Ngày 19/6/2009 vừa qua tại nguyện đường Các Thánh Tử Đạo VN tại San Jose. Các linh mục, giáo dân, cựu chủng sinh gốc giáo phận Long Xuyên, giáo dân gốc Lạng Sơn, Thái Bình đã tổ chức thánh lễ để ghi ơn và cầu nguyện cho Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ, nguyên giám mục chính toà tiên khởi, giáo phận Long Xuyên vừa thất lộc ngày 10/6/2009. Hưởng thọ 101 tuổi.
Xem hình ảnh thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ tại San Jose
Sau đây là bài cám ơn của đại diện Ban tổ chức.
Kính thưa quí cha đồng tế,
Kính thưa toàn thể quí vị đang hiện diện trong nguyện đường ấm cúng này.
Chúng ta vừa kết thúc bài ca hiệp lễ với điệu nhạc du dương đầy tâm tình để dâng lời tạ ơn cho Đức cha Micae rất yêu quí của chúng ta:
“Biết lấy gì cảm mến
Biết lấy chi báo đền.
Hồng Ân Chúa cao vời,
Chuá đã làm cho tôi.”
Quả thực cuộc hành trình đương thế 100 năm của Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ là một chuổi dài những Hồng Ân của Thiên Chúa tuôn đổ trên Đức cha.
Kính thưa quí cha và quí vị,
Qua những lời dẫn nhập đầu lễ và những lời chia sẻ trong bài giảng; quí cha đã nhắc lại cho chúng con những công lao to lớn của Đức cha Micae trong việc điều hành và phát triển giáo phận Long Xuyên cũng như tình yêu của ngài dành cho giáo phận và từng thành phần dân Chúa dưới quyền ngài coi sóc.
Nhưng đấy mới chỉ là cái nhìn đối với giáo phận. Nhưng con muốn lợi dụng giây phút này để bổ túc thêm với quí cha và quí vị một cách ngắn gọn những công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội hoàn vũ, nói chung, và đặc biệt với Giáo hội Việt Nam nói riêng.
NHỮNG ĐÓNG GÓP VỚI GIÁO HỘI HOÀN VŨ –
Chắc quí vị cũng đã biết Đức cha Micae của chúng ta là một trong những Nghị phụ* hiếm hoi của Công Đồng Vatican II còn sót lại trên toàn thế giới.
Ngài được bổ nhiệm làm giám mục năm 1964, khi mới 51 tuổi. Và 4 năm sau, năm 1964, khi Đức giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố triệu tập Công đồng thì Đức cha Micae của chúng ta mới 55 tuổi. Có lẽ, thời bấy giờ, ngài là một trong những Nghị phụ trẻ nhất của Giáo hội Việt Nam đi tham dự công nghị Công đồng Vatican II.
Tôi còn nhớ lại thời gian đó, mỗi lần đi công nghị về, ngài đều sang chủng viện để chia sẻ với chúng tôi những tin tức của Công đồng, và theo ngài, các Nghị phụ đã làm việc rất hăng say và tích cực: những cuộc bàn luận rất sôi nổi về các vấn đề của Giáo hội, các văn kiện của công đồng. Có rất nhiều ý kiến khác biệt giữa các Nghị phụ. Đã có những tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, từng vấn đề được đưa ra bàn thảo và mổ sẻ phân tích rất kỹ lưỡng. Từng câu, từng chữ trong các văn kiện được cân nhắc cẩn trọng.
Và rồi như chúng ta đã biết, như trong ngày lể Ngũ Tuần, với tác động và soi sáng của Chúa Thánh Thần trên các Nghị phụ; Công đồng Vatican II đã như một cơn lốc canh tân và biến đổi bộ mặt của Giáo hội và từ đó tác động và ảnh hưởng sâu xa đến thế gìới trần gian.
Riêng đối với Giáo hội Việt Nam Đức cha Micaei là một trong 2 Nghị phụ sau cùng của Công đồng Vatican II. Vị khác là Đức cha Tôma Nguyễn văn Thiện giám mục giáo phận Vĩnh Long hiện đang nghỉ hưu tại Pháp.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO GIÁO HỘI VIỆT NAM.
Có một chi tiết trong phần tiểu sử của Đức cha Micae mà ít người chúng ta để ý tới. Đó là năm 1957 ngài được Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam thời bấy giờ giao trọng trách Đặc ủy phó Công Giáo Tiến Hành Việt Nam, đồng thời là Tổng tuyên úy đầu tiên của phong trào Nghiã Binh Thánh Thể.
Phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 1929 do các cha dòng Tên và trong thời gian từ năm 1929 đến năm 1938 phong trào này phát triển mạnh mẽ tại các giáo phận miền Bắc
Cuộc di cư năm 1954, đã làm cho phong trào Nghiã Binh Thánh Thể phát triển hơn nữa tại miền Nam.
-Xin xem website Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_Tr%C3%A0o_Thi%E1%BA%BFu_Nhi_Th%C3%A1nh_Th%E1%BB%83
Với đường lối và kinh nghiệm khi coi chủng viện Mỹ Sơn (1940-1943) thuộc giáo phận Lạng Sơn. Ngài đã áp dụng những sinh hoạt của Hướng Đạo vào phong trào Nghiã Binh Thánh Thể,- và sau này cũng một đường lối ấy ngài đã cho phép lập các đoàn Hướng Đạo trong các chủng viện và Đại chủng viện của giáo phận Long Xuyên. Việc áp dụng những sinh hoạt Hướng Đạo vào đoàn Nghiã Binh Thánh Thể khiến sinh hoạt linh động hơn, vui tươi hơn thích hợp với tuổi trẻ hơn và vì thế phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã phát triển rầm rộ và lan rộng. Tuy nhiên những mục đích giáo dục về Đạo Đức và Giáo lý, việc hy sinh cầu nguyện và viếng Thánh Thể vẫn được gìn giữ và tuân thủ một cánh nghiêm ngặt.
Sau này phong trào Nghiã Binh Thánh Thể được đổi thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Có nhiều người trong quí vị, nhất là những quí vị ở tầm tuổi tôi; chúng ta cũng đã có một thời từng là đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể, sau chúng ta là con chúng ta, và bây gìờ có nhìều quí vị đang có cháu nội hoặc cháu ngoại đang sinh hoạt trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Và cứ thế hết thế hệ này đến thể hệ khác sẽ còn tiếp nối nhau sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể.
Một điều mà chúng ta không thể chối cãi là những gì chúng ta đã lãnh hội được khi còn sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể đã phần nào giúp cho đời sống đức tin và sống đạo của chúng ta rất nhiều
Trên Vietcatholic ngày 14/6/09 có đưa một bản tin: 5000 ngàn Thiếu Nhi Thánh Thể hành hương Năm Thánh đến với Đức Mẹ TàPao http://www.vietcatholic.net/News/Html/68208.htm
5000 em Thiếu Nhi Thánh Thể này đại diện cho 34, 000 ngàn em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc giáo phận Phan Thiết.
Nếu chúng ta lấy 34 ngàn của Phan Thiết là con số trung bình thì với 26 giáo phận của Việt Nam thử hỏi con số đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể trên toàn quốc bây giờ sẽ là bao nhiêu? Một con số không tưởng tượng nổi.
Và chúng ta còn phải tính thêm đến tất cả các em của các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên toàn thế giới nữa, hễ chổ nào có Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tị nạn là chổ đó có đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể như vậy con số sẽ là bao nhiêu?!!!!
Không đếm được,hay một con số khổng lồ!!!!!!!!
Tôi cũng cần phải thêm vào đây là kể từ tháng 8 năm 1974* đến nay điạ phận Long Xuyên đã đóng góp cho Giáo hội 6 vị Giám mục, có những vị gốc Long Xuyên và cũng có những vị đã từng có thời gian tu học tại giáo phận Long Xuyên.
Chỉ một vài nét đơn sơ đó thôi chúng ta cũng đã thấy công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội Viêt Nam to lớn và lâu dài đến cỡ nào.
ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ
Tôi thiết nghĩ ngoài những công lao của Đức cha Micae với Giáo hội và Giáo phận, chúng ta cũng nên nói đôi điều về cuộc sống riêng tư của Đức cha Micae.
Ngài là một vị giám mục đạo đức tốt lành, đầy tình yêu thương và nhân hậu. Khắc kỷ, hy sinh, và cần kiệm với chính mình nhưng lại rộng rãi và độ lượng với mọi người.
Đức Tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt.trong bài giảng lễ Thượng Thọ của Đức cha Micae đã kể cho mọi người biết: “…tài sản quí giá nhất của ngài là chiếc máy đánh chữ củ kỹ….” – ( trích: Kỷ yếu Viết Về Cha – Toà giám mục Long Xuyên phát hành)
Còn Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu tự nhận “là người láng giềng của ngài” cho biết: “….ngài (ĐC Micae) tự quét nhà, lau nhà và giặt giũ lấy cho mình, không phiền hà người khác - khi nghỉ hưu (có những lúc) ngài ngồi chẻ tăm cho cả nhà dùng …” – Sđd
Đặc biệt ngài rất tiết kiệm và rất thương các cha, nhất là các cha coi các xứ đạo hẻo lánh xa xôi và túng thiếu. Có bao nhiêu tiền ngài dốc hết để xây dựng điạ phận và ban lể cho các cha ở những xứ đạo nghèo túng, các phong bì tiền lể là những bao xi măng do ngài tự làm hoặc các phong thơ đã được ngải lộn trái ra để xài lại. Có cha trong điạ phận còn giữ lại những phong thơ đó như một kỷ vật.
Nếu phải dùng một lời nào đó để nòi về ngài trong lãnh vực này thì, theo tôi, có lẽ câu nói: “Tôi chỉ còn lại nhữn gì tôi đã cho đi” là thích hợp hơn cả.
Kính thưa quí cha và quí vị,
Để kết thúc, con xin được thay mặt cho toàn thể anh chị em trong Ban tổ chức xin chân thành cám ơn quí cha và toàn thể quí vị đã đến với chúng con và dành cho chúng con những giây phút quý báu này để tỏ lòng Ghi Ơn và Cầu Nguyện cho Đức cha khả kính và mến yêu của chúng con.
Con tin chắc Đức cha Micae của chúng con hiểu thấu được sự hy sinh và lòng yêu mến của quí cha và quí vị.dành cho ngài. Để đền ơn quí cha và quí vị Ngài sẽ cầu bầu cho quí cha và quí vị khi ngài ở bên ngai Chúa.
Chúng con đồng bái tạ
Chú thích –
1 - Nghị phụ - danh từ chuyên môn của Giáo hội, để chỉ các vị Hồng Y, Tổng giám mục và Giám mục khi tham dự Công đồng.
2 - Khởi đầu với Đức cha Đaminh Nguyễn văn Lãng được toà thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Xuân Lộc ngày 11/8/1974 (tạ thế 22/2/1988). Lúc đó ngài đang là giáo sư Đại chủng viện Tôma Long Xuyên
ĐC J.B. Bùi Tuần, (30/4/1975) – giáo sư ĐCV Tôma, LX.
ĐC Giuse Trấn xuân Tiếu (18/6/1999)– thư ký ĐC Micae, giáo sư ĐCV Tôma, LX
Đức tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt (18/6/1999), thư ký toàn giám mục LX
Đức cha Giuse Vũ duy Thống (14/7/2001) - tiểu chủng sinh CV Tẻrêsa, LX. (1964-1972)
Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm (15/10/2008)- Đại chủng sinh ĐCV Tôma LX, (1973-1976)
Xem hình ảnh thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ tại San Jose
Sau đây là bài cám ơn của đại diện Ban tổ chức.
Kính thưa quí cha đồng tế,
Kính thưa toàn thể quí vị đang hiện diện trong nguyện đường ấm cúng này.
Chúng ta vừa kết thúc bài ca hiệp lễ với điệu nhạc du dương đầy tâm tình để dâng lời tạ ơn cho Đức cha Micae rất yêu quí của chúng ta:
“Biết lấy gì cảm mến
Biết lấy chi báo đền.
Hồng Ân Chúa cao vời,
Chuá đã làm cho tôi.”
Quả thực cuộc hành trình đương thế 100 năm của Đức cha Micae Nguyễn khắc Ngữ là một chuổi dài những Hồng Ân của Thiên Chúa tuôn đổ trên Đức cha.
Kính thưa quí cha và quí vị,
Qua những lời dẫn nhập đầu lễ và những lời chia sẻ trong bài giảng; quí cha đã nhắc lại cho chúng con những công lao to lớn của Đức cha Micae trong việc điều hành và phát triển giáo phận Long Xuyên cũng như tình yêu của ngài dành cho giáo phận và từng thành phần dân Chúa dưới quyền ngài coi sóc.
Nhưng đấy mới chỉ là cái nhìn đối với giáo phận. Nhưng con muốn lợi dụng giây phút này để bổ túc thêm với quí cha và quí vị một cách ngắn gọn những công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội hoàn vũ, nói chung, và đặc biệt với Giáo hội Việt Nam nói riêng.
NHỮNG ĐÓNG GÓP VỚI GIÁO HỘI HOÀN VŨ –
Chắc quí vị cũng đã biết Đức cha Micae của chúng ta là một trong những Nghị phụ* hiếm hoi của Công Đồng Vatican II còn sót lại trên toàn thế giới.
Ngài được bổ nhiệm làm giám mục năm 1964, khi mới 51 tuổi. Và 4 năm sau, năm 1964, khi Đức giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố triệu tập Công đồng thì Đức cha Micae của chúng ta mới 55 tuổi. Có lẽ, thời bấy giờ, ngài là một trong những Nghị phụ trẻ nhất của Giáo hội Việt Nam đi tham dự công nghị Công đồng Vatican II.
Tôi còn nhớ lại thời gian đó, mỗi lần đi công nghị về, ngài đều sang chủng viện để chia sẻ với chúng tôi những tin tức của Công đồng, và theo ngài, các Nghị phụ đã làm việc rất hăng say và tích cực: những cuộc bàn luận rất sôi nổi về các vấn đề của Giáo hội, các văn kiện của công đồng. Có rất nhiều ý kiến khác biệt giữa các Nghị phụ. Đã có những tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, từng vấn đề được đưa ra bàn thảo và mổ sẻ phân tích rất kỹ lưỡng. Từng câu, từng chữ trong các văn kiện được cân nhắc cẩn trọng.
Và rồi như chúng ta đã biết, như trong ngày lể Ngũ Tuần, với tác động và soi sáng của Chúa Thánh Thần trên các Nghị phụ; Công đồng Vatican II đã như một cơn lốc canh tân và biến đổi bộ mặt của Giáo hội và từ đó tác động và ảnh hưởng sâu xa đến thế gìới trần gian.
Riêng đối với Giáo hội Việt Nam Đức cha Micaei là một trong 2 Nghị phụ sau cùng của Công đồng Vatican II. Vị khác là Đức cha Tôma Nguyễn văn Thiện giám mục giáo phận Vĩnh Long hiện đang nghỉ hưu tại Pháp.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO GIÁO HỘI VIỆT NAM.
Có một chi tiết trong phần tiểu sử của Đức cha Micae mà ít người chúng ta để ý tới. Đó là năm 1957 ngài được Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam thời bấy giờ giao trọng trách Đặc ủy phó Công Giáo Tiến Hành Việt Nam, đồng thời là Tổng tuyên úy đầu tiên của phong trào Nghiã Binh Thánh Thể.
Phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 1929 do các cha dòng Tên và trong thời gian từ năm 1929 đến năm 1938 phong trào này phát triển mạnh mẽ tại các giáo phận miền Bắc
Cuộc di cư năm 1954, đã làm cho phong trào Nghiã Binh Thánh Thể phát triển hơn nữa tại miền Nam.
-Xin xem website Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_Tr%C3%A0o_Thi%E1%BA%BFu_Nhi_Th%C3%A1nh_Th%E1%BB%83
Với đường lối và kinh nghiệm khi coi chủng viện Mỹ Sơn (1940-1943) thuộc giáo phận Lạng Sơn. Ngài đã áp dụng những sinh hoạt của Hướng Đạo vào phong trào Nghiã Binh Thánh Thể,- và sau này cũng một đường lối ấy ngài đã cho phép lập các đoàn Hướng Đạo trong các chủng viện và Đại chủng viện của giáo phận Long Xuyên. Việc áp dụng những sinh hoạt Hướng Đạo vào đoàn Nghiã Binh Thánh Thể khiến sinh hoạt linh động hơn, vui tươi hơn thích hợp với tuổi trẻ hơn và vì thế phong trào Nghiã Binh Thánh Thể đã phát triển rầm rộ và lan rộng. Tuy nhiên những mục đích giáo dục về Đạo Đức và Giáo lý, việc hy sinh cầu nguyện và viếng Thánh Thể vẫn được gìn giữ và tuân thủ một cánh nghiêm ngặt.
Sau này phong trào Nghiã Binh Thánh Thể được đổi thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Có nhiều người trong quí vị, nhất là những quí vị ở tầm tuổi tôi; chúng ta cũng đã có một thời từng là đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể, sau chúng ta là con chúng ta, và bây gìờ có nhìều quí vị đang có cháu nội hoặc cháu ngoại đang sinh hoạt trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Và cứ thế hết thế hệ này đến thể hệ khác sẽ còn tiếp nối nhau sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể.
Một điều mà chúng ta không thể chối cãi là những gì chúng ta đã lãnh hội được khi còn sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể đã phần nào giúp cho đời sống đức tin và sống đạo của chúng ta rất nhiều
Trên Vietcatholic ngày 14/6/09 có đưa một bản tin: 5000 ngàn Thiếu Nhi Thánh Thể hành hương Năm Thánh đến với Đức Mẹ TàPao http://www.vietcatholic.net/News/Html/68208.htm
5000 em Thiếu Nhi Thánh Thể này đại diện cho 34, 000 ngàn em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc giáo phận Phan Thiết.
Nếu chúng ta lấy 34 ngàn của Phan Thiết là con số trung bình thì với 26 giáo phận của Việt Nam thử hỏi con số đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể trên toàn quốc bây giờ sẽ là bao nhiêu? Một con số không tưởng tượng nổi.
Và chúng ta còn phải tính thêm đến tất cả các em của các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trên toàn thế giới nữa, hễ chổ nào có Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tị nạn là chổ đó có đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể như vậy con số sẽ là bao nhiêu?!!!!
Không đếm được,hay một con số khổng lồ!!!!!!!!
Tôi cũng cần phải thêm vào đây là kể từ tháng 8 năm 1974* đến nay điạ phận Long Xuyên đã đóng góp cho Giáo hội 6 vị Giám mục, có những vị gốc Long Xuyên và cũng có những vị đã từng có thời gian tu học tại giáo phận Long Xuyên.
Chỉ một vài nét đơn sơ đó thôi chúng ta cũng đã thấy công lao của Đức cha Micae đối với Giáo hội Viêt Nam to lớn và lâu dài đến cỡ nào.
ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ
Tôi thiết nghĩ ngoài những công lao của Đức cha Micae với Giáo hội và Giáo phận, chúng ta cũng nên nói đôi điều về cuộc sống riêng tư của Đức cha Micae.
Ngài là một vị giám mục đạo đức tốt lành, đầy tình yêu thương và nhân hậu. Khắc kỷ, hy sinh, và cần kiệm với chính mình nhưng lại rộng rãi và độ lượng với mọi người.
Đức Tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt.trong bài giảng lễ Thượng Thọ của Đức cha Micae đã kể cho mọi người biết: “…tài sản quí giá nhất của ngài là chiếc máy đánh chữ củ kỹ….” – ( trích: Kỷ yếu Viết Về Cha – Toà giám mục Long Xuyên phát hành)
Còn Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu tự nhận “là người láng giềng của ngài” cho biết: “….ngài (ĐC Micae) tự quét nhà, lau nhà và giặt giũ lấy cho mình, không phiền hà người khác - khi nghỉ hưu (có những lúc) ngài ngồi chẻ tăm cho cả nhà dùng …” – Sđd
Đặc biệt ngài rất tiết kiệm và rất thương các cha, nhất là các cha coi các xứ đạo hẻo lánh xa xôi và túng thiếu. Có bao nhiêu tiền ngài dốc hết để xây dựng điạ phận và ban lể cho các cha ở những xứ đạo nghèo túng, các phong bì tiền lể là những bao xi măng do ngài tự làm hoặc các phong thơ đã được ngải lộn trái ra để xài lại. Có cha trong điạ phận còn giữ lại những phong thơ đó như một kỷ vật.
Nếu phải dùng một lời nào đó để nòi về ngài trong lãnh vực này thì, theo tôi, có lẽ câu nói: “Tôi chỉ còn lại nhữn gì tôi đã cho đi” là thích hợp hơn cả.
Kính thưa quí cha và quí vị,
Để kết thúc, con xin được thay mặt cho toàn thể anh chị em trong Ban tổ chức xin chân thành cám ơn quí cha và toàn thể quí vị đã đến với chúng con và dành cho chúng con những giây phút quý báu này để tỏ lòng Ghi Ơn và Cầu Nguyện cho Đức cha khả kính và mến yêu của chúng con.
Con tin chắc Đức cha Micae của chúng con hiểu thấu được sự hy sinh và lòng yêu mến của quí cha và quí vị.dành cho ngài. Để đền ơn quí cha và quí vị Ngài sẽ cầu bầu cho quí cha và quí vị khi ngài ở bên ngai Chúa.
Chúng con đồng bái tạ
Chú thích –
1 - Nghị phụ - danh từ chuyên môn của Giáo hội, để chỉ các vị Hồng Y, Tổng giám mục và Giám mục khi tham dự Công đồng.
2 - Khởi đầu với Đức cha Đaminh Nguyễn văn Lãng được toà thánh bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Xuân Lộc ngày 11/8/1974 (tạ thế 22/2/1988). Lúc đó ngài đang là giáo sư Đại chủng viện Tôma Long Xuyên
ĐC J.B. Bùi Tuần, (30/4/1975) – giáo sư ĐCV Tôma, LX.
ĐC Giuse Trấn xuân Tiếu (18/6/1999)– thư ký ĐC Micae, giáo sư ĐCV Tôma, LX
Đức tổng giám mục Giuse Ngô quang Kiệt (18/6/1999), thư ký toàn giám mục LX
Đức cha Giuse Vũ duy Thống (14/7/2001) - tiểu chủng sinh CV Tẻrêsa, LX. (1964-1972)
Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm (15/10/2008)- Đại chủng sinh ĐCV Tôma LX, (1973-1976)