Washington DC (CNA).- Đức hồng y Francis George giáo phận Chicago đã nhân danh Hội đồng Giám mục Hoa kỳ gửi một lá thư đến Tổng thống tân cử Barack Obama, Phó tổng thống tân cử Joseph Biden và Quốc hội, để đảm bảo với họ là các giám mục sẽ cầu nguyện và cam kết “làm cho thời kỳ đổi thay toàn quốc này thành thời gian thăng tiến các phúc lợi chung và bảo vệ sự sống cũng như phẩm giá của tất mọi người.”
Đức hồng y Francis George hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và lá thư đề ngày 13 tháng giêng của ngài đưa ra bản phác họa cho “một nghị trình đối thoại và hành động.”
Đức hồng y mở đầu bằng lời giải thích rằng các giám mục tiếp cận chính sách công “trong cương vị là những mục tử và người dậy dỗ.” Những nguyên tắc về luân lý đã hướng dẫn các ngài trong công tác tiến đến với người túng quẫn, cung ứng sự chăm sóc sức khỏe và nhà ở cũng như giáo dục trẻ em.
Lá thư nói tiếp: “Chúng tôi lãnh đạo một tôn giáo lớn nhất Hoa kỳ, một cộng đồng phục vụ mọi miền trong nước và hiện diện hầu như khắp nơi trên mặt đất. Bằng kinh nghiệm và truyền thống, chúng tôi cung ứng sự đóng góp đặc biệt, xây dựng và có nguyên tắc vào cuộc đối thoại toàn quốc nhằm đạt đến phương cách cộng tác chung trong các vấn đề như xáo trộn kinh tế, khổ đau, chiến tranh và bạo lực, suy đồi luân lý và phẩm giá con người.”
Nội dung chính sách nêu trong lá thư mở đầu bằng lời cam kết trợ giúp chính quyền của tân tổng thống và Quốc hội nhằm “ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ, cẩn trọng và hiệu quả” để đối phó với những “hậu quả khủng khiếp” của cuộc khủng hoảng kinh tế. Các giám mục chủ trương rằng những gia đình nghèo và những công nhân bị tổn thương phải được ưu tiên trợ giúp.
Các giám mục nói rằng được hưởng sự chăm sóc y tế xứng đáng là một quyền căn bản của con người, do đó thúc giục “những hành động toàn diện” nhằm đảm bảo “sự chăm sóc sức khoẻ thực sự phổ thông cho tất cả, để bảo vệ sinh mạng mọi người kể cả sự sống của trẻ chưa sinh. Bất cứ đạo luật nào liên quan cũng phải tôn trọng tự do bằng cách đưa ra những hình thức để chọn lựa, và đảm bảo được sự tôn trọng niềm tin tôn giáo và luân lý của bệnh nhân cũng như của nhân viên y tế.
Các ngài cũng “nhiệt tình ủng hộ” các nỗ lực làm giảm thiểu bệnh HIV/AIDS và các tật bệnh khác bằng những phương cách “vừa hiệu quả vừa xứng hợp về luân lý.”
Các giám mục cam kết cộng tác để mưu tìm sự “chuyển quyền có trách nhiệm” trong một nước Iraq “tự do không còn bách hại tôn giáo.” Các ngài cũng thúc giục giới lãnh đạo mang lại hòa bình cho vùng Đất Thánh và ủng hộ viện trợ từ ngoại quốc “được tăng cường và sửa đổi” nhằm diệt trừ nghèo đói và bệnh tật.
Chủ trương “cải cách toàn diện” chính sách di dân của Hoa kỳ, các giám mục nói rằng một sự cải cách như thế phải dựa trên “lòng tôn trọng và sự thực thi luật pháp” trong khi giải quyết “thực tại kinh tế và nhân bản của hàng triệu di dân.”
Việc bảo vệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ cũng được Đức hồng y đề ra; ngài viết: “Chúng tôi cương quyết ủng hộ lập trường cho rằng hôn nhân là một sự kết hiệp trung thành, riêng biệt, suốt đời, giữa một người nam và một người nữ và phải được duy trì như thế trong luật pháp. Hôn nhân góp phần độc đáo và không thể thay thế vào công ích xã hội, đặc biệt là qua sinh sản và giáo dục trẻ thơ. Không có hình thức nào khác trong sự liên hệ giữa con người có thể đúng đắn biến thành tương đương với lời cam kết của một người nam và một người nữ trong hôn nhân.”
Các giám mục nói thêm rằng sẽ ủng hộ những sáng kiến nhằm cung ứng tài nguyên cho các bậc cha mẹ để họ chọn lựa nền giáo dục nào là tốt đẹp nhất phù hợp với nhu cầu của con cái họ.
Các ngài cũng hoan nghênh “các lời cam kết tiếp tục” những chương trình trợ giúp đặt cơ sở nơi tôn giáo trong công trình chống nghèo đói và các nỗ lực khác bằng những đường hướng không khuyến khích chính quyền bỏ quên nhiệm vụ và không đòi hỏi các nhóm tôn giáo phải bỏ mất căn tính và sứ vụ của mình.
Các giám mục viết: “Căn bản nhất là chúng tôi sẽ hoạt động để che chở sinh mạng của những kẻ bị thương tổn nhất, những phần tử không có tiếng nói trong gia đình nhân loại, đặc biệt là các trẻ chưa sinh, những ai tàng tật hoặc bị bệnh nan y.”
Lá thư của các giám mục kết thúc: “Chúng tôi không ngừng bảo vệ quyền căn bản được sống, từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Các giám mục ủng hộ việc tìm ra thế đứng chung nhằm giảm thiểu con số người phá thai bằng “những phương cách hợp luân lý đạo đức.” Các ngài cũng cam kết chống lại những sáng kiến mở rộng thêm các vụ phá thai. Về những lãnh vực đáng quan tâm, các giám mục đã đề cập đến việc bảo vệ lương tâm cho những nhân viên trong ngành y tế, và cấm dùng tiền của người đóng thuế để tài trợ cho các vụ phá thai.
Đức hồng y Francis George hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và lá thư đề ngày 13 tháng giêng của ngài đưa ra bản phác họa cho “một nghị trình đối thoại và hành động.”
ĐHY Francis George và Quốc hội Hoa kỳ |
Đức hồng y mở đầu bằng lời giải thích rằng các giám mục tiếp cận chính sách công “trong cương vị là những mục tử và người dậy dỗ.” Những nguyên tắc về luân lý đã hướng dẫn các ngài trong công tác tiến đến với người túng quẫn, cung ứng sự chăm sóc sức khỏe và nhà ở cũng như giáo dục trẻ em.
Lá thư nói tiếp: “Chúng tôi lãnh đạo một tôn giáo lớn nhất Hoa kỳ, một cộng đồng phục vụ mọi miền trong nước và hiện diện hầu như khắp nơi trên mặt đất. Bằng kinh nghiệm và truyền thống, chúng tôi cung ứng sự đóng góp đặc biệt, xây dựng và có nguyên tắc vào cuộc đối thoại toàn quốc nhằm đạt đến phương cách cộng tác chung trong các vấn đề như xáo trộn kinh tế, khổ đau, chiến tranh và bạo lực, suy đồi luân lý và phẩm giá con người.”
Nội dung chính sách nêu trong lá thư mở đầu bằng lời cam kết trợ giúp chính quyền của tân tổng thống và Quốc hội nhằm “ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ, cẩn trọng và hiệu quả” để đối phó với những “hậu quả khủng khiếp” của cuộc khủng hoảng kinh tế. Các giám mục chủ trương rằng những gia đình nghèo và những công nhân bị tổn thương phải được ưu tiên trợ giúp.
Các giám mục nói rằng được hưởng sự chăm sóc y tế xứng đáng là một quyền căn bản của con người, do đó thúc giục “những hành động toàn diện” nhằm đảm bảo “sự chăm sóc sức khoẻ thực sự phổ thông cho tất cả, để bảo vệ sinh mạng mọi người kể cả sự sống của trẻ chưa sinh. Bất cứ đạo luật nào liên quan cũng phải tôn trọng tự do bằng cách đưa ra những hình thức để chọn lựa, và đảm bảo được sự tôn trọng niềm tin tôn giáo và luân lý của bệnh nhân cũng như của nhân viên y tế.
Các ngài cũng “nhiệt tình ủng hộ” các nỗ lực làm giảm thiểu bệnh HIV/AIDS và các tật bệnh khác bằng những phương cách “vừa hiệu quả vừa xứng hợp về luân lý.”
Các giám mục cam kết cộng tác để mưu tìm sự “chuyển quyền có trách nhiệm” trong một nước Iraq “tự do không còn bách hại tôn giáo.” Các ngài cũng thúc giục giới lãnh đạo mang lại hòa bình cho vùng Đất Thánh và ủng hộ viện trợ từ ngoại quốc “được tăng cường và sửa đổi” nhằm diệt trừ nghèo đói và bệnh tật.
Chủ trương “cải cách toàn diện” chính sách di dân của Hoa kỳ, các giám mục nói rằng một sự cải cách như thế phải dựa trên “lòng tôn trọng và sự thực thi luật pháp” trong khi giải quyết “thực tại kinh tế và nhân bản của hàng triệu di dân.”
Việc bảo vệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ cũng được Đức hồng y đề ra; ngài viết: “Chúng tôi cương quyết ủng hộ lập trường cho rằng hôn nhân là một sự kết hiệp trung thành, riêng biệt, suốt đời, giữa một người nam và một người nữ và phải được duy trì như thế trong luật pháp. Hôn nhân góp phần độc đáo và không thể thay thế vào công ích xã hội, đặc biệt là qua sinh sản và giáo dục trẻ thơ. Không có hình thức nào khác trong sự liên hệ giữa con người có thể đúng đắn biến thành tương đương với lời cam kết của một người nam và một người nữ trong hôn nhân.”
Các giám mục nói thêm rằng sẽ ủng hộ những sáng kiến nhằm cung ứng tài nguyên cho các bậc cha mẹ để họ chọn lựa nền giáo dục nào là tốt đẹp nhất phù hợp với nhu cầu của con cái họ.
Các ngài cũng hoan nghênh “các lời cam kết tiếp tục” những chương trình trợ giúp đặt cơ sở nơi tôn giáo trong công trình chống nghèo đói và các nỗ lực khác bằng những đường hướng không khuyến khích chính quyền bỏ quên nhiệm vụ và không đòi hỏi các nhóm tôn giáo phải bỏ mất căn tính và sứ vụ của mình.
Các giám mục viết: “Căn bản nhất là chúng tôi sẽ hoạt động để che chở sinh mạng của những kẻ bị thương tổn nhất, những phần tử không có tiếng nói trong gia đình nhân loại, đặc biệt là các trẻ chưa sinh, những ai tàng tật hoặc bị bệnh nan y.”
Lá thư của các giám mục kết thúc: “Chúng tôi không ngừng bảo vệ quyền căn bản được sống, từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên.”
Các giám mục ủng hộ việc tìm ra thế đứng chung nhằm giảm thiểu con số người phá thai bằng “những phương cách hợp luân lý đạo đức.” Các ngài cũng cam kết chống lại những sáng kiến mở rộng thêm các vụ phá thai. Về những lãnh vực đáng quan tâm, các giám mục đã đề cập đến việc bảo vệ lương tâm cho những nhân viên trong ngành y tế, và cấm dùng tiền của người đóng thuế để tài trợ cho các vụ phá thai.