài Thương Khó” theo các sách Tin Mừng vào Thứ Sáu Tuần Thánh, và Chúa Nhật Lễ Lá. Khi còn bé, vì bài đọc dài nên cứ đến ngày lễ là tôi có cảm giác mỏi mệt, có lẽ cảm giác ấy khi lớn lên chúng ta cũng gặp phải. Tuy nhiên, “Kinh Cầu Chịu Nạn” mà các Giáo Sĩ thuở xưa soạn, (cái thời mà Việt Nam chưa có các bản dịch Kinh Thánh, các cuốn Kinh Thánh quý như vàng) thì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là bản tóm lược cuộc thương khó của Chúa Giêsu cách đầy đủ nhất.
Không chỉ đọc mỗi năm hai lần “Bài thương khó” trong Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Lễ Lá, “Bài thương khó tóm tắt là Kinh Cầu Chịu Nạn” đã được các tín hữu nhà quê đọc hằng ngày trong các ngày tuần thánh, trong các thứ sáu đầu tháng... Hơn nữa, với cung giọng vần điệu, nhiều cụ già còn vừa đọc vừa ru cháu. Tôi cứ nhớ hoài kỷ niệm đáng quý, vì bà nội tôi khi ru chị em tôi và sau này đến đời các cháu gọi bà bằng cụ, vào các ngày Tuần Thánh và thứ sáu đầu tháng bà thường đọc Kinh Cầu Chịu Nạn, cung giọng thương đều đều đã làm tôi nhớ. Những ngày khác khi thì bà ru bằng “truyện Thánh A-lê-xù”, khi thì bằng “phép ngắm Rosa nguyên cội rễ...”
Đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện làm xôn xao cư dân mạng mới cách đây chừng một tháng. Câu chuyện tình cờ giữa cha Nguyễn Công Đoan Dòng Tên và ông Nguyễn Hữu Cầu, tôi nhớ câu chuyện ấy vì có người học đạo bằng các câu kinh thuộc lòng. Không biết là trong câu chuyện tình cờ ấy có “Kinh Cầu Chịu Nạn” không ? Vì “Kinh Cầu Chịu Nạn” là tóm lược phần quan trong cuộc đời của Chúa Giêsu mà !
Mùa chay năm nay tôi ở một nơi xa xăm quê cũ, nơi ấy vắng tiếng “Kinh Cầu Chịu Nạn’ được đọc chung, lòng tôi thấy thiếu thiếu, hình như chưa qua mùa chay thì phải vì chưa thấy râm ran “Kinh Cầu Chịu Nạn”.