Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên được Đức Phanxicô thiết lập ngày 22 tháng Ba năm 2014. Hơn một năm sau, Ủy Ban này mới có qui chế. Tuy nhiên trong tự sắc thiết lập, Đức Phanxicô đã nói rõ mục đích của Ủy Ban: đề nghị các sáng kiến để bảo vệ trẻ em khỏi những người ấu dâm trong Giáo Hội. Qui chế nói rõ hơn: Ủy Ban là một cơ chế hoàn toàn có tính cố vấn cho Đức Giáo Hoàng nhằm các mục đích cổ vũ trách nhiệm địa phương trong các giáo hội đặc thù để bảo vệ mọi vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương.
Ủy Ban gồm 18 thành viên kể cả vị chủ tịch, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm kỳ đầu đã chấm dứt cuối năm 2017 và việc triển hạn không công bố thành viên mới đã khiến dư luận xôn xao bàn tán, nhất là vì có những vụ từ chức của một số thành viên giáo dân.
Từ chức vì không được đa số ủy viên ủng hộ
Vụ từ chức của Peter Saunders và Marie Collins đã được nhiều người nói đến, ở đây, chúng tôi chỉ nhắc đến vụ từ chức thứ ba trong nhiệm kỳ đầu của Ủy Ban. Đó là bà Catherine Bonnet, một nhà phân tâm học người Pháp.
Theo nữ ký giả Claire Giangravè của Tạp Chí Crux, Catherine Bonnet vừa lên tiếng cho rằng Đức Phanxicô đã không coi việc bảo vệ trẻ em như một ưu tiên. Bà đệ đơn từ chức hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi không thuyết phục được đa số thành viên đưa ra các thay đổi mà bà cho là cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ L’Express (Pháp), bà nói: “tôi đích thân bênh vực việc các giám mục và bề trên các dòng tu buộc phải phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng tình dục cho các nhà cầm quyền dân sự, 1 việc vốn đã được thực hiện tại Hoa Kỳ... Nhưng hồi tháng Sáu, khi tôi thấy tôi không thể thuyết phục được 2 phần 3 các ủy viên, như qui định đòi hỏi, tôi đã viết thư từ chức”.
Có tường trình cho hay: Đức Phanxicô không chấp nhận thư từ chức của bà, nhưng khi ủy ban hết nhiệm kỳ và các ủy viên mới được bổ nhiệm, tên bà không có trên danh sách. Điều đáng nói ở đây là lý do của việc từ nhiệm.
Dường như cả ba ủy viên giáo dân từ chức đều không nắm vững vai trò và mục đích của Ủy Ban. Nhất là Catherine Bonnet khi bà nhấn mạnh đến việc 2 phần 3 Ủy Ban đã không ủng hộ sáng kiến của bà buộc các giám mục và các bề trên dòng tu phải phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng tình dục trẻ em cho nhà cầm quyền dân sự.
Theo Teresa Kettelkamp, một cựu đại tá cảnh sát của Tiểu Bang Illinois, cựu giám đốc Bảo Vệ Trẻ Em của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một chuyên gia từng làm việc xưa nay cho Ủy Ban trong việc soạn thảo các hướng dẫn và là ủy viên mới vừa được Đức Phanxicô cử vào Ủy Ban, thì nhiệm vụ chính của Ủy Ban là khai triển các hướng dẫn chống lại việc lạm dụng khắp nơi trên thế giới. Các hướng dẫn này phải có thể áp dụng khắp trong Giáo Hội với rất nhiều các truyền thống văn hóa, chính trị khác nhau.
Thành thử Ủy Ban “cần cung cấp cho Đức Thánh Cha một số ý tưởng vững chắc về việc phải bảo vệ trẻ em ra sao. Đó là sứ mệnh của Ủy Ban: cố vấn cho ngài các phương cách để bảo vệ trẻ em tốt nhất... trong khi lưu ý tới các nền văn hóa đa dạng và khác nhau. Điều làm được ở thế giới Tây Phương có thể không làm được đối với một số quốc gia khác, nên Ủy Ban phải đạt tới những chuẩn mẫu (templates) thực sự vững chắc. Ủy Ban đã có các hướng dẫn, nhưng các hướng dẫn không luôn áp dụng được ở mọi nơi trên thế giới. Một số áp dụng được, một số không, trong số các qui định của hướng dẫn. Ủy Ban cần tập chú vào sứ mệnh của mình, và sứ mệnh này là cố vấn cho Đức Thánh Cha và nhấn mạnh tới trách nhiệm địa phương... Công việc hàng đầu của họ là cố vấn cho Đức Thánh Cha, và các giải pháp phải đa dạng, không thể thiển cận, chỉ xem xét một bộ dân luật” hay một hệ thống công lý tại các quốc gia khác nhau. Cần phải có tính hoàn cầu và áp dụng cho giáo hội hoàn vũ”.
Phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng có thể áp dụng được ở Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nói chung. Nhưng biện pháp ấy có thể không hữu dụng ở một nơi khác trên thế giới, nên không được đa số các ủy viên đồng thuận. Chuyện ấy, đâu có chi đến phải quyết định viết thư xin từ chức!
Thành công hay thất bại
Nhân dịp trả lời phỏng vấn ngày 23 tháng Hai năm 2018 của tạp chí Crux, Kettelkamp quả quyết rằng “đôi khi, người ta muốn Giáo Hội thất bại. Nhưng Giáo Hội không thất bại trong vấn đề này. Giáo Hộ rất năng nổ giải quyết nó... có lẽ không nhanh như nhiều người khác mong muốn, nhưng đã có sự thay đổi trong văn hóa, trong khá nhiều nền văn hóa. Không phải chỉ trong nền văn hóa của Giáo Hội đã thay đổi ở nhiều nơi, mà cả nền văn hóa thế tục nữa... Những người muốn sự việc thay đổi nhanh hơn là không thực tiễn...”
Nói về thành công hay thất bại, Ký Giả John Allen thuật lại lời Tổng Thống Kennedy nói sau thảm họa Vịnh Con Heo năm 1961 “Chiến thắng có cả ngàn ông bố, nhưng thất bại là đứa con mồ côi”, một câu nói nhái lời hiền triết Tacitus ngày xưa. Oái oăm một điều, truyền thông ngày nay có quan điểm ngược hẳn lại: thất bại là người nổi tiếng, thành công chẳng là ai cả!
Nghĩa là được coi là tin tức khi chiến tranh nổ ra, máy bay rớt, hệ thống bị ngưng trệ, và các nhà lãnh đạo gặp rắc rối. Còn khi
Hoà bình ổn định, máy bay hạ cánh an toàn, ngân phiếu đến đúng lúc, và các nhà lãnh đạo âm thần hoàn thành nghĩa vụ thì nào có ai lưu ý!
Đối với Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên cũng thế: trước tấm phông những thất bại “hoành tráng” và những tranh cãi ầm ỹ về mặt trận chống lạm dụng tình dục, các thành công từ từ và nho nhỏ chẳng làm sao át được cái ầm ĩ kia.
Thực ra, theo Kattelkamp và Allen, “trong gần 4 năm hiện hữu, Ủy Ban đã âm thầm tạo được một tác dụng có thực chất trong việc làm cho Giáo Hội Công Giáo thành một nơi an tòan hơn cho trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới.
“Chỉ xin đơn cử một việc, các ủy viên của Ủy Ban đã đi khắp thế giới để tổ chức các buổi tập huấn về việc phòng ngừa, khám phá và đáp ứng lạm dụng cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội, kể cả ở những vùng trước đây vốn đề kháng việc nhìn nhận toàn bộ ý niệm cho rằng lạm dụng trẻ em là một nguy cơ thật sự trầm trọng trong Giáo Hội Công Giáo. Với thời gian, nhiều lời mời tổ chức các sáng kiến như thế cho thấy ý thức về và việc tiếp nhận sự lãnh đạo của Ủy Ban càng ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, có những tiêu chí cho thấy điển hình của Ủy Ban đang gây ra hiệu quả lên men nơi các giáo hội địa phương. Năm 2016, Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, Ấn Độ, một thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y Cố Vấn cho Đức Phanxicô và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, đã thiết lập ủy ban bảo vệ trẻ em tại Mumbai và ngài cho tạp chí Crux hay ngài làm thế là theo tinh thần của Ủy Ban cùng tên của Tòa Thánh.
Ủy Ban cũng đã đóng góp đáng kể vào việc duyệt lại các hướng dẫn chống lạm dụng tại các nước đã có các hướng dẫn này, đồng thời thúc đẩy và trợ giúp các nước chưa có các hướng dẫn này soạn thảo chúng bằng cách khai triển các khuôn mẫu để địa phương thích ứng.
Ủy Ban cũng đã khai triển “Ngày Cầu Nguyện” cũng như các ngày giáo dục về việc các giáo hội khác nhau có thể hành động ra sao để đấu tranh chống nạn lạm dụng trong cộng đồng của họ. Ủy Ban cũng đã đưa ra các suy tư thần học về tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng lạm dụng đối với cái hiểu thần học về Giáo Hội và các xác tín thiêng liêng nòng cốt của Giáo Hội.
Đúng như nhận định của Kettelkamp: những điều người ta biết về thành quả của Ủy Ban chỉ là một phần rất nhỏ, một vết cào nhỏ ở ngoài mặt.
Hướng đi tương lai
Với thành phần mới vừa được công bố, người ta thấy đây là một điểm mạnh của Đức Phanxicô đối với Ủy Ban. Ngài đã mở rộng phạm vi và tầm hoạt động hoàn cầu của nó với các thành viên từ Ethiopia, Ấn Độ, Tonga và Ba Tây, cả Úc Châu, Anh và Hoa Kỳ nữa.
Đức Hồng Y O’Malley, tiếp tục được sự tín nhiệm của Đức Phanxicô trong chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban, cho hay: “Đức Thánh Cha bảo đảm tính liên tục trong việc làm của Ủy Ban chúng tôi, là trợ giúp các giáo hội địa phương xuyên suốt việc làm của họ trong các cố gắng nhằm bảo vệ mọi trẻ em, thanh thiếu niên, và người lớn tuổi dễ bị thương tổn khỏi bị hãm hại”.
Điều đáng lưu ý là trong số các giáo dân ủy viên mới, có những người là nạn nhân bị lạm dụng, nhưng họ chỉ chia sẻ trải nghiệm của họ trong Ủy Ban hơn là nơi công cộng. Không như một số ủy viên bị lạm dụng trước đây lợi dụng tư cách thành viên để gây thanh thế cá nhân.
Theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, thông báo ngày 17 tháng Hai của Ủy Ban tiết lộ Ủy Ban đang thiết lập “Một Ban Cố Vấn Quốc Tế” gồm các cựu nạn nhân bị lạm dụng theo mẫu của Ủy Ban Công Giáo Bảo Vệ Toàn Quốc của Anh và Wales. Đây là một cơ chế mới, đặt dưới sự điều khiển của Nữ Bá Tước Hollins, người Anh, là cựu thành viên của Ủy Ban. Ban này có nhiệm vụ “nghiên cứu việc ngăn ngừa lạm dụng theo viễn tượng nạn nhân”.
Đức Hồng Y O’Malley, một lần nữa, nhấn mạnh tới thách đố lớn nhất của Ủy Ban là “tạo ra một nền văn hóa bảo vệ”. Theo ngài, “nhiệm vụ chuyên biệt” của Ủy Ban “là đề xuất với Đức Thánh Cha các sáng kiến thực hành tốt nhất để bảo vệ các vị thành niên và người lớn dễ bị thương tổn khỏi tội ác lạm dụng tình dục và phát huy trách nhiệm địa phương nơi các giáo hội đặc thù để bảo vệ mọi trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi dễ bị thương tổn”.
Nhân dịp này, ngài chính thức cho hay: từ năm 2014, Ủy Ban đã làm việc với gần 200 giáo phận và cộng đồng tu trì khắp thế giới để gây ý thức và giáo dục người ta về nhu cầu bảo vê trong nhà, trong giáo xứ, trường học, bệnh viện và các định chế khác.
Ủy Ban gồm 18 thành viên kể cả vị chủ tịch, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm kỳ đầu đã chấm dứt cuối năm 2017 và việc triển hạn không công bố thành viên mới đã khiến dư luận xôn xao bàn tán, nhất là vì có những vụ từ chức của một số thành viên giáo dân.
Từ chức vì không được đa số ủy viên ủng hộ
Vụ từ chức của Peter Saunders và Marie Collins đã được nhiều người nói đến, ở đây, chúng tôi chỉ nhắc đến vụ từ chức thứ ba trong nhiệm kỳ đầu của Ủy Ban. Đó là bà Catherine Bonnet, một nhà phân tâm học người Pháp.
Theo nữ ký giả Claire Giangravè của Tạp Chí Crux, Catherine Bonnet vừa lên tiếng cho rằng Đức Phanxicô đã không coi việc bảo vệ trẻ em như một ưu tiên. Bà đệ đơn từ chức hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi không thuyết phục được đa số thành viên đưa ra các thay đổi mà bà cho là cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ L’Express (Pháp), bà nói: “tôi đích thân bênh vực việc các giám mục và bề trên các dòng tu buộc phải phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng tình dục cho các nhà cầm quyền dân sự, 1 việc vốn đã được thực hiện tại Hoa Kỳ... Nhưng hồi tháng Sáu, khi tôi thấy tôi không thể thuyết phục được 2 phần 3 các ủy viên, như qui định đòi hỏi, tôi đã viết thư từ chức”.
Có tường trình cho hay: Đức Phanxicô không chấp nhận thư từ chức của bà, nhưng khi ủy ban hết nhiệm kỳ và các ủy viên mới được bổ nhiệm, tên bà không có trên danh sách. Điều đáng nói ở đây là lý do của việc từ nhiệm.
Dường như cả ba ủy viên giáo dân từ chức đều không nắm vững vai trò và mục đích của Ủy Ban. Nhất là Catherine Bonnet khi bà nhấn mạnh đến việc 2 phần 3 Ủy Ban đã không ủng hộ sáng kiến của bà buộc các giám mục và các bề trên dòng tu phải phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng tình dục trẻ em cho nhà cầm quyền dân sự.
Theo Teresa Kettelkamp, một cựu đại tá cảnh sát của Tiểu Bang Illinois, cựu giám đốc Bảo Vệ Trẻ Em của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một chuyên gia từng làm việc xưa nay cho Ủy Ban trong việc soạn thảo các hướng dẫn và là ủy viên mới vừa được Đức Phanxicô cử vào Ủy Ban, thì nhiệm vụ chính của Ủy Ban là khai triển các hướng dẫn chống lại việc lạm dụng khắp nơi trên thế giới. Các hướng dẫn này phải có thể áp dụng khắp trong Giáo Hội với rất nhiều các truyền thống văn hóa, chính trị khác nhau.
Thành thử Ủy Ban “cần cung cấp cho Đức Thánh Cha một số ý tưởng vững chắc về việc phải bảo vệ trẻ em ra sao. Đó là sứ mệnh của Ủy Ban: cố vấn cho ngài các phương cách để bảo vệ trẻ em tốt nhất... trong khi lưu ý tới các nền văn hóa đa dạng và khác nhau. Điều làm được ở thế giới Tây Phương có thể không làm được đối với một số quốc gia khác, nên Ủy Ban phải đạt tới những chuẩn mẫu (templates) thực sự vững chắc. Ủy Ban đã có các hướng dẫn, nhưng các hướng dẫn không luôn áp dụng được ở mọi nơi trên thế giới. Một số áp dụng được, một số không, trong số các qui định của hướng dẫn. Ủy Ban cần tập chú vào sứ mệnh của mình, và sứ mệnh này là cố vấn cho Đức Thánh Cha và nhấn mạnh tới trách nhiệm địa phương... Công việc hàng đầu của họ là cố vấn cho Đức Thánh Cha, và các giải pháp phải đa dạng, không thể thiển cận, chỉ xem xét một bộ dân luật” hay một hệ thống công lý tại các quốc gia khác nhau. Cần phải có tính hoàn cầu và áp dụng cho giáo hội hoàn vũ”.
Phúc trình các vụ hoài nghi lạm dụng có thể áp dụng được ở Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nói chung. Nhưng biện pháp ấy có thể không hữu dụng ở một nơi khác trên thế giới, nên không được đa số các ủy viên đồng thuận. Chuyện ấy, đâu có chi đến phải quyết định viết thư xin từ chức!
Thành công hay thất bại
Nhân dịp trả lời phỏng vấn ngày 23 tháng Hai năm 2018 của tạp chí Crux, Kettelkamp quả quyết rằng “đôi khi, người ta muốn Giáo Hội thất bại. Nhưng Giáo Hội không thất bại trong vấn đề này. Giáo Hộ rất năng nổ giải quyết nó... có lẽ không nhanh như nhiều người khác mong muốn, nhưng đã có sự thay đổi trong văn hóa, trong khá nhiều nền văn hóa. Không phải chỉ trong nền văn hóa của Giáo Hội đã thay đổi ở nhiều nơi, mà cả nền văn hóa thế tục nữa... Những người muốn sự việc thay đổi nhanh hơn là không thực tiễn...”
Nói về thành công hay thất bại, Ký Giả John Allen thuật lại lời Tổng Thống Kennedy nói sau thảm họa Vịnh Con Heo năm 1961 “Chiến thắng có cả ngàn ông bố, nhưng thất bại là đứa con mồ côi”, một câu nói nhái lời hiền triết Tacitus ngày xưa. Oái oăm một điều, truyền thông ngày nay có quan điểm ngược hẳn lại: thất bại là người nổi tiếng, thành công chẳng là ai cả!
Nghĩa là được coi là tin tức khi chiến tranh nổ ra, máy bay rớt, hệ thống bị ngưng trệ, và các nhà lãnh đạo gặp rắc rối. Còn khi
Hoà bình ổn định, máy bay hạ cánh an toàn, ngân phiếu đến đúng lúc, và các nhà lãnh đạo âm thần hoàn thành nghĩa vụ thì nào có ai lưu ý!
Đối với Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên cũng thế: trước tấm phông những thất bại “hoành tráng” và những tranh cãi ầm ỹ về mặt trận chống lạm dụng tình dục, các thành công từ từ và nho nhỏ chẳng làm sao át được cái ầm ĩ kia.
Thực ra, theo Kattelkamp và Allen, “trong gần 4 năm hiện hữu, Ủy Ban đã âm thầm tạo được một tác dụng có thực chất trong việc làm cho Giáo Hội Công Giáo thành một nơi an tòan hơn cho trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới.
“Chỉ xin đơn cử một việc, các ủy viên của Ủy Ban đã đi khắp thế giới để tổ chức các buổi tập huấn về việc phòng ngừa, khám phá và đáp ứng lạm dụng cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội, kể cả ở những vùng trước đây vốn đề kháng việc nhìn nhận toàn bộ ý niệm cho rằng lạm dụng trẻ em là một nguy cơ thật sự trầm trọng trong Giáo Hội Công Giáo. Với thời gian, nhiều lời mời tổ chức các sáng kiến như thế cho thấy ý thức về và việc tiếp nhận sự lãnh đạo của Ủy Ban càng ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, có những tiêu chí cho thấy điển hình của Ủy Ban đang gây ra hiệu quả lên men nơi các giáo hội địa phương. Năm 2016, Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, Ấn Độ, một thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y Cố Vấn cho Đức Phanxicô và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, đã thiết lập ủy ban bảo vệ trẻ em tại Mumbai và ngài cho tạp chí Crux hay ngài làm thế là theo tinh thần của Ủy Ban cùng tên của Tòa Thánh.
Ủy Ban cũng đã đóng góp đáng kể vào việc duyệt lại các hướng dẫn chống lạm dụng tại các nước đã có các hướng dẫn này, đồng thời thúc đẩy và trợ giúp các nước chưa có các hướng dẫn này soạn thảo chúng bằng cách khai triển các khuôn mẫu để địa phương thích ứng.
Ủy Ban cũng đã khai triển “Ngày Cầu Nguyện” cũng như các ngày giáo dục về việc các giáo hội khác nhau có thể hành động ra sao để đấu tranh chống nạn lạm dụng trong cộng đồng của họ. Ủy Ban cũng đã đưa ra các suy tư thần học về tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng lạm dụng đối với cái hiểu thần học về Giáo Hội và các xác tín thiêng liêng nòng cốt của Giáo Hội.
Đúng như nhận định của Kettelkamp: những điều người ta biết về thành quả của Ủy Ban chỉ là một phần rất nhỏ, một vết cào nhỏ ở ngoài mặt.
Hướng đi tương lai
Với thành phần mới vừa được công bố, người ta thấy đây là một điểm mạnh của Đức Phanxicô đối với Ủy Ban. Ngài đã mở rộng phạm vi và tầm hoạt động hoàn cầu của nó với các thành viên từ Ethiopia, Ấn Độ, Tonga và Ba Tây, cả Úc Châu, Anh và Hoa Kỳ nữa.
Đức Hồng Y O’Malley, tiếp tục được sự tín nhiệm của Đức Phanxicô trong chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban, cho hay: “Đức Thánh Cha bảo đảm tính liên tục trong việc làm của Ủy Ban chúng tôi, là trợ giúp các giáo hội địa phương xuyên suốt việc làm của họ trong các cố gắng nhằm bảo vệ mọi trẻ em, thanh thiếu niên, và người lớn tuổi dễ bị thương tổn khỏi bị hãm hại”.
Điều đáng lưu ý là trong số các giáo dân ủy viên mới, có những người là nạn nhân bị lạm dụng, nhưng họ chỉ chia sẻ trải nghiệm của họ trong Ủy Ban hơn là nơi công cộng. Không như một số ủy viên bị lạm dụng trước đây lợi dụng tư cách thành viên để gây thanh thế cá nhân.
Theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, thông báo ngày 17 tháng Hai của Ủy Ban tiết lộ Ủy Ban đang thiết lập “Một Ban Cố Vấn Quốc Tế” gồm các cựu nạn nhân bị lạm dụng theo mẫu của Ủy Ban Công Giáo Bảo Vệ Toàn Quốc của Anh và Wales. Đây là một cơ chế mới, đặt dưới sự điều khiển của Nữ Bá Tước Hollins, người Anh, là cựu thành viên của Ủy Ban. Ban này có nhiệm vụ “nghiên cứu việc ngăn ngừa lạm dụng theo viễn tượng nạn nhân”.
Đức Hồng Y O’Malley, một lần nữa, nhấn mạnh tới thách đố lớn nhất của Ủy Ban là “tạo ra một nền văn hóa bảo vệ”. Theo ngài, “nhiệm vụ chuyên biệt” của Ủy Ban “là đề xuất với Đức Thánh Cha các sáng kiến thực hành tốt nhất để bảo vệ các vị thành niên và người lớn dễ bị thương tổn khỏi tội ác lạm dụng tình dục và phát huy trách nhiệm địa phương nơi các giáo hội đặc thù để bảo vệ mọi trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi dễ bị thương tổn”.
Nhân dịp này, ngài chính thức cho hay: từ năm 2014, Ủy Ban đã làm việc với gần 200 giáo phận và cộng đồng tu trì khắp thế giới để gây ý thức và giáo dục người ta về nhu cầu bảo vê trong nhà, trong giáo xứ, trường học, bệnh viện và các định chế khác.