Những Lạm Dụng phổ biến nhất vẫn thường thấy trong Phụng Vụ
Lời Mở Đầu..... .
Để hiểu biết rõ hơn về vẻ đẹp, tính huy hoàng và thánh thiêng tột đỉnh hiện có trong Thánh Lễ truyền thống được cử hành bằng tiếng La Tinh, thì chúng ta trước hết cần phải hiểu biết đâu chính là những sai phạm hay những lạm dụng, vốn vẫn thường thấy nhất trong Phụng Vụ, kể từ khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II.
Tại sao chúng ta phải nói về Thánh Lễ?
Thưa, vì Thánh Lễ chính là trọng tâm của đời sống đức tin nơi mỗi một người Kitô hữu. Thánh Lễ chính là sự diễn lại việc Hy Tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá cho Chúa Cha, để qua đó ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả chúng ta.
Thánh Lễ chính là giải pháp và câu trả lời hoàn hảo duy nhất cho tất cả mọi vấn nạn thuộc về trần tục, cho tất cả mọi vấn nạn của xã hội con người trên bất kỳ phương diện nào. Sẽ là một sai lầm lớn khi xem nhẹ tính thánh thiêng của Thánh Lễ, xem nhẹ Phụng Vụ, để mà lo cố tìm ra những giải pháp thuộc về trần tục, mà quên bẵng hay coi thường đến việc phục hồi lại tính trang trọng và thánh thiện của Thánh Lễ, của Phụng Vụ - vì việc này suy cho cùng phải là ưu tiên hàng đầu, trong bất kỳ mọi lo toan khác của một vị Chủ Chăn của đàn chiên hay của cộng đoàn.
Trong ý hướng này, người viết sẽ lần lượt đề cập đến việc lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ qua một số bài viết sắp tới, với mục đích giúp cho Quý Vị độc giả hiểu và ý thức rõ hơn về đâu là những sai phạm, cách thức trình bày ra những sai phạm đó lên cho các vị giáo sĩ, để chúng ta - từng bước - cùng nhau phục hồi lại những gì mà Thiên Chúa qua Giáo Hội, và cụ thể là qua Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích mong muốn nơi Thánh Lễ.
Nhiệm vụ hồi phục lại tính thánh thiêng và trang trọng của Thánh Lễ không phải chỉ của riêng hàng giáo sĩ không thôi mà đó còn là trách nhiệm của giáo dân, hay nói cách khác của từng người tín hữu trong cộng đoàn.
Đã qua rồi thời kỳ đón nhận đức tin một cách giáo điều và sai lầm vì suy cho cùng Giáo Hội: Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện, và Tông Truyền không phải là một Giáo Hội được dựng xây và tồn tại trên nền tảng của sự độc đoán, hay là một Giáo Hội theo khuynh hướng tự do, tự biên và tự diễn, hay tự ca và tự khen theo lối trần tục được.
Giáo Hội được dựng xây trên nền tảng của Sự Thật, của những giảng dạy và của những Giáo Huấn cùng các Luật Lệ có từ thời các Tông Đồ, các Tổ Phụ Cha-Ông, và luôn được soi dẫn, gìn giữ và bảo vệ bởi chính Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, và qua sự chuyển cầu và trông nom của Đức Maria.
Giáo Hội qua những Luật Lệ cụ thể (vốn sẽ được trình bày dưới đây) cho phép những người giáo dân lẫn giáo sĩ nào - vốn có đức tin và lòng đạo đức chân thật, đích thực - cùng đóng góp và sửa đổi cho nhau trong tình yêu thương tôn trọng, trong tình con thảo của những người con trong một đại gia đình có cùng Một Cha ở trên trời.
Trình bày ra một số bài viết về chủ đề này, mục đích của chính người viết không phải để tỏ sự bất kính với các Đấng Bậc có trong Giáo Hội, mà ngược lại là vì sự yêu mến và sự tôn kính đến Phụng Vụ Thánh và đến chính Thiên Chúa Tối Cao.
Thường những Vị có đầu óc tự kiêu, tự đại, hay có đời sống tâm linh, hoặc đời sống đức tin mệt mõi, kém cỏi, sa sút.... sẽ là những Vị tỏ vẽ giận dữ, bực tức, nóng mặt, hoặc "phùng man trợn mắt" để lên tiếng chỉ trích khi yếu điểm của Vị ấy bị người khác vạch ra. Thế nhưng, đối với những Vị có đời sống tâm linh đích thực, khiêm tốn và thánh thiện thì cách hành xử hẳn sẽ phải khác hơn, qua việc tự kiểm điểm lại chính mình với Thiên Chúa - hòng trả lại những gì là Thánh Thiên Nhất, và những gì là Tôn Kính Nhất lại cho Phụng Vụ Thánh - để qua Thánh Lễ hết sức sốt sắng và trang trọng đó mỗi ngày, người tín hữu đón nhận được tất cả mọi ơn ích và hồng ân đích thực của Thiên Chúa đến trong tâm hồn, con tim và tâm trí của họ, để từ đó họ tự hoán cải chính bản thân, và tự hăng say rao truyền sứ điệp bác ái và yêu thương đích thực đó đến cho tất cả muôn người, muôn nước... thì khi đó những vấn nạn của con người mới được hóa giải, từ ngay chính hồng ân mà họ đón nhận được trong Thánh Lễ tinh tuyền và thánh thiện do vị Chủ Tế đó cử hành.
Có bao giờ chúng ta sau khi đi tham dự Thánh Lễ về, cảm thấy tâm hồn quá rối loạn, quá trống vắng, quá ưu tư, não sầu, bực tức, hay buồn phiền, bị lo ra, bị chia trí, bị nói "sắp óc"... hay gì gì đó không? Nếu đúng là vậy, hoặc là chính bản thân chúng ta chưa biết dọn mình thật kỹ càng trước khi tham dự Thánh Lễ hoặc là vì có sự lạm dụng trong Phụng Vụ nên khiến cho Thánh Lễ đó bổng trở nên quá nhạt nhòa, giống thể đó là một thói quen nhàm chán, chẳng có được ơn ích gì, khi vị Chủ Tế cử hành để cho có lệ, để cho xong nhiệm vụ được giao, và người giáo dân thì mõi mệt cứ thả lòng, thả trí cho ma quỷ, chẳng hề chú ý hay đối đáp, hoặc đối đáp mà không có suy nghĩ, không để cho con tim lẫn lòng trí suy niệm hay thổn thức về từng mầu nhiệm một có trong Thánh Lễ, vân vân....
Qua một số bài viết về chủ đề này, người viết hy vọng sẽ giúp cho từng người trong chúng ta có dịp cùng nhau vấn tự lại lương tâm, thái độ, cách nghĩ suy,...., của từng người chúng ta khi chúng ta đến Nhà Thờ, để cùng nhau tham gia vào trong Phụng Vụ Thánh, tham gia vào việc Bẻ Bánh và Hy Tế của chính Thiên Chúa và của cả Giáo Hội.
Bài Viết Chính ....
A. Các Tài Liệu về Phụng Vụ Thánh:
Trước Công Đồng Chung Vaticăn II, chẳng có bất kỳ sự ngạc nhiên nào cả khi nói đến Thánh Lễ.
Còn giờ đây, tại rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ, Pháp Quốc, Úc, vân vân... chúng ta sẽ nhận thấy có rất nhiều vị Linh Mục đang từng bước cải thiện dần Thánh Lễ tại bất kỳ nơi nào mà chúng ta đến tham dự. Thậm chí ngay cả khi các vị Tổng Giám Mục ban hành ra những Lá Thư Mục Vụ nhằm ám chỉ đến những điều hết sức lạ kỳ và ngược đời trái với những luật lệ về Phụng Vụ, thì mọi chuyện cũng chẳng ra đâu vào đâu.
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập tới trong chuyến viếng thăm cứ mỗi 5 năm một lần của các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang ở phía Tây vào năm 1988 rằng:
"Không phải tất cả những thay đổi nào hiện có trong Phụng Vụ cũng đều theo đúng với giáo lý hay có thể giải thích được cả, và có một số không nhỏ các trường hợp đó đã dẫn đến sự hiểu lầm sai lệch về bản tính tinh tuyền của Phụng Vụ, từ đó dẫn đến những vụ lạm dụng, những phân cực, và thậm chí cả sự mất đi đức tin nữa là đằng khác."
Khi Thánh Lễ được cử hành theo một cung cách hay theo một thái độ nhàm chán, tẻ nhạt, theo thói thông lệ, hay có tính tiêu khiển, quá ồn ào, quá nhộn nhịp hay theo lối tự ứng khẩu và phóng tác (improvisational), thì toàn bộ ý nghĩa và tính trang trọng của Thánh Lễ tự dưng bị biến mất đi hoàn toàn. Nếu vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ theo kiểu như thể là Chúa Kitô thật sự chẳng có hiện diện gì cả nơi Phép Thánh Thể, thì tại sao người dự lễ trong giáo xứ đó lại nghĩ rằng Phép Thánh Thể lại có ý nghĩa nào đó với chính họ cho được?
Mặc dầu các con số thống kê báo cáo cho biết rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang trên đà phát triển, thế nhưng chỉ có 25% những người Mỹ tự gọi họ là người Công Giáo là đi tham dự Thánh Lễ đều đặn mà thôi (con số này đã giảm xuống trầm trọng, so với 75% trước khi có sự cải cách trong Phụng Vụ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăn II). Còn tệ hại hơn, có gần 2/3 những người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng họ không tin có Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể - và rất nhiều người trong số này thuộc vào số 25% những người thường tham dự Thánh Lễ đều đặn.
Còn ở Việt Nam hay tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại thì sao? Tuy số tín hữu tham dự Thánh Lễ đều đặn rất đông, thế nhưng đời sống đức tin thật sự qua hành động thì lại rất suy yếu và kém cõi. Ngoài phạm vi của Thánh Lễ, của Nhà Thờ, mọi người trong xứ đạo vẫn "đâm chém" và hiềm khích lẫn nhau, vẫn nói xấu, vẫn chọc gậy, chụp mũ, hay vu khống lẫn nhau, vẫn ích kỷ và gạnh tị, vẫn xét đoán lẫn nhau, vẫn tìm cách trù dập, đè bẹp, chia rẽ và ám hại lẫn nhau, vân vân... Điều đó chứng tỏ cho thấy họ chưa có một đời sống đức tin trưởng thành, chưa có đủ lòng bác ái, cùng các nhân đức khác - mặc dầu họ đi tham dự Thánh Lễ và đọc kinh ràu ràu.
Quan sát các giáo xứ Mỹ, con số những người Mỹ tham dự Thánh Lễ mỗi ngày tuy rất ít, rất khiêm tốn, không ào ạt và đông đúc như người Việt, thế nhưng lòng đạo hạnh và bản chất "Kitô Giáo" thật sự có nơi họ quả là tuyệt vời, và không đâu có thể sánh được...
Lý do vì sao vậy?
Một cách biện luận mạnh mẽ có thể được cho là thế này: vì sự mất đi tính cấu trúc cốt lõi vốn có trong Phụng Vụ, nên đã gây ra một sự xói mòn trong đức tin, vốn từ đó trở nên một cú sốc lớn trong đời sống Linh Mục, trong ơn gọi Linh Mục ở Hoa Kỳ đến từ phía những người Mỹ, và trong đời sống đức tin đích thực của người tín hữu.
Riêng ở Hoa Kỳ, ơn gọi của các dòng tu lúc nào cũng không thiếu, thế mà giờ đây cũng đã giảm xuống một cách trầm trọng khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến ra mà không có sự giải thích rõ ràng và cần thiết nào cả về mặt giáo lý, lẫn giáo luật.
Trong một bầu khí Phụng Vụ theo kiểu tự do này, tất cả mọi chuyện đều tùy thuộc vào người giáo dân có biết hay không biết về các luật lệ của Giáo Hội có liên quan đến từng đoạn một được vị Chủ Tế đọc ra trong Thánh Lễ, đến từng cử chỉ, từng điệu bộ, từng vật thánh được vị Chủ Tế sử dụng đến, và từng thái độ lẫn cung cách đúng đắn nhất của vị Chủ Tế khi cử hành Thánh Lễ; để tuân phục đúng với những luật lệ này; và để nhìn xem là vị Chủ Tế đó có tuân phục đúng với những quy luật về Phụng Vụ đó hay không.
Tất cả đều phụ thuộc vào người giáo dân để dám dóng lên tiếng nói và để kêu gọi các vị Linh Mục của chúng ta phải trả lại sự tôn kính đúng đắn nhất khi nó có liên quan đến những vấn đề quan trọng của đức tin có trong luật lệ Phụng Vụ của Giáo Hội; hay những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi thấy vốn không được các luật lệ hiện có trong Phụng Vụ đề cập đến. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết được đâu là những vấn đề có liên quan tới luật lệ của Phụng Vụ Thánh, và đâu là những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi (a matter of taste) thấy.
Nếu chúng ta thắc mắc hay ngờ vực về kiểu cách thực hành Phụng Vụ có nơi giáo xứ của chúng ta, thì chúng ta có thể tìm đến những chỉ dẫn hay những văn kiệnRất Quan Trọng sau đây:
** Trên Mạng Internet:
(1) Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml
hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html
(2) Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM
(3) Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html
(4) Chỉ Dẫn về Trình Tự Thi Hành của Tông Huấn về Phụng Vụ (Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Liturgicae Instaurationes) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/lituinst.htm
(5) Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Kính Phép Thánh Thể (On the Mystery and Worship of the Eucharist hay Dominicae Cenae) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/documents/hf_jp-ii_let_24021980_dominicae-cenae_en.html
(6) Chỉ Dẫn Liên Quan Đến việc Tôn Kính Mầu Nhiệm Thánh Thể (Instruction Concerning Worship of the Eucharist Mystery hay Inaestimabile Donum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM
(7) Chỉ Dẫn về Một Số Vấn Đề Liên Quan Tới Việc Cộng Tác của Người Giáo Dân trong Sứ Vụ Tư Tế Thánh (Instruction on Certain Questions Regarding the Collaboration of the Non-Ordained Faithful in the Sacred Ministry of Priest hay Ecclesiae de Mysterio) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/laity/documents/rc_con_interdic_doc_15081997_en.html
(8) Thông Điệp về Mầu Nhiệm Đức Tin có trong Phép Thánh Thể (Mystery of Faith hay Mysterium Fidei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html
(9) Chỉ Thị có Liên Quan Tới Một Số Vấn Đề Cần Phải Được Bảo Tồn hay Nên Tránh Đi về Phép Thánh Thể (Instruction on Certain Matters to be Observed or to be Avoided regarding the Most Holy Eucharist hay Redemptionis Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
(10) Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html
(11) Về việc cho Rước Lễ và Tôn Kính Phép Thánh Thể bên ngoài phạm vị của Thánh Lễ (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass hay Eucharistiae Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWSACRA.htm
(12) Về việc Hỏi-Đáp về Những Cách Diễn Dịch Chính Thức của GIRM (Query and Reply Official Interpretations of the GIRM) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/girmnote1975.htm
(13) Về việc Chuẩn Bị và Cử Hành Các Thánh Lễ trong Mùa Phục Sinh (The Preparation And Celebration Of The Easter Feasts hay Paschales Solemnitatis) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWEASTR.HTM
(14) Về việc Dùng Đến các Ngôn Ngữ Thời Nay trong việc Ấn Bản ra các Sách về Phụng Vụ Rôma (On the Use of Vernacular Languages in the Publication of the Books of the Roman Liturgy hay Liturgicam Authenticam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20010507_liturgiam-authenticam_en.html
(15) Chỉ Dẫn về việc dùng đến Âm Nhạc trong Phụng Vụ (Instruction On Music In The Liturgy hay Musicam Sacram) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWMUSIC.HTM
(16) Về việc Nhảy Múa trong Phụng Vụ (Dance In The Liturgy) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWDANCE.HTM
(17) Về Chỉ Thị Thứ 2 về Trình Tự Thi Hành Tông Hiến về Phụng Vụ (Second Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Tres Abhinc Annos) tại địa chỉ:
http://www.catholicliturgy.com/index.cfm/FuseAction/DocumentContents/Index/2/SubIndex/16/DocumentIndex/415
(18) Tông Huấn về việc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (On Evangelization In The Modern World hay Evangelii Nuntiandi) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19751208_evangelii-nuntiandi_en.html
(19) Chỉ Dẫn của Thánh Bộ đặc trách các Nghi Lễ về việc Triển Khai Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Instruction On Implementing The Constitution On Sacred Liturgy hay Inter Oecumenici) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWINOEC.HTM
(20) Tông Thư được ban hành ra dưới dạng Tự Sắc giải thích thêm về Tính Nhạy Cảm Công Giáo có liên quan đến Phụng Vụ (Catholic Sensibility Under Liturgy hay Sacram Liturgiam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/motu_proprio/documents/hf_p-vi_motu-proprio_19640125_sacram-liturgiam_en.html
(21) Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/catechism/ccc_toc.htm
(22) Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh (Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy hay De musica sacra et sacra liturgia) tại địa chỉ:
http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html
Lưu Ý: Cách tốt nhất là Quý Vị nên tải xuống (download) tất cả các văn kiện trên, bỏ vào một tập tin Word, để tiện tham khảo thêm lần sau cho dễ dàng hơn. Nếu Quý Vị không có thời gian, Quý Vị có thể email trực tiếp cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com, và người viết sẽ gởi tập tin Word đó đến cho Quý Vị!
** Tại Các Thư Viện Công Giáo có trong Giáo Xứ hay Giáo Phận, hoặc qua các Nhà Xuất Bản Sách Công Giáo hãy tìm mua /đọc qua các Sách sau:
(23) Sách nói về các Nghi Thức của các Đức Giám Mục (Ceremonial of Bishops);
(24) Sách nói về Các Nghi Thứ của Lễ Nghi Rôma Hiện Đại (Ceremonies of the Modern Roman Rite);
(25) Các Văn Kiện có liên quan đến Phụng Vụ 1963-1979 (The Documents on the Liturgy 1963-1979) do Liturgical Press ở Collegeville thuộc bang Minnesota xuất bản;
(26) Sách Các Văn Kiện về Phụng Vụ: Một Tài Liệu Dành Cho Giáo Xứ (The Liturgical Documents: A Parish Resource) do Liturgy Training Publications tại Tổng Giáo Phận Chicago xuất bản.
** Kế đến là thường xuyên kiểm chứng, và theo dõi các chỉ thị, hay sắc lệnh được ban bố ra bởi các vị Giáo Hoàng và các Thánh Bộ có trong Giáo Triều Rôma, cụ thể là Thánh Bộ đặc trách về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and Discipline of Sacraments). Thánh Bộ này thường xuyên đưa ra những câu trả lời về những vấn đề Phụng Vụ được quan tâm tới trong một đặc san có tên là Notitiae, do Libreria Editrice Vaticana xuất bản ra hằng tháng.
Khi chúng ta có được các luật lệ đó trong tay, việc kế tiếp là viết thư trực tiếp đến cho vị Linh Mục mà chúng ta quan sát thấy có sự sai phạm hay lạm dụng trong Phụng Vụ, bằng cách trích dẫn ra các luật lệ, các chương, đoạn và các trích đoạn đầy đủ cụ thể ra.
Cách viết thư và trình bày như thế nào sao cho lễ độ và đúng với quy tắc của Giáo Hội sẽ được người viết đề cập trong các bài viết sắp tới.
Nhớ thực hiện việc này trong tinh thần đạo đức, bác ái và khách quan. Nếu có thể thì chúng ta trình bày ra những mối quan ngại của chúng ta dưới dạng những câu hỏi để nhờ vị Linh Mục đó giải đáp. Nếu một Linh Mục nào đó thi hành chức vụ tư tế Linh Mục của mình theo cách cho có lệ thì đơn giản Vị ấy chẳng biết gì cả về việc mà Vị ấy đang làm, là liệu Vị ấy có lơ đãng hay cố tình chủ ý tỏ ra bướng bỉnh hoặc sẽ cố giữ thể diện khi lầm lỗi của Vị ấy bị người khác nêu ra.
Nếu cảm thấy không thỏa mãn sau khi trình bày ra đầy đủ các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, thì hãy kiên nhẫn gởi thêm một lá thư khác nữa đến cho vị Linh Mục ấy, và gởi một bản sao của lá thư đó cho vị Giám Mục địa phận - bề trên của vị Linh Mục đó.
Tiến trình này - theo kinh nghiệm của riêng người viết - khi trực tiếp bày tỏ những quan ngại này đến cho một số vị Linh Mục người gốc Hoa Kỳ thì nó có thể nhập nhằng, dai dẳng và không mấy dễ chịu cho lắm. Thế nhưng, dẫu có gì đi nữa, thì hãy cứ kiên nhẫn lập đi lập lại vấn đề sai phạm và những luật lệ cụ thể mà những sai phạm này đi ngược lại, và lúc nào cũng phải duy trì một tinh thần bác ái cao thượng trên hết!
Nếu sự than phiền của chúng ta dẫn đến một sự sửa đổi hay nhìn nhận nào đó "có hậu," thì cũng đừng vì đó mà huênh hoang, ngạo mạn, hay phách lối, tỏ vẽ "ta đây" theo kiểu của những kẻ "thất học" và "thất đức," vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có chiến thắng gì cả: Luật Lệ của Giáo Hội được chu toàn và Bí Tích Thánh được trả về lại với tính trang trọng và thánh thiên của nó - thế thôi!
B. Những Lạm Dụng Phổ Biến Nhất trong Phụng Vụ Thánh:
1. Việc Xem Thường Bản Văn Được Qui Định của Sách Lễ:
Sự lạm dụng cụ thể này có lẽ là sự lạm dụng phổ biến nhất. Chúng ta thường hay nghĩ rằng việc có Sách Lễ và các đoạn được viết ra trong Sách Lễ đó sẽ không bao giờ bị thay đổi hay phóng tác thêm, thế nhưng sự thật thì lại không đúng như vậy.
Ngày nay, không có gì lạ lùng khi chúng ta nghe những người lên đọc Sách Thánh tránh đề cập đến Thiên Chúa theo giới nam, hay việc dùng đến các phiên bản lạ lùng của các Sách Thánh Kinh vốn không chính xác và chưa được phê chuẩn (tức dạng Thánh Kinh của New Revised Standard Version) cho các Bài Đọc trong Thánh Lễ.
Hay thỉnh thoảng chúng ta nghe các vị Linh Mục thay đổi các từ có trong Kinh Tin Kính như: việc bỏ mất đi từ "men" trong câu "for us men and for our salvation" - thì đây chính là trường hợp vi phạm phổ biến nhất - hay loại bỏ đi việc đọc cả Kinh Tin Kính; hoặc đọc lớn lên các lời nguyện lẽ ra phải được đọc trong sự thinh lặng; hay việc nói một cách tổng quát, chung chung, như trong câu:
"Lord, wash away our inquities and cleanse us of our sins" thay vì phải đọc cho đúng là: "Lord, wash away my inquities and cleanse me of my sins" vị Chủ Tế đọc câu này lên, trong khi đang được chú giúp lễ đổ nước lên tay và dùng khăn để lau tay.
Hay chúng ta vẫn thường nghe vị Linh Mục tự động thay đổi thể của động từ, và do đó làm sai lệch đi ý nghĩa của cả câu. Lấy ví dụ như, "Pray that our sacrifice is acceptable" mà đúng ra phải là "may be acceptable," hay "The Lord is with you!" mà đúng ra phải là "The Lord be with you!"
Hay việc chúng ta lắng nghe vị Linh Mục mời gọi cả cộng đoàn cùng tham dự vào những lời cầu nguyện, giống thể như đó chính là những câu cầu nguyện của riêng vị Linh Mục chủ tế đó vậy. Và ngoài những từ ngữ được thêm, bớt hay bỏ đi, chúng ta còn nhận thấy cách thực hành thiếu tính trang nghiêm chẳng hạn việc dùng đến các áo lễ màu xanh nước biển cho các Ngày Lễ Kính Đức Maria, hay việc dùng đến bánh gừng (gingerbread) trong Phép Thánh Thể cho các Thánh Lễ dành cho trẻ em.
Tất cả những điều kể trên là đi ngược lại với Luật Lệ của Giáo Hội.
Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh, Chương 22 - cũng như trong các văn kiện như Sacram Liturgiam; Tres Abhinc Annos; hay CIC 841 và 846 cũng như trong các Qui Định và Luật Lệ khác viết rằng:
"Quy định về Phụng Vụ Thánh chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi, tức của Tòa Thánh, như được qui định bởi các luật lệ, và của vị Giám Mục bản quyền. Do đó, không có bất kỳ ai khác, thậm chí nếu người đó là Linh Mục, cũng không có quyền thêm, bớt, hay thay đổi bất kỳ điều gị có trong Phụng Vụ Thánh bằng chính thẩm quyền của riêng mình."
Những sự sai lệch với Sách Lễ Rôma là bất hợp pháp, và khi được thực hiện một cách cố ý, thì vị Linh Mục đó phạm Tội Trọng chống lại cả Giáo Hội lẫn những người tín hữu vốn có quyền để lãnh nhận một Phụng Vụ Thánh Đích Thực (như được đề cập đến trong Inaestimabile Donum).
2. Việc Ngưng hay Ngắt Quãng Thánh Lễ:
Vị Linh Mục không có bất cứ quyền nào để ngưng Thánh Lễ từ cung thánh cả. Vào lúc cuối lễ, người đọc sách Thánh hay vị Linh Mục mới đưa ra những thông cáo chung về các thông tin sinh hoạt của giáo xứ, điều này đã được qui định rất rõ ràng trong Sách Lễ Rôma.
Không ai có quyền ngừng Thánh Lễ lại để đưa ra những lời thông cáo, đưa ra các báo cáo tài chánh [như tình hình thu chi, quyên góp được bao nhiêu, vốn xảy ra trong Thánh Lễ Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang ở Washington vừa qua - NV], hay việc vận động kêu gọi quyên góp vào các quỹ bác ái, vân vân.... (các văn kiện như Inter Oecumenici và Inaestimabile Donum đã quy định rất rõ về điều này).
Không ai có thể ngưng Thánh Lễ để có thêm nhiều bài giảng (như chính Liturgicae Instaurationes ở Mục Số2(a) đã qui định rất rạch ròi); và hẳn nhiên hoàn toàn không có chuyện được gọi là nhảy múa phụng vụ cả.
Lạm dụng hay sai phạm này, suy cho cùng, xảy ra rất nhiều, không những tại Việt Nam mà còn ngay cả chính Hoa Kỳ này nữa.
3. Việc Bỏ Đi Nghi Thức Sám Hối:
Việc này thường gây ra sự hiểu lầm. Một vị Linh Mục có thể chọn việc dùng đến nghi thức làm phép và rảy nước như được qui định trong Sách Lễ, mà trong trường hợp đó, vị Linh Mục chủ tế phải bỏ đi việc đọc "Lord have mercy!"
Thế nhưng một vị Linh Mục không thể nào bỏ đi toàn bộ nghi thức sám hối được, và hẳn nhiên vị ấy không thể nào đưa ra một sự xá tội chung trong nghi thức sám hối của Thánh Lễ, như là một cách thay thế cho việc xưng tội cá nhân được (và càng không thể trong lúc diễn ra nghi thức sám hối cộng đoàn như đã được quy định rất rõ ràng trong CIC số 961).
Còn việc ban dấu chỉ bình an cho nhau. Trong GIRM 112 có quy định rằng: vị Linh Mục chủ tế có thể bỏ đi phần này trong Thánh Lễ (vì trong Thánh Lễ La Tinh không có chuyện bắt tay để ban bình an cho nhau - NV).
Nhưng nếu vị Linh Mục chủ tế cho phép việc bắt tay hay ôm hôn để ban bình an cho nhau được diễn ra trong Thánh Lễ, thì vị Linh Mục không được phép rời cung thánh để xuống dưới trao đổi bình an cho cộng đoàn (như được quy định trong GIRM 136).
4. Việc Thay Thế hay Bỏ Đi Bài Giảng:
Một vị Linh Mục có thể bỏ qua bài giảng hay không giảng trong Thánh Lễ thuộc vào các ngày thường trong tuần. Còn vào những Ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng, hay các Lễ Kính, thì vị Linh Mục phải có bài giảng cho giáo dân (Sacrosanctum Concilium và CIC Số 767 có quy định rất rõ về điều này), và bài giảng nên liên hệ tới các bài đọc, hay ám chỉ đến cách làm sao để thông điệp của các bài đọc đó có thể được đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của những người tín hữu (như được quy định trong Evangelii Nuntianidi và Inter Oecumenici).
Nói về bài giảng, theo nhận xét "thiển ý" của người viết khi đề cập đến "chất lượng, tính hùng hồn và đạo đức"của bài giảng và khả năng giảng thuyết, thì hình như các Linh Mục tại Việt Nam chú trọng và nghiên cứu nhiều về nội dung của bài giảng hơn là các vị Linh Mục Việt Nam ở hải ngoại, do đó bài giảng của các Vị ấy thường có sức lôi cuốn sự chú ý và đánh động đến lương tâm của người tín hữu hơn. Việc giảng trong Thánh Lễ, nếu không được chú trọng và dọn sẳn sàng kỹ lưởng trước, cũng có thể gây ra sự chia trí hay nhàm chán nơi những người tín hữu. Về chủ đề này, Linh Mục Giuse Trần Nhân Tài, Cjsb đã có đề cập đến trong loạt bài viết của Cha có nhan đề "Cha Sở - Cha Phó" được đăng trên VietCatholic từ mấy lâu nay.
Không có vị Linh Mục nào có thể thay thế bài giảng bằng việc đưa ra các thông cáo, hay việc công bố ra các báo cáo tài chánh, hay các lời vận động và kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc; hay thậm chí thêm những việc vừa kể vào trong phạm vi của bài giảng cả.
Dĩ nhiên là Tòa Thánh không mấy quan trọng hóa đến điều này nếu như vị Linh Mục chủ tế chỉ đã động vài ba câu về những việc vừa kể trên ngay lúc kết thúc bài giảng, để đưa ra một thông cáo nhỏ hay vắn tắt nào đó, hay nói cho cộng đoàn biết về việc còn lại bao nhiêu trong quỹ xây dựng Nhà Thờ, hay đề cập đến việc quyên tiền lần 2 trong Thánh Lễ.
Không ai - ngoại trừ Linh Mục, Giám Mục hay Phó Tế, có thể đưa ra bài giảng cả như CIC từ Số 766-768 có quy định rất rõ ràng. Và dĩ nhiên vị Linh Mục chủ tế không được rời khỏi cung thánh trong lúc đưa ra bài giảng lễ cho giáo dân (theo quy định của GIRM Số 97).
5. Việc Khống Chế về Cử Chỉ hay Dáng Điệu:
Có những giáo xứ mà các ông từ sẽ đưa ra lời yêu cầu toàn thể cộng đoàn đứng, khi đúng ra phải quỳ xuống. Rất nhiều nhà thờ ngày nay đang được xây dựng vốn không có chổ để quỳ, hầu làm nhục chí những ai muốn quỳ xuống. Điều này hoàn toàn vi phạm đến luật lệ của Giáo Hội, và chứng tỏ cho thấy chẳng có sự tôn kính nào cả cho Chúa Kitô lẫn các vị Thánh Tử Đạo - những người thà chết chứ không hề chấp nhận những dấu hiệu ngược đời của đức tin nơi các Ngài..
Vị Linh Mục chủ tế lẫn các ông từ không thể nào quy định hay áp đặt dáng điệu của từng người tín hữu, thế nhưng luật lệ của Giáo Hội lại có quyền quy định về điều đó. Cụ thể là toàn thể cộng đoàn cùng đứng, quỳ, hay ngồi xuống vào những lúc thích hợp trong Phụng Vụ Thánh Lễ (như GIRM Số 20 có đề cập đến), và có các quy luật mang tính áp dụng chung cho cả Giáo Hội khắp hoàn vũ.
Tại Hoa Kỳ, người tín hữu buộc phải quỳ xuống trong lúc diễn ra việc Thánh Hóa Bánh và Rượu, ngay cả khi nhà thờ đó không có bàn quỳ (như được đề cập trong GIRM Số 21).
Mọi người tín hữu buộc phải cúi đầu hay quỳ xuống khi nghe đọc tới dòng chữ "by the power of the Holy Spirit" (tức "bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần") trong Kinh Tin Kính (như GIRM Số 98 có nói rất rõ).
Mọi người tín hữu buộc phải quỳ gối bất kỳ khi nào đi ngang qua Phép Thánh Thể, cho dẫu là Phép Thánh Thể được đặt trong Nhà Tạm hay được để công khai trên bàn thờ, ngoại trừ lúc diễn ra Kiệu Thánh Thể mà thôi (trong Ceremonial of Bishops Số 71, và GIRM Số 233 có đề cập tới việc này).
Và hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng ta nghĩ là có thể được trong thời nay đó là: Nhà Tạm đặt Phép Thánh Thể không thể nào được dấu kín, hay cất riêng ra một chổ nào khác, hoàn toàn tách rời khỏi cấu trúc của Nhà Thờ, mà phải được "đặt ngay trong phần thuộc về Nhà Thờ, vốn phải được trang trí một cách đẹp đẽ, dễ thấy, và thích hợp cho việc cầu nguyện" (như CIC Số 938 quy định).
Sau phần Thánh Thể, chúng ta được tự do có quyền để đứng, ngồi hay quỳ, tùy ý.
6. Việc Khống Chế Đến Cách Thức Lãnh Nhận Phép Thánh Thể:
Công Đồng Chung Vaticăn II chưa có bao giờ đề cập đến việc Rước Lễ bằng tay cả. Thế nhưng khi có một số quốc gia giới thiệu ra cách thực hành lạ đời này, thì Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tham khảo ý kiến của các Đức Giám Mục trên khắp cả thế giới để xem là liệu có nên cho phép điều này được tiếp tục diễn ra tại những nơi đã tồn tại cách thực hành này rồi.
Thay vì bất thình lình khống chế hay cấm ngay việc Rước Lễ bằng tay, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục mới ban ra một Sự Cho Phép (Indult) riêng, nhằm để kiểu thực hành này được tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn tại những nơi mà hình thức Rước Lễ bằng tay đã tồn tại.
Trong khi đó, hết sức ngược đời, các vị Giám Mục Hoa Kỳ - vốn Hoa Kỳ không phải là nơi tồn tại hình thức Rước Lễ bằng tay - lại xin phép Tòa Thánh để giới thiệu ra kiểu thực hành ngược đời này. Vậy mà hết sức ngạc nhiên không kém, Tòa Thánh đã chuẩn thuận cho việc xin phép đó. Thế là Hoa Kỳ có hiện tượng lên Rước Lễ bằng tay.
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có Rước Lễ bằng miệng khi người lên Rước Lễ phải quỳ xuống cung kính Phép Thánh Thể. Còn tại Việt Nam, chắc chắn các vị Giám Mục Việt Nam không có xin phép Tòa Thánh về việc cho phổ biến hình thức Rước Lễ bằng tay, do đó, nếu ai đó Rước Lễ bằng tay, chính là trái với Phụng Vụ Thánh, tức là Phạm Tội Trọng, tức là thiếu mất đi sự tôn kính về Mình Thánh Chúa.
Luật Lệ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ không cho phép việc đón nhận Phép Thánh Thể trên hay bằng tay, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hoàn toàn chối từ hình thức Rước Lễ bằng tay này.
Và dĩ nhiên không có vị Linh Mục hay thừa tác viên Thánh Thể nào lại có quyền từ chối việc người tín hữu muốn đón nhận Mình Thánh Chúa bằng lưỡi cả (xem thêm GIRM Số 240b nói rất rõ về điều này).
Ly Thánh (chalice) không thể để trên bàn thờ cho mọi người tới cầm lên và uống Máu Thánh Chúa từ đó, thậm chí ngay cả khi số tín hữu tham dự Thánh Lễ rất ít. Người tín hữu không được phép cầm Mình Thánh Chúa để chấm vào Chén Thánh, mà phải cầm Chén Thánh lên và uống từ đó.
Các thừa tác viên Thánh Thể không được tự quyền phân phát Mình Thánh Chúa bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ cho người bệnh, nếu như không được sự chỉ định hay cho phép của vị Linh Mục.
7. Việc Coi Thường Những Quy Luật có Liên Quan đến Phép Thánh Thể:
Trong bài viết của ngày 27 tháng 5 năm 2006 dưới nhan đề "Những Nhắc Nhở Quan Trọng về Việc Lên Rước Lễ," được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=34977, người viết đã đề cập khá rõ về đâu là những đòi hỏi nghiêm ngặt của Giáo Hội về việc phải giữ mình, ăn chay trước ít nhất là một tiếng đồng hồ, và việc đến tham dự Thánh Lễ trể, sau khi đã qua Bài Đọc I, II và cả bài Phúc Âm - đều không được phép lên Rước Lễ, cùng những vấn đề chi tiết khác, vốn không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này.
Tuy nhiên, nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5h chiều, mà người đó rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ lúc 4h chiều, và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ chỉ mất có 30 phút, và trên đường đến Nhà Thờ, tự dưng có tai nạn xảy ra - một điều vượt ngoài ý muốn, thì mặc dầu đến trễ, thậm chí cả sau bài giảng của vị Chủ Tế - thì người đó vẫn được phép lên Rước Lễ vì người đó có lý do chính đáng mà Thiên Chúa hiểu - nghĩa là: trong ngày đó, người đó đã quyết tâm đến Nhà Thờ sớm trước 30 phút; và tai nạn hay bất kỳ chướng ngại nào đó bất thình lình xảy ra, ngoài toan tính của người đó.
Còn nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5 giờ chiều, mà người đó mới rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ vào ngay lúc 5 giờ chiều, hay 4 giờ 45 chiều và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ phải mất trên 45 phút, và trên đường đến Nhà Thờ có tai nạn khách quan xảy ra, thì người đó hoàn toàn không được phép lên Rước Lễ, vì người đó có chủ ý đến Nhà Thờ trể, vì người đó có tính chây lười, thiếu sốt sắng và bị ma quỷ cám dỗ để cố ngăn cản người đó đến với Chúa.
Việc chính trị gia nào ủng hộ cho việc phá thai, ủng hộ cho lối sống đồng tính luyến ái, và ủng hộ cho cái chết êm ái dịu ngọt trong thuốc đắng, [như Nancy Pelosi của California chẳng hạn - NV] thì vị Chủ Tế, nếu biết được về người đó và sau khi đã tìm mọi cách để phân giải cho người đó theo đúng với lẽ phải của Giáo Hội, mà người đó vẫn cố tình từ chối Giáo Huấn của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề đạo đức và luân lý, thì vị Linh Mục chủ tế phải có can đảm khước từ việc trao Mình Thánh Chúa cho những loại người đó. Nếu vị Chủ Tế đó không làm như vậy, thì cả vị Chủ Tế lẫn chính trị gia đó đều phạm Tội Trọng trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
Những người không phải là Công Giáo - cho dẫu họ là các viên chức đứng đầu một đất nước nào đó - nếu họ đi tham dự Thánh Lễ trong các dịp trọng đại như: đám cưới, đám ma, hay nhân việc đến thăm một quốc gia nào đó, thì vị Linh Mục chủ tế không được phép cho những người đó Rước Lễ khi họ đứng xếp hàng lên Rước Lễ như những người tín hữu khác, vì họ không phải là Công Giáo, mặc dầu họ là Kitô Giáo [tức Tin Lành, Chính Thống, Methodist, Presbyterian, Episcopal, vân vân.... - NV]. Việc cho họ Rước Lễ chính là tội trọng vì đã coi thường đến Phép Thánh Thể.
Chỉ có vị Giám Mục địa phương mới có thể quyết định trong một số trường hợp hết sức hiếm hoi nào đó mà thôi, còn Luật Lệ chung của Giáo Hội về Phụng Vụ Thánh phải được tuân thủ chặt chẻ bởi bất kỳ ai, cho dẫu vị đó là Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục hay Phó Tế.
Thêm nữa, để lên Rước Lễ một cách chính đáng, thì người đó phải sạch tất cả mọi thứ tội, nhất là Tội Trọng.
8. Việc Cầm Tay Nhau trong Lúc Đọc Kinh Lạy Cha:
Việc này suy cho cùng chỉ có diễn ra tại Hoa Kỳ mà thôi; chứ ở Việt Nam, thì không có chuyện này. Và trong Thánh Lễ La Tinh, lại càng không có chuyện cầm hay bắt tay nhau gì cả!
Chuyện nắm hay cầm tay nhau trong lúc đọc Kinh Lạy Cha trong Phụng Vụ Thánh là một điều sai phạm trầm trọng.
Ấn bản phát hành chính thức của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích, có tên là Notitiae (11 [1975] 226) nêu rằng:
"Cách thực hành này phải được từ bỏ ngay vì nó không có trong các qui trình lễ nghi hay luật chữ đỏ (rubrics), và những gì không có trong rubrics tức là bất chính hay phi pháp, hay chống lại pháp luật."
Notitiae (17 [1981] 186) cũng tái khẳng định rằng:
"Vị Linh Mục chủ tế không bao giờ được phép mời cả cộng đoàn đứng chung quanh bàn thờ và cầm tay nhau trong lúc diễn ra việc Thánh Hiến trong phần có liên quan đến Phép Thánh Thể.
9. Việc Thực Hiện Kiểu Nhảy Múa Trong Phụng Vụ:
Việc giới thiệu chuyện nhảy múa hay khiêu vũ (dance) trong Phụng Vụ ở Hoa Kỳ, theo Notitiae (11 [1975] 202-205) chính là việc thêm vào "một trong những yếu tố sai phạm trầm trọng có tính phỉ báng và suy đồi nhất của trần tục vào trong Phụng Vụ Thánh" để từ đó tạo nên "một bầu khí xúc phạm, coi thường, tục tĩu nhất đến Phụng Vụ Thánh Thiêng Nhất của Giáo Hội."
"Việc đó đã không hề được chấp nhận rồi, huống hồ chi đến việc nhảy múa hay khiêu vũ có tính nghệ thuật hay balê, vì việc này chỉ biến Phụng Vụ có tính chất là để giải trí mà thôi."
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, trong bài viết có nhan đề "Đức Hồng Y Arinze: Thánh Lễ không phải là một cuộc tiêu khiển" được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=30912, Đức Hồng Y Arinzé đã nói như thế này:
"Giáo Hội địa phương nên ý thức rằng, việc phụng tự trong nhà thờ hoàn toàn không giống gì cả với việc chúng ta hát trong một quán bar, hay những gì chúng ta ca hát tại đại hội giới trẻ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến loại nhạc và loại nhạc cụ được sử dụng.”
"Phụng Vụ Thánh không phải là tài sản sở hữu của một cá nhân, chính vì thế, một cá nhân không được sửa đổi hay chắp vá, mà phải nổ lực cử hành như là Giáo Hội Mẹ mong muốn. Một khi điều đó thật sự xảy ra, thì cộng đồng sẽ vui vẽ vì họ cảm thấy được dưỡng nuôi, chính vì thế, mà đức tin của họ sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ về nhà vui vẽ và muốn quay trở lại vào ngay Chủ Nhật tuần sau.”
Do đó, việc Dâng Hoa vào Tháng Đức Mẹ - tức vào Tháng 5 mọi năm - nên được diễn ra sau khi cả cộng đoàn cùng đọc kinh Chiều, chứ không được phép diễn ra trong phạm vi của Thánh Lễ.
10. Việc Đóng Các Bình/Suối Nước Thánh vào Một Số Mùa của Phụng Vụ:
Đây là một sự sáng chế mới, và mặc dầu các bình/suối nước Thánh không phải là những phần có liên hệ gì cả đến Thánh Lễ, do đó, việc để cho chúng khô cạn trong suốt Mùa Chay hay Mùa Vọng đều sai lầm cả, cho dẫu chúng ta có muốn lý luận theo kiểu nào đi chăng nữa. Và dĩ nhiên phần này không được tìm thấy hay đề cập đến trong bất kỳ luật lệ nào của Phụng Vụ cả, và vì lý do đó mà chúng được làm cho khô cạn.
Nước Thánh chính là một phép bí tích, việc dùng đến Nước Thánh là để xin được ơn tha tội và xin được sự miễn giảm về hình thức trừng phạt của Thiên Chúa (theo như CCC Số 1668 và Ceremonials of Bishops từ Số 110-114). Do đó, chẳng có lợi ích tích cực nào cả về mặt tâm linh qua việc cấm không cho giáo dân được dùng đến sự trợ giúp của Nước Thánh vào bất kỳ lúc nào mà họ muốn cả. Thậm chí, việc dẹp đi các bình/suối Nước Thánh trong mùa xá tội - tức là mùa mà người giáo dân cần đến Nước Thánh nhất - lại là một chuyện hết sức ngược đời và lạ kỳ không thể nào chấp nhận được.
Cũng nên biết thêm rằng vì trong Thánh Lễ có nghi thức xá tội rồi, và việc đón nhận Phép Thánh Thể đã giúp diệt trừ tất cả mọi tội nhẹ mà chúng ta đã phạm rồi, do đó không cần phải dùng đến Nước Thánh khi chúng ta dự xong Thánh Lễ và rời Nhà Thờ, trừ phi chúng ta đã làm một số điều ác nào đó trong những giây phút ngắn ngũi đó mà thôi.
11. Việc Rời Bỏ Giáo Xứ của Mình:
Sai phạm hay sự lạm dụng này phần lớn là đến từ phía giáo dân. Bộ Giáo Luật (CIC Số 1248, Đoạn 1) có quy định rất rõ như sau:
"Luật tham dự vào Thánh Lễ được thỏa mãn bởi việc phụ giúp vào Thánh Lễ vốn được tổ chức tại bất kỳ nơi đây trong nghi thức Công Giáo hoặc là vào ngày lễ buộc hay là vào buổi chiều tối trước ngày lễ buộc."
Do đó, chúng ta có thể chu toàn bổn phận ngày Chủ Nhật bằng cách đi tham dự Thánh Lễ tại bất kỳ nơi đâu.
Tuy nhiên, nếu chúng ta là thành viên của Giáo Xứ đó, thế nhưng chúng ta lại không thường xuyên đi tham dự tại Giáo Xứ đó vì những lý do như: ông cha giảng dở, ông cha giảng quá lâu, mấy ông trùm ích kỷ ti tiện hay nhỏ nhen, cộng đồng chia rẽ và có tính bè phái, "cái tôi" của tôi rất bự, nhưng không có ai tâng bốc, hay lăng xê tôi lên tại giáo xứ của tôi, vân vân...., thì có nghĩa là chúng ta đã không sống đúng với trách nhiệm của chúng ta là một người giáo dân, hay một thành viên trong giáo xứ. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta coi thường đến Phụng Vụ Thánh, và biến Phụng Vụ Thánh chỉ là một hình thức tiêu khiển thuần túy.
Phụng Vụ chính là hiện thực, là hiện thực chính yếu và duy nhất của cả thế giới trần tục này. Chúa Kitô chính là Thiên Chúa, là Hiện Thực trên tất cả mọi hiện thực phụ khác do Ngài tạo dựng nên (vì qua Ngài, mọi thứ mới được tạo dựng nên - câu kinh mà chúng ta vẫn thường đọc lên hằng ngày - còn nhở không?). Và Phụng Vụ chính là một phép bí tích mà qua đó Thiên Chúa từ trời cao xuống cả về thể lý lẫn tâm linh để cùng hiện diện và ngự giữa chúng ta, để cùng vị Chủ Tế và cả cộng đoàn - hiệp ý chung hết lại hòng dâng lên Hy Tế cho Thiên Chúa Cha. Thánh Lễ chính là điều quan trọng duy nhất không thể nào có thể chối cãi hay lý luận được, trên hết tất cả mọi thứ mà con người có thể làm.
11. Việc Bỏ Đi Những Câu Hát Kinh bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh trong Phụng Vụ Thánh:
Trong Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh, ở Mục 25 (a) và (b) có quy định rõ rằng: mặc dầu Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương, thế nhưng những phần ca hát bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh vẫn phải được duy trì và dùng đến như: Kyrie eleison; Gloria in excelsis Deo; Credo; Sanctus-Benedictus; và Agnus Dei.
Có lẽ trong Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam ở Việt Nam, Kyrie eleison và Agnus Dei thường hay bị bỏ qua và được thay thế bởi các lời hát bằng tiếng Việt, thậm chí cả trong những Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam được cử hành cho các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng bỏ qua phần hát quan trọng này.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, phần lớn các Giáo Xứ Mỹ vẫn duy trì các phần hát quan trọng này.
Trong lá thư giải thích đính kèm sau khi ban hành ra Tự Sắc Summorum Pontificum, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 viết rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua, và việc cử hành Phụng Vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của Phụng Vụ."
C. Kết Luận:
Nói tóm lại, Phụng Vụ - trong tiếng Anh chính là "Liturgy," và chữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp vốn có nghĩa là "the laity's job" (tức là "công việc của người giáo dân").
Chúng ta không phải là các khách hàng của Giáo Hội mà chúng ta chính là Giáo Hội.
Và chúng ta có quyền để nhận được một Phụng Vụ Thánh Đích Thực, Nguyên Thủy, và Tinh Tuyền (như Inaestimabile Donum có đề cập tới), và Phụng Vụ phải đi đúng với các luật lệ hiện hành, hòng từ đó mới có thể có ý nghĩa tôn kính được (xem thêm CIC 528).
Do đó, nếu vị Linh Mục nơi giáo xứ của Quý Vị dâng Thánh Lễ theo kiểu cẩu thả, nhếch nhác, trái phép hay thậm chí sai lệch, thì hảy thử đoán xem việc lên tiếng và chỉnh đốn chuyện đó là công việc của ai?
Trên đây chỉ là việc liệt kê ra một phần nhỏ trong những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ mà thôi, các bài viết sau sẽ triển khai thêm nhiều sai phạm nữa, để chúng ta cùng biết và học hỏi thêm!
Tất cả những lạm dụng hay sai phạm cho dẫu có chủ ý hay không về Phụng Vụ Thánh đều có tính phỉ báng và xem thường Mầu Nhiệm Thánh của Thiên Chúa, do đó, sẽ là một Trọng Tội, nếu như việc sai phạm đó không sớm được điều chỉnh.
Nếu chúng ta phát hiện và biết rõ những sai phạm hay lạm dụng đó mà cố tình bỏ qua, thì chính chúng ta cũng mang tội trước mặt Thiên Chúa, do đó trách nhiệm hồi phục lại tính thánh thiêng và cao đẹp của Phụng Vụ là của tất cả mọi thành phần dân Chúa - một điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ!
T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề: "Những Câu Hỏi và Trả Lời Cụ Thể có liên quan đến Những Lạm Dụng trong Phụng Vụ Thánh," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!
Lời Mở Đầu..... .
Tại sao chúng ta phải nói về Thánh Lễ?
Thưa, vì Thánh Lễ chính là trọng tâm của đời sống đức tin nơi mỗi một người Kitô hữu. Thánh Lễ chính là sự diễn lại việc Hy Tế của Chúa Giêsu trên Thập Giá cho Chúa Cha, để qua đó ơn cứu rỗi của Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả chúng ta.
Thánh Lễ chính là giải pháp và câu trả lời hoàn hảo duy nhất cho tất cả mọi vấn nạn thuộc về trần tục, cho tất cả mọi vấn nạn của xã hội con người trên bất kỳ phương diện nào. Sẽ là một sai lầm lớn khi xem nhẹ tính thánh thiêng của Thánh Lễ, xem nhẹ Phụng Vụ, để mà lo cố tìm ra những giải pháp thuộc về trần tục, mà quên bẵng hay coi thường đến việc phục hồi lại tính trang trọng và thánh thiện của Thánh Lễ, của Phụng Vụ - vì việc này suy cho cùng phải là ưu tiên hàng đầu, trong bất kỳ mọi lo toan khác của một vị Chủ Chăn của đàn chiên hay của cộng đoàn.
Trong ý hướng này, người viết sẽ lần lượt đề cập đến việc lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ qua một số bài viết sắp tới, với mục đích giúp cho Quý Vị độc giả hiểu và ý thức rõ hơn về đâu là những sai phạm, cách thức trình bày ra những sai phạm đó lên cho các vị giáo sĩ, để chúng ta - từng bước - cùng nhau phục hồi lại những gì mà Thiên Chúa qua Giáo Hội, và cụ thể là qua Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích mong muốn nơi Thánh Lễ.
Nhiệm vụ hồi phục lại tính thánh thiêng và trang trọng của Thánh Lễ không phải chỉ của riêng hàng giáo sĩ không thôi mà đó còn là trách nhiệm của giáo dân, hay nói cách khác của từng người tín hữu trong cộng đoàn.
Đã qua rồi thời kỳ đón nhận đức tin một cách giáo điều và sai lầm vì suy cho cùng Giáo Hội: Công Giáo, Duy Nhất, Thánh Thiện, và Tông Truyền không phải là một Giáo Hội được dựng xây và tồn tại trên nền tảng của sự độc đoán, hay là một Giáo Hội theo khuynh hướng tự do, tự biên và tự diễn, hay tự ca và tự khen theo lối trần tục được.
Giáo Hội được dựng xây trên nền tảng của Sự Thật, của những giảng dạy và của những Giáo Huấn cùng các Luật Lệ có từ thời các Tông Đồ, các Tổ Phụ Cha-Ông, và luôn được soi dẫn, gìn giữ và bảo vệ bởi chính Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, và qua sự chuyển cầu và trông nom của Đức Maria.
Giáo Hội qua những Luật Lệ cụ thể (vốn sẽ được trình bày dưới đây) cho phép những người giáo dân lẫn giáo sĩ nào - vốn có đức tin và lòng đạo đức chân thật, đích thực - cùng đóng góp và sửa đổi cho nhau trong tình yêu thương tôn trọng, trong tình con thảo của những người con trong một đại gia đình có cùng Một Cha ở trên trời.
Trình bày ra một số bài viết về chủ đề này, mục đích của chính người viết không phải để tỏ sự bất kính với các Đấng Bậc có trong Giáo Hội, mà ngược lại là vì sự yêu mến và sự tôn kính đến Phụng Vụ Thánh và đến chính Thiên Chúa Tối Cao.
Thường những Vị có đầu óc tự kiêu, tự đại, hay có đời sống tâm linh, hoặc đời sống đức tin mệt mõi, kém cỏi, sa sút.... sẽ là những Vị tỏ vẽ giận dữ, bực tức, nóng mặt, hoặc "phùng man trợn mắt" để lên tiếng chỉ trích khi yếu điểm của Vị ấy bị người khác vạch ra. Thế nhưng, đối với những Vị có đời sống tâm linh đích thực, khiêm tốn và thánh thiện thì cách hành xử hẳn sẽ phải khác hơn, qua việc tự kiểm điểm lại chính mình với Thiên Chúa - hòng trả lại những gì là Thánh Thiên Nhất, và những gì là Tôn Kính Nhất lại cho Phụng Vụ Thánh - để qua Thánh Lễ hết sức sốt sắng và trang trọng đó mỗi ngày, người tín hữu đón nhận được tất cả mọi ơn ích và hồng ân đích thực của Thiên Chúa đến trong tâm hồn, con tim và tâm trí của họ, để từ đó họ tự hoán cải chính bản thân, và tự hăng say rao truyền sứ điệp bác ái và yêu thương đích thực đó đến cho tất cả muôn người, muôn nước... thì khi đó những vấn nạn của con người mới được hóa giải, từ ngay chính hồng ân mà họ đón nhận được trong Thánh Lễ tinh tuyền và thánh thiện do vị Chủ Tế đó cử hành.
Có bao giờ chúng ta sau khi đi tham dự Thánh Lễ về, cảm thấy tâm hồn quá rối loạn, quá trống vắng, quá ưu tư, não sầu, bực tức, hay buồn phiền, bị lo ra, bị chia trí, bị nói "sắp óc"... hay gì gì đó không? Nếu đúng là vậy, hoặc là chính bản thân chúng ta chưa biết dọn mình thật kỹ càng trước khi tham dự Thánh Lễ hoặc là vì có sự lạm dụng trong Phụng Vụ nên khiến cho Thánh Lễ đó bổng trở nên quá nhạt nhòa, giống thể đó là một thói quen nhàm chán, chẳng có được ơn ích gì, khi vị Chủ Tế cử hành để cho có lệ, để cho xong nhiệm vụ được giao, và người giáo dân thì mõi mệt cứ thả lòng, thả trí cho ma quỷ, chẳng hề chú ý hay đối đáp, hoặc đối đáp mà không có suy nghĩ, không để cho con tim lẫn lòng trí suy niệm hay thổn thức về từng mầu nhiệm một có trong Thánh Lễ, vân vân....
Qua một số bài viết về chủ đề này, người viết hy vọng sẽ giúp cho từng người trong chúng ta có dịp cùng nhau vấn tự lại lương tâm, thái độ, cách nghĩ suy,...., của từng người chúng ta khi chúng ta đến Nhà Thờ, để cùng nhau tham gia vào trong Phụng Vụ Thánh, tham gia vào việc Bẻ Bánh và Hy Tế của chính Thiên Chúa và của cả Giáo Hội.
Bài Viết Chính ....
A. Các Tài Liệu về Phụng Vụ Thánh:
Trước Công Đồng Chung Vaticăn II, chẳng có bất kỳ sự ngạc nhiên nào cả khi nói đến Thánh Lễ.
Hy Tế Thánh |
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề cập tới trong chuyến viếng thăm cứ mỗi 5 năm một lần của các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các tiểu bang ở phía Tây vào năm 1988 rằng:
"Không phải tất cả những thay đổi nào hiện có trong Phụng Vụ cũng đều theo đúng với giáo lý hay có thể giải thích được cả, và có một số không nhỏ các trường hợp đó đã dẫn đến sự hiểu lầm sai lệch về bản tính tinh tuyền của Phụng Vụ, từ đó dẫn đến những vụ lạm dụng, những phân cực, và thậm chí cả sự mất đi đức tin nữa là đằng khác."
Khi Thánh Lễ được cử hành theo một cung cách hay theo một thái độ nhàm chán, tẻ nhạt, theo thói thông lệ, hay có tính tiêu khiển, quá ồn ào, quá nhộn nhịp hay theo lối tự ứng khẩu và phóng tác (improvisational), thì toàn bộ ý nghĩa và tính trang trọng của Thánh Lễ tự dưng bị biến mất đi hoàn toàn. Nếu vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ theo kiểu như thể là Chúa Kitô thật sự chẳng có hiện diện gì cả nơi Phép Thánh Thể, thì tại sao người dự lễ trong giáo xứ đó lại nghĩ rằng Phép Thánh Thể lại có ý nghĩa nào đó với chính họ cho được?
Mặc dầu các con số thống kê báo cáo cho biết rằng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đang trên đà phát triển, thế nhưng chỉ có 25% những người Mỹ tự gọi họ là người Công Giáo là đi tham dự Thánh Lễ đều đặn mà thôi (con số này đã giảm xuống trầm trọng, so với 75% trước khi có sự cải cách trong Phụng Vụ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăn II). Còn tệ hại hơn, có gần 2/3 những người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng họ không tin có Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể - và rất nhiều người trong số này thuộc vào số 25% những người thường tham dự Thánh Lễ đều đặn.
Còn ở Việt Nam hay tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại thì sao? Tuy số tín hữu tham dự Thánh Lễ đều đặn rất đông, thế nhưng đời sống đức tin thật sự qua hành động thì lại rất suy yếu và kém cõi. Ngoài phạm vi của Thánh Lễ, của Nhà Thờ, mọi người trong xứ đạo vẫn "đâm chém" và hiềm khích lẫn nhau, vẫn nói xấu, vẫn chọc gậy, chụp mũ, hay vu khống lẫn nhau, vẫn ích kỷ và gạnh tị, vẫn xét đoán lẫn nhau, vẫn tìm cách trù dập, đè bẹp, chia rẽ và ám hại lẫn nhau, vân vân... Điều đó chứng tỏ cho thấy họ chưa có một đời sống đức tin trưởng thành, chưa có đủ lòng bác ái, cùng các nhân đức khác - mặc dầu họ đi tham dự Thánh Lễ và đọc kinh ràu ràu.
Quan sát các giáo xứ Mỹ, con số những người Mỹ tham dự Thánh Lễ mỗi ngày tuy rất ít, rất khiêm tốn, không ào ạt và đông đúc như người Việt, thế nhưng lòng đạo hạnh và bản chất "Kitô Giáo" thật sự có nơi họ quả là tuyệt vời, và không đâu có thể sánh được...
Lý do vì sao vậy?
Một cách biện luận mạnh mẽ có thể được cho là thế này: vì sự mất đi tính cấu trúc cốt lõi vốn có trong Phụng Vụ, nên đã gây ra một sự xói mòn trong đức tin, vốn từ đó trở nên một cú sốc lớn trong đời sống Linh Mục, trong ơn gọi Linh Mục ở Hoa Kỳ đến từ phía những người Mỹ, và trong đời sống đức tin đích thực của người tín hữu.
Riêng ở Hoa Kỳ, ơn gọi của các dòng tu lúc nào cũng không thiếu, thế mà giờ đây cũng đã giảm xuống một cách trầm trọng khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến ra mà không có sự giải thích rõ ràng và cần thiết nào cả về mặt giáo lý, lẫn giáo luật.
Trong một bầu khí Phụng Vụ theo kiểu tự do này, tất cả mọi chuyện đều tùy thuộc vào người giáo dân có biết hay không biết về các luật lệ của Giáo Hội có liên quan đến từng đoạn một được vị Chủ Tế đọc ra trong Thánh Lễ, đến từng cử chỉ, từng điệu bộ, từng vật thánh được vị Chủ Tế sử dụng đến, và từng thái độ lẫn cung cách đúng đắn nhất của vị Chủ Tế khi cử hành Thánh Lễ; để tuân phục đúng với những luật lệ này; và để nhìn xem là vị Chủ Tế đó có tuân phục đúng với những quy luật về Phụng Vụ đó hay không.
Tất cả đều phụ thuộc vào người giáo dân để dám dóng lên tiếng nói và để kêu gọi các vị Linh Mục của chúng ta phải trả lại sự tôn kính đúng đắn nhất khi nó có liên quan đến những vấn đề quan trọng của đức tin có trong luật lệ Phụng Vụ của Giáo Hội; hay những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi thấy vốn không được các luật lệ hiện có trong Phụng Vụ đề cập đến. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết được đâu là những vấn đề có liên quan tới luật lệ của Phụng Vụ Thánh, và đâu là những vấn đề có liên quan đến việc cảm nhận, hay ngửi (a matter of taste) thấy.
Nếu chúng ta thắc mắc hay ngờ vực về kiểu cách thực hành Phụng Vụ có nơi giáo xứ của chúng ta, thì chúng ta có thể tìm đến những chỉ dẫn hay những văn kiệnRất Quan Trọng sau đây:
** Trên Mạng Internet:
(1) Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal hay GIRM) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:
http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml
hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html
(2) Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici tức CIC theo La Tinh) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM
(3) Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy hay Sacrosanctum Concilium) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html
(4) Chỉ Dẫn về Trình Tự Thi Hành của Tông Huấn về Phụng Vụ (Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Liturgicae Instaurationes) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/lituinst.htm
(5) Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Mầu Nhiệm và Việc Tôn Kính Phép Thánh Thể (On the Mystery and Worship of the Eucharist hay Dominicae Cenae) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/documents/hf_jp-ii_let_24021980_dominicae-cenae_en.html
(6) Chỉ Dẫn Liên Quan Đến việc Tôn Kính Mầu Nhiệm Thánh Thể (Instruction Concerning Worship of the Eucharist Mystery hay Inaestimabile Donum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM
(7) Chỉ Dẫn về Một Số Vấn Đề Liên Quan Tới Việc Cộng Tác của Người Giáo Dân trong Sứ Vụ Tư Tế Thánh (Instruction on Certain Questions Regarding the Collaboration of the Non-Ordained Faithful in the Sacred Ministry of Priest hay Ecclesiae de Mysterio) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/laity/documents/rc_con_interdic_doc_15081997_en.html
(8) Thông Điệp về Mầu Nhiệm Đức Tin có trong Phép Thánh Thể (Mystery of Faith hay Mysterium Fidei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html
(9) Chỉ Thị có Liên Quan Tới Một Số Vấn Đề Cần Phải Được Bảo Tồn hay Nên Tránh Đi về Phép Thánh Thể (Instruction on Certain Matters to be Observed or to be Avoided regarding the Most Holy Eucharist hay Redemptionis Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
(10) Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy hay Mediator Dei) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html
(11) Về việc cho Rước Lễ và Tôn Kính Phép Thánh Thể bên ngoài phạm vị của Thánh Lễ (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass hay Eucharistiae Sacramentum) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWSACRA.htm
(12) Về việc Hỏi-Đáp về Những Cách Diễn Dịch Chính Thức của GIRM (Query and Reply Official Interpretations of the GIRM) tại địa chỉ:
http://www.ourladyswarriors.org/liturgy/girmnote1975.htm
(13) Về việc Chuẩn Bị và Cử Hành Các Thánh Lễ trong Mùa Phục Sinh (The Preparation And Celebration Of The Easter Feasts hay Paschales Solemnitatis) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWEASTR.HTM
(14) Về việc Dùng Đến các Ngôn Ngữ Thời Nay trong việc Ấn Bản ra các Sách về Phụng Vụ Rôma (On the Use of Vernacular Languages in the Publication of the Books of the Roman Liturgy hay Liturgicam Authenticam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20010507_liturgiam-authenticam_en.html
(15) Chỉ Dẫn về việc dùng đến Âm Nhạc trong Phụng Vụ (Instruction On Music In The Liturgy hay Musicam Sacram) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWMUSIC.HTM
(16) Về việc Nhảy Múa trong Phụng Vụ (Dance In The Liturgy) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWDANCE.HTM
(17) Về Chỉ Thị Thứ 2 về Trình Tự Thi Hành Tông Hiến về Phụng Vụ (Second Instruction on the Orderly Carrying out of the Constitution on the Liturgy hay Tres Abhinc Annos) tại địa chỉ:
http://www.catholicliturgy.com/index.cfm/FuseAction/DocumentContents/Index/2/SubIndex/16/DocumentIndex/415
(18) Tông Huấn về việc Phúc Âm Hóa Trong Thế Giới Hiện Đại của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (On Evangelization In The Modern World hay Evangelii Nuntiandi) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19751208_evangelii-nuntiandi_en.html
(19) Chỉ Dẫn của Thánh Bộ đặc trách các Nghi Lễ về việc Triển Khai Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Instruction On Implementing The Constitution On Sacred Liturgy hay Inter Oecumenici) tại địa chỉ:
http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWINOEC.HTM
(20) Tông Thư được ban hành ra dưới dạng Tự Sắc giải thích thêm về Tính Nhạy Cảm Công Giáo có liên quan đến Phụng Vụ (Catholic Sensibility Under Liturgy hay Sacram Liturgiam) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/motu_proprio/documents/hf_p-vi_motu-proprio_19640125_sacram-liturgiam_en.html
(21) Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church hay CCC) tại địa chỉ:
http://www.vatican.va/archive/catechism/ccc_toc.htm
(22) Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh (Instruction on Sacred Music and Sacred Liturgy hay De musica sacra et sacra liturgia) tại địa chỉ:
http://www.adoremus.org/1958Intro-sac-mus.html
Lưu Ý: Cách tốt nhất là Quý Vị nên tải xuống (download) tất cả các văn kiện trên, bỏ vào một tập tin Word, để tiện tham khảo thêm lần sau cho dễ dàng hơn. Nếu Quý Vị không có thời gian, Quý Vị có thể email trực tiếp cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com, và người viết sẽ gởi tập tin Word đó đến cho Quý Vị!
** Tại Các Thư Viện Công Giáo có trong Giáo Xứ hay Giáo Phận, hoặc qua các Nhà Xuất Bản Sách Công Giáo hãy tìm mua /đọc qua các Sách sau:
(23) Sách nói về các Nghi Thức của các Đức Giám Mục (Ceremonial of Bishops);
(24) Sách nói về Các Nghi Thứ của Lễ Nghi Rôma Hiện Đại (Ceremonies of the Modern Roman Rite);
(25) Các Văn Kiện có liên quan đến Phụng Vụ 1963-1979 (The Documents on the Liturgy 1963-1979) do Liturgical Press ở Collegeville thuộc bang Minnesota xuất bản;
(26) Sách Các Văn Kiện về Phụng Vụ: Một Tài Liệu Dành Cho Giáo Xứ (The Liturgical Documents: A Parish Resource) do Liturgy Training Publications tại Tổng Giáo Phận Chicago xuất bản.
** Kế đến là thường xuyên kiểm chứng, và theo dõi các chỉ thị, hay sắc lệnh được ban bố ra bởi các vị Giáo Hoàng và các Thánh Bộ có trong Giáo Triều Rôma, cụ thể là Thánh Bộ đặc trách về Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and Discipline of Sacraments). Thánh Bộ này thường xuyên đưa ra những câu trả lời về những vấn đề Phụng Vụ được quan tâm tới trong một đặc san có tên là Notitiae, do Libreria Editrice Vaticana xuất bản ra hằng tháng.
Khi chúng ta có được các luật lệ đó trong tay, việc kế tiếp là viết thư trực tiếp đến cho vị Linh Mục mà chúng ta quan sát thấy có sự sai phạm hay lạm dụng trong Phụng Vụ, bằng cách trích dẫn ra các luật lệ, các chương, đoạn và các trích đoạn đầy đủ cụ thể ra.
Cách viết thư và trình bày như thế nào sao cho lễ độ và đúng với quy tắc của Giáo Hội sẽ được người viết đề cập trong các bài viết sắp tới.
Nhớ thực hiện việc này trong tinh thần đạo đức, bác ái và khách quan. Nếu có thể thì chúng ta trình bày ra những mối quan ngại của chúng ta dưới dạng những câu hỏi để nhờ vị Linh Mục đó giải đáp. Nếu một Linh Mục nào đó thi hành chức vụ tư tế Linh Mục của mình theo cách cho có lệ thì đơn giản Vị ấy chẳng biết gì cả về việc mà Vị ấy đang làm, là liệu Vị ấy có lơ đãng hay cố tình chủ ý tỏ ra bướng bỉnh hoặc sẽ cố giữ thể diện khi lầm lỗi của Vị ấy bị người khác nêu ra.
Nếu cảm thấy không thỏa mãn sau khi trình bày ra đầy đủ các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, thì hãy kiên nhẫn gởi thêm một lá thư khác nữa đến cho vị Linh Mục ấy, và gởi một bản sao của lá thư đó cho vị Giám Mục địa phận - bề trên của vị Linh Mục đó.
Tiến trình này - theo kinh nghiệm của riêng người viết - khi trực tiếp bày tỏ những quan ngại này đến cho một số vị Linh Mục người gốc Hoa Kỳ thì nó có thể nhập nhằng, dai dẳng và không mấy dễ chịu cho lắm. Thế nhưng, dẫu có gì đi nữa, thì hãy cứ kiên nhẫn lập đi lập lại vấn đề sai phạm và những luật lệ cụ thể mà những sai phạm này đi ngược lại, và lúc nào cũng phải duy trì một tinh thần bác ái cao thượng trên hết!
Nếu sự than phiền của chúng ta dẫn đến một sự sửa đổi hay nhìn nhận nào đó "có hậu," thì cũng đừng vì đó mà huênh hoang, ngạo mạn, hay phách lối, tỏ vẽ "ta đây" theo kiểu của những kẻ "thất học" và "thất đức," vì suy cho cùng, chúng ta chẳng có chiến thắng gì cả: Luật Lệ của Giáo Hội được chu toàn và Bí Tích Thánh được trả về lại với tính trang trọng và thánh thiên của nó - thế thôi!
B. Những Lạm Dụng Phổ Biến Nhất trong Phụng Vụ Thánh:
Sự lạm dụng cụ thể này có lẽ là sự lạm dụng phổ biến nhất. Chúng ta thường hay nghĩ rằng việc có Sách Lễ và các đoạn được viết ra trong Sách Lễ đó sẽ không bao giờ bị thay đổi hay phóng tác thêm, thế nhưng sự thật thì lại không đúng như vậy.
Ngày nay, không có gì lạ lùng khi chúng ta nghe những người lên đọc Sách Thánh tránh đề cập đến Thiên Chúa theo giới nam, hay việc dùng đến các phiên bản lạ lùng của các Sách Thánh Kinh vốn không chính xác và chưa được phê chuẩn (tức dạng Thánh Kinh của New Revised Standard Version) cho các Bài Đọc trong Thánh Lễ.
Hay thỉnh thoảng chúng ta nghe các vị Linh Mục thay đổi các từ có trong Kinh Tin Kính như: việc bỏ mất đi từ "men" trong câu "for us men and for our salvation" - thì đây chính là trường hợp vi phạm phổ biến nhất - hay loại bỏ đi việc đọc cả Kinh Tin Kính; hoặc đọc lớn lên các lời nguyện lẽ ra phải được đọc trong sự thinh lặng; hay việc nói một cách tổng quát, chung chung, như trong câu:
"Lord, wash away our inquities and cleanse us of our sins" thay vì phải đọc cho đúng là: "Lord, wash away my inquities and cleanse me of my sins" vị Chủ Tế đọc câu này lên, trong khi đang được chú giúp lễ đổ nước lên tay và dùng khăn để lau tay.
Hay chúng ta vẫn thường nghe vị Linh Mục tự động thay đổi thể của động từ, và do đó làm sai lệch đi ý nghĩa của cả câu. Lấy ví dụ như, "Pray that our sacrifice is acceptable" mà đúng ra phải là "may be acceptable," hay "The Lord is with you!" mà đúng ra phải là "The Lord be with you!"
Hay việc chúng ta lắng nghe vị Linh Mục mời gọi cả cộng đoàn cùng tham dự vào những lời cầu nguyện, giống thể như đó chính là những câu cầu nguyện của riêng vị Linh Mục chủ tế đó vậy. Và ngoài những từ ngữ được thêm, bớt hay bỏ đi, chúng ta còn nhận thấy cách thực hành thiếu tính trang nghiêm chẳng hạn việc dùng đến các áo lễ màu xanh nước biển cho các Ngày Lễ Kính Đức Maria, hay việc dùng đến bánh gừng (gingerbread) trong Phép Thánh Thể cho các Thánh Lễ dành cho trẻ em.
Tất cả những điều kể trên là đi ngược lại với Luật Lệ của Giáo Hội.
Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh, Chương 22 - cũng như trong các văn kiện như Sacram Liturgiam; Tres Abhinc Annos; hay CIC 841 và 846 cũng như trong các Qui Định và Luật Lệ khác viết rằng:
"Quy định về Phụng Vụ Thánh chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào thẩm quyền của Giáo Hội mà thôi, tức của Tòa Thánh, như được qui định bởi các luật lệ, và của vị Giám Mục bản quyền. Do đó, không có bất kỳ ai khác, thậm chí nếu người đó là Linh Mục, cũng không có quyền thêm, bớt, hay thay đổi bất kỳ điều gị có trong Phụng Vụ Thánh bằng chính thẩm quyền của riêng mình."
Những sự sai lệch với Sách Lễ Rôma là bất hợp pháp, và khi được thực hiện một cách cố ý, thì vị Linh Mục đó phạm Tội Trọng chống lại cả Giáo Hội lẫn những người tín hữu vốn có quyền để lãnh nhận một Phụng Vụ Thánh Đích Thực (như được đề cập đến trong Inaestimabile Donum).
2. Việc Ngưng hay Ngắt Quãng Thánh Lễ:
Vị Linh Mục không có bất cứ quyền nào để ngưng Thánh Lễ từ cung thánh cả. Vào lúc cuối lễ, người đọc sách Thánh hay vị Linh Mục mới đưa ra những thông cáo chung về các thông tin sinh hoạt của giáo xứ, điều này đã được qui định rất rõ ràng trong Sách Lễ Rôma.
Không ai có quyền ngừng Thánh Lễ lại để đưa ra những lời thông cáo, đưa ra các báo cáo tài chánh [như tình hình thu chi, quyên góp được bao nhiêu, vốn xảy ra trong Thánh Lễ Mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang ở Washington vừa qua - NV], hay việc vận động kêu gọi quyên góp vào các quỹ bác ái, vân vân.... (các văn kiện như Inter Oecumenici và Inaestimabile Donum đã quy định rất rõ về điều này).
Không ai có thể ngưng Thánh Lễ để có thêm nhiều bài giảng (như chính Liturgicae Instaurationes ở Mục Số2(a) đã qui định rất rạch ròi); và hẳn nhiên hoàn toàn không có chuyện được gọi là nhảy múa phụng vụ cả.
Lạm dụng hay sai phạm này, suy cho cùng, xảy ra rất nhiều, không những tại Việt Nam mà còn ngay cả chính Hoa Kỳ này nữa.
3. Việc Bỏ Đi Nghi Thức Sám Hối:
Việc này thường gây ra sự hiểu lầm. Một vị Linh Mục có thể chọn việc dùng đến nghi thức làm phép và rảy nước như được qui định trong Sách Lễ, mà trong trường hợp đó, vị Linh Mục chủ tế phải bỏ đi việc đọc "Lord have mercy!"
Thế nhưng một vị Linh Mục không thể nào bỏ đi toàn bộ nghi thức sám hối được, và hẳn nhiên vị ấy không thể nào đưa ra một sự xá tội chung trong nghi thức sám hối của Thánh Lễ, như là một cách thay thế cho việc xưng tội cá nhân được (và càng không thể trong lúc diễn ra nghi thức sám hối cộng đoàn như đã được quy định rất rõ ràng trong CIC số 961).
Còn việc ban dấu chỉ bình an cho nhau. Trong GIRM 112 có quy định rằng: vị Linh Mục chủ tế có thể bỏ đi phần này trong Thánh Lễ (vì trong Thánh Lễ La Tinh không có chuyện bắt tay để ban bình an cho nhau - NV).
Nhưng nếu vị Linh Mục chủ tế cho phép việc bắt tay hay ôm hôn để ban bình an cho nhau được diễn ra trong Thánh Lễ, thì vị Linh Mục không được phép rời cung thánh để xuống dưới trao đổi bình an cho cộng đoàn (như được quy định trong GIRM 136).
4. Việc Thay Thế hay Bỏ Đi Bài Giảng:
Một vị Linh Mục có thể bỏ qua bài giảng hay không giảng trong Thánh Lễ thuộc vào các ngày thường trong tuần. Còn vào những Ngày Chủ Nhật hay các Ngày Lễ Trọng, hay các Lễ Kính, thì vị Linh Mục phải có bài giảng cho giáo dân (Sacrosanctum Concilium và CIC Số 767 có quy định rất rõ về điều này), và bài giảng nên liên hệ tới các bài đọc, hay ám chỉ đến cách làm sao để thông điệp của các bài đọc đó có thể được đem ra áp dụng trong đời sống hằng ngày của những người tín hữu (như được quy định trong Evangelii Nuntianidi và Inter Oecumenici).
Nói về bài giảng, theo nhận xét "thiển ý" của người viết khi đề cập đến "chất lượng, tính hùng hồn và đạo đức"của bài giảng và khả năng giảng thuyết, thì hình như các Linh Mục tại Việt Nam chú trọng và nghiên cứu nhiều về nội dung của bài giảng hơn là các vị Linh Mục Việt Nam ở hải ngoại, do đó bài giảng của các Vị ấy thường có sức lôi cuốn sự chú ý và đánh động đến lương tâm của người tín hữu hơn. Việc giảng trong Thánh Lễ, nếu không được chú trọng và dọn sẳn sàng kỹ lưởng trước, cũng có thể gây ra sự chia trí hay nhàm chán nơi những người tín hữu. Về chủ đề này, Linh Mục Giuse Trần Nhân Tài, Cjsb đã có đề cập đến trong loạt bài viết của Cha có nhan đề "Cha Sở - Cha Phó" được đăng trên VietCatholic từ mấy lâu nay.
Không có vị Linh Mục nào có thể thay thế bài giảng bằng việc đưa ra các thông cáo, hay việc công bố ra các báo cáo tài chánh, hay các lời vận động và kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc; hay thậm chí thêm những việc vừa kể vào trong phạm vi của bài giảng cả.
Dĩ nhiên là Tòa Thánh không mấy quan trọng hóa đến điều này nếu như vị Linh Mục chủ tế chỉ đã động vài ba câu về những việc vừa kể trên ngay lúc kết thúc bài giảng, để đưa ra một thông cáo nhỏ hay vắn tắt nào đó, hay nói cho cộng đoàn biết về việc còn lại bao nhiêu trong quỹ xây dựng Nhà Thờ, hay đề cập đến việc quyên tiền lần 2 trong Thánh Lễ.
Không ai - ngoại trừ Linh Mục, Giám Mục hay Phó Tế, có thể đưa ra bài giảng cả như CIC từ Số 766-768 có quy định rất rõ ràng. Và dĩ nhiên vị Linh Mục chủ tế không được rời khỏi cung thánh trong lúc đưa ra bài giảng lễ cho giáo dân (theo quy định của GIRM Số 97).
5. Việc Khống Chế về Cử Chỉ hay Dáng Điệu:
Có những giáo xứ mà các ông từ sẽ đưa ra lời yêu cầu toàn thể cộng đoàn đứng, khi đúng ra phải quỳ xuống. Rất nhiều nhà thờ ngày nay đang được xây dựng vốn không có chổ để quỳ, hầu làm nhục chí những ai muốn quỳ xuống. Điều này hoàn toàn vi phạm đến luật lệ của Giáo Hội, và chứng tỏ cho thấy chẳng có sự tôn kính nào cả cho Chúa Kitô lẫn các vị Thánh Tử Đạo - những người thà chết chứ không hề chấp nhận những dấu hiệu ngược đời của đức tin nơi các Ngài..
Vị Linh Mục chủ tế lẫn các ông từ không thể nào quy định hay áp đặt dáng điệu của từng người tín hữu, thế nhưng luật lệ của Giáo Hội lại có quyền quy định về điều đó. Cụ thể là toàn thể cộng đoàn cùng đứng, quỳ, hay ngồi xuống vào những lúc thích hợp trong Phụng Vụ Thánh Lễ (như GIRM Số 20 có đề cập đến), và có các quy luật mang tính áp dụng chung cho cả Giáo Hội khắp hoàn vũ.
Tại Hoa Kỳ, người tín hữu buộc phải quỳ xuống trong lúc diễn ra việc Thánh Hóa Bánh và Rượu, ngay cả khi nhà thờ đó không có bàn quỳ (như được đề cập trong GIRM Số 21).
Mọi người tín hữu buộc phải cúi đầu hay quỳ xuống khi nghe đọc tới dòng chữ "by the power of the Holy Spirit" (tức "bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần") trong Kinh Tin Kính (như GIRM Số 98 có nói rất rõ).
Mọi người tín hữu buộc phải quỳ gối bất kỳ khi nào đi ngang qua Phép Thánh Thể, cho dẫu là Phép Thánh Thể được đặt trong Nhà Tạm hay được để công khai trên bàn thờ, ngoại trừ lúc diễn ra Kiệu Thánh Thể mà thôi (trong Ceremonial of Bishops Số 71, và GIRM Số 233 có đề cập tới việc này).
Và hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng ta nghĩ là có thể được trong thời nay đó là: Nhà Tạm đặt Phép Thánh Thể không thể nào được dấu kín, hay cất riêng ra một chổ nào khác, hoàn toàn tách rời khỏi cấu trúc của Nhà Thờ, mà phải được "đặt ngay trong phần thuộc về Nhà Thờ, vốn phải được trang trí một cách đẹp đẽ, dễ thấy, và thích hợp cho việc cầu nguyện" (như CIC Số 938 quy định).
Sau phần Thánh Thể, chúng ta được tự do có quyền để đứng, ngồi hay quỳ, tùy ý.
6. Việc Khống Chế Đến Cách Thức Lãnh Nhận Phép Thánh Thể:
Công Đồng Chung Vaticăn II chưa có bao giờ đề cập đến việc Rước Lễ bằng tay cả. Thế nhưng khi có một số quốc gia giới thiệu ra cách thực hành lạ đời này, thì Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tham khảo ý kiến của các Đức Giám Mục trên khắp cả thế giới để xem là liệu có nên cho phép điều này được tiếp tục diễn ra tại những nơi đã tồn tại cách thực hành này rồi.
Thay vì bất thình lình khống chế hay cấm ngay việc Rước Lễ bằng tay, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục mới ban ra một Sự Cho Phép (Indult) riêng, nhằm để kiểu thực hành này được tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn tại những nơi mà hình thức Rước Lễ bằng tay đã tồn tại.
Trong khi đó, hết sức ngược đời, các vị Giám Mục Hoa Kỳ - vốn Hoa Kỳ không phải là nơi tồn tại hình thức Rước Lễ bằng tay - lại xin phép Tòa Thánh để giới thiệu ra kiểu thực hành ngược đời này. Vậy mà hết sức ngạc nhiên không kém, Tòa Thánh đã chuẩn thuận cho việc xin phép đó. Thế là Hoa Kỳ có hiện tượng lên Rước Lễ bằng tay.
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có Rước Lễ bằng miệng khi người lên Rước Lễ phải quỳ xuống cung kính Phép Thánh Thể. Còn tại Việt Nam, chắc chắn các vị Giám Mục Việt Nam không có xin phép Tòa Thánh về việc cho phổ biến hình thức Rước Lễ bằng tay, do đó, nếu ai đó Rước Lễ bằng tay, chính là trái với Phụng Vụ Thánh, tức là Phạm Tội Trọng, tức là thiếu mất đi sự tôn kính về Mình Thánh Chúa.
Luật Lệ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ không cho phép việc đón nhận Phép Thánh Thể trên hay bằng tay, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hoàn toàn chối từ hình thức Rước Lễ bằng tay này.
Và dĩ nhiên không có vị Linh Mục hay thừa tác viên Thánh Thể nào lại có quyền từ chối việc người tín hữu muốn đón nhận Mình Thánh Chúa bằng lưỡi cả (xem thêm GIRM Số 240b nói rất rõ về điều này).
Ly Thánh (chalice) không thể để trên bàn thờ cho mọi người tới cầm lên và uống Máu Thánh Chúa từ đó, thậm chí ngay cả khi số tín hữu tham dự Thánh Lễ rất ít. Người tín hữu không được phép cầm Mình Thánh Chúa để chấm vào Chén Thánh, mà phải cầm Chén Thánh lên và uống từ đó.
Các thừa tác viên Thánh Thể không được tự quyền phân phát Mình Thánh Chúa bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ cho người bệnh, nếu như không được sự chỉ định hay cho phép của vị Linh Mục.
7. Việc Coi Thường Những Quy Luật có Liên Quan đến Phép Thánh Thể:
Trong bài viết của ngày 27 tháng 5 năm 2006 dưới nhan đề "Những Nhắc Nhở Quan Trọng về Việc Lên Rước Lễ," được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=34977, người viết đã đề cập khá rõ về đâu là những đòi hỏi nghiêm ngặt của Giáo Hội về việc phải giữ mình, ăn chay trước ít nhất là một tiếng đồng hồ, và việc đến tham dự Thánh Lễ trể, sau khi đã qua Bài Đọc I, II và cả bài Phúc Âm - đều không được phép lên Rước Lễ, cùng những vấn đề chi tiết khác, vốn không cần phải đề cập lại trong phạm vi của bài viết này.
Tuy nhiên, nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5h chiều, mà người đó rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ lúc 4h chiều, và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ chỉ mất có 30 phút, và trên đường đến Nhà Thờ, tự dưng có tai nạn xảy ra - một điều vượt ngoài ý muốn, thì mặc dầu đến trễ, thậm chí cả sau bài giảng của vị Chủ Tế - thì người đó vẫn được phép lên Rước Lễ vì người đó có lý do chính đáng mà Thiên Chúa hiểu - nghĩa là: trong ngày đó, người đó đã quyết tâm đến Nhà Thờ sớm trước 30 phút; và tai nạn hay bất kỳ chướng ngại nào đó bất thình lình xảy ra, ngoài toan tính của người đó.
Còn nếu Thánh Lễ bắt đầu lúc 5 giờ chiều, mà người đó mới rời khỏi nhà để đến Nhà Thờ vào ngay lúc 5 giờ chiều, hay 4 giờ 45 chiều và người đó thừa biết từ nhà mình đến Nhà Thờ phải mất trên 45 phút, và trên đường đến Nhà Thờ có tai nạn khách quan xảy ra, thì người đó hoàn toàn không được phép lên Rước Lễ, vì người đó có chủ ý đến Nhà Thờ trể, vì người đó có tính chây lười, thiếu sốt sắng và bị ma quỷ cám dỗ để cố ngăn cản người đó đến với Chúa.
Việc chính trị gia nào ủng hộ cho việc phá thai, ủng hộ cho lối sống đồng tính luyến ái, và ủng hộ cho cái chết êm ái dịu ngọt trong thuốc đắng, [như Nancy Pelosi của California chẳng hạn - NV] thì vị Chủ Tế, nếu biết được về người đó và sau khi đã tìm mọi cách để phân giải cho người đó theo đúng với lẽ phải của Giáo Hội, mà người đó vẫn cố tình từ chối Giáo Huấn của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề đạo đức và luân lý, thì vị Linh Mục chủ tế phải có can đảm khước từ việc trao Mình Thánh Chúa cho những loại người đó. Nếu vị Chủ Tế đó không làm như vậy, thì cả vị Chủ Tế lẫn chính trị gia đó đều phạm Tội Trọng trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
Những người không phải là Công Giáo - cho dẫu họ là các viên chức đứng đầu một đất nước nào đó - nếu họ đi tham dự Thánh Lễ trong các dịp trọng đại như: đám cưới, đám ma, hay nhân việc đến thăm một quốc gia nào đó, thì vị Linh Mục chủ tế không được phép cho những người đó Rước Lễ khi họ đứng xếp hàng lên Rước Lễ như những người tín hữu khác, vì họ không phải là Công Giáo, mặc dầu họ là Kitô Giáo [tức Tin Lành, Chính Thống, Methodist, Presbyterian, Episcopal, vân vân.... - NV]. Việc cho họ Rước Lễ chính là tội trọng vì đã coi thường đến Phép Thánh Thể.
Chỉ có vị Giám Mục địa phương mới có thể quyết định trong một số trường hợp hết sức hiếm hoi nào đó mà thôi, còn Luật Lệ chung của Giáo Hội về Phụng Vụ Thánh phải được tuân thủ chặt chẻ bởi bất kỳ ai, cho dẫu vị đó là Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục hay Phó Tế.
Thêm nữa, để lên Rước Lễ một cách chính đáng, thì người đó phải sạch tất cả mọi thứ tội, nhất là Tội Trọng.
8. Việc Cầm Tay Nhau trong Lúc Đọc Kinh Lạy Cha:
Việc này suy cho cùng chỉ có diễn ra tại Hoa Kỳ mà thôi; chứ ở Việt Nam, thì không có chuyện này. Và trong Thánh Lễ La Tinh, lại càng không có chuyện cầm hay bắt tay nhau gì cả!
Chuyện nắm hay cầm tay nhau trong lúc đọc Kinh Lạy Cha trong Phụng Vụ Thánh là một điều sai phạm trầm trọng.
Ấn bản phát hành chính thức của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích, có tên là Notitiae (11 [1975] 226) nêu rằng:
"Cách thực hành này phải được từ bỏ ngay vì nó không có trong các qui trình lễ nghi hay luật chữ đỏ (rubrics), và những gì không có trong rubrics tức là bất chính hay phi pháp, hay chống lại pháp luật."
Notitiae (17 [1981] 186) cũng tái khẳng định rằng:
"Vị Linh Mục chủ tế không bao giờ được phép mời cả cộng đoàn đứng chung quanh bàn thờ và cầm tay nhau trong lúc diễn ra việc Thánh Hiến trong phần có liên quan đến Phép Thánh Thể.
9. Việc Thực Hiện Kiểu Nhảy Múa Trong Phụng Vụ:
Việc giới thiệu chuyện nhảy múa hay khiêu vũ (dance) trong Phụng Vụ ở Hoa Kỳ, theo Notitiae (11 [1975] 202-205) chính là việc thêm vào "một trong những yếu tố sai phạm trầm trọng có tính phỉ báng và suy đồi nhất của trần tục vào trong Phụng Vụ Thánh" để từ đó tạo nên "một bầu khí xúc phạm, coi thường, tục tĩu nhất đến Phụng Vụ Thánh Thiêng Nhất của Giáo Hội."
"Việc đó đã không hề được chấp nhận rồi, huống hồ chi đến việc nhảy múa hay khiêu vũ có tính nghệ thuật hay balê, vì việc này chỉ biến Phụng Vụ có tính chất là để giải trí mà thôi."
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, trong bài viết có nhan đề "Đức Hồng Y Arinze: Thánh Lễ không phải là một cuộc tiêu khiển" được đăng trên VietCatholic tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=30912, Đức Hồng Y Arinzé đã nói như thế này:
"Giáo Hội địa phương nên ý thức rằng, việc phụng tự trong nhà thờ hoàn toàn không giống gì cả với việc chúng ta hát trong một quán bar, hay những gì chúng ta ca hát tại đại hội giới trẻ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến loại nhạc và loại nhạc cụ được sử dụng.”
"Phụng Vụ Thánh không phải là tài sản sở hữu của một cá nhân, chính vì thế, một cá nhân không được sửa đổi hay chắp vá, mà phải nổ lực cử hành như là Giáo Hội Mẹ mong muốn. Một khi điều đó thật sự xảy ra, thì cộng đồng sẽ vui vẽ vì họ cảm thấy được dưỡng nuôi, chính vì thế, mà đức tin của họ sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ về nhà vui vẽ và muốn quay trở lại vào ngay Chủ Nhật tuần sau.”
Do đó, việc Dâng Hoa vào Tháng Đức Mẹ - tức vào Tháng 5 mọi năm - nên được diễn ra sau khi cả cộng đoàn cùng đọc kinh Chiều, chứ không được phép diễn ra trong phạm vi của Thánh Lễ.
10. Việc Đóng Các Bình/Suối Nước Thánh vào Một Số Mùa của Phụng Vụ:
Đây là một sự sáng chế mới, và mặc dầu các bình/suối nước Thánh không phải là những phần có liên hệ gì cả đến Thánh Lễ, do đó, việc để cho chúng khô cạn trong suốt Mùa Chay hay Mùa Vọng đều sai lầm cả, cho dẫu chúng ta có muốn lý luận theo kiểu nào đi chăng nữa. Và dĩ nhiên phần này không được tìm thấy hay đề cập đến trong bất kỳ luật lệ nào của Phụng Vụ cả, và vì lý do đó mà chúng được làm cho khô cạn.
Nước Thánh chính là một phép bí tích, việc dùng đến Nước Thánh là để xin được ơn tha tội và xin được sự miễn giảm về hình thức trừng phạt của Thiên Chúa (theo như CCC Số 1668 và Ceremonials of Bishops từ Số 110-114). Do đó, chẳng có lợi ích tích cực nào cả về mặt tâm linh qua việc cấm không cho giáo dân được dùng đến sự trợ giúp của Nước Thánh vào bất kỳ lúc nào mà họ muốn cả. Thậm chí, việc dẹp đi các bình/suối Nước Thánh trong mùa xá tội - tức là mùa mà người giáo dân cần đến Nước Thánh nhất - lại là một chuyện hết sức ngược đời và lạ kỳ không thể nào chấp nhận được.
Cũng nên biết thêm rằng vì trong Thánh Lễ có nghi thức xá tội rồi, và việc đón nhận Phép Thánh Thể đã giúp diệt trừ tất cả mọi tội nhẹ mà chúng ta đã phạm rồi, do đó không cần phải dùng đến Nước Thánh khi chúng ta dự xong Thánh Lễ và rời Nhà Thờ, trừ phi chúng ta đã làm một số điều ác nào đó trong những giây phút ngắn ngũi đó mà thôi.
11. Việc Rời Bỏ Giáo Xứ của Mình:
Sai phạm hay sự lạm dụng này phần lớn là đến từ phía giáo dân. Bộ Giáo Luật (CIC Số 1248, Đoạn 1) có quy định rất rõ như sau:
"Luật tham dự vào Thánh Lễ được thỏa mãn bởi việc phụ giúp vào Thánh Lễ vốn được tổ chức tại bất kỳ nơi đây trong nghi thức Công Giáo hoặc là vào ngày lễ buộc hay là vào buổi chiều tối trước ngày lễ buộc."
Do đó, chúng ta có thể chu toàn bổn phận ngày Chủ Nhật bằng cách đi tham dự Thánh Lễ tại bất kỳ nơi đâu.
Tuy nhiên, nếu chúng ta là thành viên của Giáo Xứ đó, thế nhưng chúng ta lại không thường xuyên đi tham dự tại Giáo Xứ đó vì những lý do như: ông cha giảng dở, ông cha giảng quá lâu, mấy ông trùm ích kỷ ti tiện hay nhỏ nhen, cộng đồng chia rẽ và có tính bè phái, "cái tôi" của tôi rất bự, nhưng không có ai tâng bốc, hay lăng xê tôi lên tại giáo xứ của tôi, vân vân...., thì có nghĩa là chúng ta đã không sống đúng với trách nhiệm của chúng ta là một người giáo dân, hay một thành viên trong giáo xứ. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta coi thường đến Phụng Vụ Thánh, và biến Phụng Vụ Thánh chỉ là một hình thức tiêu khiển thuần túy.
Phụng Vụ chính là hiện thực, là hiện thực chính yếu và duy nhất của cả thế giới trần tục này. Chúa Kitô chính là Thiên Chúa, là Hiện Thực trên tất cả mọi hiện thực phụ khác do Ngài tạo dựng nên (vì qua Ngài, mọi thứ mới được tạo dựng nên - câu kinh mà chúng ta vẫn thường đọc lên hằng ngày - còn nhở không?). Và Phụng Vụ chính là một phép bí tích mà qua đó Thiên Chúa từ trời cao xuống cả về thể lý lẫn tâm linh để cùng hiện diện và ngự giữa chúng ta, để cùng vị Chủ Tế và cả cộng đoàn - hiệp ý chung hết lại hòng dâng lên Hy Tế cho Thiên Chúa Cha. Thánh Lễ chính là điều quan trọng duy nhất không thể nào có thể chối cãi hay lý luận được, trên hết tất cả mọi thứ mà con người có thể làm.
11. Việc Bỏ Đi Những Câu Hát Kinh bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh trong Phụng Vụ Thánh:
Trong Chỉ Dẫn về Nhạc Thánh có trong Phụng Vụ Thánh, ở Mục 25 (a) và (b) có quy định rõ rằng: mặc dầu Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương, thế nhưng những phần ca hát bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh vẫn phải được duy trì và dùng đến như: Kyrie eleison; Gloria in excelsis Deo; Credo; Sanctus-Benedictus; và Agnus Dei.
Có lẽ trong Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam ở Việt Nam, Kyrie eleison và Agnus Dei thường hay bị bỏ qua và được thay thế bởi các lời hát bằng tiếng Việt, thậm chí cả trong những Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam được cử hành cho các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng bỏ qua phần hát quan trọng này.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, phần lớn các Giáo Xứ Mỹ vẫn duy trì các phần hát quan trọng này.
Trong lá thư giải thích đính kèm sau khi ban hành ra Tự Sắc Summorum Pontificum, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 viết rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua, và việc cử hành Phụng Vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của Phụng Vụ."
C. Kết Luận:
Nói tóm lại, Phụng Vụ - trong tiếng Anh chính là "Liturgy," và chữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp vốn có nghĩa là "the laity's job" (tức là "công việc của người giáo dân").
Chúng ta không phải là các khách hàng của Giáo Hội mà chúng ta chính là Giáo Hội.
Và chúng ta có quyền để nhận được một Phụng Vụ Thánh Đích Thực, Nguyên Thủy, và Tinh Tuyền (như Inaestimabile Donum có đề cập tới), và Phụng Vụ phải đi đúng với các luật lệ hiện hành, hòng từ đó mới có thể có ý nghĩa tôn kính được (xem thêm CIC 528).
Do đó, nếu vị Linh Mục nơi giáo xứ của Quý Vị dâng Thánh Lễ theo kiểu cẩu thả, nhếch nhác, trái phép hay thậm chí sai lệch, thì hảy thử đoán xem việc lên tiếng và chỉnh đốn chuyện đó là công việc của ai?
Trên đây chỉ là việc liệt kê ra một phần nhỏ trong những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ mà thôi, các bài viết sau sẽ triển khai thêm nhiều sai phạm nữa, để chúng ta cùng biết và học hỏi thêm!
Tất cả những lạm dụng hay sai phạm cho dẫu có chủ ý hay không về Phụng Vụ Thánh đều có tính phỉ báng và xem thường Mầu Nhiệm Thánh của Thiên Chúa, do đó, sẽ là một Trọng Tội, nếu như việc sai phạm đó không sớm được điều chỉnh.
Nếu chúng ta phát hiện và biết rõ những sai phạm hay lạm dụng đó mà cố tình bỏ qua, thì chính chúng ta cũng mang tội trước mặt Thiên Chúa, do đó trách nhiệm hồi phục lại tính thánh thiêng và cao đẹp của Phụng Vụ là của tất cả mọi thành phần dân Chúa - một điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ!
T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề: "Những Câu Hỏi và Trả Lời Cụ Thể có liên quan đến Những Lạm Dụng trong Phụng Vụ Thánh," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!