Đến Đà lạt mà không lên núi cao Langbiang thì rất đáng tiếc. Langbiang có nhiều hoang sơ dân dã hấp dẫn du khách đến lạ lùng.
Tôi cùng lớp Học viện MTG Nha Trang đến Langbiang khi trời còn sớm. Đà Lạt đang chìm trong sương mù. Đồi núi chập chùng thấp thoáng những căn nhà khuất sau những vườn xanh ngút mắt. Sương long lanh trên từng cành cây ngọn cỏ,nhẹ nhàng rung theo gió.Khí trời se lạnh đủ làm nên nét thơ mộng của thành phố du lịch.
Ra khỏi thành phố, gió lùa qua cửa thổi vào dịu mát. Xe chạy chậm để ngắm cảnh núi rừng. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những đồi thông, trải dài những vườn hoa muôn màu. Lên núi, chúng tôi thăm Nhà Thờ Langbiang. Tìm hiểu văn hóa Dân Tộc K’ Ho, rất nhiều lôi cuốn. Nhà thờ gỗ đã xuống cấp, mang vẻ đẹp mưa nắng thiên nhiên, bình yên nét cổ kính. Bầu trời nơi đây như lời kinh chiều dâng lên cao với niềm tin tha thiết.
Langbiang là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Đà lạt. Giáo dân đông và địa bàn rộng. Bà con sống rải rác trong 6 xã của huyện Lạc Dương: Xã Lát,Đạ Sa, Đạ Chay, Đạ Tong,Đạ Long và Đamron. Có khoảng 12.000 giáo dân trên 20.000 dân mà đa số là người Dân Tộc K’ Ho Lạch. Có thể nói Labiang là giáo xứ Dân Tộc đầu tàu của Giáo phận.Anh chị em Dân tộc và cách riêng giáo xứ Langbiang chiếm một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Đức Giám Mục Đà Lạt. Bởi thế, khi chúng tôi vào Toà Giám Mục tham quan thì Đức Cha Phêrô liền giới thiệu và muốn chúng tôi thăm Langbiang.
Cổng Nhà thờ rộng mở.Cha Xứ, Cha Phó và đông đảo anh chị em Dân Tộc hân hoan đón chào. Vừa xuống xe,chúng tôi vào Nhà Thờ viếng Chúa.Hình ảnh nổi bật trên cung thánh là cây nêu cao đến khoảng 6 mét dựng bên Tòa giảng dưới cây Thánh giá. Hai đầu trâu với đôi sừng cong vút ôm lấy gốc cây nêu. Tôi chợt nhớ đến câu Thánh vịnh:
Ngài cho con ngẩng đầu hãnh diện,
tựa như trâu ngạo nghễ giương sừng,
thân con, Ngài xức dầu thơm mát (Tv 92,11).
Ai cũng ngạc nhiên muốn tìm hiểu. Cha Xứ và Cha Phó tận tình giải thích những nét văn hóa độc đáo của người Dân Tộc K’Ho. Theo truyền thống từ xa xưa của người Dân Tộc thì Cây Nêu được dựng lên ở đâu thì ở đó có lễ hội tế trâu,ai cũng có thể đến dự và ăn tiệc. Cây nêu, con trâu và lễ hội đã đi vào truyền thống văn hóa của họ. Nhìn chung, đồng bào K’Ho có 3 lễ hội lớn là Tạ Ơn Thần Lúa,Chuộc Tội và Hòa Giải.
1. Tạ ơn Thần Lúa.
Người Dân tộc tỉa lúa trên nương rẫy,giống lúa dài ngày,một năm một vụ.Năng suất chỉ 1 tấn trên 1 hecta.Năm nào được mùa cũng chỉ 1,2 tấn,năm mất mùa còn 5 đến 6 tạ. Dù được hay mất mùa, họ đều tạ ơn thần lúa và cầu xin cho năm sau được nhiều thóc gạo hơn, có cái ăn cái để. Họ dựng lên cây nêu, tổ chức lễ hội giết trâu và cả làng ăn tiệc.
2. Tế trâu chuộc tội.
Đối với người Dân Tộc sống vùng cao,băng rừng lội suối,leo núi, làm nương rẫy.Họ khoẻ mạnh,bàn tay chai sần,bàn chân đi rừng không cần giày dép,nước da đen sạm càng tạo cho họ dáng vẻ rắn chắc.Tuy vậy họ cũng nhiễm vi trùng,vi rút,cũng lắm thứ bệnh tật.Đối với họ bị bệnh là do con ma bắt,do một vị thần muốn ăn người đó nên sinh ra bệnh.Các thầy lang,thầy bùa là “bác sĩ” chữa bá bệnh.Khi gia đình có người đau ốm,họ mời thầy lang đến.Sau một hồi “chần đoán”, thầy phán:bệnh nhân do con ma bắt,để hết bệnh phải tế trâu.Thầy bảo mấy trâu thì gia đình phải tế đủ lễ.Cây nêu được dựng nên,trâu bị giết,thầy lang cầu xin con ma hay vị thần đừng có ăn người bệnh mà qua ăn trâu.Con trâu tế thần, gánh lấy bệnh tật khổ đau của con người.
Lễ đâm trâu tế thần, ai đã chứng kiến cũng thấy kinh hải.
Kling tù, kling tù, kling tù… ling ling tù… Tiếng kèn trầm bổng xoáy sâu vào màn sương lạnh lẽo của rừng núi trong buổi chiều tà. Loại nhạc cụ này chỉ dùng trong lễ đâm trâu để gọi thần linh, ngoài ra không được phép dùng trong dịp nào khác.
Lễ đâm trâu là một tập tục lâu đời của các dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng. Người Gia Rai gọi lễ đâm trâu là mnăm thu, người Bà Na gọi là xtrăng, người Lạch gọi là sa rơpu… Ở mỗi dân tộc, các nghi thức phụ của lễ hội có phần khác nhau nhưng đâm trâu vẫn là tiết mục linh đình của lễ hội.
Nghe tiếng nhạc, già trẻ trai gái rộn ràng gọi nhau đi về phía khu nhà rông, trung tâm của lễ hội. Trên bãi đất trống ở dưới sân, hai đội thanh niên nam nữ xếp hàng một đối diện nhau. Những chàng trai trong đội cồng chiêng mặc áo ló, đóng khố. Các cô gái trong đội múa mặc áo phia, váy kơteh dệt bằng thổ cẩm. Đó là lễ phục truyền thống khá đắt tiền. Giữa quảng trường có dựng một cây cột cao, ngọn cột được trang trí bằng hoa lá rừng, cờ, phướn và những lục lạc tre gọi là cù nan. Trên đỉnh cột thường gắn một con chim phượng hoàng làm bằng gỗ, chạm trỗ hoa văn tỉ mỉ. Cây cột này tương tự cây nêu của người Kinh, người Êđê gọi là blang kbâo. Một con trâu to khỏe đã được buộc sẵn vào cột bằng sợi dây rừng mềm dẻo nhưng rất bền chắc. Sợi dây này được buộc lỏng quanh cổ trâu chứ không xỏ vào mũi như khi dắt trâu đi làm đồng. Con trâu nhìn đám đông vây quanh với đôi mắt lo sợ, linh cảm điều chẳng lành. Nhưng điều chẳng lành ấy chưa đến ngay. Đám đông còn nhiều việc phải làm như ca múa, đấu võ, kể khan và ăn uống suốt đêm. Đến sáng lễ đâm trâu mới bắt đầu.
Kling tù, kling tù… rụp thì thụp, thụp thì thụp, rụp thì thụp rụp kala rụp…
Dứt hồi nhạc và các nghi thức cúng bái, người chủ tế là ông riu yàng cầm cây giáo hình mũi mác đến gần con trâu, bất thình lình đâm một nhát vào đùi trước rồi quay về chỗ ngồi. Đây chỉ là một cú đâm tượng trưng để mở màn. Tuy vậy con trâu cũng đau điếng, nhảy dựng lên, máu chảy ròng ròng.
Tiếng nhạc cồng chiêng lại tưng bừng nổi lên. Một đội hành quyết gồm 4 chàng trai bước vào quảng trường. Hai người cầm mã tấu đứng yên một chỗ. Hai người cầm lao nhọn, vừa nhún nhảy theo tiếng nhạc vừa dứ dứ ngọn lao làm như thử muốn đâm con trâu. Trâu sợ hãi chạy vòng vòng cột. Nhưng những chàng “Đam San” này chưa vội ra tay. Họ chờ cho bước chân nhún nhảy và tiếng nhạc kết hợp thật nhịp nhàng.
Rụp thì thụp rụp kala rụp! Đúng vào nốt nhạc mạnh kala rụp, khi những bàn tay của các chàng trai đấm vào vú chiêng và khi bàn tay của các cô gái trong đội múa xòe ra, một ngọn lao chí tử phóng tới đâm vào sườn trâu, chỗ dưới vai bên trái.
Nếu là nhát đâm của tay chuyên nghiệp mũi lao sẽ trúng ngay tim con vật. Trâu sẽ khựng lại, run lẩy bẩy rồi ngã lăn kềnh ra chết liền. Nếu gặp tay mơ đâm không trúng tim, trâu sẽ lồng lên dữ dội khiến đám đông hoảng sợ. Liền khi đó, hai người cầm mã tấu sẽ tiến lên, một người chém một nhát vào cổ, một người chém một nhát vào cột xương sống phía đuôi. Hai nhát chém ấy làm trâu gãy thành ba khúc. Đây là cảnh cực sốc.
Sau đó các dũng sĩ đâm trâu rút lui nhường chỗ cho một nhóm khác, kẻ hứng máu, người phân thây xẻ thịt.
Đối với đồng bào Tây Nguyên, lễ đâm trâu mang ý nghĩa thiêng liêng của cuộc tế thần. Các nhà dân tộc học người Kinh thì xếp vào loại lễ hội văn hóa. Các nhà làm phim truyện, phim tài liệu, các tua du lịch cũng thường yêu cầu tổ chức lễ đâm trâu để tìm cảm giác mạnh. Tôi cũng đã vài lần chứng kiến lễ đâm trâu và đã thấy quá hãi hùng, tàn bạo. Hằng ngày trong các lò sát sinh, trâu bò heo gà cũng bị giết nhiều hơn gấp bội nhưng không ai cho rằng đây là hành động văn hóa. Bởi vì đã gọi là văn hóa, văn minh thì không thể đồng hành để tìm thú vui với cái ác. Có một người đã nhận ra điều này rất sớm. Đó là ông Tề Tuyên Vương thời Xuân Thu Chiến Quốc (TK V trước CN). Thuở ấy dân nước Tề có tục giết trâu lấy máu để làm lễ bôi chuông cúng tế. Một lần vua được mời đến dự lễ, thấy bất nhẫn quá bèn hạ lệnh bãi bỏ tục lệ ấy (theo Hoàng Phủ Ngọc Phan).
Con trâu còn là sính lễ để thiếu nữ Dân Tộc “bắt chồng”. Giá của chồng được lượng định theo số mấy con trâu…
3. Hoà giải
Sống ở đời ai lại không một lần lầm lỗi với hàng xóm láng giềng. Người Dân Tộc cũng ý thức về lỗi lầm bản thân đã gây ra cho bà con chòm xóm.Bởi vậy trong đời người,thường là khi tuổi đời đã cao, họ dựng cây nêu,giết trâu mời bà con đến ăn tiệc xem như là xin hoà giải với mọi người,mọi lỗi lầm bỏ qua hết cho nhau.Ai đã ăn thịt trâu của gia chủ là chấp nhận xoá hết những xích mích,những oán hờn. Từ nay những thù hận không còn,tha thứ hết và lại sống an hoà với nhau.Thường những người có dư tí chút mới tổ chức lễ hoà giải này. Bởi đó có người 60 tuổi đã tổ chức,có người đến 80.Có người quá nghèo không có trâu thì sau khi chết con cháu sẽ tế trâu mời làng xóm đến xin hoà giải cho cha hay ông của mình.
Chiếc gùi, gói trọn nét đẹp văn hoá truyền thống của thiếu nữ vùng cao. Cha Khánh (trong chủng viện chúng tôi gọi già làng),làm phó xứ nhiều năm, đã sáng tác nhiều thi ca về chiếc gùi. Ngài xuất bản mấy CD thánh ca K’Ho.
Bao thế hệ đã qua đi,người Dân tộc sống với nền văn hóa cây nêu, tế trâu, chiếc gùi, rượu cần, nhảy múa…
4. Tin mừng đến với vùng núi cao.
Các vị Thừa Sai đến cao nguyên để truyền giáo. Sống với anh em Dân Tộc, các ngài hội nhập vào nền văn hoá truyền thống của họ. Thao thức của nhà truyền giáo là làm thế nào để họ biết Chúa Giêsu,họ hiểu Chúa Giêsu và tin vào Ngài? Qua dòng thời gian lâu dài cùng sống,tìm hiểu đời sống, các vị Thừa Sai đã hội nhập văn hóa của họ rồi làm cho Tin mừng sáng lên.
Chẳng có thần nào cả. Chẳng có thần lúa, không có thần rừng và thần lửa là huyền thoại.Chỉ có Thiên Chúa là Đấng ban cho con người tất cả,mưa nắng,nương rẫy,mùa màng,sức khỏe,con cái. Thiên Chúa dựng nên muôn loài. Ngài ban cho con người mọi sinh vật trên mặt đất như là quà tặng. Bông hoa cho hương sắc,bầy ong nuôi mật ngọt,dòng sông tuôn dòng nước mát,chim chóc muông thú. Tất cả là quà tặng cho con người hưởng dùng…Thiên Chúa yêu thương con người nhiều lắm, yêu như cha mẹ yêu thương chăm lo cho con cái.
Khi bị bệnh chẳng phải do con ma nào bắt cả.Phải khám bệnh,phải uống mới lành bệnh. Các bác sĩ,y sĩ được mời đến giúp khám và chữa bệnh và tập cho họ có thói quen uống thuốc khi mắc bệnh.
Dần dà, từng bước một, các nhà truyền giáo đã nói về Chúa Giêsu,nói về Đạo, bằng hình ảnh gần gũi đời thường, dễ hiểu, dễ nhớ.Dưới tác động của đặc sủng,với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, anh em Dân Tộc hiểu và tin vào Chúa Giêsu.Họ bỏ hết các hủ tục. Họ loại dần các mê tín dị đoan. Từ đó, họ sống niềm tin đơn sơ chân thành vào Thiên Chúa.
Đồng bào Dân tộc là đối tượng ưu tiên cho công cuộc truyền giáo.Năm 1927,Đức Cha Jean Cassaigne được cử lên Di linh truyền giáo.Nhờ Ngài mà nhiều người Dân tộc được biết về Chúa,biết về đạo và nhiều người cùi được chăm sóc.Trong thập niên 50,các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đặt cơ sở truyền giáo ở Phú Sơn,giúp cho nhiều người Dân tộc vào đạo.Giáo phận Đà lạt có nhiều linh mục làm nhiệm vụ duy nhất là truyền giáo cho người Dân tộc.Rồi các Cha thuộc Hội Thừa sai Paris,các Cha thuộc Tu hội Thánh Vinh Sơn,các linh mục giáo phận,các Nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.Lúc giáo phận được thành lập,mới chỉ có 1.547 người Dân tộc theo Đạo Công Giáo.Mười năm sau con số đó lên tới 7.142 người trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc.Hiện nay số giáo dân Dân tộc trên dưới 65.000 người trên tổng số khoảng 150.000 người Dân tộc.Công cuộc truyền giáo cho người Dân tộc luôn phát triển,số người vào đạo không ngừng gia tăng.Ngay trong ngày được tấn phong,Đức Giám Mục đương kim đã nói lên hai mối quan tâm mục vụ ưu tiên của Ngài mà một trong hai là đồng bào Dân tộc.Mối quan tâm ấy đã được thể hiện ngay từ những ngày đầu làm Giám mục, nhất là từ khi lãnh đạo giáo phận,qua những cuộc thăm viếng,những kế hoạch thăng tiến đồng bào Dân tộc cả về tôn giáo lẫn văn hóa,những cuộc hội họp thường xuyên của các linh mục phụ trách,những sự giúp đỡ cụ thể,những vận động để có được giáo sĩ và tu sĩ người Dân tộc. Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người dân tộc,có hai công trình rất đặc biệt.Đó là công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh.Công trình dịch thuật do một số cha phụ trách đồng bào Dân tộc thực hiện như dịch Thánh kinh trọn bộ,dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng K’ Ho,biên soạn tự điển,sáng tác thánh ca hát trong phụng vụ.Công trình bảo tồn chứng tích văn minh do chính Đức cha Phêrô đề xướng như thu góp các dụng cụ sinh hoạt đủ loại,những sách vở và hình ảnh về đồng bào Dân tộc. Tất cả được sắp xếp thứ tự trong phòng truyền thống khang trang rộng rãi ở Tòa Giám Mục.
Cha Phạm Minh Thanh cựu quản xứ Langbiang, cha phó Khánh… là những tông đồ nhiệt thành truyền giáo cho đồng bào Dân tộc. Các ngài luôn ao ước và trăn trở viếng thăm mục vụ anh chị em giáo dân thuộc giáo xứ ở những vùng xa như Đã Tong, Đamron… nhưng còn quá nhiều trắc trở. Có một người theo Đạo,đó hạnh phúc của người truyền giáo. Ai cũng có bổn phận gieo hạt giống Tin mừng trong môi trường mình đang sống. Thiên Chúa sẽ cho mọc lên và sinh hoa kết trái.
Có dịp du lịch Đà lạt, ghé thăm Langbiang, bạn sẽ đón nhận nhiều điều bất ngờ và thú vị.
Tôi cùng lớp Học viện MTG Nha Trang đến Langbiang khi trời còn sớm. Đà Lạt đang chìm trong sương mù. Đồi núi chập chùng thấp thoáng những căn nhà khuất sau những vườn xanh ngút mắt. Sương long lanh trên từng cành cây ngọn cỏ,nhẹ nhàng rung theo gió.Khí trời se lạnh đủ làm nên nét thơ mộng của thành phố du lịch.
Ra khỏi thành phố, gió lùa qua cửa thổi vào dịu mát. Xe chạy chậm để ngắm cảnh núi rừng. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những đồi thông, trải dài những vườn hoa muôn màu. Lên núi, chúng tôi thăm Nhà Thờ Langbiang. Tìm hiểu văn hóa Dân Tộc K’ Ho, rất nhiều lôi cuốn. Nhà thờ gỗ đã xuống cấp, mang vẻ đẹp mưa nắng thiên nhiên, bình yên nét cổ kính. Bầu trời nơi đây như lời kinh chiều dâng lên cao với niềm tin tha thiết.
Langbiang là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Đà lạt. Giáo dân đông và địa bàn rộng. Bà con sống rải rác trong 6 xã của huyện Lạc Dương: Xã Lát,Đạ Sa, Đạ Chay, Đạ Tong,Đạ Long và Đamron. Có khoảng 12.000 giáo dân trên 20.000 dân mà đa số là người Dân Tộc K’ Ho Lạch. Có thể nói Labiang là giáo xứ Dân Tộc đầu tàu của Giáo phận.Anh chị em Dân tộc và cách riêng giáo xứ Langbiang chiếm một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Đức Giám Mục Đà Lạt. Bởi thế, khi chúng tôi vào Toà Giám Mục tham quan thì Đức Cha Phêrô liền giới thiệu và muốn chúng tôi thăm Langbiang.
Cổng Nhà thờ rộng mở.Cha Xứ, Cha Phó và đông đảo anh chị em Dân Tộc hân hoan đón chào. Vừa xuống xe,chúng tôi vào Nhà Thờ viếng Chúa.Hình ảnh nổi bật trên cung thánh là cây nêu cao đến khoảng 6 mét dựng bên Tòa giảng dưới cây Thánh giá. Hai đầu trâu với đôi sừng cong vút ôm lấy gốc cây nêu. Tôi chợt nhớ đến câu Thánh vịnh:
Ngài cho con ngẩng đầu hãnh diện,
tựa như trâu ngạo nghễ giương sừng,
thân con, Ngài xức dầu thơm mát (Tv 92,11).
Ai cũng ngạc nhiên muốn tìm hiểu. Cha Xứ và Cha Phó tận tình giải thích những nét văn hóa độc đáo của người Dân Tộc K’Ho. Theo truyền thống từ xa xưa của người Dân Tộc thì Cây Nêu được dựng lên ở đâu thì ở đó có lễ hội tế trâu,ai cũng có thể đến dự và ăn tiệc. Cây nêu, con trâu và lễ hội đã đi vào truyền thống văn hóa của họ. Nhìn chung, đồng bào K’Ho có 3 lễ hội lớn là Tạ Ơn Thần Lúa,Chuộc Tội và Hòa Giải.
1. Tạ ơn Thần Lúa.
Người Dân tộc tỉa lúa trên nương rẫy,giống lúa dài ngày,một năm một vụ.Năng suất chỉ 1 tấn trên 1 hecta.Năm nào được mùa cũng chỉ 1,2 tấn,năm mất mùa còn 5 đến 6 tạ. Dù được hay mất mùa, họ đều tạ ơn thần lúa và cầu xin cho năm sau được nhiều thóc gạo hơn, có cái ăn cái để. Họ dựng lên cây nêu, tổ chức lễ hội giết trâu và cả làng ăn tiệc.
2. Tế trâu chuộc tội.
Đối với người Dân Tộc sống vùng cao,băng rừng lội suối,leo núi, làm nương rẫy.Họ khoẻ mạnh,bàn tay chai sần,bàn chân đi rừng không cần giày dép,nước da đen sạm càng tạo cho họ dáng vẻ rắn chắc.Tuy vậy họ cũng nhiễm vi trùng,vi rút,cũng lắm thứ bệnh tật.Đối với họ bị bệnh là do con ma bắt,do một vị thần muốn ăn người đó nên sinh ra bệnh.Các thầy lang,thầy bùa là “bác sĩ” chữa bá bệnh.Khi gia đình có người đau ốm,họ mời thầy lang đến.Sau một hồi “chần đoán”, thầy phán:bệnh nhân do con ma bắt,để hết bệnh phải tế trâu.Thầy bảo mấy trâu thì gia đình phải tế đủ lễ.Cây nêu được dựng nên,trâu bị giết,thầy lang cầu xin con ma hay vị thần đừng có ăn người bệnh mà qua ăn trâu.Con trâu tế thần, gánh lấy bệnh tật khổ đau của con người.
Lễ đâm trâu tế thần, ai đã chứng kiến cũng thấy kinh hải.
Kling tù, kling tù, kling tù… ling ling tù… Tiếng kèn trầm bổng xoáy sâu vào màn sương lạnh lẽo của rừng núi trong buổi chiều tà. Loại nhạc cụ này chỉ dùng trong lễ đâm trâu để gọi thần linh, ngoài ra không được phép dùng trong dịp nào khác.
Lễ đâm trâu là một tập tục lâu đời của các dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu thần phù hộ cho buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, để mừng ngày mùa hay để mừng chiến thắng. Người Gia Rai gọi lễ đâm trâu là mnăm thu, người Bà Na gọi là xtrăng, người Lạch gọi là sa rơpu… Ở mỗi dân tộc, các nghi thức phụ của lễ hội có phần khác nhau nhưng đâm trâu vẫn là tiết mục linh đình của lễ hội.
Nghe tiếng nhạc, già trẻ trai gái rộn ràng gọi nhau đi về phía khu nhà rông, trung tâm của lễ hội. Trên bãi đất trống ở dưới sân, hai đội thanh niên nam nữ xếp hàng một đối diện nhau. Những chàng trai trong đội cồng chiêng mặc áo ló, đóng khố. Các cô gái trong đội múa mặc áo phia, váy kơteh dệt bằng thổ cẩm. Đó là lễ phục truyền thống khá đắt tiền. Giữa quảng trường có dựng một cây cột cao, ngọn cột được trang trí bằng hoa lá rừng, cờ, phướn và những lục lạc tre gọi là cù nan. Trên đỉnh cột thường gắn một con chim phượng hoàng làm bằng gỗ, chạm trỗ hoa văn tỉ mỉ. Cây cột này tương tự cây nêu của người Kinh, người Êđê gọi là blang kbâo. Một con trâu to khỏe đã được buộc sẵn vào cột bằng sợi dây rừng mềm dẻo nhưng rất bền chắc. Sợi dây này được buộc lỏng quanh cổ trâu chứ không xỏ vào mũi như khi dắt trâu đi làm đồng. Con trâu nhìn đám đông vây quanh với đôi mắt lo sợ, linh cảm điều chẳng lành. Nhưng điều chẳng lành ấy chưa đến ngay. Đám đông còn nhiều việc phải làm như ca múa, đấu võ, kể khan và ăn uống suốt đêm. Đến sáng lễ đâm trâu mới bắt đầu.
Kling tù, kling tù… rụp thì thụp, thụp thì thụp, rụp thì thụp rụp kala rụp…
Dứt hồi nhạc và các nghi thức cúng bái, người chủ tế là ông riu yàng cầm cây giáo hình mũi mác đến gần con trâu, bất thình lình đâm một nhát vào đùi trước rồi quay về chỗ ngồi. Đây chỉ là một cú đâm tượng trưng để mở màn. Tuy vậy con trâu cũng đau điếng, nhảy dựng lên, máu chảy ròng ròng.
Tiếng nhạc cồng chiêng lại tưng bừng nổi lên. Một đội hành quyết gồm 4 chàng trai bước vào quảng trường. Hai người cầm mã tấu đứng yên một chỗ. Hai người cầm lao nhọn, vừa nhún nhảy theo tiếng nhạc vừa dứ dứ ngọn lao làm như thử muốn đâm con trâu. Trâu sợ hãi chạy vòng vòng cột. Nhưng những chàng “Đam San” này chưa vội ra tay. Họ chờ cho bước chân nhún nhảy và tiếng nhạc kết hợp thật nhịp nhàng.
Rụp thì thụp rụp kala rụp! Đúng vào nốt nhạc mạnh kala rụp, khi những bàn tay của các chàng trai đấm vào vú chiêng và khi bàn tay của các cô gái trong đội múa xòe ra, một ngọn lao chí tử phóng tới đâm vào sườn trâu, chỗ dưới vai bên trái.
Nếu là nhát đâm của tay chuyên nghiệp mũi lao sẽ trúng ngay tim con vật. Trâu sẽ khựng lại, run lẩy bẩy rồi ngã lăn kềnh ra chết liền. Nếu gặp tay mơ đâm không trúng tim, trâu sẽ lồng lên dữ dội khiến đám đông hoảng sợ. Liền khi đó, hai người cầm mã tấu sẽ tiến lên, một người chém một nhát vào cổ, một người chém một nhát vào cột xương sống phía đuôi. Hai nhát chém ấy làm trâu gãy thành ba khúc. Đây là cảnh cực sốc.
Sau đó các dũng sĩ đâm trâu rút lui nhường chỗ cho một nhóm khác, kẻ hứng máu, người phân thây xẻ thịt.
Đối với đồng bào Tây Nguyên, lễ đâm trâu mang ý nghĩa thiêng liêng của cuộc tế thần. Các nhà dân tộc học người Kinh thì xếp vào loại lễ hội văn hóa. Các nhà làm phim truyện, phim tài liệu, các tua du lịch cũng thường yêu cầu tổ chức lễ đâm trâu để tìm cảm giác mạnh. Tôi cũng đã vài lần chứng kiến lễ đâm trâu và đã thấy quá hãi hùng, tàn bạo. Hằng ngày trong các lò sát sinh, trâu bò heo gà cũng bị giết nhiều hơn gấp bội nhưng không ai cho rằng đây là hành động văn hóa. Bởi vì đã gọi là văn hóa, văn minh thì không thể đồng hành để tìm thú vui với cái ác. Có một người đã nhận ra điều này rất sớm. Đó là ông Tề Tuyên Vương thời Xuân Thu Chiến Quốc (TK V trước CN). Thuở ấy dân nước Tề có tục giết trâu lấy máu để làm lễ bôi chuông cúng tế. Một lần vua được mời đến dự lễ, thấy bất nhẫn quá bèn hạ lệnh bãi bỏ tục lệ ấy (theo Hoàng Phủ Ngọc Phan).
Con trâu còn là sính lễ để thiếu nữ Dân Tộc “bắt chồng”. Giá của chồng được lượng định theo số mấy con trâu…
3. Hoà giải
Sống ở đời ai lại không một lần lầm lỗi với hàng xóm láng giềng. Người Dân Tộc cũng ý thức về lỗi lầm bản thân đã gây ra cho bà con chòm xóm.Bởi vậy trong đời người,thường là khi tuổi đời đã cao, họ dựng cây nêu,giết trâu mời bà con đến ăn tiệc xem như là xin hoà giải với mọi người,mọi lỗi lầm bỏ qua hết cho nhau.Ai đã ăn thịt trâu của gia chủ là chấp nhận xoá hết những xích mích,những oán hờn. Từ nay những thù hận không còn,tha thứ hết và lại sống an hoà với nhau.Thường những người có dư tí chút mới tổ chức lễ hoà giải này. Bởi đó có người 60 tuổi đã tổ chức,có người đến 80.Có người quá nghèo không có trâu thì sau khi chết con cháu sẽ tế trâu mời làng xóm đến xin hoà giải cho cha hay ông của mình.
Chiếc gùi, gói trọn nét đẹp văn hoá truyền thống của thiếu nữ vùng cao. Cha Khánh (trong chủng viện chúng tôi gọi già làng),làm phó xứ nhiều năm, đã sáng tác nhiều thi ca về chiếc gùi. Ngài xuất bản mấy CD thánh ca K’Ho.
Bao thế hệ đã qua đi,người Dân tộc sống với nền văn hóa cây nêu, tế trâu, chiếc gùi, rượu cần, nhảy múa…
4. Tin mừng đến với vùng núi cao.
Các vị Thừa Sai đến cao nguyên để truyền giáo. Sống với anh em Dân Tộc, các ngài hội nhập vào nền văn hoá truyền thống của họ. Thao thức của nhà truyền giáo là làm thế nào để họ biết Chúa Giêsu,họ hiểu Chúa Giêsu và tin vào Ngài? Qua dòng thời gian lâu dài cùng sống,tìm hiểu đời sống, các vị Thừa Sai đã hội nhập văn hóa của họ rồi làm cho Tin mừng sáng lên.
Chẳng có thần nào cả. Chẳng có thần lúa, không có thần rừng và thần lửa là huyền thoại.Chỉ có Thiên Chúa là Đấng ban cho con người tất cả,mưa nắng,nương rẫy,mùa màng,sức khỏe,con cái. Thiên Chúa dựng nên muôn loài. Ngài ban cho con người mọi sinh vật trên mặt đất như là quà tặng. Bông hoa cho hương sắc,bầy ong nuôi mật ngọt,dòng sông tuôn dòng nước mát,chim chóc muông thú. Tất cả là quà tặng cho con người hưởng dùng…Thiên Chúa yêu thương con người nhiều lắm, yêu như cha mẹ yêu thương chăm lo cho con cái.
Khi bị bệnh chẳng phải do con ma nào bắt cả.Phải khám bệnh,phải uống mới lành bệnh. Các bác sĩ,y sĩ được mời đến giúp khám và chữa bệnh và tập cho họ có thói quen uống thuốc khi mắc bệnh.
Dần dà, từng bước một, các nhà truyền giáo đã nói về Chúa Giêsu,nói về Đạo, bằng hình ảnh gần gũi đời thường, dễ hiểu, dễ nhớ.Dưới tác động của đặc sủng,với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, anh em Dân Tộc hiểu và tin vào Chúa Giêsu.Họ bỏ hết các hủ tục. Họ loại dần các mê tín dị đoan. Từ đó, họ sống niềm tin đơn sơ chân thành vào Thiên Chúa.
Đồng bào Dân tộc là đối tượng ưu tiên cho công cuộc truyền giáo.Năm 1927,Đức Cha Jean Cassaigne được cử lên Di linh truyền giáo.Nhờ Ngài mà nhiều người Dân tộc được biết về Chúa,biết về đạo và nhiều người cùi được chăm sóc.Trong thập niên 50,các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đặt cơ sở truyền giáo ở Phú Sơn,giúp cho nhiều người Dân tộc vào đạo.Giáo phận Đà lạt có nhiều linh mục làm nhiệm vụ duy nhất là truyền giáo cho người Dân tộc.Rồi các Cha thuộc Hội Thừa sai Paris,các Cha thuộc Tu hội Thánh Vinh Sơn,các linh mục giáo phận,các Nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.Lúc giáo phận được thành lập,mới chỉ có 1.547 người Dân tộc theo Đạo Công Giáo.Mười năm sau con số đó lên tới 7.142 người trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc.Hiện nay số giáo dân Dân tộc trên dưới 65.000 người trên tổng số khoảng 150.000 người Dân tộc.Công cuộc truyền giáo cho người Dân tộc luôn phát triển,số người vào đạo không ngừng gia tăng.Ngay trong ngày được tấn phong,Đức Giám Mục đương kim đã nói lên hai mối quan tâm mục vụ ưu tiên của Ngài mà một trong hai là đồng bào Dân tộc.Mối quan tâm ấy đã được thể hiện ngay từ những ngày đầu làm Giám mục, nhất là từ khi lãnh đạo giáo phận,qua những cuộc thăm viếng,những kế hoạch thăng tiến đồng bào Dân tộc cả về tôn giáo lẫn văn hóa,những cuộc hội họp thường xuyên của các linh mục phụ trách,những sự giúp đỡ cụ thể,những vận động để có được giáo sĩ và tu sĩ người Dân tộc. Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người dân tộc,có hai công trình rất đặc biệt.Đó là công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh.Công trình dịch thuật do một số cha phụ trách đồng bào Dân tộc thực hiện như dịch Thánh kinh trọn bộ,dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng K’ Ho,biên soạn tự điển,sáng tác thánh ca hát trong phụng vụ.Công trình bảo tồn chứng tích văn minh do chính Đức cha Phêrô đề xướng như thu góp các dụng cụ sinh hoạt đủ loại,những sách vở và hình ảnh về đồng bào Dân tộc. Tất cả được sắp xếp thứ tự trong phòng truyền thống khang trang rộng rãi ở Tòa Giám Mục.
Cha Phạm Minh Thanh cựu quản xứ Langbiang, cha phó Khánh… là những tông đồ nhiệt thành truyền giáo cho đồng bào Dân tộc. Các ngài luôn ao ước và trăn trở viếng thăm mục vụ anh chị em giáo dân thuộc giáo xứ ở những vùng xa như Đã Tong, Đamron… nhưng còn quá nhiều trắc trở. Có một người theo Đạo,đó hạnh phúc của người truyền giáo. Ai cũng có bổn phận gieo hạt giống Tin mừng trong môi trường mình đang sống. Thiên Chúa sẽ cho mọc lên và sinh hoa kết trái.
Có dịp du lịch Đà lạt, ghé thăm Langbiang, bạn sẽ đón nhận nhiều điều bất ngờ và thú vị.