Thái Hà đã vào lịch sử: Muốn có quyền làm người, người dân phải trả giá rất đắt
Cuộc tranh đấu của xứ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội, đã kéo dài từ đầu năm đến nay mà vẫn không tới kết quả nào, nhưng đã đưa tới nhiều hậu quả mà dư luận không ngờ. Những hậu quả này đều có hai bộ mặt, tùy cách nhìn của người quan sát.
Thí dụ đã có một cuộc đổ máu vào đêm 28 tháng 8 vừa qua ngay trước trụ sở công an quận Đống Đa. Đó là bằng chứng cho thái độ dứt khoát của chính quyền không ngần ngại đàn áp để tận diệt tinh thần đối kháng của cộng đoàn giáo dân ở thủ đô, như chính phủ Trung Quốc đã đối xử như vậy dối với sinh viên của họ năm 1989. Nhưng dùng dùi cui điện đánh đập người dân hiền lành đến ngã xỉu, máu me đầy mặt, vào thời buổi này có cái bất tiện là làm dư luận nhớ lại cái bản chất dã man của chính quyền cộng sản Việt Nam, trước sau vẫn như một, lúc nào cũng có thể phơi bày cái tâm trạng hung tàn đã được những ý thức hệ ngoại lai đào luyện từ gần một thế kỷ nay. Bất cứ lúc nào người CS Việt Nam cũng có thể phản ứng một cách vũ phu ngoài sự tưởng tuợng của quần chúng, ngay cả đối với những người đã sống dưới chế độ trong mấy chục năm.
Cộng sản vẫn là một hiện tượng quái gở trong lịch sử dân tộc, nhưng chỉ khi bị đánh đập, bị truy tố, bị tù tội, người ta mới ý thức đến sự kiện hiển nhiên như vậy. Rồi người ta lại quên đi, với thời gian và lời ru ngủ của các cơ quan tuyên truyền. Con người bất lực trước bạo quyền chính vì sự yêu ớt tinh thần và lòng khao khát an ổn cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên cho đến nay người tín hữu Hà Nội đã biểu dương sự sáng suốt và lòng can đảm của mình như ít khi ta được chứng kiến như vậy. Lý do chính là người giáo dân có lòng đạo. Họ có thói quen nhận định thời cuộc qua kinh nghiệm của một cộng đoàn đã hiện diện trên mảnh đất quê hương từ 5 thế kỷ nay, đã phải chịu đựng những cuộc bách hại dữ tợn ghê gớm và chính sách vu khống liên tục qua mọi thời đại. Kinh nghiệm giúp người tín hữu nhận diện cộng sản ngay từ dầu, vào những năm 1940, và từ đó đến nay không hề bị nao núng.
Bầu khí vui mừng, hân hoan trong các lễ hội với từng mấy trăm ngàn người ở La Vang không làm họ quên thân phận hẩm hưu của họ dưới chế độ cộng sản. Họ là người có lý lịch tôn giáo, hạng ba trong xã hội sau những người không có lý lịch và gia đình cán bộ. La Vang và Thái Hà là hai hình ảnh nổi bật của cộng đồng công giáo Việt Nam trong đầu thế kỷ này. Ở hai nơi cũng chỉ là những lời nguyện cầu, cho mọi người và cho tổ quốc. Lòng sùng kính Đức Bà Maria ở Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia mang một nội dung ái quốc.
Người dân Nga vẩn có thói quen đi biểu tình với hình ảnh Đức Mẹ, y như giáo dân ở xứ Thái Hà khi họ hát những bài thánh ca tha thiết cầu xin cho quê hương đuợc an bình và ấm no. Giáo dân có cách diễn tả lòng ái quốc một cách mãnh liệt, luôn luôn nhắc nhở tới những thử thách mà quê huơng phải đối phó và lòng tin tưởng cho một ngày mai tươi sáng nhờ vào hồng ân của Thiên Chúa. Người cộng sản không thể hiểu được những giá trị thiêng liêng nơi người tín hữu Thái Hà, trong cuộc tranh đấu hiện nay, và trong truyền thống đạo, đã vào lịch sử Việt Nam.
Người công giáo Việt Nam trong những thế kỷ sau sẽ nhớ mãi tới Thái Hà cũng như La Vang, hai địa danh vang lừng tinh thần đạo trong phong ba, như những tia ánh sáng trong đêm mù. Chế độ không biết là họ đã hành động vô ý thức khi muốn đả phá một trung tâm của Đức Mẹ. Các thế hệ sau sẽ tiếp tục huớng vể Thái Hà và nhắc nhở lại cuộc đàn áp. Mảnh đất ở Thái Hà, đối với chính quyền chẳng có giá trị là bao, không nên bỗng dưng biến nó thành một vấn đề sống còn của chế độ.
Trả lại khu đất cho giáo xứ là một hành động bình thường đối với các chính thể bình thường. Cộng sản là ngoại lệ, thời gian sẽ làm sáng tỏ thêm cách hành chính thất sách của chính quyền ở Thái Hà.
Khu đất của xứ Thái Hà, kể từ năm 1928, là 60 000 thước vuông. Năm 1961, chính quyền cộng sản chiếm đoạt tất cả, chỉ để lại cho xứ đạo 2700 thước. Từ năm 1994, các linh mục dòng Chúa Cứu Thế, phụ trách xứ đạo, đã lập đơn khiếu nại, và từ đầu năm nay tổ chức cầu nguyện trên chính mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà xứ. Chính quyền phản ứng bằng dùi cui điện và luận điệu vu khống trên đài truyền hình, bào chí, đặc biệt tờ Hà Nội Mới và tờ Sài Gòn Giải Phóng. Người cộng sản có súng trong tay và tiền đô la trong ngân hàng, xử dụng các phương tiện truyền thông để mạt sát những người dân khiếu nại. Họ hoàn toàn tin vào hiệu lực của bạo lực để vô hiệu hóa sức phản khản của nhân dân. Tương lai sẽ cho họ vỡ mộng. Khát vọng tự do vẫn sống trong tâm hồn người Việt.
Vụ đất đai Thái Hà là một chuyện nhỏ mọn, nhưng thái độ hành xử của chính quyền lại có ý nghĩa to lớn. Ý nghĩa là một khi động đến quyền lực chuyên chính là người dân phải đối phó với bạo lực về mọi mặt. Mấy chục thước vuông mà đã vậy, nói chi đến quyền dân chủ, tự do bầu cử, đa nguyên đa đảng mà giới chính trị hải ngoại không ngớt đưa ra trên báo chí.
Có mấy ai ý thức là muốn đòi hỏi gì thì phải can đảm hứng chịu những cú dùi cui của cảnh sát động cơ? Tranh luận với chính quyền không đi tới đâu vì họ nói quanh co và gian dối ra mặt không chút ngượng nghịu. Họ thản nhiên cả quyết là không hề có cuộc đàn áp mới đây ở Thái Hà. Không nên nuôi ảo mộng là tụ do sẽ đương nhiên tới người dân như là thời tiết thay đổi bốn mùa. Trái lại phải tin là sớm muộn người Việt Nam sẽ có gan đụng độ với công an, nghiã là xuống đường, thay vi ngồi ở nhà gõ máy vi tính.
Muốn có quyền làm người, người dân phải trả giá rất đắt. Thực tế phũ phàng như vậy đó. Cứ theo dõi tình hình ở Thái Hà mà suy ra.
Một diều nổi bật trong vụ đất đai Thái Hà là vai trò của các ngành truyền thông, dụng cụ của chinh quyền, hoàn toàn cho các tin thất thiện, không bao giờ cho những đương sự, tức là các linh muc ở Thái Hà, có tiếng nói. Người giáo dân Thái Hà không được cho cơ hội để đính chính và trình bày quan diểm của mình. Nhưng may thay, nhờ phương tiện hiện đại của máy tính, của máy hình số, của internet… dù chính quyền có xuyên tạc tuyên truyền dối trá thế nào đi chăng nữa, những tin tức và hình ảnh đích thực của cuộc tranh đấu của họ cũng lọt được ra ngoài và được loan truyền rộng rãi cho thế giới biết đến.
Chính quyền Hà nội chủ trương thông tin một chiều đã vậy, lại còn vu khống, gán cho người khiếu nại có thái độ ngoan cố. Nhiều độc giả nhận định thời cuộc theo cách nhìn thiên lệch của báo chí Nhà Nước. Làm sao họ có thể ý thức sáng suốt đến thời cuộc bất lợi cho nhà cầm quyền? Độc quyền bao chí đi sát với các cuộc đàn áp. Không thể có tự do và dân chủ bao lâu không có báo chí tư nhân. Tự do báo chí là điều kiện cần thiết cho xã hội. Tự do ở đây là quyền tuyệt đối, vượt trên mọi vấn đề chính thể. Không có chế độ nào có quyền thiết lập một hệ thống báo chí quốc doanh độc quyền như ở Việt Nam hiện nay. Điều đáng bỡ ngỡ là người miền Nam đã được hưởng quy chế bao chí tư nhân trong hơn thế kỷ, thế mà xem ra đã đành an phận với chế độ báo chí quốc doanh từ mấy chục năm nay.
Giới trí thức Việt Nam sẽ phải trả lời thế nào với hậu lai vì thái độ thụ động của họ trước vấn đề này? Đáng lẽ họ phải sống chết với đòi hỏi của lương tâm. Nếu họ không quyết tâm, ngày đêm dồn sức vào việc phục hồi báo chí tư nhân, thì họ có thể làm gì thay lại?
Cuộc tranh đấu rất khiêm tốn của giáo dân Thái Hà làm dư luận có dịp đặt lại một số vấn đề, để nhận định thực trạng của Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Paris 31 tháng 8 năm 2008
Cuộc tranh đấu của xứ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội, đã kéo dài từ đầu năm đến nay mà vẫn không tới kết quả nào, nhưng đã đưa tới nhiều hậu quả mà dư luận không ngờ. Những hậu quả này đều có hai bộ mặt, tùy cách nhìn của người quan sát.
Thí dụ đã có một cuộc đổ máu vào đêm 28 tháng 8 vừa qua ngay trước trụ sở công an quận Đống Đa. Đó là bằng chứng cho thái độ dứt khoát của chính quyền không ngần ngại đàn áp để tận diệt tinh thần đối kháng của cộng đoàn giáo dân ở thủ đô, như chính phủ Trung Quốc đã đối xử như vậy dối với sinh viên của họ năm 1989. Nhưng dùng dùi cui điện đánh đập người dân hiền lành đến ngã xỉu, máu me đầy mặt, vào thời buổi này có cái bất tiện là làm dư luận nhớ lại cái bản chất dã man của chính quyền cộng sản Việt Nam, trước sau vẫn như một, lúc nào cũng có thể phơi bày cái tâm trạng hung tàn đã được những ý thức hệ ngoại lai đào luyện từ gần một thế kỷ nay. Bất cứ lúc nào người CS Việt Nam cũng có thể phản ứng một cách vũ phu ngoài sự tưởng tuợng của quần chúng, ngay cả đối với những người đã sống dưới chế độ trong mấy chục năm.
Cộng sản vẫn là một hiện tượng quái gở trong lịch sử dân tộc, nhưng chỉ khi bị đánh đập, bị truy tố, bị tù tội, người ta mới ý thức đến sự kiện hiển nhiên như vậy. Rồi người ta lại quên đi, với thời gian và lời ru ngủ của các cơ quan tuyên truyền. Con người bất lực trước bạo quyền chính vì sự yêu ớt tinh thần và lòng khao khát an ổn cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên cho đến nay người tín hữu Hà Nội đã biểu dương sự sáng suốt và lòng can đảm của mình như ít khi ta được chứng kiến như vậy. Lý do chính là người giáo dân có lòng đạo. Họ có thói quen nhận định thời cuộc qua kinh nghiệm của một cộng đoàn đã hiện diện trên mảnh đất quê hương từ 5 thế kỷ nay, đã phải chịu đựng những cuộc bách hại dữ tợn ghê gớm và chính sách vu khống liên tục qua mọi thời đại. Kinh nghiệm giúp người tín hữu nhận diện cộng sản ngay từ dầu, vào những năm 1940, và từ đó đến nay không hề bị nao núng.
Bầu khí vui mừng, hân hoan trong các lễ hội với từng mấy trăm ngàn người ở La Vang không làm họ quên thân phận hẩm hưu của họ dưới chế độ cộng sản. Họ là người có lý lịch tôn giáo, hạng ba trong xã hội sau những người không có lý lịch và gia đình cán bộ. La Vang và Thái Hà là hai hình ảnh nổi bật của cộng đồng công giáo Việt Nam trong đầu thế kỷ này. Ở hai nơi cũng chỉ là những lời nguyện cầu, cho mọi người và cho tổ quốc. Lòng sùng kính Đức Bà Maria ở Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia mang một nội dung ái quốc.
Người dân Nga vẩn có thói quen đi biểu tình với hình ảnh Đức Mẹ, y như giáo dân ở xứ Thái Hà khi họ hát những bài thánh ca tha thiết cầu xin cho quê hương đuợc an bình và ấm no. Giáo dân có cách diễn tả lòng ái quốc một cách mãnh liệt, luôn luôn nhắc nhở tới những thử thách mà quê huơng phải đối phó và lòng tin tưởng cho một ngày mai tươi sáng nhờ vào hồng ân của Thiên Chúa. Người cộng sản không thể hiểu được những giá trị thiêng liêng nơi người tín hữu Thái Hà, trong cuộc tranh đấu hiện nay, và trong truyền thống đạo, đã vào lịch sử Việt Nam.
Người công giáo Việt Nam trong những thế kỷ sau sẽ nhớ mãi tới Thái Hà cũng như La Vang, hai địa danh vang lừng tinh thần đạo trong phong ba, như những tia ánh sáng trong đêm mù. Chế độ không biết là họ đã hành động vô ý thức khi muốn đả phá một trung tâm của Đức Mẹ. Các thế hệ sau sẽ tiếp tục huớng vể Thái Hà và nhắc nhở lại cuộc đàn áp. Mảnh đất ở Thái Hà, đối với chính quyền chẳng có giá trị là bao, không nên bỗng dưng biến nó thành một vấn đề sống còn của chế độ.
Trả lại khu đất cho giáo xứ là một hành động bình thường đối với các chính thể bình thường. Cộng sản là ngoại lệ, thời gian sẽ làm sáng tỏ thêm cách hành chính thất sách của chính quyền ở Thái Hà.
Khu đất của xứ Thái Hà, kể từ năm 1928, là 60 000 thước vuông. Năm 1961, chính quyền cộng sản chiếm đoạt tất cả, chỉ để lại cho xứ đạo 2700 thước. Từ năm 1994, các linh mục dòng Chúa Cứu Thế, phụ trách xứ đạo, đã lập đơn khiếu nại, và từ đầu năm nay tổ chức cầu nguyện trên chính mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà xứ. Chính quyền phản ứng bằng dùi cui điện và luận điệu vu khống trên đài truyền hình, bào chí, đặc biệt tờ Hà Nội Mới và tờ Sài Gòn Giải Phóng. Người cộng sản có súng trong tay và tiền đô la trong ngân hàng, xử dụng các phương tiện truyền thông để mạt sát những người dân khiếu nại. Họ hoàn toàn tin vào hiệu lực của bạo lực để vô hiệu hóa sức phản khản của nhân dân. Tương lai sẽ cho họ vỡ mộng. Khát vọng tự do vẫn sống trong tâm hồn người Việt.
Vụ đất đai Thái Hà là một chuyện nhỏ mọn, nhưng thái độ hành xử của chính quyền lại có ý nghĩa to lớn. Ý nghĩa là một khi động đến quyền lực chuyên chính là người dân phải đối phó với bạo lực về mọi mặt. Mấy chục thước vuông mà đã vậy, nói chi đến quyền dân chủ, tự do bầu cử, đa nguyên đa đảng mà giới chính trị hải ngoại không ngớt đưa ra trên báo chí.
Có mấy ai ý thức là muốn đòi hỏi gì thì phải can đảm hứng chịu những cú dùi cui của cảnh sát động cơ? Tranh luận với chính quyền không đi tới đâu vì họ nói quanh co và gian dối ra mặt không chút ngượng nghịu. Họ thản nhiên cả quyết là không hề có cuộc đàn áp mới đây ở Thái Hà. Không nên nuôi ảo mộng là tụ do sẽ đương nhiên tới người dân như là thời tiết thay đổi bốn mùa. Trái lại phải tin là sớm muộn người Việt Nam sẽ có gan đụng độ với công an, nghiã là xuống đường, thay vi ngồi ở nhà gõ máy vi tính.
Muốn có quyền làm người, người dân phải trả giá rất đắt. Thực tế phũ phàng như vậy đó. Cứ theo dõi tình hình ở Thái Hà mà suy ra.
Một diều nổi bật trong vụ đất đai Thái Hà là vai trò của các ngành truyền thông, dụng cụ của chinh quyền, hoàn toàn cho các tin thất thiện, không bao giờ cho những đương sự, tức là các linh muc ở Thái Hà, có tiếng nói. Người giáo dân Thái Hà không được cho cơ hội để đính chính và trình bày quan diểm của mình. Nhưng may thay, nhờ phương tiện hiện đại của máy tính, của máy hình số, của internet… dù chính quyền có xuyên tạc tuyên truyền dối trá thế nào đi chăng nữa, những tin tức và hình ảnh đích thực của cuộc tranh đấu của họ cũng lọt được ra ngoài và được loan truyền rộng rãi cho thế giới biết đến.
Chính quyền Hà nội chủ trương thông tin một chiều đã vậy, lại còn vu khống, gán cho người khiếu nại có thái độ ngoan cố. Nhiều độc giả nhận định thời cuộc theo cách nhìn thiên lệch của báo chí Nhà Nước. Làm sao họ có thể ý thức sáng suốt đến thời cuộc bất lợi cho nhà cầm quyền? Độc quyền bao chí đi sát với các cuộc đàn áp. Không thể có tự do và dân chủ bao lâu không có báo chí tư nhân. Tự do báo chí là điều kiện cần thiết cho xã hội. Tự do ở đây là quyền tuyệt đối, vượt trên mọi vấn đề chính thể. Không có chế độ nào có quyền thiết lập một hệ thống báo chí quốc doanh độc quyền như ở Việt Nam hiện nay. Điều đáng bỡ ngỡ là người miền Nam đã được hưởng quy chế bao chí tư nhân trong hơn thế kỷ, thế mà xem ra đã đành an phận với chế độ báo chí quốc doanh từ mấy chục năm nay.
Giới trí thức Việt Nam sẽ phải trả lời thế nào với hậu lai vì thái độ thụ động của họ trước vấn đề này? Đáng lẽ họ phải sống chết với đòi hỏi của lương tâm. Nếu họ không quyết tâm, ngày đêm dồn sức vào việc phục hồi báo chí tư nhân, thì họ có thể làm gì thay lại?
Cuộc tranh đấu rất khiêm tốn của giáo dân Thái Hà làm dư luận có dịp đặt lại một số vấn đề, để nhận định thực trạng của Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Paris 31 tháng 8 năm 2008