TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH ĐỌC THƯỜNG NGÀY
(tiếp theo)
4. Kinh Truyền Tin[1]
· Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. (Kính mừng...)
· Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. (Kính mừng...)
· Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con. (Kính mừng...)
· Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời nguyện : Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kito là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển. Cũng vì công nghiệp Chúa Kito là Chúa chúng con. Amen
- Trong kinh này chúng ta thấy có 3 lần xuất hiện từ “chịu” kết hợp với các từ ngữ khác nhau, với 3 sắc thái nghĩa khác nhau:
1.chịu thai: (sắc thái trung tính)
2.chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa: (sắc thái tích cực)
3.chịu nạn chịu chết (sắc thái tiêu cực)[2].
Từ điển Việt hiện đại[3] mô tả từ “chịu” có 6 nét nghĩa, trong đó có 2 nét nghĩa mang sắc thái trung tính và 4 nét nghĩa mang sắc thái tiêu cực, không có nét nghĩa tích cực.
Tác giả Từ điển Việt – Bồ - La sử dụng 23 mục từ có từ “chịu”, trong đó có đầy đủ ba nét nghĩa tích cực, trung tính và tiêu cực. Ví dụ (xin trích vài ví dụ điển hình):
· Nét nghĩa tích cực (3 lần):
‒ chịu → lãnh, nhận
‒ chịu phúc → hưởng phúc, nhận lãnh phúc lộc
‒ chịu muôn phúc → hưởng phúc, nhận lãnh vô số phần thưởng
Chúng ta cũng thấy xuất hiện kiểu nói này trong cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ: “Ai đến được trên ấy thì chịu hằng hằng vui vẻ vậy”[4] hoặc trong cuốn “Các thánh truyện”[5] cũng nói tương tự: “Chúng tôi là kẻ chịu phúc”.
· Nét nghĩa trung tính (7 lần):
‒ chịu đạo → tiếp nhận đạo
‒ chịu thai (2) → có thai, đã thụ thai, mang thai
‒ chiụ lụy (2) → vâng lời, tuân phục
‒ chịu phép bề tlên (trên) → tỏ lòng vâng phục các bề trên
‒ chiụ vậy → đón nhận cách kiên nhẫn
· Nét nghĩa tiêu cực (13 lần):
‒ chịu tủi hổ → chịu đựng sự nhục nhã
‒ chịu chết → chịu tội, chịu đau khổ
‒ chịu khốn khó → chịu sự bần cùng và khó nhọc
‒ chiụ lỗi → thú lỗi
‒ chiu nạn → chịu đựng những đau khổ
‒ chịu thương chịu khó → chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ
‒ chịu tội → chịu vì tội
Từ điển Việt – Bồ - La giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa 3 từ “chịu” trong 3 kết hợp khác nhau của Kinh Truyền Tin cách rõ ràng, trong khi đó tiếng Việt đương đại từ “chịu” không còn nét nghĩa tích cực nữa.
5. Kinh Nữ Vương Thiên Đàng
· Xướng: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng - Alleluia
Đáp: Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng - Alleluia
· Xướng: Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa - Alleluia
Đáp: Xin cầu cùng Chúa cho chúng con - Alleluia
· Xướng: Lạy Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc - Alleluia
Đáp: Vì Chúa đã sống lại thật - Alleluia
Lời nguyện : Lạy Chúa, là đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng qúa bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời dời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
- Trong kinh này chúng ta gặp từ ghép đa tiết song song “hỉ hoan khoái lạc”. Từ điển tiếng Việt đương đại không có từ “hỉ hoan” nhưng có từ tương ứng “hoan hỉ” với nghĩa “rất vui mừng”; có từ “khoái lạc” (thuần Việt) với nghĩa “cảm giác thỏa mãn, thích thú về hưởng thụ vật chất”. Từ điển Việt – Bồ - La có từ “hoan hỉ” với nghĩa “vui vẻ, vui mừng”; không có từ “khoái lạc”. Từ “khoái lạc”[6] là một từ nguyên gốc Hán với nghĩa “rất vui mừng”.
Trong tiếng Việt chúng ta thấy rất nhiều từ ghép song tiết gồm một yếu tố thuần Việt cộng với một yếu tố Hán Việt như: giá cả, hỏi han, tuổi tác... Trong đó: “cả” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “giá”; “han” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “hỏi”, “tác” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “tuổi”; các yếu tố “cả, han, tác” hiện nay nghĩa đã mờ hoặc có thể tiếng Việt hiện đại đã thay vào đó bằng các từ đồng âm thuần Việt tương ứng với nghĩa hoàn toàn khác.
Trường hợp cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là cụm từ ghép hai từ song tiết gồm một từ là thuần Việt “hỉ hoan” và một từ là Hán Việt “khoái lạc”, cả hai đều mang nghĩa “rất vui mừng”. Muốn hiểu từ “khoái lạc” phải tra từ điển Hán Việt hoặc từ điển Từ nguyên Hán Việt. Ngặt một nỗi là tiếng Việt hiện đại đã có từ “khoái lạc” thuần Việt với nghĩa hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa của lời kinh. Cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là loại từ ghép hội nghĩa trong tiếng Việt, đặc điểm của nó là tạo nghĩa khái quát do hai yếu tố cộng lại, “hỉ hoan - khoái lạc” là một sự vui mừng rất lớn lao. Trong tiếng Việt nếu từ ghép có nghĩa tích cực thì bao giờ yếu tố mang nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn cũng được đặt sau[7]. Yếu tố “khoái lạc” là yếu tố có nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn vì bản chất Hán Việt của chúng.
“Tự vị Annam Latinh” của Đức Cha Bá Đa Lộc hơn 100 năm sau Từ điển Việt – Bồ - La có từ “khoái” với nghĩa “hoan hỉ, bằng lòng”, thiết nghĩ với ý nghĩa này sẽ giúp cho hiểu rõ ý nghĩa của kinh này hơn.[8]
6. Kinh Tin
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen
- Trong kinh này ta thấy từ “thông minh”, nếu chỉ sử dụng nghĩa từ “thông minh” theo Từ điển tiếng Việt hiện đại thì nghĩa của câu kinh rất hẹp, phẩm chất “thông minh” với nghĩa là “có trí lực tốt, hiểu nhanh tiếp thu nhanh – nhanh trí và khôn khéo” là phẩm chất mà nhiều người thường cũng có.
Từ điển Việt – Bồ - La có từ “thông minh” (thoå manh) với nghĩa đen là “mù mà mắt vẫn mở”, “thông minh vô cùng” nghĩa bóng là “thấu biết suốt mọi điều mà mắt thường con người không thấy”. Với nghĩa từ “thông minh” như Từ điển Việt – Bồ - La, chúng ta mới thấu hiểu câu kinh thâm thúy biết nhường nào. Phẩm tính của Thiên Chúa tóm gọn trong lời kinh đáng để chúng ta tuyên xưng với đức tin của mình qua lời kinh đọc hàng ngày rằng: “Chúa thông biết mọi sự và chân thật vô cùng”.
7. Kinh Cậy
Lạy Chúa, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
- Trong kinh này chúng ta thấy từ “phép tắc”, nghĩa của từ này trong tiếng Việt hiện đại là “quy tắc, lề lối phải tuân theo”, nét nghĩa này hoàn toàn không có chút nào giống và xứng với ý nghĩa lời kinh đọc của chúng ta. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phép tắc vô cùng” (phép tác vô cî) và được giải thích là “quyền năng vô cùng, toàn năng”. Với ý nghĩa này thì chúng ta giục lòng trông cậy hằng ngày mới xứng hợp.
8. Kinh Mến
Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
- Trong kinh này ta thấy từ “kính mến” và từ “thương yêu”. Bởi vì chúng ta đọc quen, nên không thấy thắc mắc, nhưng trong một lớp Giáo lý Tân Tòng, một bạn trẻ giơ tay hỏi: “Sơ ơi ‘kính mến mà hết lòng hết sức’ nghĩa là sao ? Tại sao không là ‘yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự’; Tại sao với Chúa chỉ là ‘kính mến’ với người ta lại là ‘thương yêu’ ? Hai vế của câu kinh này không trùng với nghĩa trong câu Tin Mừng Mc 12,29 hay sao ?”.
Nếu dùng Từ điển tiếng Việt hiện đại thì chúng ta không hiểu rõ và giải thích được ý nghĩa sâu sắc của lời kinh; bởi vì ba từ “mến”, “thương” và “yêu” trong tiếng Việt hiện đại là ba từ ở ba cấp độ biểu cảm khác nhau mà “mến” ở cấp độ thấp nhất. Trong Từ điển Việt - Bồ - La ba từ “mến”, “thương” và “yêu” đồng nghĩa với nhau và đều có nghĩa là “yêu”. “Mến” cũng nghĩa là “yêu”; “mến” còn nghĩa là “yêu thắm thiết, yêu nồng nàn”; “mến đạo” là “yêu đạo”; “kính mến” nghĩa là “yêu mến với lòng tôn kính một vị cao cả như Thiên Chúa, vua...”; “kính mến Đức Chúa Blời (Trời)” là “kính trọng và yêu mến Đức Chúa Trời”. “Thương” cũng có nghĩa là “yêu” nhưng kèm theo nét nghĩa là “thương hại”. Với các mục từ “mến”, “thương” và “yêu” kèm theo cách giải thích của Từ điển Việt – Bồ - La chúng ta mới hiểu được từ “kính mến” và “thương yêu” trong câu kinh trên. Và câu kinh này là gói trọn ý nghĩa của Tin Mừng Mc 12,29.
Mỗi lần đọc kinh, là mỗi lần tôi cám ơn Cha Đắc Lộ và các nhà truyền giáo. Nhờ các Ngài mọi người dân Việt dễ dàng đọc, viết và hiểu tiếng Việt qua phương tiện Chữ Quốc Ngữ như hiện nay[9].
Sr.Minh Thùy (còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Tất cả các kinh, được trích từ các trang web sau:
- http://www.conggiao.org/dao-cong-giao/tat-ca-cac-kinh/
- http://www.giaoxudenver.org/kinh/cackinh.htm
[2] Ở đây chỉ xét đến nghĩa trên bề mặt “từ ngữ” theo từ điển, không bàn đến ý nghĩa Thần học trong giải thích này.
[3] Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2010.
[4] Trích trong bài giáo lý “Ngày thứ nhất”, sách Phép giảng tám ngày.
[5] Các thánh truyện 1650-1680.
[6] Từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, Nxb Thuận Hóa, 2007.
[7] Ví dụ: vui mừng, to lớn, thích thú, vui thú...
[8] Một số độc giả cũng đặt vấn đề gợi ý với tôi, nếu các từ cổ mà hiện nay đã có những nét nghĩa mới có khi là ngược lại với nét nghĩa cũ, thì có nên thay thế và sửa lại bằng một từ mới để tránh hiểu lầm, như trường hợp từ “khoái lạc” trong “Kinh Nữ Vương Thiên đàng” không ? – Xin thưa, tôi chỉ có thể giúp hiểu rõ nghĩa các từ ngữ cổ, còn việc suy nghĩ có nên sửa đổi và thay thế hay không vấn đề này không thuộc thẩm quyền và chuyên môn của bản thân tôi.
[9] Trước thời Chữ Quốc Ngữ người ta thống kê dân Việt 98% mù chữ vì chữ Nôm và chữ Hán rất khó học.
(tiếp theo)
4. Kinh Truyền Tin[1]
· Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. (Kính mừng...)
· Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. (Kính mừng...)
· Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con. (Kính mừng...)
· Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời nguyện : Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kito là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Con Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển. Cũng vì công nghiệp Chúa Kito là Chúa chúng con. Amen
- Trong kinh này chúng ta thấy có 3 lần xuất hiện từ “chịu” kết hợp với các từ ngữ khác nhau, với 3 sắc thái nghĩa khác nhau:
1.chịu thai: (sắc thái trung tính)
2.chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa: (sắc thái tích cực)
3.chịu nạn chịu chết (sắc thái tiêu cực)[2].
Từ điển Việt hiện đại[3] mô tả từ “chịu” có 6 nét nghĩa, trong đó có 2 nét nghĩa mang sắc thái trung tính và 4 nét nghĩa mang sắc thái tiêu cực, không có nét nghĩa tích cực.
Tác giả Từ điển Việt – Bồ - La sử dụng 23 mục từ có từ “chịu”, trong đó có đầy đủ ba nét nghĩa tích cực, trung tính và tiêu cực. Ví dụ (xin trích vài ví dụ điển hình):
· Nét nghĩa tích cực (3 lần):
‒ chịu → lãnh, nhận
‒ chịu phúc → hưởng phúc, nhận lãnh phúc lộc
‒ chịu muôn phúc → hưởng phúc, nhận lãnh vô số phần thưởng
Chúng ta cũng thấy xuất hiện kiểu nói này trong cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ: “Ai đến được trên ấy thì chịu hằng hằng vui vẻ vậy”[4] hoặc trong cuốn “Các thánh truyện”[5] cũng nói tương tự: “Chúng tôi là kẻ chịu phúc”.
· Nét nghĩa trung tính (7 lần):
‒ chịu đạo → tiếp nhận đạo
‒ chịu thai (2) → có thai, đã thụ thai, mang thai
‒ chiụ lụy (2) → vâng lời, tuân phục
‒ chịu phép bề tlên (trên) → tỏ lòng vâng phục các bề trên
‒ chiụ vậy → đón nhận cách kiên nhẫn
· Nét nghĩa tiêu cực (13 lần):
‒ chịu tủi hổ → chịu đựng sự nhục nhã
‒ chịu chết → chịu tội, chịu đau khổ
‒ chịu khốn khó → chịu sự bần cùng và khó nhọc
‒ chiụ lỗi → thú lỗi
‒ chiu nạn → chịu đựng những đau khổ
‒ chịu thương chịu khó → chịu đựng những lao nhọc và khốn khổ
‒ chịu tội → chịu vì tội
Từ điển Việt – Bồ - La giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa 3 từ “chịu” trong 3 kết hợp khác nhau của Kinh Truyền Tin cách rõ ràng, trong khi đó tiếng Việt đương đại từ “chịu” không còn nét nghĩa tích cực nữa.
5. Kinh Nữ Vương Thiên Đàng
· Xướng: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng - Alleluia
Đáp: Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng - Alleluia
· Xướng: Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa - Alleluia
Đáp: Xin cầu cùng Chúa cho chúng con - Alleluia
· Xướng: Lạy Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc - Alleluia
Đáp: Vì Chúa đã sống lại thật - Alleluia
Lời nguyện : Lạy Chúa, là đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng qúa bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời dời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
- Trong kinh này chúng ta gặp từ ghép đa tiết song song “hỉ hoan khoái lạc”. Từ điển tiếng Việt đương đại không có từ “hỉ hoan” nhưng có từ tương ứng “hoan hỉ” với nghĩa “rất vui mừng”; có từ “khoái lạc” (thuần Việt) với nghĩa “cảm giác thỏa mãn, thích thú về hưởng thụ vật chất”. Từ điển Việt – Bồ - La có từ “hoan hỉ” với nghĩa “vui vẻ, vui mừng”; không có từ “khoái lạc”. Từ “khoái lạc”[6] là một từ nguyên gốc Hán với nghĩa “rất vui mừng”.
Trong tiếng Việt chúng ta thấy rất nhiều từ ghép song tiết gồm một yếu tố thuần Việt cộng với một yếu tố Hán Việt như: giá cả, hỏi han, tuổi tác... Trong đó: “cả” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “giá”; “han” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “hỏi”, “tác” là yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với “tuổi”; các yếu tố “cả, han, tác” hiện nay nghĩa đã mờ hoặc có thể tiếng Việt hiện đại đã thay vào đó bằng các từ đồng âm thuần Việt tương ứng với nghĩa hoàn toàn khác.
Trường hợp cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là cụm từ ghép hai từ song tiết gồm một từ là thuần Việt “hỉ hoan” và một từ là Hán Việt “khoái lạc”, cả hai đều mang nghĩa “rất vui mừng”. Muốn hiểu từ “khoái lạc” phải tra từ điển Hán Việt hoặc từ điển Từ nguyên Hán Việt. Ngặt một nỗi là tiếng Việt hiện đại đã có từ “khoái lạc” thuần Việt với nghĩa hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa của lời kinh. Cụm từ “hỉ hoan khoái lạc” là loại từ ghép hội nghĩa trong tiếng Việt, đặc điểm của nó là tạo nghĩa khái quát do hai yếu tố cộng lại, “hỉ hoan - khoái lạc” là một sự vui mừng rất lớn lao. Trong tiếng Việt nếu từ ghép có nghĩa tích cực thì bao giờ yếu tố mang nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn cũng được đặt sau[7]. Yếu tố “khoái lạc” là yếu tố có nét nghĩa tích cực hơn, biểu cảm hơn vì bản chất Hán Việt của chúng.
“Tự vị Annam Latinh” của Đức Cha Bá Đa Lộc hơn 100 năm sau Từ điển Việt – Bồ - La có từ “khoái” với nghĩa “hoan hỉ, bằng lòng”, thiết nghĩ với ý nghĩa này sẽ giúp cho hiểu rõ ý nghĩa của kinh này hơn.[8]
6. Kinh Tin
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen
- Trong kinh này ta thấy từ “thông minh”, nếu chỉ sử dụng nghĩa từ “thông minh” theo Từ điển tiếng Việt hiện đại thì nghĩa của câu kinh rất hẹp, phẩm chất “thông minh” với nghĩa là “có trí lực tốt, hiểu nhanh tiếp thu nhanh – nhanh trí và khôn khéo” là phẩm chất mà nhiều người thường cũng có.
Từ điển Việt – Bồ - La có từ “thông minh” (thoå manh) với nghĩa đen là “mù mà mắt vẫn mở”, “thông minh vô cùng” nghĩa bóng là “thấu biết suốt mọi điều mà mắt thường con người không thấy”. Với nghĩa từ “thông minh” như Từ điển Việt – Bồ - La, chúng ta mới thấu hiểu câu kinh thâm thúy biết nhường nào. Phẩm tính của Thiên Chúa tóm gọn trong lời kinh đáng để chúng ta tuyên xưng với đức tin của mình qua lời kinh đọc hàng ngày rằng: “Chúa thông biết mọi sự và chân thật vô cùng”.
7. Kinh Cậy
Lạy Chúa, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
- Trong kinh này chúng ta thấy từ “phép tắc”, nghĩa của từ này trong tiếng Việt hiện đại là “quy tắc, lề lối phải tuân theo”, nét nghĩa này hoàn toàn không có chút nào giống và xứng với ý nghĩa lời kinh đọc của chúng ta. Từ điển Việt – Bồ - La có hai mục từ “phép tắc vô cùng” (phép tác vô cî) và được giải thích là “quyền năng vô cùng, toàn năng”. Với ý nghĩa này thì chúng ta giục lòng trông cậy hằng ngày mới xứng hợp.
8. Kinh Mến
Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
- Trong kinh này ta thấy từ “kính mến” và từ “thương yêu”. Bởi vì chúng ta đọc quen, nên không thấy thắc mắc, nhưng trong một lớp Giáo lý Tân Tòng, một bạn trẻ giơ tay hỏi: “Sơ ơi ‘kính mến mà hết lòng hết sức’ nghĩa là sao ? Tại sao không là ‘yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự’; Tại sao với Chúa chỉ là ‘kính mến’ với người ta lại là ‘thương yêu’ ? Hai vế của câu kinh này không trùng với nghĩa trong câu Tin Mừng Mc 12,29 hay sao ?”.
Nếu dùng Từ điển tiếng Việt hiện đại thì chúng ta không hiểu rõ và giải thích được ý nghĩa sâu sắc của lời kinh; bởi vì ba từ “mến”, “thương” và “yêu” trong tiếng Việt hiện đại là ba từ ở ba cấp độ biểu cảm khác nhau mà “mến” ở cấp độ thấp nhất. Trong Từ điển Việt - Bồ - La ba từ “mến”, “thương” và “yêu” đồng nghĩa với nhau và đều có nghĩa là “yêu”. “Mến” cũng nghĩa là “yêu”; “mến” còn nghĩa là “yêu thắm thiết, yêu nồng nàn”; “mến đạo” là “yêu đạo”; “kính mến” nghĩa là “yêu mến với lòng tôn kính một vị cao cả như Thiên Chúa, vua...”; “kính mến Đức Chúa Blời (Trời)” là “kính trọng và yêu mến Đức Chúa Trời”. “Thương” cũng có nghĩa là “yêu” nhưng kèm theo nét nghĩa là “thương hại”. Với các mục từ “mến”, “thương” và “yêu” kèm theo cách giải thích của Từ điển Việt – Bồ - La chúng ta mới hiểu được từ “kính mến” và “thương yêu” trong câu kinh trên. Và câu kinh này là gói trọn ý nghĩa của Tin Mừng Mc 12,29.
Mỗi lần đọc kinh, là mỗi lần tôi cám ơn Cha Đắc Lộ và các nhà truyền giáo. Nhờ các Ngài mọi người dân Việt dễ dàng đọc, viết và hiểu tiếng Việt qua phương tiện Chữ Quốc Ngữ như hiện nay[9].
Sr.Minh Thùy (còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Tất cả các kinh, được trích từ các trang web sau:
- http://www.conggiao.org/dao-cong-giao/tat-ca-cac-kinh/
- http://www.giaoxudenver.org/kinh/cackinh.htm
[2] Ở đây chỉ xét đến nghĩa trên bề mặt “từ ngữ” theo từ điển, không bàn đến ý nghĩa Thần học trong giải thích này.
[3] Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2010.
[4] Trích trong bài giáo lý “Ngày thứ nhất”, sách Phép giảng tám ngày.
[5] Các thánh truyện 1650-1680.
[6] Từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, Nxb Thuận Hóa, 2007.
[7] Ví dụ: vui mừng, to lớn, thích thú, vui thú...
[8] Một số độc giả cũng đặt vấn đề gợi ý với tôi, nếu các từ cổ mà hiện nay đã có những nét nghĩa mới có khi là ngược lại với nét nghĩa cũ, thì có nên thay thế và sửa lại bằng một từ mới để tránh hiểu lầm, như trường hợp từ “khoái lạc” trong “Kinh Nữ Vương Thiên đàng” không ? – Xin thưa, tôi chỉ có thể giúp hiểu rõ nghĩa các từ ngữ cổ, còn việc suy nghĩ có nên sửa đổi và thay thế hay không vấn đề này không thuộc thẩm quyền và chuyên môn của bản thân tôi.
[9] Trước thời Chữ Quốc Ngữ người ta thống kê dân Việt 98% mù chữ vì chữ Nôm và chữ Hán rất khó học.