Cả họ Quèn Giành chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1...
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Một điều không ngờ nữa, Quèn Gianh sống gần như cách biệt với những biến động thế giới bên ngoài trong một hẻm núi đá vôi với 105 nhân khẩu.
Hỏi về chuyện học hành của các em, về lý do sao các em ít tới lớp học, ông trùm giáo họ ngậm ngùi chia sẻ “Mấy năm nay là còn có trẻ đi học, chứ từ năm 2000 trở về trước, chúng tôi không ai được đi học, hầu hết cả làng đều không biết chữ.” Với sự nhạc nhiên quá đỗi, chúng tôi chưa kịp hỏi gì thêm, ông trùm giãi bày tiếp “Trước năm 2000, giáo họ Quèn Gianh sống trong hẻm núi đá vôi chông chênh giữa mênh mông là ruộng nước, tất cả việc đi lại từ thôn ra bên ngoài là nhờ đôi ba cây tre vắt ngang sông. Người lớn đi còn sợ trượt chân ngã xuống sông, huống chi trẻ con. Mà cứ hễ mưa tháng 7, tháng 8 là ngập hết, cầu tre trôi đi đằng cầu tre, và cả làng hoàn toàn bị cô lập. Vả lại, nếu muốn học, phải sang tận xã Thanh Lương (tỉnh Hoà Bình) – cách nhà 5 km để học cùng các bạn dân tộc thiểu số. Vậy nên chẳng có em nào đi học hết. Tới năm 2000, được các Cha từ Dòng Chúa cứu thề Hà Nội về dạy chữ và xây cho cây cầu xi măng thay cầu tre nên việc học của các em mới được tiếp tục. Số lượng đi học ít cũng một phần là vì một số em quá lớn tuổi, tới lớp bị trêu trọc nên xấu hổ, do đó các em bỏ học nhiều.”
Lại nói về con số 2000. Có thể nói, năm 2000 là năm gắn với rất nhiều dấu mốc quan traọng với giáo họ Quèn Gianh.
Năm 2000, giáo họ Quèn Gianh đã sửa sang và xây xong nhà nguyện với sự giúp đỡ của cha Phong và cha Thật (Dòng Chúa cứu thế). Cũng năm 2000, cây cầu xi măng nối từ thôn ra với bên ngoài được đưa vào sử dụng do cha Phong tự thiết kế và thi công. Cũng chính năm 2000, thôn Quèn Gianh bắt đầu có …điện thắp sáng!
Và giờ đây, điều băn khoăn, trăn trở nhất của bà con dân họ Quèn Gianh vẫn là đường đi. Chẳng là, đoạn đường từ nhà nguyện tới đường cái của xã phải qua một con sông. Năm 2000 đã xây được cầu bắc ngang sông, và bây giờ chính là đoạn đường 1 km từ nhà nguyện ra chỗ cái cầu.
Đoạn đường 1 km này gồ ghề, lắm đá nhiều sỏi và khá là trũng. Chính cái đoạn đường này đã gây ra rất nhiều “tội lỗi”. Vì đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề mà mỗi khi có công việc phải mua nguyên vật liệu, chẳng ai muốn chở tới cho bà con vì đường quá xấu. Nếu muốn họ nhận lời thì bà con phải nhắm mắt cắn răng để họ nâng lên mức giá “gấp đôi giá ban đầu”. Hay cả cái việc mà nhà có con lợn béo mang bán, gọi thợ gãy cả lưỡi họ mới vào mua cho, và tức nhiên lại vì đường …quá xấu nên bà con Quèn Gianh lại bị “trượt” đi vài giá. Và hiển nhiên, kinh tế của thôn chủ yếu là tự cung tự cấp nên mãi không “ngóc” lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đúng là “cái khó nó bó cái khôn”.
Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh.
Đoạn đường 1 km ấy như huyết mạch dẫn máu về tim cho bà con thôn Quèn Gianh. Nếu tim không đủ máu, chắc sẽ là một quả tim yếu, quả tim thoi thóp.
Thật may mắn, vào 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt có về thăm Quèn Gianh. Nhờ ơn Chúa sáng soi, Ngài đã biết, hiểu về nơi đây và Ngài đã đồng ý giúp bà con Quèn Gianh về mặt chi phí để xây dựng lại con đường 1 km đó.
Về phần thi công, Đức Tổng đã mời gọi các bạn sinh viên hãy đóng góp một chút công sức cho công trình này.
Và để cho công trình được diễn ra tốt đẹp, ngày 7 tháng 2 vừa qua, các anh chị trong Ban đại diện Tổng hội sinh viên đã về khảo sát con đường và lên chương trình với Cha xứ, Ban hành giáo để các bạn sinh viên trong thời gian tới về thi công.
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1...
Nằm tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km về phía Tây Nam và nay trực thuộc địa phận Thành phố Hà Nội, người ta sẽ không khỏi giật mình khi biết cả giáo họ Quèn Gianh - xứ Gò Mu hiện chỉ có hai học sinh lớp 6 là cao nhất, ba học sinh lớp 5 cùng bốn học sinh lớp 3 và lớp 1. Một điều không ngờ nữa, Quèn Gianh sống gần như cách biệt với những biến động thế giới bên ngoài trong một hẻm núi đá vôi với 105 nhân khẩu.
Hỏi về chuyện học hành của các em, về lý do sao các em ít tới lớp học, ông trùm giáo họ ngậm ngùi chia sẻ “Mấy năm nay là còn có trẻ đi học, chứ từ năm 2000 trở về trước, chúng tôi không ai được đi học, hầu hết cả làng đều không biết chữ.” Với sự nhạc nhiên quá đỗi, chúng tôi chưa kịp hỏi gì thêm, ông trùm giãi bày tiếp “Trước năm 2000, giáo họ Quèn Gianh sống trong hẻm núi đá vôi chông chênh giữa mênh mông là ruộng nước, tất cả việc đi lại từ thôn ra bên ngoài là nhờ đôi ba cây tre vắt ngang sông. Người lớn đi còn sợ trượt chân ngã xuống sông, huống chi trẻ con. Mà cứ hễ mưa tháng 7, tháng 8 là ngập hết, cầu tre trôi đi đằng cầu tre, và cả làng hoàn toàn bị cô lập. Vả lại, nếu muốn học, phải sang tận xã Thanh Lương (tỉnh Hoà Bình) – cách nhà 5 km để học cùng các bạn dân tộc thiểu số. Vậy nên chẳng có em nào đi học hết. Tới năm 2000, được các Cha từ Dòng Chúa cứu thề Hà Nội về dạy chữ và xây cho cây cầu xi măng thay cầu tre nên việc học của các em mới được tiếp tục. Số lượng đi học ít cũng một phần là vì một số em quá lớn tuổi, tới lớp bị trêu trọc nên xấu hổ, do đó các em bỏ học nhiều.”
Lại nói về con số 2000. Có thể nói, năm 2000 là năm gắn với rất nhiều dấu mốc quan traọng với giáo họ Quèn Gianh.
Năm 2000, giáo họ Quèn Gianh đã sửa sang và xây xong nhà nguyện với sự giúp đỡ của cha Phong và cha Thật (Dòng Chúa cứu thế). Cũng năm 2000, cây cầu xi măng nối từ thôn ra với bên ngoài được đưa vào sử dụng do cha Phong tự thiết kế và thi công. Cũng chính năm 2000, thôn Quèn Gianh bắt đầu có …điện thắp sáng!
Và giờ đây, điều băn khoăn, trăn trở nhất của bà con dân họ Quèn Gianh vẫn là đường đi. Chẳng là, đoạn đường từ nhà nguyện tới đường cái của xã phải qua một con sông. Năm 2000 đã xây được cầu bắc ngang sông, và bây giờ chính là đoạn đường 1 km từ nhà nguyện ra chỗ cái cầu.
Đoạn đường 1 km này gồ ghề, lắm đá nhiều sỏi và khá là trũng. Chính cái đoạn đường này đã gây ra rất nhiều “tội lỗi”. Vì đường đi nhỏ hẹp, gồ ghề mà mỗi khi có công việc phải mua nguyên vật liệu, chẳng ai muốn chở tới cho bà con vì đường quá xấu. Nếu muốn họ nhận lời thì bà con phải nhắm mắt cắn răng để họ nâng lên mức giá “gấp đôi giá ban đầu”. Hay cả cái việc mà nhà có con lợn béo mang bán, gọi thợ gãy cả lưỡi họ mới vào mua cho, và tức nhiên lại vì đường …quá xấu nên bà con Quèn Gianh lại bị “trượt” đi vài giá. Và hiển nhiên, kinh tế của thôn chủ yếu là tự cung tự cấp nên mãi không “ngóc” lên được, nghèo vẫn hoàn nghèo. Đúng là “cái khó nó bó cái khôn”.
Bình thường là thế, ngày mưa ngày gió còn khổ sở vì nó nhiều nữa. Coi như bà con giáo dân bị cô lập giữa biển nước, các em nghỉ học và cũng chẳng ai vào được nhà nguyện để đọc kinh.
Đoạn đường 1 km ấy như huyết mạch dẫn máu về tim cho bà con thôn Quèn Gianh. Nếu tim không đủ máu, chắc sẽ là một quả tim yếu, quả tim thoi thóp.
Thật may mắn, vào 27/10/2008 (âm lịch) Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt có về thăm Quèn Gianh. Nhờ ơn Chúa sáng soi, Ngài đã biết, hiểu về nơi đây và Ngài đã đồng ý giúp bà con Quèn Gianh về mặt chi phí để xây dựng lại con đường 1 km đó.
Về phần thi công, Đức Tổng đã mời gọi các bạn sinh viên hãy đóng góp một chút công sức cho công trình này.
Và để cho công trình được diễn ra tốt đẹp, ngày 7 tháng 2 vừa qua, các anh chị trong Ban đại diện Tổng hội sinh viên đã về khảo sát con đường và lên chương trình với Cha xứ, Ban hành giáo để các bạn sinh viên trong thời gian tới về thi công.