Tự Sắc "Summorum Pontificum" Sau Một Năm được ĐTC Bênêđíctô XVI Ban Hành Ra (Phần 2)
Trong Phần 2 này Linh Mục John Zuhlsdorf Phân Tích về những Ảnh Hưởng của Tự Sắc kể trên
MINNEAPOLIS, Minnesota (Zenit.org).- Mặc dầu Tự Sắc kể trên của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có liên quan đến dạng truyền thống của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, đã được ban hành ra chưa đầy một năm, thế nhưng nó đã gây ra một tiếng vang, đó là lời nhận xét của một chuyên gia về những bản dịch phụng vụ.
Linh Mục John Zuhlsdorf, cựu nhân viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Ecclesia Dei, là một chuyên gia có quyền thế nổi tiếng về cả những bản dịch có liên quan đến Phụng Vụ và Sách Lễ Rôma 1962. Cha cũng phụ trách mục "Lời Cầu Nguyện Thật Sự Nói Lên Điều Gì?" (What Does the Prayer Really Say?) trên tờ báo Người Đi Lang Thang (The Wanderer), và Cha cũng là tác giả cho một trang blog khá nổi tiếng có cùng tên tại địa chỉ: www.wdtprs.com/blog.
Trong Phần 2 (cũng là Phần Cuối) của cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Z nói về ảnh hưởng mà Tự Sắc "Summorum Pontificum" có trên đời sống của Giáo Hội một năm sau khi được ban hành ra.
Hỏi (H): Thưa Cha Z, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã nêu rõ trong lá thư đính kèm với việc ban hành ra Tự Sắc kể trên rằng: Ngài hy vọng hai dạng hiện có của Thánh Lễ - tức Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay và Thánh Lễ theo hình thức truyền thống bằng tiếng La Tinh - sẽ làm phong phú lẫn nhau. Nói một cách cụ thể ra đó là: Ngài mong ước rằng dạng truyền thống của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh sẽ phục hồi ý nghĩa về tính thánh thiên vốn rất cần có trong Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay. Một năm sau khi Tự Sắc kể trên được ban hành ra, liệu Cha có nhận thấy là Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh đã có sức đẩy lớn lên trên Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay không?
Cha Zuhlsdorf (T): Có như vậy, và chúng ta có thể nhìn thấy được "sức đẩy" này đang có hiệu quả tại một số nơi, thế nhưng vẫn còn một chặng đường dài nữa để vượt qua. Sức đẩy này đưa đến một sự lôi cuốn ổn định, thế nhưng tính trì trệ hay việc không muốn thay đổi, đặc biệt là khi sức đẩy này nhắm vào chiều hướng sai trái, mới chính là điều cần phải được khắc phục.
Đã là một năm rồi kể từ khi lá thư đính kèm đó được ban hành ra, và nó mới chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 9/2007 vừa qua. Do đó, đã có một số phản ứng sơ khởi như: sự bối rối, sự hoảng hốt lo lắng, sự nhiệt thành cộng với cả sự chỉ trích nữa.
Đoạn văn bản cần phải được thấm nhuần và đọc qua. Tòa Thánh đã phải làm rõ ra cách đặt câu từ sao cho xác thực. Những vấn nạn cùng với những câu hỏi hiện đang được nhận dạng ra. Một văn kiện cùng với những lời giải thích rõ ràng hơn hiển nhiên vẫn còn nằm tại bàn soạn thảo.
Thế nhưng việc nhận thức về các điều khoản có trong Tự Sắc "Summorum Pontificum" đã tạo ra một tầm ảnh hưởng rồi.
"Những giáo xứ riêng" đang được hình thành nên để chuyên nhắm vào việc cử hành Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh, cùng với những nghi thức của các phép bí tích. Những cuốn sách và những tài liệu huấn luyện đã được tạo ra. Và bây giờ chúng đang được cho xuất bản ra. Cần phải có thời gian cho tất cả những điều này.
Cũng thế, chính Đức Thánh Cha cũng đã thay đổi việc đối đáp về Phụng Vụ và một số kiểu thực hành sau Công Đồng bằng việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay, theo một cách truyền thống hơn, qua việc sử dụng đến những áo lễ có tính lịch sử, việc quay trở lại cách rước Lễ bằng lưỡi khi người lên rước lễ quỳ xuống, vân vân.
Thế nhưng, lực đẩy thật sự của Thánh Lễ truyền thống và những nổ lực của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 khi Ngài nhấn mạnh đến tính nối tiếp hay tính truyền tiếp với Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay, sẽ được tất cả mọi người cảm nhận đến trong tương lai.
Lấy ví dụ, có rất nhiều lần các vị Linh Mục trẻ tuổi hơn vẫn thường nói đi nói lại với tôi rằng sau khi các ngài học biết về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, các ngài đã không còn cử hành Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay giống như cách mà các ngài đã từng cử hành như trước kia nữa. Có những điều mà các vị ấy sẽ học hỏi được về chức vụ tư tế Linh Mục và về Thánh Lễ qua chính Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà các vị chỉ đơn giản là không thể nào nhận ra hay nắm bắt được trong Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được, là bởi vì lẽ nó vẫn được cử hành thường xuyên tại rất nhiều giáo xứ và nhà nguyện.
Làm sao mà một vị Linh Mục có thể nói rằng Thánh Lễ có sự ảnh hưởng sâu rộng nơi giáo xứ, ở mức độ của sự tôn kính, các ơn gọi, và tất cả mọi thứ được!
Thậm chí ngay cả khi Rôma không bị hủy diệt đi trong một ngày, thì cũng không thể nào tái xây dựng lại nó một cách nhanh chóng được. Chúng ta đã phải gánh chịu một sự mất mát rất lớn về việc đào tạo Linh Mục một cách cơ bản về tiếng La Tinh, về Thần Học, và về nền văn hóa đi cùng với tiếng La Tinh. Do đó, sẽ mất thời gian để phục hồi lại điều đó.
Các chủng viện cần đến thời gian để đáp ứng được những đòi hỏi mới mà lá thư kêu gọi và đề cập đến. Các chủng sinh thì rất hăm hở để học hỏi. Ai sẽ thực hiện công việc giảng dạy này?
Tại các giáo xứ, những người trẻ thời nay càng ngày càng mong muốn có được một sự nối tiếp với quá khứ. Các em đang khám phá ra di sản Công Giáo của các em, vì lẽ di sản đó đã bị đánh cắp mất rồi. Rốt cuộc thì các em sẽ là những người tạo ra sự ảnh hưởng nơi các giáo xứ và các trường học Công Giáo.
Trên một mức độ cụ thể hơn, một số vị Giám Mục, Linh Mục, các chuyên gia về Phụng Vụ và các nhạc sĩ hiện đang phải suy nghĩ lại về giá trị của một số kiểu thực hành thông dụng sau Công Đồng Chung Vaticăn II.
Lấy ví dụ, một vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bắt đầu việc phân phát Mình Thánh Chúa ở trên lưỡi cho những ai đang quỳ xuống để rước lễ, thì một vị Giám Mục ở Hoa Kỳ cũng làm điều tương tự như vậy đối với Mình Thánh Chúa.
[Và dĩ nhiên tại Giáo Xứ Prince of Peace ở thành phố Taylors, SC - việc Rước Lễ theo cách truyền thống cũng đã được Đức Ông Steven L. Brovey cho áp dụng ngay - NV]
Tất cả các vị ấy đang đánh giá trở lại những ưu điểm lớn của Thánh Lễ được cử hành khi cả vị Linh Mục chủ tế lẫn giáo dân đều cùng quy hướng về phía của bàn thờ, Nhà Tạm và Cây Thánh Giá. Tiếng La Tinh đang được đánh giá trở lại. Các nhạc sĩ giờ đây cũng đang quay trở lại việc tìm kiếm về kho tàng âm nhạc Phụng Vụ Thánh cổ vốn đã bị dấu kín đi trong rất nhiều thập niên.
[Chứ không phải việc bây giờ lại lo tìm cách để hòa âm hưởng của dân tộc vào trong âm nhạc của Phụng Vụ như vẫn thường thấy nơi các nhạc sĩ được cho là nổi tiếng của Việt Nam hiện nay!? - NV]
Tự Sắc của Đức Thánh Cha đang có sức đẩy, mặc dầu vẫn còn có sự đối kháng và chây lười. Thời gian, sự kiên nhẫn và đầu óc biết rộng mở, hiện đang rất cần đến, để cho mọi việc được trôi chảy. Luật của quán tính trong vật lý học được hiểu như là cách để khiến cho các thân thể phải chuyển động hay cứ mãi nghĩ ngơi an tọa theo cách đó hoài cho đến khi một lực đẩy khác áp lực lên chúng. Thì Tự Sắc kể trên chính là kiểu lực đẩy như vậy.
(H): Thưa Cha Z, đâu chính là một số sự phát triển đáng chú ý, hay có lẽ là không ngờ đến, nơi Giáo Hội vốn có liên quan đến Tự Sắc kể trên kể từ khi nó được ban hành ra?
(T): Một kết quả đáng ghi nhận phải là cách hoán chuyển về thái độ của và về người mong muốn có được phụng vụ theo hình thức truyền thống.
Đã từ rất lâu, các tổ chức của Giáo Hội đã xem thường hay bỏ rơi hoàn toàn những người Công Giáo theo khuynh hướng truyền thống, tống họ vào phía sau cùng hết của chiếc xe bus vì sự dính liếu của họ vào truyền thống Công Giáo của chúng ta. Một số người có lòng nhân từ, đã bắt đầu nhìn thấy họ giống như thể là những người này chính là thành phần trong gia đình của chúng ta vậy, vốn đã vô tình bị đẩy lên các tầng gác cao nhất của trần nhà.
Mặc khác, rất nhiều những người theo khuynh hướng truyền thống, có lẽ với những tổn thương rất lớn và sự vỡ mộng mà họ đã cảm thấy sau rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra trong Giáo Hội như: những kiểu sáng chế ra các mùa không đúng và chẳng có ý nghĩa gì cả, bình đầy tro bao phủ khắp các ngôi giáo đường đẹp đẽ, rồi lại thức âm nhạc, các áo lễ, các ảnh tượng, những sự sùng kính, vân vân... mà bạn có thể liệt kê ra, đã làm tổn thương một cách mạnh mẽ nơi mãnh vở mà các đôi vai họ phải cùng chung gánh vác và chịu đựng.
Khi thời gian qua đi, rất nhiều người trong số họ chẳng còn cách nào khác là phải "thương lượng" với các vị Giám Mục và Linh Mục, nhưng chỉ đơn giản muốn xuất đầu lộ diện mà thôi, để đưa ra những đòi hỏi quá đáng, và ngạo mạn nói với các vị ấy là cách phải làm như thế nào. Nó đạt đến độ mà thậm chí đối với những vị giáo sĩ có tính cởi mở và thông cảm nhất, cũng đã bắt đầu nổi cáu và từ từ bỏ đi cứ mỗi lần những người theo khuynh hướng truyền thống này tiếp cận. Và chính vì thế các dòng nước của những mối liên hệ tốt đẹp cứ thế mà bị đóng băng đi.
Giờ đây, bởi vì một số nổi đau và việc cảm thấy bị từ bỏ đang dần dần bắt đầu bị tan chảy ra trong trái tim của những người theo khuynh hướng truyền thống, thì giờ đây họ chỉ đơn giản có được những gì mà họ đã từng có trong thời gian rất lâu, thì giờ đây một chút nắng ấm áp đang được chiếu sáng theo phương hướng của họ bởi chính Đức Thánh Cha và những người khác vốn cùng chia sẽ một viễn ảnh, và việc chăm sóc các linh hồn cùng với Ngài cũng vì thế mà bắt đầu, mở ra.
Đập băng đá đang được phá vỡ đi và nước đang bắt đầu tuôn chảy trở lại. Đây không phải là một sự phát triển không được ngờ tới. Tôi hoàn toàn tin rằng điều này xảy ra là bởi vì những người theo khuynh hướng truyền thống phần lớn lại là những người rất tốt và thánh thiện - họ chính là những người yêu mến Giáo Hội Thánh Thiện và muốn điều tốt nhất đến với các gia đình, các vị Linh Mục và các vị Giám Mục của họ mà thôi.
Các vị Giám Mục và các vị Linh Mục, thậm chí ngay cả khi cá nhân họ không có chống đối gì cả trước những gì có tính truyền thống, hầu hết đều là những người tốt, biết yêu mến đàn chiên của họ và thành thật mong ước mọi điều tốt đẹp đến cho họ. Tất cả các vị này cùng chia sẽ về những điều chung vốn thật sự có ý nghĩa. Điều mà tôi ngạc nhiên chính là việc nhanh chóng phá vỡ ra đập băng đá đó mặc dầu vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua.
Tôi đã đánh giá không đúng mức về tính ấm áp của ánh sáng mặt trời và về việc rộng mở của các con tim, đặc biệt là về phía của một số vị Giám Mục - những vị vốn trong quá khứ đã tỏ ra không mấy thân thiện gì cho lắm với phụng vụ theo kiểu truyền thống trong tư cách là một thân thể của Giáo Hội, nay lại sẳn sàng thay đổi. Điều này đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại về chính những thái độ của riêng tôi.
T.B. Bài viết vào tuần tới sẽ có nhan đề "Cùng Tìm Hiểu Sâu Hơn về Những Lạm Dụng Hiện Có Trong Phụng Vụ" - kính mời Quý Vị hãy dõi theo!
Trong Phần 2 này Linh Mục John Zuhlsdorf Phân Tích về những Ảnh Hưởng của Tự Sắc kể trên
Linh Mục John Zuhlsdorf, cựu nhân viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Ecclesia Dei, là một chuyên gia có quyền thế nổi tiếng về cả những bản dịch có liên quan đến Phụng Vụ và Sách Lễ Rôma 1962. Cha cũng phụ trách mục "Lời Cầu Nguyện Thật Sự Nói Lên Điều Gì?" (What Does the Prayer Really Say?) trên tờ báo Người Đi Lang Thang (The Wanderer), và Cha cũng là tác giả cho một trang blog khá nổi tiếng có cùng tên tại địa chỉ: www.wdtprs.com/blog.
Trong Phần 2 (cũng là Phần Cuối) của cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Z nói về ảnh hưởng mà Tự Sắc "Summorum Pontificum" có trên đời sống của Giáo Hội một năm sau khi được ban hành ra.
Hỏi (H): Thưa Cha Z, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã nêu rõ trong lá thư đính kèm với việc ban hành ra Tự Sắc kể trên rằng: Ngài hy vọng hai dạng hiện có của Thánh Lễ - tức Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay và Thánh Lễ theo hình thức truyền thống bằng tiếng La Tinh - sẽ làm phong phú lẫn nhau. Nói một cách cụ thể ra đó là: Ngài mong ước rằng dạng truyền thống của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh sẽ phục hồi ý nghĩa về tính thánh thiên vốn rất cần có trong Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay. Một năm sau khi Tự Sắc kể trên được ban hành ra, liệu Cha có nhận thấy là Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh đã có sức đẩy lớn lên trên Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay không?
Cha Zuhlsdorf (T): Có như vậy, và chúng ta có thể nhìn thấy được "sức đẩy" này đang có hiệu quả tại một số nơi, thế nhưng vẫn còn một chặng đường dài nữa để vượt qua. Sức đẩy này đưa đến một sự lôi cuốn ổn định, thế nhưng tính trì trệ hay việc không muốn thay đổi, đặc biệt là khi sức đẩy này nhắm vào chiều hướng sai trái, mới chính là điều cần phải được khắc phục.
Đã là một năm rồi kể từ khi lá thư đính kèm đó được ban hành ra, và nó mới chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 9/2007 vừa qua. Do đó, đã có một số phản ứng sơ khởi như: sự bối rối, sự hoảng hốt lo lắng, sự nhiệt thành cộng với cả sự chỉ trích nữa.
Đoạn văn bản cần phải được thấm nhuần và đọc qua. Tòa Thánh đã phải làm rõ ra cách đặt câu từ sao cho xác thực. Những vấn nạn cùng với những câu hỏi hiện đang được nhận dạng ra. Một văn kiện cùng với những lời giải thích rõ ràng hơn hiển nhiên vẫn còn nằm tại bàn soạn thảo.
Thế nhưng việc nhận thức về các điều khoản có trong Tự Sắc "Summorum Pontificum" đã tạo ra một tầm ảnh hưởng rồi.
"Những giáo xứ riêng" đang được hình thành nên để chuyên nhắm vào việc cử hành Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh, cùng với những nghi thức của các phép bí tích. Những cuốn sách và những tài liệu huấn luyện đã được tạo ra. Và bây giờ chúng đang được cho xuất bản ra. Cần phải có thời gian cho tất cả những điều này.
Cũng thế, chính Đức Thánh Cha cũng đã thay đổi việc đối đáp về Phụng Vụ và một số kiểu thực hành sau Công Đồng bằng việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay, theo một cách truyền thống hơn, qua việc sử dụng đến những áo lễ có tính lịch sử, việc quay trở lại cách rước Lễ bằng lưỡi khi người lên rước lễ quỳ xuống, vân vân.
Thế nhưng, lực đẩy thật sự của Thánh Lễ truyền thống và những nổ lực của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 khi Ngài nhấn mạnh đến tính nối tiếp hay tính truyền tiếp với Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay, sẽ được tất cả mọi người cảm nhận đến trong tương lai.
Lấy ví dụ, có rất nhiều lần các vị Linh Mục trẻ tuổi hơn vẫn thường nói đi nói lại với tôi rằng sau khi các ngài học biết về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, các ngài đã không còn cử hành Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay giống như cách mà các ngài đã từng cử hành như trước kia nữa. Có những điều mà các vị ấy sẽ học hỏi được về chức vụ tư tế Linh Mục và về Thánh Lễ qua chính Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà các vị chỉ đơn giản là không thể nào nhận ra hay nắm bắt được trong Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được, là bởi vì lẽ nó vẫn được cử hành thường xuyên tại rất nhiều giáo xứ và nhà nguyện.
Làm sao mà một vị Linh Mục có thể nói rằng Thánh Lễ có sự ảnh hưởng sâu rộng nơi giáo xứ, ở mức độ của sự tôn kính, các ơn gọi, và tất cả mọi thứ được!
Thậm chí ngay cả khi Rôma không bị hủy diệt đi trong một ngày, thì cũng không thể nào tái xây dựng lại nó một cách nhanh chóng được. Chúng ta đã phải gánh chịu một sự mất mát rất lớn về việc đào tạo Linh Mục một cách cơ bản về tiếng La Tinh, về Thần Học, và về nền văn hóa đi cùng với tiếng La Tinh. Do đó, sẽ mất thời gian để phục hồi lại điều đó.
Các chủng viện cần đến thời gian để đáp ứng được những đòi hỏi mới mà lá thư kêu gọi và đề cập đến. Các chủng sinh thì rất hăm hở để học hỏi. Ai sẽ thực hiện công việc giảng dạy này?
Tại các giáo xứ, những người trẻ thời nay càng ngày càng mong muốn có được một sự nối tiếp với quá khứ. Các em đang khám phá ra di sản Công Giáo của các em, vì lẽ di sản đó đã bị đánh cắp mất rồi. Rốt cuộc thì các em sẽ là những người tạo ra sự ảnh hưởng nơi các giáo xứ và các trường học Công Giáo.
Trên một mức độ cụ thể hơn, một số vị Giám Mục, Linh Mục, các chuyên gia về Phụng Vụ và các nhạc sĩ hiện đang phải suy nghĩ lại về giá trị của một số kiểu thực hành thông dụng sau Công Đồng Chung Vaticăn II.
Lấy ví dụ, một vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bắt đầu việc phân phát Mình Thánh Chúa ở trên lưỡi cho những ai đang quỳ xuống để rước lễ, thì một vị Giám Mục ở Hoa Kỳ cũng làm điều tương tự như vậy đối với Mình Thánh Chúa.
[Và dĩ nhiên tại Giáo Xứ Prince of Peace ở thành phố Taylors, SC - việc Rước Lễ theo cách truyền thống cũng đã được Đức Ông Steven L. Brovey cho áp dụng ngay - NV]
Tất cả các vị ấy đang đánh giá trở lại những ưu điểm lớn của Thánh Lễ được cử hành khi cả vị Linh Mục chủ tế lẫn giáo dân đều cùng quy hướng về phía của bàn thờ, Nhà Tạm và Cây Thánh Giá. Tiếng La Tinh đang được đánh giá trở lại. Các nhạc sĩ giờ đây cũng đang quay trở lại việc tìm kiếm về kho tàng âm nhạc Phụng Vụ Thánh cổ vốn đã bị dấu kín đi trong rất nhiều thập niên.
[Chứ không phải việc bây giờ lại lo tìm cách để hòa âm hưởng của dân tộc vào trong âm nhạc của Phụng Vụ như vẫn thường thấy nơi các nhạc sĩ được cho là nổi tiếng của Việt Nam hiện nay!? - NV]
Tự Sắc của Đức Thánh Cha đang có sức đẩy, mặc dầu vẫn còn có sự đối kháng và chây lười. Thời gian, sự kiên nhẫn và đầu óc biết rộng mở, hiện đang rất cần đến, để cho mọi việc được trôi chảy. Luật của quán tính trong vật lý học được hiểu như là cách để khiến cho các thân thể phải chuyển động hay cứ mãi nghĩ ngơi an tọa theo cách đó hoài cho đến khi một lực đẩy khác áp lực lên chúng. Thì Tự Sắc kể trên chính là kiểu lực đẩy như vậy.
(T): Một kết quả đáng ghi nhận phải là cách hoán chuyển về thái độ của và về người mong muốn có được phụng vụ theo hình thức truyền thống.
Đã từ rất lâu, các tổ chức của Giáo Hội đã xem thường hay bỏ rơi hoàn toàn những người Công Giáo theo khuynh hướng truyền thống, tống họ vào phía sau cùng hết của chiếc xe bus vì sự dính liếu của họ vào truyền thống Công Giáo của chúng ta. Một số người có lòng nhân từ, đã bắt đầu nhìn thấy họ giống như thể là những người này chính là thành phần trong gia đình của chúng ta vậy, vốn đã vô tình bị đẩy lên các tầng gác cao nhất của trần nhà.
Mặc khác, rất nhiều những người theo khuynh hướng truyền thống, có lẽ với những tổn thương rất lớn và sự vỡ mộng mà họ đã cảm thấy sau rất nhiều sự thay đổi đang diễn ra trong Giáo Hội như: những kiểu sáng chế ra các mùa không đúng và chẳng có ý nghĩa gì cả, bình đầy tro bao phủ khắp các ngôi giáo đường đẹp đẽ, rồi lại thức âm nhạc, các áo lễ, các ảnh tượng, những sự sùng kính, vân vân... mà bạn có thể liệt kê ra, đã làm tổn thương một cách mạnh mẽ nơi mãnh vở mà các đôi vai họ phải cùng chung gánh vác và chịu đựng.
Khi thời gian qua đi, rất nhiều người trong số họ chẳng còn cách nào khác là phải "thương lượng" với các vị Giám Mục và Linh Mục, nhưng chỉ đơn giản muốn xuất đầu lộ diện mà thôi, để đưa ra những đòi hỏi quá đáng, và ngạo mạn nói với các vị ấy là cách phải làm như thế nào. Nó đạt đến độ mà thậm chí đối với những vị giáo sĩ có tính cởi mở và thông cảm nhất, cũng đã bắt đầu nổi cáu và từ từ bỏ đi cứ mỗi lần những người theo khuynh hướng truyền thống này tiếp cận. Và chính vì thế các dòng nước của những mối liên hệ tốt đẹp cứ thế mà bị đóng băng đi.
Giờ đây, bởi vì một số nổi đau và việc cảm thấy bị từ bỏ đang dần dần bắt đầu bị tan chảy ra trong trái tim của những người theo khuynh hướng truyền thống, thì giờ đây họ chỉ đơn giản có được những gì mà họ đã từng có trong thời gian rất lâu, thì giờ đây một chút nắng ấm áp đang được chiếu sáng theo phương hướng của họ bởi chính Đức Thánh Cha và những người khác vốn cùng chia sẽ một viễn ảnh, và việc chăm sóc các linh hồn cùng với Ngài cũng vì thế mà bắt đầu, mở ra.
Đập băng đá đang được phá vỡ đi và nước đang bắt đầu tuôn chảy trở lại. Đây không phải là một sự phát triển không được ngờ tới. Tôi hoàn toàn tin rằng điều này xảy ra là bởi vì những người theo khuynh hướng truyền thống phần lớn lại là những người rất tốt và thánh thiện - họ chính là những người yêu mến Giáo Hội Thánh Thiện và muốn điều tốt nhất đến với các gia đình, các vị Linh Mục và các vị Giám Mục của họ mà thôi.
Các vị Giám Mục và các vị Linh Mục, thậm chí ngay cả khi cá nhân họ không có chống đối gì cả trước những gì có tính truyền thống, hầu hết đều là những người tốt, biết yêu mến đàn chiên của họ và thành thật mong ước mọi điều tốt đẹp đến cho họ. Tất cả các vị này cùng chia sẽ về những điều chung vốn thật sự có ý nghĩa. Điều mà tôi ngạc nhiên chính là việc nhanh chóng phá vỡ ra đập băng đá đó mặc dầu vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua.
Tôi đã đánh giá không đúng mức về tính ấm áp của ánh sáng mặt trời và về việc rộng mở của các con tim, đặc biệt là về phía của một số vị Giám Mục - những vị vốn trong quá khứ đã tỏ ra không mấy thân thiện gì cho lắm với phụng vụ theo kiểu truyền thống trong tư cách là một thân thể của Giáo Hội, nay lại sẳn sàng thay đổi. Điều này đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại về chính những thái độ của riêng tôi.
T.B. Bài viết vào tuần tới sẽ có nhan đề "Cùng Tìm Hiểu Sâu Hơn về Những Lạm Dụng Hiện Có Trong Phụng Vụ" - kính mời Quý Vị hãy dõi theo!