HÀ NỘI - Ngày thứ năm, 30 tháng 4 năm 2009, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long - TGP Hà Nội đã lên đường đến với Quèn Gianh – một giáo họ rất nghèo thuộc giáo xứ Gò Mu.
Xem hình ảnh
Khởi hành tại nhà thờ Hàm Long lúc 6 giờ sáng, đoàn xe đưa các bạn trẻ đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.
Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.
Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Hàng tuần, các linh mục đã vượt mấy chục cây số đường sá lầy lội để đến chia sẻ cuộc sống, đem ánh sáng văn hóa và cử hành Thánh lễ với họ.
Tuy nhiên, tất cả những cố gắng nỗ lực đó xem ra vẫn chưa thể xóa đi cái nghèo và sự nhiêu khê cho dân chúng vùng này vì những cơ sở thiết yếu nhất như đường sá, cầu cống, điện… chưa có. Do đó, sau bước đầu “khai sáng văn hóa”, các linh mục tiếp tục chú trọng các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực để giúp bà con nơi đây ổn định đời sống. Đầu tiên, một cây cầu bê tông nhỏ do một tu sĩ tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này đã được mau chóng hoàn thành. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.
Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng cũng đã dành nhiều lưu tâm của Ngài cho giáo dân nơi đây, Ngài kêu gọi sự trợ giúp của mọi người để kéo đường điện hạ thế vào thôn. Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm của bề trên giáo phận, giáo họ Quèn Gianh đã có điều kiện sửa sang và xây xong một ngôi nhà nguyện nhỏ. Đồng thời, mọi người đã chung tay với các linh mục để đóng góp giúp đỡ mỗi gia đình nơi đây một số tiền để họ xây mới và sửa sang nhà cửa.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con thôn Quèn Gianh này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện nay cũng mới chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Đoạn đường tuy chỉ dài trên 1 km nhưng là con đường huyết mạch đối với bà con thôn Quèn Gianh lại quá khúc khuỷu gập ghềnh sỏi đá. Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh. Do đó, việc học hành của các trẻ em nơi đây thường xuyên bị gián đoạn, ngưng trệ và tình trạng thất học ngày càng tăng.
Vào ngày 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm giáo họ Quèn Gianh. Từ đó, Ngài luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm, lo lắng giúp đỡ cho đoàn chiên bé nhỏ nơi hẻm đá cô quạnh này. Mùa Chay năm 2009, trong thư mục vụ, Đức Tổng Giuse đã đưa ra lời kêu gọi trong toàn Tổng Giáo Phận giúp đỡ để giáo họ Quèn Gianh có được con đường đi thuận lợi. Cho đến nay, lời kêu gọi của Ngài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần dân Chúa.
Trong mùa Chay vừa qua, nhiều giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài giáo phận đã tổ chức nhiều đợt quyên góp để gửi tới làm con đường vào Quèn Gianh. Nhiều đoàn của các giáo xứ cũng đã đến tận nơi, chung tay lao động với bà con nơi đây để con đường sớm được hoàn thành.
Cho đến nay, sau hơn 3 tháng thi công, giai đoạn 1 của công trình này đã cơ bản hoàn thành. Một con đường khá đẹp đang thành hình trong niềm vui rạng rỡ của bà con nơi đây.
Trong ngày 30/4 hôm nay, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long đã đến giúp đỡ bà con giáo dân Quèn Gianh, chung tay trồng cây xanh trên con đường mới thành hình. Có thể nói, đây là một hành động thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Một bạn trẻ trong đoàn đã cho chúng tôi biết: “chuyến đi công tác xã hội mừng Phục Sinh tại Quèn Gianh này đã giúp chúng tôi nhận thấy sự khó khăn của miền Hòa Bình và bằng chút việc làm nhỏ bé của mình để chung tay giúp đỡ trong việc xây dựng con đường dẫn vào thôn, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của bà con nơi đây”.
Sau gần 2 tiếng lao động của các bạn trẻ, 160 cây xanh đã được trồng xuống hai bên con đường mới. Cha xứ Hàm Long và đoàn các bạn trẻ đã đến thăm và tặng quà giúp đỡ 23 gia đình nghèo của Quèn Gianh. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa chan tình nghĩa.
Kết thúc một ngày làm việc thật ý nghĩa, 6 giờ chiều, đoàn xe về tới nhà thờ Hàm Long. Chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong lòng mỗi người, đặc biệt các bạn trẻ Hàm Long nhiều ấn tượng và niềm vui khó phai.
Xem hình ảnh
Khởi hành tại nhà thờ Hàm Long lúc 6 giờ sáng, đoàn xe đưa các bạn trẻ đến vùng Quèn Gianh, thuộc xã An Phú – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng hơn 50 km. Đây là vùng dân cư gần như sống cô lập trong một hẻm núi đá vôi với 23 gia đình và hơn 100 nhân khẩu.
Thôn được hình thành cách đây hơn 20 năm. Khi các tu sỹ và linh mục đến vùng này, cả thôn này mới có bảy gia đình, không có một người nào biết chữ. Nhà cửa không, điện đóm không, đường sá không, họ như một bộ tộc riêng biệt sống trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Vùng đất cằn cõi này cứ đến khoảng tháng 8 là mùa ngập lụt, cả thôn bám vào chân vách núi dựng nhà sinh sống bằng nghề làm ruộng và mò cua bắt ốc.
Để giúp họ ổn định cuộc sống, các tu sỹ và linh mục đã vận động xây dựng cho họ những điều kiện thiết yếu cơ bản. Đầu tiên là mở lớp dạy chữ cho cả người già và trẻ con. Cả gia đình, cả thôn đi học từ cách đánh vần những chữ cái đầu tiên. Hàng tuần, các linh mục đã vượt mấy chục cây số đường sá lầy lội để đến chia sẻ cuộc sống, đem ánh sáng văn hóa và cử hành Thánh lễ với họ.
Tuy nhiên, tất cả những cố gắng nỗ lực đó xem ra vẫn chưa thể xóa đi cái nghèo và sự nhiêu khê cho dân chúng vùng này vì những cơ sở thiết yếu nhất như đường sá, cầu cống, điện… chưa có. Do đó, sau bước đầu “khai sáng văn hóa”, các linh mục tiếp tục chú trọng các công trình đường sá, cầu cống đi vào khu vực để giúp bà con nơi đây ổn định đời sống. Đầu tiên, một cây cầu bê tông nhỏ do một tu sĩ tự thiết kế và thi công để nối con đường huyết mạch vào khu dân cư này đã được mau chóng hoàn thành. Nhờ vậy mùa khô, xe công nông và xe máy có thể vào tận nơi dân cư chở vật liệu và nông sản, cho người dân đi lại, cho trẻ đến trường.
Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng cũng đã dành nhiều lưu tâm của Ngài cho giáo dân nơi đây, Ngài kêu gọi sự trợ giúp của mọi người để kéo đường điện hạ thế vào thôn. Năm 2000, nhờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự quan tâm của bề trên giáo phận, giáo họ Quèn Gianh đã có điều kiện sửa sang và xây xong một ngôi nhà nguyện nhỏ. Đồng thời, mọi người đã chung tay với các linh mục để đóng góp giúp đỡ mỗi gia đình nơi đây một số tiền để họ xây mới và sửa sang nhà cửa.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con thôn Quèn Gianh này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện nay cũng mới chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Trả lời chúng tôi vì sao con cháu họ ít được học, các bà mẹ trả lời vì đường đi học quá xa và khó khăn đời sống. Những cháu nhỏ muốn đến trường lại phải học nhờ xã bạn bên Hoà Bình với học sinh dân tộc thiểu số. Cũng vì các cháu đa phần đi học không đúng tuổi vì đã lớn, nên bị bạn bè trêu chọc lại ngại và bỏ học luôn. Đoạn đường tuy chỉ dài trên 1 km nhưng là con đường huyết mạch đối với bà con thôn Quèn Gianh lại quá khúc khuỷu gập ghềnh sỏi đá. Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh. Do đó, việc học hành của các trẻ em nơi đây thường xuyên bị gián đoạn, ngưng trệ và tình trạng thất học ngày càng tăng.
Vào ngày 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm giáo họ Quèn Gianh. Từ đó, Ngài luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm, lo lắng giúp đỡ cho đoàn chiên bé nhỏ nơi hẻm đá cô quạnh này. Mùa Chay năm 2009, trong thư mục vụ, Đức Tổng Giuse đã đưa ra lời kêu gọi trong toàn Tổng Giáo Phận giúp đỡ để giáo họ Quèn Gianh có được con đường đi thuận lợi. Cho đến nay, lời kêu gọi của Ngài đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thành phần dân Chúa.
Trong mùa Chay vừa qua, nhiều giáo xứ, cộng đoàn trong và ngoài giáo phận đã tổ chức nhiều đợt quyên góp để gửi tới làm con đường vào Quèn Gianh. Nhiều đoàn của các giáo xứ cũng đã đến tận nơi, chung tay lao động với bà con nơi đây để con đường sớm được hoàn thành.
Cho đến nay, sau hơn 3 tháng thi công, giai đoạn 1 của công trình này đã cơ bản hoàn thành. Một con đường khá đẹp đang thành hình trong niềm vui rạng rỡ của bà con nơi đây.
Trong ngày 30/4 hôm nay, 50 bạn trẻ thuộc giáo xứ Hàm Long đã đến giúp đỡ bà con giáo dân Quèn Gianh, chung tay trồng cây xanh trên con đường mới thành hình. Có thể nói, đây là một hành động thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Một bạn trẻ trong đoàn đã cho chúng tôi biết: “chuyến đi công tác xã hội mừng Phục Sinh tại Quèn Gianh này đã giúp chúng tôi nhận thấy sự khó khăn của miền Hòa Bình và bằng chút việc làm nhỏ bé của mình để chung tay giúp đỡ trong việc xây dựng con đường dẫn vào thôn, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của bà con nơi đây”.
Sau gần 2 tiếng lao động của các bạn trẻ, 160 cây xanh đã được trồng xuống hai bên con đường mới. Cha xứ Hàm Long và đoàn các bạn trẻ đã đến thăm và tặng quà giúp đỡ 23 gia đình nghèo của Quèn Gianh. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa chan tình nghĩa.
Kết thúc một ngày làm việc thật ý nghĩa, 6 giờ chiều, đoàn xe về tới nhà thờ Hàm Long. Chuyến đi tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong lòng mỗi người, đặc biệt các bạn trẻ Hàm Long nhiều ấn tượng và niềm vui khó phai.