Có những ngày đẹp trời, lại có những ngày xấu trời. Có ngày có mây xanh, nắng ấm, gió phe phẩy; lại có ngày lạnh lẽo, trời u ám, gió thốc từng cơn. Điều này cho thấy thế giới thiên nhiên có những đổi thay, từ trời cao đến biển xanh. Có lúc biển lặng yêu, gió đùa nuớc; lại có ngày gió to, sóng lớn, biển như lên cơn giận dữ, gầm thét. Con người là thành phần của thiên nhiên nên cuộc sống cũng có những ngày êm đềm, vui tươi lại cũng có ngày u sầm, ảm đạm, đất trời quay cuồng đến rợn người. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, khủng hoảng, thì giây phút yên lặng, bình tâm, là điều cần thiết, bởi giây phút đó mang lại hy vọng và ban phát sự sống nội tâm. Để tìm giây phút an bình cho tâm trí, xã hội chế biến những phương pháp thiền, hay Yoga hay Tai Chi. Mục đích là đi tìm giây phút an bình cho con tim và giải toả tâm trí đang lo lắng đến khủng hoảng. Những điều này rất tốt và cần thiết cho cuộc sống. Một số khác lầm tưởng khi gặp u buồn, khó khăn, khủng hoảng, thuốc thang, rượu chè, ăn uống giúp an bình. Thực ra tất cả những hoá chất đó đều gây thiệt hại, con người trở nên nghiện ngập và cuối cùng trở thành nạn nhân của những thứ mà họ tin là giúp mang lại thoải mái.
Trong tôn giáo, phút giây yên tĩnh qua cầu nguyện, hoặc thiền nguyện, là cái khôn của người xưa. Cầu nguyện có lịch sử lâu dài và phương pháp này được người xưa áp dụng triệt để và họ đã thành công. Một số người sẵn sàng từ bỏ những gì đang có đi sâu vào sa mạc, rừng thẳm tìm nơi trú ẩn, sống cuộc sống thinh lặng, nguyện gẫm, âm thầm. Họ sống cuộc đời huyền bí và để lại những điều khôn ngoan cho hậu thế. Họ không sống cô đơn nhưng có Chúa là tri kỉ trong đời. Gioan Tiền Hô dùng chính kinh nghiệm sa mạc của ông để dậy các môn đệ. Một trong những điều đó là dậy các ông cầu nguyện, tìm giây phút yên lặng trong cầu nguyện. Môn đệ Đức Kitô biết thế, các ông xin Đức Kitô dậy cách cầu nguyện. Chính Đức Kitô sáng sớm thường tìm nơi thanh vắng, một mình cầu nguyện. Do các môn đệ yêu cầu, ngày nay Giáo Hội có kinh Lậy Cha được biết đến như là kinh nguyện của Đức Kitô.
Yoga và Tai Chi hoặc các cách khác có chung mục đích là tìm an bình cho con tim, thoải mái, thư giãn cho cơ thể. Kitô hữu không ngưng ở chỗ tìm an bình cho con tim và thoải mái, thư giãn cho cơ thể. Kitô hữu còn đi xa hơn nữa. Khi cầu nguyện, linh đạo có Thánh Thần Chúa hướng dẫn. Chúng ta phó thác phút giây đó trong đời, giao phó con người ta cho Thánh Thần Chúa hướng dẫn. Như thế khi cầu nguyện, con người được tự do hoàn toàn, do Thánh Thần hướng dẫn, chỉ bảo và dắt ta đi sâu vào tình yêu huyền bí, vô biên của Thiên Chúa. Thánh Phaolô còn dậy Thánh Thần biến đổi tâm tình bình thường của ta thành tâm tình hiến dâng cho Thiên Chúa (Rom 8,26). Chúng ta bước đi trong tin tưởng, tin yêu và phó thác vào tình yêu Chúa để cảm nghiệm được tình Chúa bao la, ngọt ngào. Giây phút này chính là giây phút ngắm nhìn, thả hồn ta vào cõi thinh không, bao la, hùng vĩ, của đất trời. Đây chính là lúc chúng ta nhìn thấy mục đích của cuộc sống và từ đó chúng ta đáp trả lại tình yêu Chúa.
Kinh Lậy Cha chính là mẫu mực của các kinh cầu. Kinh này dậy chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và làm chủ vũ trụ, làm chủ đất trời. Tiếp theo chúng ta xin Thiên Chúa làm chủ đời ta bởi ta là tạo vật do Chúa tạo thành nên ca tụng Đấng dựng nên mình, ban cho sự sống, coi sóc, bảo vệ là điều chính đáng, cần phải làm và làm thường xuyên. Không những chúng ta ca tụng Danh Chúa và còn phải tôn kính Thánh Danh Ngài. Tiếp theo chúng ta xin sống sao cho mọi người nhận biết ta là con Thiên Chúa. Phần thứ hai của Kinh Lậy Cha, chúng ta xin cho đủ lương thực hàng ngày, xin những điều cần, không phải những điều muốn. Tiếp theo là lời ca tụng sâu thẳm từ tâm hồn bởi Thiên Chúa xoá bỏ tội, lỗi lầm của ta, tha chết và ban cho sự sống trường sinh. Xin học từ Ngài biết thứ tha cho anh em, người gây cho ta đau khổ, sầu thương. Ai không biết thứ tha, người đó không đáng nhận ơn tha thứ. Điều kiện để nhận ơn tha thứ là phải biết tha thứ. Sau hết chúng ta xin ơn tránh các cơn cám dỗ. Cơn cám dỗ mạnh nhất chính là cám dỗ làm biếng cầu nguyện, viện lí do này nọ tránh cầu nguyện, hay làm qua loa là một cám dỗ hàng ngày.
TiengChuong.org
Quiet moments
Some days we have beautiful blue sky; other days we have are cloudy and wet; other days again, we enjoy a calm, clear, sunny sky, and again we may have a horrible, hot or a cold, windy day. It is the same for an ocean. We have a calm sea and a rough sea. Nature has different moments of calmness and roughness, for that is the movement of nature. We are part of nature and we also have tough days and easy days. When life is rough and tough; quiet moments are needed to re-energize ourselves. It is a life giver, that we all need to have in order to enjoy life. To calm our mind and heart, our society invents something like Yoga and Tai Chi, meditation and mental exercises for a quiet moments. The purpose of these forms of exercises is to clear the troubled mind and put our heart at rest. They are healthy remedies for life. Some people are mistaken when they take drugs or alcohol and other substances to escape the reality of life. They are toxic, unhealthy and dangerous, because they cause harm for a person, are addictive and destroy life.
Finding quiet moments in life is an ancient wisdom. Prayer time was very popular in the ancient world. Some people even went as far as possible to escape the world, hiding themselves in solitude, hermit life style. They escaped the busy-ness of life by living in a remote area for prayer and meditation. They were alone with nature and with God. John the Baptist taught his disciples to find time for praying. Jesus' disciples asked: 'Lord, teach us to pray, just as John taught his disciples Lk 11,2'. Jesus himself often spent his early morning hours talking to God the Father. He began His day with prayers. By His disciples' s request, Jesus taught them to pray, and that is what today is known as the Lord's Prayer.
Yoga and Tai Chi look for way to calm our mind and heart.
We Christians don't stop at the calmness of mind and peace of heart, but we go much further. In prayers we are not alone. We surrender, and allow God's Spirit to lead us to go deeper into the mystery of God's love. St Paul told us that when we don't know what to say the Spirit will help (Rom 8,26). We journey into unknown territories and enjoy the immensity of God's love and mercy. We submit ourselves to God's Spirit, and contemplate God in silence. In prayer we see the purpose of our earthly journey, and hope to respond to it accordingly. The Lord's Prayer is the pattern of all prayers. We begin our prayers by acknowledging, that God is the author of the entire universe. We then pray for God's rules in our heart- to love God, and love our neighbour-. We welcome God's kingdom by praising God's name, keeping it holy. We pray for the courage to make God's will relevant in our lives, and to the lives of others. The second part of our prayer is to give thanks to God for providing us with food daily. We pray for what we need, not what we 'greed'. We give thanks to God for cancelling our sins. By experiencing of God's mercy, we learn from God to forgive those who cause us harm and pain, and finally we ask God for the grace to resist all kind of temptations.
Trong tôn giáo, phút giây yên tĩnh qua cầu nguyện, hoặc thiền nguyện, là cái khôn của người xưa. Cầu nguyện có lịch sử lâu dài và phương pháp này được người xưa áp dụng triệt để và họ đã thành công. Một số người sẵn sàng từ bỏ những gì đang có đi sâu vào sa mạc, rừng thẳm tìm nơi trú ẩn, sống cuộc sống thinh lặng, nguyện gẫm, âm thầm. Họ sống cuộc đời huyền bí và để lại những điều khôn ngoan cho hậu thế. Họ không sống cô đơn nhưng có Chúa là tri kỉ trong đời. Gioan Tiền Hô dùng chính kinh nghiệm sa mạc của ông để dậy các môn đệ. Một trong những điều đó là dậy các ông cầu nguyện, tìm giây phút yên lặng trong cầu nguyện. Môn đệ Đức Kitô biết thế, các ông xin Đức Kitô dậy cách cầu nguyện. Chính Đức Kitô sáng sớm thường tìm nơi thanh vắng, một mình cầu nguyện. Do các môn đệ yêu cầu, ngày nay Giáo Hội có kinh Lậy Cha được biết đến như là kinh nguyện của Đức Kitô.
Yoga và Tai Chi hoặc các cách khác có chung mục đích là tìm an bình cho con tim, thoải mái, thư giãn cho cơ thể. Kitô hữu không ngưng ở chỗ tìm an bình cho con tim và thoải mái, thư giãn cho cơ thể. Kitô hữu còn đi xa hơn nữa. Khi cầu nguyện, linh đạo có Thánh Thần Chúa hướng dẫn. Chúng ta phó thác phút giây đó trong đời, giao phó con người ta cho Thánh Thần Chúa hướng dẫn. Như thế khi cầu nguyện, con người được tự do hoàn toàn, do Thánh Thần hướng dẫn, chỉ bảo và dắt ta đi sâu vào tình yêu huyền bí, vô biên của Thiên Chúa. Thánh Phaolô còn dậy Thánh Thần biến đổi tâm tình bình thường của ta thành tâm tình hiến dâng cho Thiên Chúa (Rom 8,26). Chúng ta bước đi trong tin tưởng, tin yêu và phó thác vào tình yêu Chúa để cảm nghiệm được tình Chúa bao la, ngọt ngào. Giây phút này chính là giây phút ngắm nhìn, thả hồn ta vào cõi thinh không, bao la, hùng vĩ, của đất trời. Đây chính là lúc chúng ta nhìn thấy mục đích của cuộc sống và từ đó chúng ta đáp trả lại tình yêu Chúa.
Kinh Lậy Cha chính là mẫu mực của các kinh cầu. Kinh này dậy chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và làm chủ vũ trụ, làm chủ đất trời. Tiếp theo chúng ta xin Thiên Chúa làm chủ đời ta bởi ta là tạo vật do Chúa tạo thành nên ca tụng Đấng dựng nên mình, ban cho sự sống, coi sóc, bảo vệ là điều chính đáng, cần phải làm và làm thường xuyên. Không những chúng ta ca tụng Danh Chúa và còn phải tôn kính Thánh Danh Ngài. Tiếp theo chúng ta xin sống sao cho mọi người nhận biết ta là con Thiên Chúa. Phần thứ hai của Kinh Lậy Cha, chúng ta xin cho đủ lương thực hàng ngày, xin những điều cần, không phải những điều muốn. Tiếp theo là lời ca tụng sâu thẳm từ tâm hồn bởi Thiên Chúa xoá bỏ tội, lỗi lầm của ta, tha chết và ban cho sự sống trường sinh. Xin học từ Ngài biết thứ tha cho anh em, người gây cho ta đau khổ, sầu thương. Ai không biết thứ tha, người đó không đáng nhận ơn tha thứ. Điều kiện để nhận ơn tha thứ là phải biết tha thứ. Sau hết chúng ta xin ơn tránh các cơn cám dỗ. Cơn cám dỗ mạnh nhất chính là cám dỗ làm biếng cầu nguyện, viện lí do này nọ tránh cầu nguyện, hay làm qua loa là một cám dỗ hàng ngày.
TiengChuong.org
Quiet moments
Some days we have beautiful blue sky; other days we have are cloudy and wet; other days again, we enjoy a calm, clear, sunny sky, and again we may have a horrible, hot or a cold, windy day. It is the same for an ocean. We have a calm sea and a rough sea. Nature has different moments of calmness and roughness, for that is the movement of nature. We are part of nature and we also have tough days and easy days. When life is rough and tough; quiet moments are needed to re-energize ourselves. It is a life giver, that we all need to have in order to enjoy life. To calm our mind and heart, our society invents something like Yoga and Tai Chi, meditation and mental exercises for a quiet moments. The purpose of these forms of exercises is to clear the troubled mind and put our heart at rest. They are healthy remedies for life. Some people are mistaken when they take drugs or alcohol and other substances to escape the reality of life. They are toxic, unhealthy and dangerous, because they cause harm for a person, are addictive and destroy life.
Finding quiet moments in life is an ancient wisdom. Prayer time was very popular in the ancient world. Some people even went as far as possible to escape the world, hiding themselves in solitude, hermit life style. They escaped the busy-ness of life by living in a remote area for prayer and meditation. They were alone with nature and with God. John the Baptist taught his disciples to find time for praying. Jesus' disciples asked: 'Lord, teach us to pray, just as John taught his disciples Lk 11,2'. Jesus himself often spent his early morning hours talking to God the Father. He began His day with prayers. By His disciples' s request, Jesus taught them to pray, and that is what today is known as the Lord's Prayer.
Yoga and Tai Chi look for way to calm our mind and heart.
We Christians don't stop at the calmness of mind and peace of heart, but we go much further. In prayers we are not alone. We surrender, and allow God's Spirit to lead us to go deeper into the mystery of God's love. St Paul told us that when we don't know what to say the Spirit will help (Rom 8,26). We journey into unknown territories and enjoy the immensity of God's love and mercy. We submit ourselves to God's Spirit, and contemplate God in silence. In prayer we see the purpose of our earthly journey, and hope to respond to it accordingly. The Lord's Prayer is the pattern of all prayers. We begin our prayers by acknowledging, that God is the author of the entire universe. We then pray for God's rules in our heart- to love God, and love our neighbour-. We welcome God's kingdom by praising God's name, keeping it holy. We pray for the courage to make God's will relevant in our lives, and to the lives of others. The second part of our prayer is to give thanks to God for providing us with food daily. We pray for what we need, not what we 'greed'. We give thanks to God for cancelling our sins. By experiencing of God's mercy, we learn from God to forgive those who cause us harm and pain, and finally we ask God for the grace to resist all kind of temptations.