Như đã loan tin, vào phút chót, ngay đêm hôm trước ngày các giám mục Hoa Kỳ bắt đầu phiên họp hàng năm của họ để thực hiện một cuộc bỏ phiếu cực kỳ quan trọng về việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục tại giáo hội của họ, thì Tòa Thánh đã can thiệp để thực tế hủy bỏ cuộc bỏ phiếu này.
Việc can thiệp trên đã gây nhiều phản ứng tiêu cực. Trước nhất nơi các giám mục Hoa Kỳ và đặc biệt nơi báo chí Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, không dấu nỗi thất vọng khi loan báo tin này cho các bạn giám mục của ngài vào ngày hôm bắt đầu phiên họp.
Trong lời loan báo trên, Đức Hồng Y DiNardo cho hay: Vatican giải thích rằng giải pháp của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nên được thông tri bởi kết quả của hội nghị tháng Hai năm 2019 tại Rôma về tai tiếng lạm dụng tình dục, trong đó, các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ đưa ra các giải pháp áp dụng chung cho toàn thể Giáo Hội.
Trong diễn văn với hội nghị các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, gợi ý rằng Vatican khá dè dặt đối với kế hoạch của các giám mục Hoa Kỳ muốn có một cuộc điều tra do giáo dân lãnh đạo. Ngài nói: “sự trợ giúp này vừa đáng hoan nghênh vừa rất cần thiết, và chắc chắn việc cộng tác với hàng ngũ giáo dân là điều chủ yếu. Tuy nhiên, trách nhiệm trong tư cách giám mục của Giáo Hội Công Giáo là của chúng ta”.
Theo Ed Condon, nhận định của Đức Hồng Y Daniel DiNardo đối với động thái của Tòa Thánh có nhiều sắc thái chứ không hẳn chỉ là không vui. Trước nhất, ngài cho biết động thái này phát xuất từ Bộ Giám Mục, chứ không hẳn từ chính Đức Phanxicô. Và nếu từ Bộ Giám Mục, thì rất có thể có phần quyết định của hai thành viên Hoa Kỳ là Đức Hồng Y Cupich và Đức Hồng Y Wuerl. Nhưng giới thân cận của Đức Hồng Y Wuerl quả quyết là Đức Hồng Y Wuerl không can dự vào quyết định này.
Cũng theo Condon, Đức Hồng Y DiNardo thấy quyết định trên có tính “giễu cợt” (quizzical) và cho rằng Bộ Giám Mục nghĩ các giám mục Hoa Kỳ tiến quá nhanh. Ngài nói: “tôi thắc mắc không biết có phải họ quay tính công đồng (synodality) lại chúng ta hay không. Phản ứng đầu tiên của tôi là: điều này xem ra chẳng có tính công đồng gì cả; nhưng có lẽ người Mỹ cũng không hành động theo tinh thần công đồng chăng. Nhưng điều này có tính giễu cợt đối với tôi khi tôi thấy nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y DiNardo, một mặt, cho hay các giám mục sẽ không giảm quyết tâm trong việc tiếp tục thúc đẩy việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Mặt khác, ngài nhấn mạnh đến “trách nhiệm phải lưu ý tới Đức Thánh Cha và các thánh bộ của ngài”.
Tóm lại, có hai lý do khiến Tòa Thánh can thiệp: chờ kết quả hội nghị tối cao các chủ tịch Hội Đồng Gám Mục thế giới vào tháng Hai năm tới và vai trò lãnh đạo của giáo dân trong phạm vi trách nhiệm của giám mục.
Tuy nhiên, một ngày trước khi quyết định của Tòa Thánh được thông báo cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ký giả John L. Allen của tạp chí Crux, trong bài “Turning points on abuse crisis loom in US, Italy” hé mở một lý do có tính cốt lõi hơn.
Theo ký giả trên, các giám mục Hoa Kỳ dự tính sẽ bỏ phiếu để tu chính các qui định đã thông qua tại cuộc họp năm 2002 tại Dallas nhằm đặt các vị giám mục dưới cùng một hệ thống chế tài như các giáo sĩ khác tức bị áp dụng tiêu chuẩn “tuyệt đối không dung thứ” (zero tolerance) nghĩa là tự động (hay tiền kết) bị loại khỏi thừa tác vụ nếu bị tố cáo một cách đáng tin là lạm dụng.
Nhưng theo Allen, các ngài cần phải tìm hiểu cách thực hiện việc trên như thế nào. Vì theo giáo luật, bề trên duy nhất của một giám mục là Đức Giáo Hoàng, chứ không phải hội đồng giám mục. Dĩ nhiên, càng không phải là việc của một ủy ban điều tra do giáo dân cầm đầu. Thành thử, muốn thực hiện được điều trên, các ngài phải yêu cầu Rôma tu chính các qui luật của họ.
Không hiểu các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo Tòa Thánh chưa. Nhưng đề nghị trước đây của họ muốn có cuộc thanh tra tông toà (apostolic visitation) đã bị Rôma bác bỏ.
Nhiều người nghĩ rằng việc trên, cộng với động thái của Tòa Thánh, vẽ lên một bức tranh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiếu phối hợp nhịp nhàng trong tinh thần công đồng. Nhưng xét về phương diện chiến lược, tình thế trên không hẳn hoàn toàn tiêu cực. Vì ít nhất, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã chứng tỏ rằng mình sẵn sàng làm mọi điều có thể để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện nay. Trong quyền hạn của mình. Thẩm quyền giám mục, thẩm quyền kế thừa tông đồ, tiếc thay vượt quyền hạn của các ngài. Các ngài chỉ có thể vượt được nó khi tự tách mình ra khỏi thánh hội Công Giáo Tông Truyền!
Chính vì thế, Allen cho rằng “có lẽ điều người Công Giáo Hoa Kỳ cần nhìn thấy ngay lúc này là các giám mục của họ đã cố gắng hết sức, trong việc nhìn nhận tính trầm trọng của vụ việc. Sau đó, nếu trở ngại nằm ở Rôma, thì Đức Phanxicô chứ không phải Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ có một số giải thích phải làm”.
Việc can thiệp trên đã gây nhiều phản ứng tiêu cực. Trước nhất nơi các giám mục Hoa Kỳ và đặc biệt nơi báo chí Hoa Kỳ. Đức Hồng Y DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, không dấu nỗi thất vọng khi loan báo tin này cho các bạn giám mục của ngài vào ngày hôm bắt đầu phiên họp.
Trong lời loan báo trên, Đức Hồng Y DiNardo cho hay: Vatican giải thích rằng giải pháp của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nên được thông tri bởi kết quả của hội nghị tháng Hai năm 2019 tại Rôma về tai tiếng lạm dụng tình dục, trong đó, các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ đưa ra các giải pháp áp dụng chung cho toàn thể Giáo Hội.
Trong diễn văn với hội nghị các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, gợi ý rằng Vatican khá dè dặt đối với kế hoạch của các giám mục Hoa Kỳ muốn có một cuộc điều tra do giáo dân lãnh đạo. Ngài nói: “sự trợ giúp này vừa đáng hoan nghênh vừa rất cần thiết, và chắc chắn việc cộng tác với hàng ngũ giáo dân là điều chủ yếu. Tuy nhiên, trách nhiệm trong tư cách giám mục của Giáo Hội Công Giáo là của chúng ta”.
Theo Ed Condon, nhận định của Đức Hồng Y Daniel DiNardo đối với động thái của Tòa Thánh có nhiều sắc thái chứ không hẳn chỉ là không vui. Trước nhất, ngài cho biết động thái này phát xuất từ Bộ Giám Mục, chứ không hẳn từ chính Đức Phanxicô. Và nếu từ Bộ Giám Mục, thì rất có thể có phần quyết định của hai thành viên Hoa Kỳ là Đức Hồng Y Cupich và Đức Hồng Y Wuerl. Nhưng giới thân cận của Đức Hồng Y Wuerl quả quyết là Đức Hồng Y Wuerl không can dự vào quyết định này.
Cũng theo Condon, Đức Hồng Y DiNardo thấy quyết định trên có tính “giễu cợt” (quizzical) và cho rằng Bộ Giám Mục nghĩ các giám mục Hoa Kỳ tiến quá nhanh. Ngài nói: “tôi thắc mắc không biết có phải họ quay tính công đồng (synodality) lại chúng ta hay không. Phản ứng đầu tiên của tôi là: điều này xem ra chẳng có tính công đồng gì cả; nhưng có lẽ người Mỹ cũng không hành động theo tinh thần công đồng chăng. Nhưng điều này có tính giễu cợt đối với tôi khi tôi thấy nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y DiNardo, một mặt, cho hay các giám mục sẽ không giảm quyết tâm trong việc tiếp tục thúc đẩy việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Mặt khác, ngài nhấn mạnh đến “trách nhiệm phải lưu ý tới Đức Thánh Cha và các thánh bộ của ngài”.
Tóm lại, có hai lý do khiến Tòa Thánh can thiệp: chờ kết quả hội nghị tối cao các chủ tịch Hội Đồng Gám Mục thế giới vào tháng Hai năm tới và vai trò lãnh đạo của giáo dân trong phạm vi trách nhiệm của giám mục.
Tuy nhiên, một ngày trước khi quyết định của Tòa Thánh được thông báo cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ký giả John L. Allen của tạp chí Crux, trong bài “Turning points on abuse crisis loom in US, Italy” hé mở một lý do có tính cốt lõi hơn.
Theo ký giả trên, các giám mục Hoa Kỳ dự tính sẽ bỏ phiếu để tu chính các qui định đã thông qua tại cuộc họp năm 2002 tại Dallas nhằm đặt các vị giám mục dưới cùng một hệ thống chế tài như các giáo sĩ khác tức bị áp dụng tiêu chuẩn “tuyệt đối không dung thứ” (zero tolerance) nghĩa là tự động (hay tiền kết) bị loại khỏi thừa tác vụ nếu bị tố cáo một cách đáng tin là lạm dụng.
Nhưng theo Allen, các ngài cần phải tìm hiểu cách thực hiện việc trên như thế nào. Vì theo giáo luật, bề trên duy nhất của một giám mục là Đức Giáo Hoàng, chứ không phải hội đồng giám mục. Dĩ nhiên, càng không phải là việc của một ủy ban điều tra do giáo dân cầm đầu. Thành thử, muốn thực hiện được điều trên, các ngài phải yêu cầu Rôma tu chính các qui luật của họ.
Không hiểu các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo Tòa Thánh chưa. Nhưng đề nghị trước đây của họ muốn có cuộc thanh tra tông toà (apostolic visitation) đã bị Rôma bác bỏ.
Nhiều người nghĩ rằng việc trên, cộng với động thái của Tòa Thánh, vẽ lên một bức tranh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiếu phối hợp nhịp nhàng trong tinh thần công đồng. Nhưng xét về phương diện chiến lược, tình thế trên không hẳn hoàn toàn tiêu cực. Vì ít nhất, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã chứng tỏ rằng mình sẵn sàng làm mọi điều có thể để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện nay. Trong quyền hạn của mình. Thẩm quyền giám mục, thẩm quyền kế thừa tông đồ, tiếc thay vượt quyền hạn của các ngài. Các ngài chỉ có thể vượt được nó khi tự tách mình ra khỏi thánh hội Công Giáo Tông Truyền!
Chính vì thế, Allen cho rằng “có lẽ điều người Công Giáo Hoa Kỳ cần nhìn thấy ngay lúc này là các giám mục của họ đã cố gắng hết sức, trong việc nhìn nhận tính trầm trọng của vụ việc. Sau đó, nếu trở ngại nằm ở Rôma, thì Đức Phanxicô chứ không phải Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ có một số giải thích phải làm”.