Sau đây là tường trình ghi nhanh của hãng Associated Press về ngày thứ Bẩy chuyến tông du Mỹ Châu La Tinh của Đức GH Phanxicô, hiện đang diễn ra tại Paraguay, chặng chót trong chuyến đi của ngài.
8:30 giờ sáng: Đức GH Phanxicô xem ra đang đẩy việc mô phỏng Thánh GH Gioan Phaolô II lên một trình độ mới bằng cách du hành quanh thủ đô Paraguay trên cùng một chiếc Peugeot trắng mà Thánh Giáo Hoàng đã sử dụng trong chuyến tông du ở đây năm 1988.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi nói đùa “xem ra nó vẫn còn làm việc được”.
Dân chúng Paraguay hoan hô vang dội vào hôm thứ Bẩy ở bên ngoài bệnh viện nhi đồng Acosta Nu khi đoàn hộ tống bất thường của ngài dừng lại trong biến cố công cộng đầu tiên trong ngày của ngài.
Đức Phanxicô từ lâu vốn nhấn mạnh tới việc du hành trong những chiếc xe chật hẹp hơn là những chiếc limousine bóng loáng hay giáo hoàng xa bọc thép; đây là một phần trong lối sống đơn giản của ngài và việc ngài nhấn mạnh rằng các linh mục không phải là các ông hoàng nhưng là các người phục dịch.
Ngài hiện đang sử dụng chiếc Ford Focus để di chuyển quanh Vatican và ngài đã làm ngài được mến mộ ở Nam Hàn khi đi lại bằng chiếc Kia khiêm tốn.
9:00 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đang tiếp nhận một cuộc nghinh đón của người Á Căn Đình tại Đền Đức Mẹ Caacupé.
Thực vậy, hàng ngàn người Á Căn Đình đã du hành lên phía bắc để hiện diện với vị Giáo Hoàng đồng hương trong biến cố lớn đầu tiên của ngài tại Paraguay: đó là Thánh Lễ tại đền thánh hành hương quan trọng nhất của nước này và là nơi Đức Phanxicô rất sùng mến.
Khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, đức cựu Hồng Y Jorge Mario Bergoglio thường viếng thăm một khu ổ chuột vốn là nơi cư trú của nhiều di dân Paraguay, cùng họ dự các đám rước kiệu và cử hành bí tích rửa tội tại nhà thờ của họ: tức nhà thờ Đức Mẹ Làm Phép Lạ Caacupé.
Quốc kỳ xanh trắng của Á Căn Đình phơi phới khắp nơi tại Caacupé vào hôm thứ Bẩy. Một lá có câu quen thuộc "Estamos Haciendo Lio" (Chúng con đang gây lộn xộn) sáng loáng trên đó. Câu này có ý nhắc tới lời kêu gọi của Đức Phanxicô tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Ba Tây, thúc giục giới trẻ Á Căn Đình hãy lay động sự việc tại các giáo phận của họ.
10:30 giờ sáng: Đứng ở một góc khuôn viên của đền thánh Đức Mẹ Caacupé là Santa Cristina Rodriguez.
Người đàn bà này nói rằng bà sống còn nhờ tái biến chế đồ nhựa và làm nhiều việc vặt vãnh khác. Qua một nụ cười tươi cho thấy chỉ còn vài chiếc răng, bà bảo: “Đức Giáo Hoàng thương người nghèo mà tôi thì nghèo kiết xác”.
Bà nói người Paraguay làm việc chăm chỉ, nhưng đâu có công ăn việc làm nào.
Nhiều tín hữu tin rằng Đức Mẹ Caacupé làm nhiều phép lạ. Carmen Mesa, chẳng hạn, là một người trong số đó. Bà có mặt trong số người Á Căn Đình cuốc bộ tới từ Clorinda, chỉ ở bên kia Sông Paraguay.
Bà Mesa nói bà cầu xin Đức Mẹ khi đứa cháu gái 13 tuổi của bà vào bệnh viện vì bị nhiễm trùng đường ruột. Bà cho hay: “nhờ ơn Chúa, con nhỏ sống sót và nay là một thiếu nữ khỏe mạnh”.
10:30 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đã tới Đền Nữ Trinh Caacupé, nơi ngài đứng cầu nguyện trong im lặng trước tượng Đức Mẹ, một bức tượng ngài rất sùng mến.
Cầu nguyện một lúc, ngài tiến đến bệ chân tượng, đặt tay lên đó, và đặt một nhánh bạch hồng trước sự vỗ tay của một số người tụ tập tại vương cung thánh đường.
Caacupé là địa điểm hành hương quan trọng nhất ở Paraguay. Hàng chục ngàn người, trong đó có các đồng bào Á Căn Đình của Đức Phanxicô, đã đứng chật quảng trường bên ngoài vương cung thánh đường để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Paraguay.
10:50 giờ sáng: Trong số những người Á Căn Đình tới Paraguay để thấy Đức GH Phanxicô, người đồng bào của mình, có ông Jose Demetrio Barrionuevo, 50 tuổi. Người rao hàng dược phẩm cùng vợ và 4 con từ Tucuman, Á Căn Đình, qua.
Ông Barrionuevo nói: niềm tự hào vì Đức GH Phanxicô không phải chỉ là vấn đề chung một quê hương. Ông nói: “chúng tôi hãnh diện vì đức khiêm nhường của ngài, vì ngài thích ở với người nghèo và người không giầu hơn”.
Ông Barrionuevo cho biết: gia đình cũng dự định sẽ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại Nu Guazu, một cánh đồng bên trong căn cứ quân sự nơi Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho Thánh Roque Gonzalez năm 1988.
Thánh Gonzalez là một nhà truyền giáo Dòng Tên cho người bản địa Guarani ở 2 thế kỷ 16 và 17 tại nơi bây giờ là Paraguay.
11:20 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đang ca ngợi các phụ nữ Paraguay như “những phụ nữ vẻ vang nhất Mỹ Châu” vì họ đã giúp tái dựng lại đất nước sau cuộc chiến tranh trong vùng gây tổn hại trong thập niên 1860, một cuộc chiến tranh đã làm mất đi quá nửa dân số, phần lớn là nam giới.
Đức Phanxicô dành bài giảng của ngài hôm thứ Bẩy tại Đền Nữ Trinh Caacupé cho Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và tất cả các bà vợ và các bà mẹ của Paraguay “những người, với một cái giá và sự hy sinh lớn lao, đã có thể nâng dậy một đất nước bại trận, bị tan nát và nhục nhã vì chiến tranh”.
Lúc còn là một tổng giám mục ở Á Căn Đình và lúc đã là giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn lên tiếng ca ngợi sức mạnh của phụ nữ Paraguay; ngài nói rằng họ nên được lãnh giải Nobel Hoà Bình vì sức mạnh và đức tin của họ.
Bị tiếng vỗ tay làm ngưng, ngài nói tiếp: “các chị là những người gìn giữ ký ức, là máu huyết cho những người tái dựng sự sống, đức tin và phẩm giá người ta… Lúc ấy và lúc này, các chị tìm được sức mạnh nhất quyết không để lãnh thổ này mất hướng của nó. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho sự kiên vững của các chị. Xin Thiên Chúa chúc phúc và khuyến khích đức tin của các chị. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho các phụ nữ Paraguay, những phụ nữ vẻ vang nhất Mỹ Châu”.
11:50 giờ sáng: Thánh Lễ, đang được cử hành tại Đền Nữ Trinh Caacupé của Paraguay, có các bài đọc bằng tiếng bản địa Guarani, trong đó, thuật lại truyện Ađam Evà của Sách Sáng Thế.
Tiếng Guarani là ngôn ngữ chính thức tại Paraguay, song song với tiếng Tây Ban Nha, và là ngôn ngữ độc đáo trong số các ngôn ngữ bản địa ở Mỹ Châu vì là ngôn ngữ duy nhất được một tỷ lệ lớn những người không phải là bản địa nói. Nói cách khác, nó không những sống sót sau thời thực dân, mà còn phát triển rực rỡ nữa.
Linh mục Dòng Tên Xavier Albo, một nhà nhân chủng học người Bolivia, nói rằng một dấu chỉ kỳ thị mà người Guarani vẫn còn phải đương đầu tại Paraguay là rất nhiều người nói thổ ngữ Guarani nhưng lại cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi là người bản địa.
Người Guarani từ Paraguay lan về hướng bắc tới Ba Tây và là một trong các sắc dân bản địa Nam Mỹ bị các chủ nông trại và chủ đồn điền nô dịch hơn hết.
Theo thống kê chính thức, trong số 6.6 triệu người Paraguay có110,000 người bản địa, phân chia thành 20 sắc tộc. Họ nghèo một cách bất cân xứng, bị đẩy qua bên lề vì chính sách phá rừng lấy đất làm nông trại và trồng đậu nành.
12:25 giờ trưa: Đức GH Phanxicô đã cho thế giới vương cung thánh đường mới nhất của nó: cuối Thánh Lễ hôm thứ Bẩy tại Đền Nữ Trinh Caacupé, địa điểm hành hương quan trọng nhất của Paraguay, các giáo phẩm đã đọc to sắc lệnh của Tòa Thánh tuyên bố địa điểm này là một tiểu vương cung thánh đường.
Địa vị vừa nâng cao cho thấy mối liên kết đặc biệt của Caacupé với Giáo Hội Công Giáo và vị giáo hoàng của họ.
Đức Phanxicô đã từ lâu rất sùng mộ hình tượng Đức Mẹ Caacupé; lòng sùng mộ này phát sinh từ những ngày ngài phục vụ các di dân Paraguay ở các khu ổ chuột tại Buenos Aires.
Văn kiện năm 1989 của Tòa Thánh, tức văn kiện mô tả cách chỉ định các vương cung thánh đường, nói rằng các địa điểm phải đạt được một mức nổi tiếng nào đó trong giáo phận, “nổi bật như là một trung tâm phụng vụ tích cực và có tính mục vụ” mà các nơi khác lấy làm mẫu mực, và phải có giá trị hay tầm quan trọng về lịch sử. Khi được chỉ định, một vương cung thánh đường phải cử hành một ít ngày lễ phụng vụ và có thể sử dụng biểu hiệu “hai chìa khóa giao nhau” của giáo hoàng trên cờ quạt biểu ngữ hay đồ đạc trang bị như một dấu chỉ mối tương quan của nó với Tòa Thánh.
Hiện có 4 đại vương cung thánh đường tại Rôma, và hơn 1,600 tiểu vương cung thánh đường trên toàn thế giới.
2:50 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đã làm một cử chỉ tượng trưng đối với sắc dân bản địa chính của Paraguay bằng cách đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Guarani trong Thánh Lễ cử hành tại Đền Nữ Trinh Caacupé.
Dòng Tên mà Đức Phanxicô thuộc về có một lịch sử lâu đời về việc bảo vệ người Guarani khỏi cảnh nô lệ và điều một số người gọi là “diệt chủng về văn hóa” thời thực dân và đã giúp bảo tồn ngôn ngữ của họ.
Một linh mục Dòng Tên, Cha Antonio Ruiz de Montoya, đã xuất bản cuốn văn phạm tiếng Guarani đầu tiên năm 1639. Nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Paraguay, Miguel Angel Veron, nói rằng một tu sĩ đã viết cuốn sách giáo lý bằng tiếng Guarani năm 1588.
Người Guarani hiện đang tràn qua 8 nước, trong đó, có Á Căn Đình, Bolivia và Ba Tây.
Tại Paraguay, họ rất nghèo, vì bị các chủ nông trại cưỡng bức ra khỏi các đất đai truyền thống. Con số của họ hiện đang bị tranh cãi. Năm 2002, cuộc điều tra dân số toàn quốc đặt người Guarani ở mức 89,000 người. Chính phủ thì bảo chỉ có 30,000 người.
5:00 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng lúc nghỉ trưa dài theo chương trình để bất ngờ đi thăm một bệnh xá tôn giáo dành cho người nghèo mắc bệnh nguy kịch.
Linh mục người Ý, Aldo Trentto, là giám đốc của bệnh xá Fundacion San Rafael. Ngài cầm nước mắt khi kể lại cuộc viếng thăm này gây xúc động ra sao đối với các bệnh nhân. Ngài cho biết: Đức Phanxicô, có một lúc, đã cúi xuống hôn một bệnh nhân nguy kịch vì quá yếu không ngồi dậy được.
Bệnh xá chỉ cách toà khâm sứ Tòa Thánh, nơi Đức Phanxicô cư ngụ, non ba dặm, và hiện chứa 100 bệnh nhân.
6:45 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang cân bằng lời xin lỗi của ngài vì các tội ác mà Giáo Hội Công Giáo đã phạm đối với người bản địa thời thực dân chinh phục Mỹ Châu bằng lời lớn tiếng ca ngợi các khu truyền giáo của Dòng Tên tại Paraguay, những khu từng đem Kitô Giáo, nền giáo dục và cách tổ chức kinh tế theo kiểu Âu Châu tới cho người bản địa Guarani.
Ngài ca ngợi các khu “reducciones” của Dòng Tên, tên người ta gọi các khu truyền giáo lúc ấy, gần như là các thử nghiệm xã hội và kinh tế có tính ảo tưởng, một thử nghiệm đã được bất tử hóa trong cuốn phim năm 1986 gọi là “The Mission” (khu truyền giáo). Ngài nói rằng các khu này là “một trong các trải nghiệm quan trọng nhất của việc phúc âm hóa và việc tổ chức xã hội trong lịch sử”.
Trong một bài nói chuyện với các nhóm bản địa, nghiệp đoàn và nhân vật chính trị tại Paraguay, ngài nói: “Ở đó, Tin Mừng là linh hồn và sự sống của các cộng đồng; các cộng đồng này không hề biết đến đói khát, thất nghiệp, mù chữ hay áp chế. Trải nghiệm có tính lịch sử này chứng tỏ cho ta rằng cả ngày nay nữa, một xã hội nhân ái hơn vẫn là điều có thể”.
7:15 giờ tối: Một nhà tranh đấu hàng đầu người Paraguay cho quyền lợi người đồng tính có mặt trong đám đông theo lời mời của Giáo Hội Công Giáo khi Đức Phanxicô gặp gỡ xã hội dân sự tại một vận động trường ở Asuncion.
Người “chồng” của người này gọi điều trên là một cử chỉ khoan dung vĩ đại.
Simon Cazal, giám đốc điều hành của SomosGay, được hội đồng giám mục Paraguay mời. Cazal hợp pháp kết hôn với một người Á Căn Đình, tên Sergio Lopez, mặc dù sự kết hợp của họ không được thừa nhận tại Paraguay.
Lopez nói với Hãng Associated Press rằng Giáo Hội Paraguay đã tạo lịch sử với lời mời này, gọi nó là “một bước chập chững” (baby step) nhưng là “một cử chỉ khoan dung vĩ đại đối với tổ chức của chúng tôi”.
Đức GH Phanxicô chống lại hôn nhân đồng tính theo giáo huấn của Giáo Hội. Hồi còn là tổng giám mục ở Buenos Aires, ngài đã không thành công trong việc ngăn cản Á Căn Đình trở thành nước Mỹ Châu La Tinh đầu tiên hợp pháp hóa “hôn nhân” đồng tính.
Tuy nhiên, khi là giáo hoàng, ngài cũng đã tỏ sự cởi mở lớn lao đối với người đồng tính, cổ vũ một Giáo Hội biết phục vụ mọi người một cách không phê phán.
7:45 giờ tối: Nhà tranh đấu người Paraguay cho quyền lợi người đồng tính, từng tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với 1,600 thành viên của xã hội dân sự, nói rằng một số người trong phong trào của anh nghĩ đáng lẽ anh nên bỏ cuộc gặp gỡ ấy.
Nhưng Simon Cazal cho Hãng Associated Press hay anh nhận lời mời của hội đồng giám mục Paraguay vì anh không nghĩ Giáo Hội Công Giáo sẽ sử dụng việc anh tham dự để tuyên truyền.
Cazal là giám đốc điều hành của SomosGay. Anh hài lòng ghi nhận lời tuyên bố của Đức Phanxicô rằng sự phong phú của người ta nằm trong tính đa dạng của họ và không ai nên bị loại trừ khỏi bất cứ điều gì.
Cazal nói với AP rằng anh hy vọng chính phủ Paraguay chịu lắng nghe. Anh nói: 54 vụ sát hại người Paraguay đổi giống đã không được điều tra trong thập niên qua.
Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đều chống đối “hôn nhân” đồng tính. Với các ngài, hôn nhân chỉ có thể có giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Cazal “cưới” một người Á Căn Đình. Cuộc kết hợp của họ không được Paraguay thừa nhận. Năm 2010, Á Căn Đình trở thành quốc gia Mỹ Châu La Tinh đầu tiên hợp pháp hóa “hôn nhân” đồng tính.
8:30 giờ sáng: Đức GH Phanxicô xem ra đang đẩy việc mô phỏng Thánh GH Gioan Phaolô II lên một trình độ mới bằng cách du hành quanh thủ đô Paraguay trên cùng một chiếc Peugeot trắng mà Thánh Giáo Hoàng đã sử dụng trong chuyến tông du ở đây năm 1988.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi nói đùa “xem ra nó vẫn còn làm việc được”.
Dân chúng Paraguay hoan hô vang dội vào hôm thứ Bẩy ở bên ngoài bệnh viện nhi đồng Acosta Nu khi đoàn hộ tống bất thường của ngài dừng lại trong biến cố công cộng đầu tiên trong ngày của ngài.
Đức Phanxicô từ lâu vốn nhấn mạnh tới việc du hành trong những chiếc xe chật hẹp hơn là những chiếc limousine bóng loáng hay giáo hoàng xa bọc thép; đây là một phần trong lối sống đơn giản của ngài và việc ngài nhấn mạnh rằng các linh mục không phải là các ông hoàng nhưng là các người phục dịch.
Ngài hiện đang sử dụng chiếc Ford Focus để di chuyển quanh Vatican và ngài đã làm ngài được mến mộ ở Nam Hàn khi đi lại bằng chiếc Kia khiêm tốn.
9:00 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đang tiếp nhận một cuộc nghinh đón của người Á Căn Đình tại Đền Đức Mẹ Caacupé.
Thực vậy, hàng ngàn người Á Căn Đình đã du hành lên phía bắc để hiện diện với vị Giáo Hoàng đồng hương trong biến cố lớn đầu tiên của ngài tại Paraguay: đó là Thánh Lễ tại đền thánh hành hương quan trọng nhất của nước này và là nơi Đức Phanxicô rất sùng mến.
Khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, đức cựu Hồng Y Jorge Mario Bergoglio thường viếng thăm một khu ổ chuột vốn là nơi cư trú của nhiều di dân Paraguay, cùng họ dự các đám rước kiệu và cử hành bí tích rửa tội tại nhà thờ của họ: tức nhà thờ Đức Mẹ Làm Phép Lạ Caacupé.
Quốc kỳ xanh trắng của Á Căn Đình phơi phới khắp nơi tại Caacupé vào hôm thứ Bẩy. Một lá có câu quen thuộc "Estamos Haciendo Lio" (Chúng con đang gây lộn xộn) sáng loáng trên đó. Câu này có ý nhắc tới lời kêu gọi của Đức Phanxicô tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Ba Tây, thúc giục giới trẻ Á Căn Đình hãy lay động sự việc tại các giáo phận của họ.
10:30 giờ sáng: Đứng ở một góc khuôn viên của đền thánh Đức Mẹ Caacupé là Santa Cristina Rodriguez.
Người đàn bà này nói rằng bà sống còn nhờ tái biến chế đồ nhựa và làm nhiều việc vặt vãnh khác. Qua một nụ cười tươi cho thấy chỉ còn vài chiếc răng, bà bảo: “Đức Giáo Hoàng thương người nghèo mà tôi thì nghèo kiết xác”.
Bà nói người Paraguay làm việc chăm chỉ, nhưng đâu có công ăn việc làm nào.
Nhiều tín hữu tin rằng Đức Mẹ Caacupé làm nhiều phép lạ. Carmen Mesa, chẳng hạn, là một người trong số đó. Bà có mặt trong số người Á Căn Đình cuốc bộ tới từ Clorinda, chỉ ở bên kia Sông Paraguay.
Bà Mesa nói bà cầu xin Đức Mẹ khi đứa cháu gái 13 tuổi của bà vào bệnh viện vì bị nhiễm trùng đường ruột. Bà cho hay: “nhờ ơn Chúa, con nhỏ sống sót và nay là một thiếu nữ khỏe mạnh”.
10:30 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đã tới Đền Nữ Trinh Caacupé, nơi ngài đứng cầu nguyện trong im lặng trước tượng Đức Mẹ, một bức tượng ngài rất sùng mến.
Cầu nguyện một lúc, ngài tiến đến bệ chân tượng, đặt tay lên đó, và đặt một nhánh bạch hồng trước sự vỗ tay của một số người tụ tập tại vương cung thánh đường.
Caacupé là địa điểm hành hương quan trọng nhất ở Paraguay. Hàng chục ngàn người, trong đó có các đồng bào Á Căn Đình của Đức Phanxicô, đã đứng chật quảng trường bên ngoài vương cung thánh đường để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Paraguay.
10:50 giờ sáng: Trong số những người Á Căn Đình tới Paraguay để thấy Đức GH Phanxicô, người đồng bào của mình, có ông Jose Demetrio Barrionuevo, 50 tuổi. Người rao hàng dược phẩm cùng vợ và 4 con từ Tucuman, Á Căn Đình, qua.
Ông Barrionuevo nói: niềm tự hào vì Đức GH Phanxicô không phải chỉ là vấn đề chung một quê hương. Ông nói: “chúng tôi hãnh diện vì đức khiêm nhường của ngài, vì ngài thích ở với người nghèo và người không giầu hơn”.
Ông Barrionuevo cho biết: gia đình cũng dự định sẽ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại Nu Guazu, một cánh đồng bên trong căn cứ quân sự nơi Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho Thánh Roque Gonzalez năm 1988.
Thánh Gonzalez là một nhà truyền giáo Dòng Tên cho người bản địa Guarani ở 2 thế kỷ 16 và 17 tại nơi bây giờ là Paraguay.
11:20 giờ sáng: Đức GH Phanxicô đang ca ngợi các phụ nữ Paraguay như “những phụ nữ vẻ vang nhất Mỹ Châu” vì họ đã giúp tái dựng lại đất nước sau cuộc chiến tranh trong vùng gây tổn hại trong thập niên 1860, một cuộc chiến tranh đã làm mất đi quá nửa dân số, phần lớn là nam giới.
Đức Phanxicô dành bài giảng của ngài hôm thứ Bẩy tại Đền Nữ Trinh Caacupé cho Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và tất cả các bà vợ và các bà mẹ của Paraguay “những người, với một cái giá và sự hy sinh lớn lao, đã có thể nâng dậy một đất nước bại trận, bị tan nát và nhục nhã vì chiến tranh”.
Lúc còn là một tổng giám mục ở Á Căn Đình và lúc đã là giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn lên tiếng ca ngợi sức mạnh của phụ nữ Paraguay; ngài nói rằng họ nên được lãnh giải Nobel Hoà Bình vì sức mạnh và đức tin của họ.
Bị tiếng vỗ tay làm ngưng, ngài nói tiếp: “các chị là những người gìn giữ ký ức, là máu huyết cho những người tái dựng sự sống, đức tin và phẩm giá người ta… Lúc ấy và lúc này, các chị tìm được sức mạnh nhất quyết không để lãnh thổ này mất hướng của nó. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho sự kiên vững của các chị. Xin Thiên Chúa chúc phúc và khuyến khích đức tin của các chị. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho các phụ nữ Paraguay, những phụ nữ vẻ vang nhất Mỹ Châu”.
11:50 giờ sáng: Thánh Lễ, đang được cử hành tại Đền Nữ Trinh Caacupé của Paraguay, có các bài đọc bằng tiếng bản địa Guarani, trong đó, thuật lại truyện Ađam Evà của Sách Sáng Thế.
Tiếng Guarani là ngôn ngữ chính thức tại Paraguay, song song với tiếng Tây Ban Nha, và là ngôn ngữ độc đáo trong số các ngôn ngữ bản địa ở Mỹ Châu vì là ngôn ngữ duy nhất được một tỷ lệ lớn những người không phải là bản địa nói. Nói cách khác, nó không những sống sót sau thời thực dân, mà còn phát triển rực rỡ nữa.
Linh mục Dòng Tên Xavier Albo, một nhà nhân chủng học người Bolivia, nói rằng một dấu chỉ kỳ thị mà người Guarani vẫn còn phải đương đầu tại Paraguay là rất nhiều người nói thổ ngữ Guarani nhưng lại cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi là người bản địa.
Người Guarani từ Paraguay lan về hướng bắc tới Ba Tây và là một trong các sắc dân bản địa Nam Mỹ bị các chủ nông trại và chủ đồn điền nô dịch hơn hết.
Theo thống kê chính thức, trong số 6.6 triệu người Paraguay có110,000 người bản địa, phân chia thành 20 sắc tộc. Họ nghèo một cách bất cân xứng, bị đẩy qua bên lề vì chính sách phá rừng lấy đất làm nông trại và trồng đậu nành.
12:25 giờ trưa: Đức GH Phanxicô đã cho thế giới vương cung thánh đường mới nhất của nó: cuối Thánh Lễ hôm thứ Bẩy tại Đền Nữ Trinh Caacupé, địa điểm hành hương quan trọng nhất của Paraguay, các giáo phẩm đã đọc to sắc lệnh của Tòa Thánh tuyên bố địa điểm này là một tiểu vương cung thánh đường.
Địa vị vừa nâng cao cho thấy mối liên kết đặc biệt của Caacupé với Giáo Hội Công Giáo và vị giáo hoàng của họ.
Đức Phanxicô đã từ lâu rất sùng mộ hình tượng Đức Mẹ Caacupé; lòng sùng mộ này phát sinh từ những ngày ngài phục vụ các di dân Paraguay ở các khu ổ chuột tại Buenos Aires.
Văn kiện năm 1989 của Tòa Thánh, tức văn kiện mô tả cách chỉ định các vương cung thánh đường, nói rằng các địa điểm phải đạt được một mức nổi tiếng nào đó trong giáo phận, “nổi bật như là một trung tâm phụng vụ tích cực và có tính mục vụ” mà các nơi khác lấy làm mẫu mực, và phải có giá trị hay tầm quan trọng về lịch sử. Khi được chỉ định, một vương cung thánh đường phải cử hành một ít ngày lễ phụng vụ và có thể sử dụng biểu hiệu “hai chìa khóa giao nhau” của giáo hoàng trên cờ quạt biểu ngữ hay đồ đạc trang bị như một dấu chỉ mối tương quan của nó với Tòa Thánh.
Hiện có 4 đại vương cung thánh đường tại Rôma, và hơn 1,600 tiểu vương cung thánh đường trên toàn thế giới.
2:50 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đã làm một cử chỉ tượng trưng đối với sắc dân bản địa chính của Paraguay bằng cách đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Guarani trong Thánh Lễ cử hành tại Đền Nữ Trinh Caacupé.
Dòng Tên mà Đức Phanxicô thuộc về có một lịch sử lâu đời về việc bảo vệ người Guarani khỏi cảnh nô lệ và điều một số người gọi là “diệt chủng về văn hóa” thời thực dân và đã giúp bảo tồn ngôn ngữ của họ.
Một linh mục Dòng Tên, Cha Antonio Ruiz de Montoya, đã xuất bản cuốn văn phạm tiếng Guarani đầu tiên năm 1639. Nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Paraguay, Miguel Angel Veron, nói rằng một tu sĩ đã viết cuốn sách giáo lý bằng tiếng Guarani năm 1588.
Người Guarani hiện đang tràn qua 8 nước, trong đó, có Á Căn Đình, Bolivia và Ba Tây.
Tại Paraguay, họ rất nghèo, vì bị các chủ nông trại cưỡng bức ra khỏi các đất đai truyền thống. Con số của họ hiện đang bị tranh cãi. Năm 2002, cuộc điều tra dân số toàn quốc đặt người Guarani ở mức 89,000 người. Chính phủ thì bảo chỉ có 30,000 người.
5:00 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng lúc nghỉ trưa dài theo chương trình để bất ngờ đi thăm một bệnh xá tôn giáo dành cho người nghèo mắc bệnh nguy kịch.
Linh mục người Ý, Aldo Trentto, là giám đốc của bệnh xá Fundacion San Rafael. Ngài cầm nước mắt khi kể lại cuộc viếng thăm này gây xúc động ra sao đối với các bệnh nhân. Ngài cho biết: Đức Phanxicô, có một lúc, đã cúi xuống hôn một bệnh nhân nguy kịch vì quá yếu không ngồi dậy được.
Bệnh xá chỉ cách toà khâm sứ Tòa Thánh, nơi Đức Phanxicô cư ngụ, non ba dặm, và hiện chứa 100 bệnh nhân.
6:45 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang cân bằng lời xin lỗi của ngài vì các tội ác mà Giáo Hội Công Giáo đã phạm đối với người bản địa thời thực dân chinh phục Mỹ Châu bằng lời lớn tiếng ca ngợi các khu truyền giáo của Dòng Tên tại Paraguay, những khu từng đem Kitô Giáo, nền giáo dục và cách tổ chức kinh tế theo kiểu Âu Châu tới cho người bản địa Guarani.
Ngài ca ngợi các khu “reducciones” của Dòng Tên, tên người ta gọi các khu truyền giáo lúc ấy, gần như là các thử nghiệm xã hội và kinh tế có tính ảo tưởng, một thử nghiệm đã được bất tử hóa trong cuốn phim năm 1986 gọi là “The Mission” (khu truyền giáo). Ngài nói rằng các khu này là “một trong các trải nghiệm quan trọng nhất của việc phúc âm hóa và việc tổ chức xã hội trong lịch sử”.
Trong một bài nói chuyện với các nhóm bản địa, nghiệp đoàn và nhân vật chính trị tại Paraguay, ngài nói: “Ở đó, Tin Mừng là linh hồn và sự sống của các cộng đồng; các cộng đồng này không hề biết đến đói khát, thất nghiệp, mù chữ hay áp chế. Trải nghiệm có tính lịch sử này chứng tỏ cho ta rằng cả ngày nay nữa, một xã hội nhân ái hơn vẫn là điều có thể”.
7:15 giờ tối: Một nhà tranh đấu hàng đầu người Paraguay cho quyền lợi người đồng tính có mặt trong đám đông theo lời mời của Giáo Hội Công Giáo khi Đức Phanxicô gặp gỡ xã hội dân sự tại một vận động trường ở Asuncion.
Người “chồng” của người này gọi điều trên là một cử chỉ khoan dung vĩ đại.
Simon Cazal, giám đốc điều hành của SomosGay, được hội đồng giám mục Paraguay mời. Cazal hợp pháp kết hôn với một người Á Căn Đình, tên Sergio Lopez, mặc dù sự kết hợp của họ không được thừa nhận tại Paraguay.
Lopez nói với Hãng Associated Press rằng Giáo Hội Paraguay đã tạo lịch sử với lời mời này, gọi nó là “một bước chập chững” (baby step) nhưng là “một cử chỉ khoan dung vĩ đại đối với tổ chức của chúng tôi”.
Đức GH Phanxicô chống lại hôn nhân đồng tính theo giáo huấn của Giáo Hội. Hồi còn là tổng giám mục ở Buenos Aires, ngài đã không thành công trong việc ngăn cản Á Căn Đình trở thành nước Mỹ Châu La Tinh đầu tiên hợp pháp hóa “hôn nhân” đồng tính.
Tuy nhiên, khi là giáo hoàng, ngài cũng đã tỏ sự cởi mở lớn lao đối với người đồng tính, cổ vũ một Giáo Hội biết phục vụ mọi người một cách không phê phán.
7:45 giờ tối: Nhà tranh đấu người Paraguay cho quyền lợi người đồng tính, từng tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với 1,600 thành viên của xã hội dân sự, nói rằng một số người trong phong trào của anh nghĩ đáng lẽ anh nên bỏ cuộc gặp gỡ ấy.
Nhưng Simon Cazal cho Hãng Associated Press hay anh nhận lời mời của hội đồng giám mục Paraguay vì anh không nghĩ Giáo Hội Công Giáo sẽ sử dụng việc anh tham dự để tuyên truyền.
Cazal là giám đốc điều hành của SomosGay. Anh hài lòng ghi nhận lời tuyên bố của Đức Phanxicô rằng sự phong phú của người ta nằm trong tính đa dạng của họ và không ai nên bị loại trừ khỏi bất cứ điều gì.
Cazal nói với AP rằng anh hy vọng chính phủ Paraguay chịu lắng nghe. Anh nói: 54 vụ sát hại người Paraguay đổi giống đã không được điều tra trong thập niên qua.
Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng đều chống đối “hôn nhân” đồng tính. Với các ngài, hôn nhân chỉ có thể có giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Cazal “cưới” một người Á Căn Đình. Cuộc kết hợp của họ không được Paraguay thừa nhận. Năm 2010, Á Căn Đình trở thành quốc gia Mỹ Châu La Tinh đầu tiên hợp pháp hóa “hôn nhân” đồng tính.