Tường thuật ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ Pháp
PARIS - Sáng thứ bẩy 13-9-2008 là ngày thứ hai viếng thăm nước Pháp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có hai sinh hoạt chính: lúc 10 giờ sáng ngài chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại khu đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, và vào ban tối Đức Thánh Cha giảng trong buổi lần hạt Mân Côi và rước đuốc tại Lộ Đức. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để đến thăm Học Viện Pháp. Học viện này được thành lập năm 1795 và bao gồm 5 Hàn Lâm Viện: Hàn Lâm Viện Pháp, Hàn Lâm Viện Văn Chương, Hàn Lâm Viện Khoa Học, Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật, Hàn Lâm Viện Luân Lý và Chính Trị. Trong số các thành viên của Hàn Lâm Viện Luân Lý Chính Trị cũng có Đức Hồng Y Henri de Lubac. Năm 1992 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, được chọn làm thành viên gia nhập nước ngoài của Hàn Lâm Viện này, tiếp nối khoa học gia Andrei Sakharov qua đời năm 1989.
Đức Thánh Cha đã được ông Gabriel de Broglie Viện Trưởng tiếp đón tại cửa chính dành cho các vị quốc trưởng và dẫn vào trong Phòng Mái Tròn là phòng họp của các vị thuộc 5 Hàn Lâm Viện. Sau đó Đức Thánh Cha thăm lăng tẩm của Đức Hồng Y Mazarin và khánh thành một tấm bảng kỷ niệm chuyến viếng thăm này. Từ Học Viện Pháp Đức Thánh Cha tiếp tục đến khu đất trống trước Điện Thương Phế Binh Les Invalides, nằm cách đó 1 cây số rưỡi.
Điện Les Invalides gồm Khách sạn Les Invalides, viện bảo tàng và Nhà thờ chính tòa. Dinh thự này được vua Louis XIV cho xây cất năm 1671 để tiếp nhận các thương phế binh, sau này được giao cho các Nữ tu Thánh Vinh Sơn de Paoli coi sóc, và hiện nay là nhà thương của những người bị thương nặng. Nhà thờ thánh Louis của Điện Les Invalides hiện là nhà thờ chính tòa của giám hạt quân đội. Chính tại đây bộ lễ Requiem của nhạc sĩ Berlioz được trình bầy lần đầu tiên năm 1837. Năm 1994 Đức Hồng Y Yves Congar dòng Đa Minh, phải nằm nhà thương, đã nhận mũ Hồng Y từ tay Đức Hồng Y Willebrands. Nhà thờ này cũng giữ tro của hoàng đế Napoleon.
Khoảng đất trống trước Điện Les Invalides dài 500 mét rộng 250 mét có thể chứa tới 200 ngàn người.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng trước sự hiện diện tống thống Sarkozy và phu nhân cùng các giới chức chính quyền và khoảng 260 ngàn tín hữu thuộc đủ mọi mầu da và tiếng nói. Cùng đồng tế thánh lễ có gần 100 HY, TGM, GM và mấy ngàn Linh Mục.
Khán đài bằng gỗ thông cao 20 mét có tàn che mầu trắng đơn sơ nổi bật trên nền công viên mầu xanh của Điện Les Invalides.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y André Vingt Trois, TGM Paris, bầy tỏ niềm vui của người dân Paris và vùng Ile de France cũng như đại điện của nhiều giáo phận toàn nước được cử hành thánh lễ với Đức Thánh Cha. Nước Pháp, đặc biệt vùng Paris, là ngã tư gặp gỡ của nhiều dân tộc và quốc gia gồm những người di cư thuộc nhiều nước Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và đại dương châu. Các Giáo hội Kitô cũng gồm nhiều lễ nghi khác nhau như armeni, ucraine, maronít, copte, siriac, hy lạp melkít, công giáo hy lạp, rumani và nga, và đều là các cộng đoàn rất sinh động. Nhiều người thuộc các thế hệ di cư đã lâu đời và đã hội nhập xã hội pháp, nhiều người khác là các anh chị em mới tới sau này. Rất nhiều người trong họ đã phải bỏ quê hương nhà cửa và gia đình ra đi vì chiến tranh, hay vì sự đàn áp chính trị hoặc lý do kinh tế.
Các cộng đoàn Kitô Pháp sung sướng tiếp đón họ và trợ giúp họ tìm ra chỗ đứng của họ trong xã hội và cộng đoàn giáo hội, và cầu mong nước Pháp góp phần vào việc phát triển lâu dài đất nước của họ và cải tiến chính trị để họ có thể trở về quê hương và đoàn tụ khi họ muốn. Qua Đức Thánh Cha là Người Kế Vị thánh Phêrô, Giáo Hội Pháp sung sướng được sống tình hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc và mời gọi mọi người ý thức được ơn gọi là Kitô hữu, xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên đá tảng là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết, phục sinh và hiện diện trong bí tích Thánh Thể, mà Giáo Hội cử hành dọc dài lịch sử của mình. Chính Người là Đấng giải thoát chúng ta khỏi các tà thần và cho chúng ta tham dự vào cuộc sống của Người và trở thành những người rao truyền tình yêu của Người trên thế giới. Chính Chúa Kitô làm cho chúng ta được tự do đích thực.
Khi khuyên nhủ tín hữu Côrintô xa lánh việc tôn thờ ngẫu tượng, là những đồ vật vô tri vô giác bằng vàng bạc do con người làm ra, thánh Phaolô mời gọi họ thôi tôn thờ các thần linh hy lạp và ngừng tế lễ cho chúng. Vì các ngẫu tượng đó khiến cho con người bị tha hóa, xa rời số phận đích thực của mình, và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng chỉ cho con người đường tới với Thiên Chúa. Áp dụng vào cuộc sống ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Lời mời gọi xa lánh các ngẫu tượng này ngày nay vẫn còn thích đáng. Thế giới ngày nay lại đã không tạo ra các ngẫu tượng riêng đó sao? Nó đã lại không bắt chước các người ngoại giáo thời xa xưa, khi đánh lạc hướng con người khỏi đích điểm thật sự của nó, khỏi hạnh phúc được sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa hay sao? Đó là câu hỏi mà mọi người ngay thẳng với chính mình không thể không đặt ra. Điều gì quan trọng trong đời tôi? Tôi đặt điều gì vào chỗ nhất?Từ ”ngẫu tượng” trong tiếng hy lạp có nghĩa là ”hình ảnh”, ”gương mặt”, ”sự diễn tả”, nhưng cũng có nghĩa là ”ma qủy”, ”dáng vẻ vô ích”. Ngẫu tượng là cạm bẫy, vì nó khiến cho người hầu hạ nó lạc hướng và đẩy nó vào trong vương quốc của dáng vẻ bề ngoài. Đó lại chẳng phải là chước cám đỗ của thời đại chúng ta hay sao? Chước cám đỗ tôn thờ một qúa khứ không còn nữa bằng cách quên đi các thiếu sót của nó, chước cám đỗ tôn thờ một tương lai chưa tới bằng cách tin rằng chỉ với sức lực của mình con người sẽ hiện thực được hạnh phúc vĩnh cửu trên trái đất này! Thánh Phaolô nói rằng sự tham lam vô độ cũng là ngẫu tượng, ”cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10).
Khi chú giải văn bản này, thánh Gioan Crisostomo ghi nhận rằng thánh Phaolô nghiêm nghị lên án việc tôn thờ thần giả vì nó là một ”tội trọng”, một ”gương mù gương xấu:, một ”bệnh dịch hạch” (Homelie 24 thư thứ I gửi tín hữu Corinto), nhưng không lên án người tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không bao giờ được lẫn lộn giữa tội, là điều không thể chấp nhận được, và tội nhân có thể hoán cải và tha thứ. Thánh Phaolô mời gọi tín hữu dùng khả năng suy tư của họ để phân định vấn đề. Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi con người hy sinh lý trí của mình. Lý trí không bao giờ xung khắc với lòng tin. Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần đã tạo ra lý trí của chúng ta và ban cho chúng ta lòng tin bằng cách đề nghị chúng ta tự do tiếp nhận nó như là ơn qúy giá. Nhưng con người có thể tạo ra cho mình các ngẫu tượng. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta thanh tẩy mình khỏi mọi ngẫu tượng.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô xin chúng ta dùng lý trí và lòng tin để đến với Thiên Chúa và khám phá ra Thiên Chúa. Và lòng tin cho chúng ta biết Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể, do Chúa Kitô thành lập chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và được Giáo Hội tiếp tục cử hành từ hai ngàn năm nay. Chúa Kitô phục sinh tự trao ban cho tín hữu biết bao triệu triệu lần trong các vương cung thánh đường nguy nga cũng như trong các nhà nguyện bé nhỏ nghèo nàn nhất. Và Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau đây:
Anh chị em, chúng ta hãy bao bọc bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, Bí Tích Rất Thánh sự hiện diện thực sự của Chúa đối với Giáo Hội và toàn nhân loại, với lòng tôn kính lớn lao nhất. Đừng lơ là mà không biểu lộ lòng kính trọng và tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa. Hãy cho Chúa các biểu hiệu danh dự lớn lao nhất! Qua lời nói, sự thinh lặng và các cử chỉ đừng bao giờ chấp nhận để cho lòng tin nơi Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong bí tích Thánh Thể phai nhạt trong chúng ta và chung quanh chúng ta! Như thánh Crisostomo chúng ta hãy duyệt xét tất cả mọi ơn lành và các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm. Người đã giải thoát loài người khỏi sự lầm lạc và khiến cho những người đã xa nhau được gần nhau, khiến cho những kẻ tuyệt vọng và vô thần của thế giới này trở thành một dân anh em, đồng thừa tự với Con Thiên Chúa... Điều ở trong chén thánh cũng chính là điều đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa và chúng ta dự phần vào đó. Chính Thánh Lễ cũng mời gọi chúng ta xa lánh ngẫu tượng như thánh Phaolô nói ”Anh em không thể uống chén của Chúa và chén của ma qủy được” (1 Cr 10,21). Thánh lễ mời gọi chúng ta phân định điều vâng phục Thần Khí của Chúa nơi chúng ta với điều lắng nghe tinh thần của sự dữ. Trong thánh lễ chúng ta chỉ muốn thuộc về Chúa Kitô và cùng với tác giả thánh vịnh nâng chén cứu độ để tạ ơn Chúa.
Mỗi khi một thánh lễ được cử hành, mỗi khi Chúa Kitô hiện diện một cách bí tích trong Giáo Hội là công trình cứu độ của chúng ta được thành toàn. Cử hành Thánh Thể có nghĩa là nhận biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cống hiến cho chúng ta hạnh phúc tràn đầy, dậy cho chúng ta biết các giá trị đích thật, các giá trị vĩnh cửu không bao giờ tàn phai. Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ, nhưng cũng hiện diện trên bàn thờ tâm lòng chúng ta khi chúng ta rước lễ, khi chúng ta nhận Người trong bí tích Thánh Thể. Chỉ có Người mới dậy cho chúng ta xa lánh các ngẫu tượng, các ảo ảnh của tư tưởng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: nhưng ai là người có thể nâng chén cứu độ và kêu cầu danh Chúa thay cho toàn dân Chúa, nếu không phải là linh mục đựơc Giám Mục truyền chức cho nhiệm vụ này? Rồi Đức Thánh Cha đã kêu gọi người trẻ quảng đại đáp lại lời Chúa kêu mời sống ơn gọi linh mục tu sĩ: ”Các con đừng sợ! Các con đừng sợ dâng hiến cho Chúa Kitô cuộc sống của các con. Sẽ không có gì có thể thay thế thừa tác linh mục giữa lòng Giáo Hội. Sẽ không có gì có thể thay thế một Thánh Lễ cho ơn cứu rỗi của thế giới! Các bạn trẻ thân mến, ít nhất là các bạn trẻ đang nghe cha, đừng để cho tiếng gọi của Chúa Kitô không có câu câu trả lời.
Trong Phúc Âm Chúa Kitô cũng dậy chúng ta xa lánh các ngẫu tượng bằng cách xây nhà trên đá tảng là chính Ngài. Các tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta chỉ có chiều kích đích thật, nếu quy hướng chúng về sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội được xây dựng trên đá tảng của Chúa Kitô có các lời hứa sự sống vĩnh cửu không phải vì các thành phần của Giáo Hội thánh thiện hơn các người khác, nhưng bởi vì lời Chúa Kitô đã hứa với thánh Phêrô: ” Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và quyền lực sự chết sẽ không bao giờ thắng nổi” (Mt 16,18).
Trong niềm hy vọng bất diệt vào sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong tâm hồn của từng người và trong niềm vui biết rằng Chúa Kitô ở cùng chúng ta cho đến tận thế, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho mọi người chấp nhận để cho Chúa nắm bắt, tôi phó thác Kitô hữu Paris và nước Pháp cho hoạt động quyền năng và từ bi của Thiên Chúa tình yêu. Cùng với thánh Phaolô tôi xin lập lại với mọi ngươi thiện chí lắng nghe tôi rằng: ”Hãy xa lánh các tà thần và đừng ngưng làm việc thiện!”
Đã có sáu cặp tín hữu đại diện cho nhiều sắc tộc khác nhau lên dâng của lễ. Trong phần rước lễ tín hữu đã qùy để Đức Thánh Cha trao Mình Thánh Chúa. Hàng trăm Linh Mục đã giúp phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu khác.
Thánh lễ đã kết thúc lúc gần 12 giờ trưa. Khi Đức Thánh Cha đi xuống các Linh Mục hai bên lối đi đã cố chen lấn để bắt tay ngài khiến cho các nhân viên an ninh cận vệ đã phải vất vả giữ trật tự.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với các Giám Mục Ile de France và đoàn tùy tùng tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh và nghỉ ngơi chốc lát trước khi từ giã Tòa Sứ Thần để ra phi trường Orly lấy máy bay đi Tarbes.
Máy bay đã rời phi trường Orly lúc 16.30 và đáp xuống phi trường Tarbes sau 1 giờ 15 phút bay. Đón tiếp Đức Thánh Cha đã có Đức Cha Jacques Perrier Giám Mục Tarbes Lộ đức và ông Jean Pierre Artiganave, thị trưởng Lộ Đức và các giới chức đạo đời địa phương. Từ Tarbes Đức Thánh Cha đi trực thăng tới Lộ Đức nằm cách đó 14 cây số.
Thành phố Lộ Đức nằm trên độ cao 420 mét và có hơn 15 ngàn dân. Vùng này đã có người ở từ Thời Đá. Người Galles, người Roma, Dân Rợ và người Hồi Mori theo nhau củng cố vùng này và xây một pháo đài kiên cố. Năm 778 vua Charles Magne cầm quân bao vây pháo đài của người hồi Saraceni do Mirat chỉ huy, nhưng không sao hạ được thành. Đức Cha Turpin, Giám Mục Puy en Velay, đề nghị Mirat dầu hàng Nữ Vương nước trời và Mirat đã buông khí giới trước tượng Đức Mẹ đen ở Puy, và xin được rửa tội lấy tên là Lorus. Tên này được đặt cho thành phố và sau này trở thành Lourdes, Lộ Đức.
Khi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1858 Lộ Đức chỉ là một làng có 4000 ngàn dân. Người được Đức Mẹ hiện ra là cô bé Bernadette Soubirous, 14 tuổi, mù chữ và chưa rước lễ lần đầu. Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 17 lần tất cả. Ngày mùng 4 tháng 7 năm 1866 Bernadette rời Lộ Đức để vào dòng Thánh Gildard tại Nevers. Chị qua đời tại Nevers ngày 16 tháng 4 năm 1879, xác của chị còn tươi nguyên vẹn như khi mới qua đời và hiện được trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Hằng năm có 6 triệu tín hữu thuộc 70 nước trên thế giới đến hành hương tại Lộ Đức. Các cuộc hành hương thường được tổ chức theo lịch trình quanh năm và cho các thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau như giới trẻ, các bệnh nhân, giới quân nhân vv... Có 7000 người thiện nguyện và 100.000 người đồng hành với tín hữu hành hương. 30 Tuyên Úy thuộc 4 dòng tu và các giáo phận khác nhau túc trực đảm trách công tác mục vụ tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức. Ngoài ra cũng có các nữ tu của 5 cộng đoàn và hiệp hội giáo dân cộng tác. Có 297 nhân viên thường trực và 109 nhân viên theo mùa trong 63 công tác khác nhau: từ việc tiếp đón cho đến quản trị, an ninh và kỹ thuật. Chi phí hằng năm là 18 triệu Euros, 90%v là do các tín hữu dâng cúng.
Lúc 18 giờ 30 Đức Thánh Cha bắt đầu lộ trình hành hương gồm bốn chặng của Năm Thánh: tại giếng rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm, nơi Bernadette bắt đầu cuộc sống Kitô; nhà tù nơi chị Bernadette đã sống với gia đình trong cảnh nghèo nàn và trong bầu khí cầu nguyện; hang đá Massabielle nơi Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette; và sáng Chúa Nhật hôm nay thêm chặng thứ bốn là nhà nguyện của dưỡng nhi viện, nơi Bernadette rước lễ lần đầu.
Tại mỗi chặng Đức Thánh Cha đọc một lời nguyện của Năm Thánh. Tại hang đá khi Đức Thánh Cha đi ngang qua suối Đức Mẹ, một em bé đưa cho Đức Thánh Cha một ly nước suối. Đức Thánh Cha đã thắp lên một ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện rồi đọc lời nguyện của Năm Thánh và kinh Kính Mừng.
Từ Hang đá lúc 19 giờ 30 Đức Thánh Cha đi xe về Tịch liêu Thánh Giuse cách đó 3 cây số rưỡi, là nơi ngài ở trong thời gian lưu lại Lộ Đức. Lúc 21 giờ 30 Đức Thánh Cha tới đền thánh ngỏ lời với các tín hữu. Trước đó tín hữu đã lần hạt Mân Côi năm sự Sáng và rước đuốc.
Ca đoàn cất bài Magnificat và đoạn Phúc Âm thánh Gioan chương 3 nói về việc Chúa Giêsu bị giương cao trên thập giá và Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian để thế gian được cứu độ, đã được đọc bằng 6 ngôn ngữ thường dùng tại Lộ Đức là các thứ tiếng: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Hòa Lan.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã nhắc lại biến cố Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858 cách đây 150 năm. Và trong lần hiện ra ngày 25 tháng 3 năm 1858 Đức Mẹ cho Bernadette biết tên mình ”Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai”. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn lên Đức Maria người nữ mặc áo mặt trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và chân đạp mặt trăng biểu tượng cho cái chết. Mẹ được mặc áo sự sống của Chúa Kitô phục sinh Con Mẹ, nên là biểu tượng chiến thắng của Tình Yêu và Sự Thiện, chiến thắng của Thiên Chúa.
Biết bao nhiêu người tới hang đá Lộ Đức đã gặp được ánh sáng ấy trên gương mặt của Bernadette và được hoán cải. Tuy gia đình Soubirous phải sống trong cảnh bần cùng, buồn thương tật bệnh và hiểu lầm, khước từ và khốn khó nhưng các bóng đêm của trái đất đã không cản ngăn được Ánh Sáng của Trời Cao soi chiếu (Ga 1,5).
Lộ Đức là nơi Chúa đã chọn để cho ánh sáng và vẻ đẹp của Ngài soi chiếu. Mỗi sáng khi Bernadette đến hang đá chị đều đem theo một ngọn nến để cắm trong hang và dân chúng cũng làm như thế khi đến nơi của Ánh Sáng và An Bình này. Từ ngày đó cháy sáng lên một bụi gai rạng ngời với lời cầu của tín hữu hành hương và đau yếu, ngày đêm, mùa hè cũng như mùa đông: họ đem đến đây các âu lo và sầu khổ, nhưng trước hết là lòng tin và niềm hy vọng.
Tràng hạt Mân Côi có tính cách thần học sâu xa. Khi chúng ta lần hạt, Mẹ Maria cho chúng ta mượn con tim và con mắt của Mẹ để suy niệm cuộc sống của Chúa Kitô Con Mẹ. Gương Đức Gioan Phaolo II cho thấy cuộc đời và việc phục vụ của người đã dựa trên lời kinh Mân Côi thế nào. Và nhiều Giáo Hoàng tiền nhiệm cũng đã khích lệ tín hữu lần hạt Mân Côi như có thể thấy trên bức khảm đá mầu của vương cung thánh đường. Ước chi Lộ Đức đầy ánh sáng trở thành trường học dạy chúng ta lần hạt Mân Côi và đối thoại với Chúa. Cuộc rước nến cho chúng ta thấy trong cộng đoàn Giáo Hội bừng lên ánh sáng cuộc đối thoại giữa con người và Thiên Chúa, và một con đường ánh sáng mở ra trong lịch sử nhân loại, cả trong những lúc đen tối nhất.
Cuộc rước nến diễn tả sự gắn bó của chúng ta với các người đau khổ: các nạn nhân của bạo lực, chiến tranh, khủng bố và đói khát hay các bất công tai ương, thù hận và áp bức, các vi phạm nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, các vấn đề gia đình, cảnh cô đơn, hay lang thang đó đây, cũng như liên đới với những người bị bắt bớ và bị giết chết vì Chúa Kitô.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Nghe theo lời mời gọi của Chúa Giêsu chúng ta hãy để cho ánh sáng của niềm hy vọng, của lời cầu nguyện và tình yêu thương bừng cháy. Chúng ta cần ánh sáng và được mời gọi là ánh sáng. Tội lỗi khiến cho chúng ta mù lòa, nó cản ngăn chúng ta đến với tha nhân và không tin tưởng nơi họ và khiến cho chúng ta không để cho mình được hướng dẫn. Như anh mù Bartimeo chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sáng mắt để nhìn thấy vinh quang Chúa. Chúa Kitô mời gọi chúng ta là ánh sáng thế gian, Ngài mời gọi chúng ta để cho ánh sáng tình yêu chiếu sáng cuộc đời.
Ngày mai là lễ tôn vinh Thánh Gia, chiều nay chúng ta hãy nhìn lên dấu chỉ của Tân Ước, trên đó trải dài toàn cuộc sống của Chúa Kitô. Thánh Giá là cử chỉ diễn tả tình yêu thương toàn vẹn nhất của Chúa Giêsu, Đấng hiến dâng sự sống cho các bạn hữu... Qua thập giá toàn cuộc sống chúng ta nhận được ánh sáng, sức mạnh và niền hy vọng. Xin Mẹ Maria và thánh Bernadette giúp chúng ta sống như con cái ánh sáng để làm chứng mọi ngày trong đời rằng Chúa Kitô là ánh áng, niềm hy vọng và sự sống của chúng ta.
Sau khi hát kinh Te Deum Tạ ơn Chúa và ban phép lành tòa thánh cho tín hữu Đức Thánh Cha đã trở về tịch liêu Thánh Giuse để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ hai viếng thăm Pháp.
Linh Tiến Khải
PARIS - Sáng thứ bẩy 13-9-2008 là ngày thứ hai viếng thăm nước Pháp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có hai sinh hoạt chính: lúc 10 giờ sáng ngài chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại khu đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, và vào ban tối Đức Thánh Cha giảng trong buổi lần hạt Mân Côi và rước đuốc tại Lộ Đức. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha rời Tòa Sứ Thần để đến thăm Học Viện Pháp. Học viện này được thành lập năm 1795 và bao gồm 5 Hàn Lâm Viện: Hàn Lâm Viện Pháp, Hàn Lâm Viện Văn Chương, Hàn Lâm Viện Khoa Học, Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật, Hàn Lâm Viện Luân Lý và Chính Trị. Trong số các thành viên của Hàn Lâm Viện Luân Lý Chính Trị cũng có Đức Hồng Y Henri de Lubac. Năm 1992 Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, được chọn làm thành viên gia nhập nước ngoài của Hàn Lâm Viện này, tiếp nối khoa học gia Andrei Sakharov qua đời năm 1989.
Đức Thánh Cha đã được ông Gabriel de Broglie Viện Trưởng tiếp đón tại cửa chính dành cho các vị quốc trưởng và dẫn vào trong Phòng Mái Tròn là phòng họp của các vị thuộc 5 Hàn Lâm Viện. Sau đó Đức Thánh Cha thăm lăng tẩm của Đức Hồng Y Mazarin và khánh thành một tấm bảng kỷ niệm chuyến viếng thăm này. Từ Học Viện Pháp Đức Thánh Cha tiếp tục đến khu đất trống trước Điện Thương Phế Binh Les Invalides, nằm cách đó 1 cây số rưỡi.
Điện Les Invalides gồm Khách sạn Les Invalides, viện bảo tàng và Nhà thờ chính tòa. Dinh thự này được vua Louis XIV cho xây cất năm 1671 để tiếp nhận các thương phế binh, sau này được giao cho các Nữ tu Thánh Vinh Sơn de Paoli coi sóc, và hiện nay là nhà thương của những người bị thương nặng. Nhà thờ thánh Louis của Điện Les Invalides hiện là nhà thờ chính tòa của giám hạt quân đội. Chính tại đây bộ lễ Requiem của nhạc sĩ Berlioz được trình bầy lần đầu tiên năm 1837. Năm 1994 Đức Hồng Y Yves Congar dòng Đa Minh, phải nằm nhà thương, đã nhận mũ Hồng Y từ tay Đức Hồng Y Willebrands. Nhà thờ này cũng giữ tro của hoàng đế Napoleon.
Khoảng đất trống trước Điện Les Invalides dài 500 mét rộng 250 mét có thể chứa tới 200 ngàn người.
Thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng trước sự hiện diện tống thống Sarkozy và phu nhân cùng các giới chức chính quyền và khoảng 260 ngàn tín hữu thuộc đủ mọi mầu da và tiếng nói. Cùng đồng tế thánh lễ có gần 100 HY, TGM, GM và mấy ngàn Linh Mục.
Khán đài bằng gỗ thông cao 20 mét có tàn che mầu trắng đơn sơ nổi bật trên nền công viên mầu xanh của Điện Les Invalides.
Ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y André Vingt Trois, TGM Paris, bầy tỏ niềm vui của người dân Paris và vùng Ile de France cũng như đại điện của nhiều giáo phận toàn nước được cử hành thánh lễ với Đức Thánh Cha. Nước Pháp, đặc biệt vùng Paris, là ngã tư gặp gỡ của nhiều dân tộc và quốc gia gồm những người di cư thuộc nhiều nước Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Á châu và đại dương châu. Các Giáo hội Kitô cũng gồm nhiều lễ nghi khác nhau như armeni, ucraine, maronít, copte, siriac, hy lạp melkít, công giáo hy lạp, rumani và nga, và đều là các cộng đoàn rất sinh động. Nhiều người thuộc các thế hệ di cư đã lâu đời và đã hội nhập xã hội pháp, nhiều người khác là các anh chị em mới tới sau này. Rất nhiều người trong họ đã phải bỏ quê hương nhà cửa và gia đình ra đi vì chiến tranh, hay vì sự đàn áp chính trị hoặc lý do kinh tế.
Các cộng đoàn Kitô Pháp sung sướng tiếp đón họ và trợ giúp họ tìm ra chỗ đứng của họ trong xã hội và cộng đoàn giáo hội, và cầu mong nước Pháp góp phần vào việc phát triển lâu dài đất nước của họ và cải tiến chính trị để họ có thể trở về quê hương và đoàn tụ khi họ muốn. Qua Đức Thánh Cha là Người Kế Vị thánh Phêrô, Giáo Hội Pháp sung sướng được sống tình hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc và mời gọi mọi người ý thức được ơn gọi là Kitô hữu, xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên đá tảng là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết, phục sinh và hiện diện trong bí tích Thánh Thể, mà Giáo Hội cử hành dọc dài lịch sử của mình. Chính Người là Đấng giải thoát chúng ta khỏi các tà thần và cho chúng ta tham dự vào cuộc sống của Người và trở thành những người rao truyền tình yêu của Người trên thế giới. Chính Chúa Kitô làm cho chúng ta được tự do đích thực.
Khi khuyên nhủ tín hữu Côrintô xa lánh việc tôn thờ ngẫu tượng, là những đồ vật vô tri vô giác bằng vàng bạc do con người làm ra, thánh Phaolô mời gọi họ thôi tôn thờ các thần linh hy lạp và ngừng tế lễ cho chúng. Vì các ngẫu tượng đó khiến cho con người bị tha hóa, xa rời số phận đích thực của mình, và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng chỉ cho con người đường tới với Thiên Chúa. Áp dụng vào cuộc sống ngày nay Đức Thánh Cha nói:
Lời mời gọi xa lánh các ngẫu tượng này ngày nay vẫn còn thích đáng. Thế giới ngày nay lại đã không tạo ra các ngẫu tượng riêng đó sao? Nó đã lại không bắt chước các người ngoại giáo thời xa xưa, khi đánh lạc hướng con người khỏi đích điểm thật sự của nó, khỏi hạnh phúc được sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa hay sao? Đó là câu hỏi mà mọi người ngay thẳng với chính mình không thể không đặt ra. Điều gì quan trọng trong đời tôi? Tôi đặt điều gì vào chỗ nhất?Từ ”ngẫu tượng” trong tiếng hy lạp có nghĩa là ”hình ảnh”, ”gương mặt”, ”sự diễn tả”, nhưng cũng có nghĩa là ”ma qủy”, ”dáng vẻ vô ích”. Ngẫu tượng là cạm bẫy, vì nó khiến cho người hầu hạ nó lạc hướng và đẩy nó vào trong vương quốc của dáng vẻ bề ngoài. Đó lại chẳng phải là chước cám đỗ của thời đại chúng ta hay sao? Chước cám đỗ tôn thờ một qúa khứ không còn nữa bằng cách quên đi các thiếu sót của nó, chước cám đỗ tôn thờ một tương lai chưa tới bằng cách tin rằng chỉ với sức lực của mình con người sẽ hiện thực được hạnh phúc vĩnh cửu trên trái đất này! Thánh Phaolô nói rằng sự tham lam vô độ cũng là ngẫu tượng, ”cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10).
Khi chú giải văn bản này, thánh Gioan Crisostomo ghi nhận rằng thánh Phaolô nghiêm nghị lên án việc tôn thờ thần giả vì nó là một ”tội trọng”, một ”gương mù gương xấu:, một ”bệnh dịch hạch” (Homelie 24 thư thứ I gửi tín hữu Corinto), nhưng không lên án người tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không bao giờ được lẫn lộn giữa tội, là điều không thể chấp nhận được, và tội nhân có thể hoán cải và tha thứ. Thánh Phaolô mời gọi tín hữu dùng khả năng suy tư của họ để phân định vấn đề. Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi con người hy sinh lý trí của mình. Lý trí không bao giờ xung khắc với lòng tin. Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần đã tạo ra lý trí của chúng ta và ban cho chúng ta lòng tin bằng cách đề nghị chúng ta tự do tiếp nhận nó như là ơn qúy giá. Nhưng con người có thể tạo ra cho mình các ngẫu tượng. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta thanh tẩy mình khỏi mọi ngẫu tượng.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô xin chúng ta dùng lý trí và lòng tin để đến với Thiên Chúa và khám phá ra Thiên Chúa. Và lòng tin cho chúng ta biết Chúa hiện diện trong bí tích Thánh Thể, do Chúa Kitô thành lập chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và được Giáo Hội tiếp tục cử hành từ hai ngàn năm nay. Chúa Kitô phục sinh tự trao ban cho tín hữu biết bao triệu triệu lần trong các vương cung thánh đường nguy nga cũng như trong các nhà nguyện bé nhỏ nghèo nàn nhất. Và Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi sau đây:
Anh chị em, chúng ta hãy bao bọc bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, Bí Tích Rất Thánh sự hiện diện thực sự của Chúa đối với Giáo Hội và toàn nhân loại, với lòng tôn kính lớn lao nhất. Đừng lơ là mà không biểu lộ lòng kính trọng và tình yêu thương của chúng ta đối với Chúa. Hãy cho Chúa các biểu hiệu danh dự lớn lao nhất! Qua lời nói, sự thinh lặng và các cử chỉ đừng bao giờ chấp nhận để cho lòng tin nơi Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong bí tích Thánh Thể phai nhạt trong chúng ta và chung quanh chúng ta! Như thánh Crisostomo chúng ta hãy duyệt xét tất cả mọi ơn lành và các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm. Người đã giải thoát loài người khỏi sự lầm lạc và khiến cho những người đã xa nhau được gần nhau, khiến cho những kẻ tuyệt vọng và vô thần của thế giới này trở thành một dân anh em, đồng thừa tự với Con Thiên Chúa... Điều ở trong chén thánh cũng chính là điều đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa và chúng ta dự phần vào đó. Chính Thánh Lễ cũng mời gọi chúng ta xa lánh ngẫu tượng như thánh Phaolô nói ”Anh em không thể uống chén của Chúa và chén của ma qủy được” (1 Cr 10,21). Thánh lễ mời gọi chúng ta phân định điều vâng phục Thần Khí của Chúa nơi chúng ta với điều lắng nghe tinh thần của sự dữ. Trong thánh lễ chúng ta chỉ muốn thuộc về Chúa Kitô và cùng với tác giả thánh vịnh nâng chén cứu độ để tạ ơn Chúa.
Mỗi khi một thánh lễ được cử hành, mỗi khi Chúa Kitô hiện diện một cách bí tích trong Giáo Hội là công trình cứu độ của chúng ta được thành toàn. Cử hành Thánh Thể có nghĩa là nhận biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể cống hiến cho chúng ta hạnh phúc tràn đầy, dậy cho chúng ta biết các giá trị đích thật, các giá trị vĩnh cửu không bao giờ tàn phai. Thiên Chúa hiện diện trên bàn thờ, nhưng cũng hiện diện trên bàn thờ tâm lòng chúng ta khi chúng ta rước lễ, khi chúng ta nhận Người trong bí tích Thánh Thể. Chỉ có Người mới dậy cho chúng ta xa lánh các ngẫu tượng, các ảo ảnh của tư tưởng.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: nhưng ai là người có thể nâng chén cứu độ và kêu cầu danh Chúa thay cho toàn dân Chúa, nếu không phải là linh mục đựơc Giám Mục truyền chức cho nhiệm vụ này? Rồi Đức Thánh Cha đã kêu gọi người trẻ quảng đại đáp lại lời Chúa kêu mời sống ơn gọi linh mục tu sĩ: ”Các con đừng sợ! Các con đừng sợ dâng hiến cho Chúa Kitô cuộc sống của các con. Sẽ không có gì có thể thay thế thừa tác linh mục giữa lòng Giáo Hội. Sẽ không có gì có thể thay thế một Thánh Lễ cho ơn cứu rỗi của thế giới! Các bạn trẻ thân mến, ít nhất là các bạn trẻ đang nghe cha, đừng để cho tiếng gọi của Chúa Kitô không có câu câu trả lời.
Trong Phúc Âm Chúa Kitô cũng dậy chúng ta xa lánh các ngẫu tượng bằng cách xây nhà trên đá tảng là chính Ngài. Các tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta chỉ có chiều kích đích thật, nếu quy hướng chúng về sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội được xây dựng trên đá tảng của Chúa Kitô có các lời hứa sự sống vĩnh cửu không phải vì các thành phần của Giáo Hội thánh thiện hơn các người khác, nhưng bởi vì lời Chúa Kitô đã hứa với thánh Phêrô: ” Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và quyền lực sự chết sẽ không bao giờ thắng nổi” (Mt 16,18).
Trong niềm hy vọng bất diệt vào sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa trong tâm hồn của từng người và trong niềm vui biết rằng Chúa Kitô ở cùng chúng ta cho đến tận thế, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần ban cho mọi người chấp nhận để cho Chúa nắm bắt, tôi phó thác Kitô hữu Paris và nước Pháp cho hoạt động quyền năng và từ bi của Thiên Chúa tình yêu. Cùng với thánh Phaolô tôi xin lập lại với mọi ngươi thiện chí lắng nghe tôi rằng: ”Hãy xa lánh các tà thần và đừng ngưng làm việc thiện!”
Đã có sáu cặp tín hữu đại diện cho nhiều sắc tộc khác nhau lên dâng của lễ. Trong phần rước lễ tín hữu đã qùy để Đức Thánh Cha trao Mình Thánh Chúa. Hàng trăm Linh Mục đã giúp phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu khác.
Thánh lễ đã kết thúc lúc gần 12 giờ trưa. Khi Đức Thánh Cha đi xuống các Linh Mục hai bên lối đi đã cố chen lấn để bắt tay ngài khiến cho các nhân viên an ninh cận vệ đã phải vất vả giữ trật tự.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với các Giám Mục Ile de France và đoàn tùy tùng tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh và nghỉ ngơi chốc lát trước khi từ giã Tòa Sứ Thần để ra phi trường Orly lấy máy bay đi Tarbes.
Máy bay đã rời phi trường Orly lúc 16.30 và đáp xuống phi trường Tarbes sau 1 giờ 15 phút bay. Đón tiếp Đức Thánh Cha đã có Đức Cha Jacques Perrier Giám Mục Tarbes Lộ đức và ông Jean Pierre Artiganave, thị trưởng Lộ Đức và các giới chức đạo đời địa phương. Từ Tarbes Đức Thánh Cha đi trực thăng tới Lộ Đức nằm cách đó 14 cây số.
Thành phố Lộ Đức nằm trên độ cao 420 mét và có hơn 15 ngàn dân. Vùng này đã có người ở từ Thời Đá. Người Galles, người Roma, Dân Rợ và người Hồi Mori theo nhau củng cố vùng này và xây một pháo đài kiên cố. Năm 778 vua Charles Magne cầm quân bao vây pháo đài của người hồi Saraceni do Mirat chỉ huy, nhưng không sao hạ được thành. Đức Cha Turpin, Giám Mục Puy en Velay, đề nghị Mirat dầu hàng Nữ Vương nước trời và Mirat đã buông khí giới trước tượng Đức Mẹ đen ở Puy, và xin được rửa tội lấy tên là Lorus. Tên này được đặt cho thành phố và sau này trở thành Lourdes, Lộ Đức.
Khi Đức Mẹ hiện ra vào năm 1858 Lộ Đức chỉ là một làng có 4000 ngàn dân. Người được Đức Mẹ hiện ra là cô bé Bernadette Soubirous, 14 tuổi, mù chữ và chưa rước lễ lần đầu. Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 17 lần tất cả. Ngày mùng 4 tháng 7 năm 1866 Bernadette rời Lộ Đức để vào dòng Thánh Gildard tại Nevers. Chị qua đời tại Nevers ngày 16 tháng 4 năm 1879, xác của chị còn tươi nguyên vẹn như khi mới qua đời và hiện được trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Hằng năm có 6 triệu tín hữu thuộc 70 nước trên thế giới đến hành hương tại Lộ Đức. Các cuộc hành hương thường được tổ chức theo lịch trình quanh năm và cho các thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau như giới trẻ, các bệnh nhân, giới quân nhân vv... Có 7000 người thiện nguyện và 100.000 người đồng hành với tín hữu hành hương. 30 Tuyên Úy thuộc 4 dòng tu và các giáo phận khác nhau túc trực đảm trách công tác mục vụ tại trung tâm thánh mẫu Lộ Đức. Ngoài ra cũng có các nữ tu của 5 cộng đoàn và hiệp hội giáo dân cộng tác. Có 297 nhân viên thường trực và 109 nhân viên theo mùa trong 63 công tác khác nhau: từ việc tiếp đón cho đến quản trị, an ninh và kỹ thuật. Chi phí hằng năm là 18 triệu Euros, 90%v là do các tín hữu dâng cúng.
Lúc 18 giờ 30 Đức Thánh Cha bắt đầu lộ trình hành hương gồm bốn chặng của Năm Thánh: tại giếng rửa tội trong nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm, nơi Bernadette bắt đầu cuộc sống Kitô; nhà tù nơi chị Bernadette đã sống với gia đình trong cảnh nghèo nàn và trong bầu khí cầu nguyện; hang đá Massabielle nơi Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette; và sáng Chúa Nhật hôm nay thêm chặng thứ bốn là nhà nguyện của dưỡng nhi viện, nơi Bernadette rước lễ lần đầu.
Tại mỗi chặng Đức Thánh Cha đọc một lời nguyện của Năm Thánh. Tại hang đá khi Đức Thánh Cha đi ngang qua suối Đức Mẹ, một em bé đưa cho Đức Thánh Cha một ly nước suối. Đức Thánh Cha đã thắp lên một ngọn nến và thinh lặng cầu nguyện rồi đọc lời nguyện của Năm Thánh và kinh Kính Mừng.
Từ Hang đá lúc 19 giờ 30 Đức Thánh Cha đi xe về Tịch liêu Thánh Giuse cách đó 3 cây số rưỡi, là nơi ngài ở trong thời gian lưu lại Lộ Đức. Lúc 21 giờ 30 Đức Thánh Cha tới đền thánh ngỏ lời với các tín hữu. Trước đó tín hữu đã lần hạt Mân Côi năm sự Sáng và rước đuốc.
Ca đoàn cất bài Magnificat và đoạn Phúc Âm thánh Gioan chương 3 nói về việc Chúa Giêsu bị giương cao trên thập giá và Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian để thế gian được cứu độ, đã được đọc bằng 6 ngôn ngữ thường dùng tại Lộ Đức là các thứ tiếng: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Hòa Lan.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã nhắc lại biến cố Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ngày 11 tháng 2 năm 1858 cách đây 150 năm. Và trong lần hiện ra ngày 25 tháng 3 năm 1858 Đức Mẹ cho Bernadette biết tên mình ”Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai”. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn lên Đức Maria người nữ mặc áo mặt trời, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và chân đạp mặt trăng biểu tượng cho cái chết. Mẹ được mặc áo sự sống của Chúa Kitô phục sinh Con Mẹ, nên là biểu tượng chiến thắng của Tình Yêu và Sự Thiện, chiến thắng của Thiên Chúa.
Biết bao nhiêu người tới hang đá Lộ Đức đã gặp được ánh sáng ấy trên gương mặt của Bernadette và được hoán cải. Tuy gia đình Soubirous phải sống trong cảnh bần cùng, buồn thương tật bệnh và hiểu lầm, khước từ và khốn khó nhưng các bóng đêm của trái đất đã không cản ngăn được Ánh Sáng của Trời Cao soi chiếu (Ga 1,5).
Lộ Đức là nơi Chúa đã chọn để cho ánh sáng và vẻ đẹp của Ngài soi chiếu. Mỗi sáng khi Bernadette đến hang đá chị đều đem theo một ngọn nến để cắm trong hang và dân chúng cũng làm như thế khi đến nơi của Ánh Sáng và An Bình này. Từ ngày đó cháy sáng lên một bụi gai rạng ngời với lời cầu của tín hữu hành hương và đau yếu, ngày đêm, mùa hè cũng như mùa đông: họ đem đến đây các âu lo và sầu khổ, nhưng trước hết là lòng tin và niềm hy vọng.
Tràng hạt Mân Côi có tính cách thần học sâu xa. Khi chúng ta lần hạt, Mẹ Maria cho chúng ta mượn con tim và con mắt của Mẹ để suy niệm cuộc sống của Chúa Kitô Con Mẹ. Gương Đức Gioan Phaolo II cho thấy cuộc đời và việc phục vụ của người đã dựa trên lời kinh Mân Côi thế nào. Và nhiều Giáo Hoàng tiền nhiệm cũng đã khích lệ tín hữu lần hạt Mân Côi như có thể thấy trên bức khảm đá mầu của vương cung thánh đường. Ước chi Lộ Đức đầy ánh sáng trở thành trường học dạy chúng ta lần hạt Mân Côi và đối thoại với Chúa. Cuộc rước nến cho chúng ta thấy trong cộng đoàn Giáo Hội bừng lên ánh sáng cuộc đối thoại giữa con người và Thiên Chúa, và một con đường ánh sáng mở ra trong lịch sử nhân loại, cả trong những lúc đen tối nhất.
Cuộc rước nến diễn tả sự gắn bó của chúng ta với các người đau khổ: các nạn nhân của bạo lực, chiến tranh, khủng bố và đói khát hay các bất công tai ương, thù hận và áp bức, các vi phạm nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, các vấn đề gia đình, cảnh cô đơn, hay lang thang đó đây, cũng như liên đới với những người bị bắt bớ và bị giết chết vì Chúa Kitô.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Nghe theo lời mời gọi của Chúa Giêsu chúng ta hãy để cho ánh sáng của niềm hy vọng, của lời cầu nguyện và tình yêu thương bừng cháy. Chúng ta cần ánh sáng và được mời gọi là ánh sáng. Tội lỗi khiến cho chúng ta mù lòa, nó cản ngăn chúng ta đến với tha nhân và không tin tưởng nơi họ và khiến cho chúng ta không để cho mình được hướng dẫn. Như anh mù Bartimeo chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta sáng mắt để nhìn thấy vinh quang Chúa. Chúa Kitô mời gọi chúng ta là ánh sáng thế gian, Ngài mời gọi chúng ta để cho ánh sáng tình yêu chiếu sáng cuộc đời.
Ngày mai là lễ tôn vinh Thánh Gia, chiều nay chúng ta hãy nhìn lên dấu chỉ của Tân Ước, trên đó trải dài toàn cuộc sống của Chúa Kitô. Thánh Giá là cử chỉ diễn tả tình yêu thương toàn vẹn nhất của Chúa Giêsu, Đấng hiến dâng sự sống cho các bạn hữu... Qua thập giá toàn cuộc sống chúng ta nhận được ánh sáng, sức mạnh và niền hy vọng. Xin Mẹ Maria và thánh Bernadette giúp chúng ta sống như con cái ánh sáng để làm chứng mọi ngày trong đời rằng Chúa Kitô là ánh áng, niềm hy vọng và sự sống của chúng ta.
Sau khi hát kinh Te Deum Tạ ơn Chúa và ban phép lành tòa thánh cho tín hữu Đức Thánh Cha đã trở về tịch liêu Thánh Giuse để nghỉ đêm kết thúc ngày thứ hai viếng thăm Pháp.
Linh Tiến Khải