Như mọi người đã biết Thứ Bẩy tuần trước, trong lúc Đức Phanxicô đang tông du Colombia, Tòa Thánh đã công bố tự sắc Magnum Principium của ngài nhằm sửa đổi điều 838 của Giáo Luật nói về việc các bản văn phụng vụ và việc dịch các bản văn đó sang các ngôn ngữ địa phương.
Về phương diện cơ cấu, việc cải tổ trên có nghĩa Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích của Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinea, sẽ bị lấy mất quyền kiểm soát việc dịch các bản văn này để chuyển qua các hội đồng giám mục địa phương.
Nhân dịp Đức Hồng Y Sarah đọc một bài diễn văn vào hôm thứ Năm tuần này, nhà báo John Allen cho rằng những ai tưởng Đức Hồng Y sẽ im lặng trước việc trên thì nên quên điều đó đi; nhưng những ai nghĩ rằng ngài chống lại Đức Phanxicô, thì cũng nên quên điều ấy nốt. Vì cả hai lối suy nghĩ ấy đều không đúng.
Khung cảnh của bài diễn văn trên khá đặc biệt: hội nghị tại Đại Học Angelicum của các Cha Đa Minh, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tông Thư Summorum Pontificum của Đức Bênêđíctô XVI, tức tông thư mở rộng việc cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh cũ.
Tại hội nghị trên Đức Hồng Y Sarah nói gần một tiếng đồng hồ, mà trọng điểm là ngài không im lặng trong việc bảo vệ truyền thống phụng vụ.
Theo ngài, việc thờ phượng của Công Giáo không phải là nơi để “sáng tạo và thích ứng” vì “nó đã được thích ứng rồi” giúp nó trở thành nơi “dĩ vãng, hiện tại và tương lai gặp nhau cùng một lúc”. Ngài từng quảng bá Thánh Lễ “hướng đông” (ad orientem) và vừa thiết tha bênh vực những người ủng hộ Thánh Lễ La Tinh vừa kêu gọi các giám mục anh em dành chỗ cho hình thức cử hành này.
Tuy nhiên, ngài không hề chỉ trích đường lối cải cách phụng vụ của Đức Phanxicô. Tuy không minh nhiên nhắc tới tự sắc mới của Đức Giáo Hoàng, ngài cũng không chỉ trích nó chút nào. Trái lại, ngài minh nhiên nói rằng Tông Thư Summorum Pontificum là một điều do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng và được “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục”.
Đức Hồng Y Sarah bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng cách ca ngợi Tông Thư Summorum Pontificum như “dấu chỉ sự hòa giải trong Giáo Hội” do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng. Ngài cho rằng Tông Thư này đã đem lại “nhiều kết quả”. Ngài nhắc mọi người nhớ rằng Đức Bênêđíctô từng quả quyết một cách minh nhiên rằng Thánh Lễ La Tinh “chưa bao giờ bị bãi bỏ cả”.
Đối với Đức Hồng Y Sarah, hình thức phụng vụ tôn kính và nghiêm trang hơn, một hình thức biết nhấn mạnh tới “tính tối thượng của Thiên Chúa” chưa bao giờ quan trọng như lúc này, khi ta đương đầu với một thế giới bị ngự trị bởi “chủ nghĩa duy tục và duy tiêu thụ hung hăng hơn, một chủ nghĩa khủng bố phi Thiên Chúa và một nền văn hóa chết chóc chuyên khiến cho anh chị em yếu kém nhất của ta lâm nguy”.
Ngài gợi ý rằng nếu Giáo Hội ngày nay thấy mình không nhiệt thành đủ với sứ vụ của mình, thì nền phụng vụ quá chịu ảnh hưởng của thị hiếu và thời trang hiện đại hẳn là một trong các nguyên nhân. Ngài cũng quả quyết rằng “nhiều điều vẫn còn phải đạt được mới có được một áp dụng trọn vẹn và chính xác” viễn kiến của Công Đồng Chung Vatican II (1962-1965) về phụng vụ thánh.
Như vẫn làm xưa nay, Đức Hồng Y Sarah đưa ra lời cổ vũ cho việc cử hành Thánh Lễ theo lối ad orientem (quay về hướng đông), nghĩa là cả vị linh mục lẫn giáo dân cùng quay về hướng Đông, tức về hướng bàn thờ, và sau cùng, hướng về chính Thiên Chúa. Ngài gọi đây là một cử chỉ “gần như đã được giả dụ một cách phổ quát trong các hình thức cổ xưa của Nghi Lễ Rôma, và đã được Đức Bênêđictô XVI cho phép những ai muốn sử dụng nó được tự do thực hành”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah nói rằng “thực hành cổ xưa đẹp đẽ, hết sức hùng hồn nói về sự tối thượng của Thiên Chúa toàn năng này, không chỉ giới hạn cho nghi lễ cổ xưa mà thôi.
“Nó được phép và được khuyến khích, và, tôi xin nhấn mạnh, rất có lợi về phương diện mục vụ, dưới hình thức hiện đại hơn của Nghi Lễ Rôma”.
Về tầm quan trọng của những sự vật nhỏ như các bình đựng được dùng trong Thánh Lễ Công Giáo, Đức Hồng Y Sarah kể lại gương sáng của hai chủng sinh Mỹ: trước Thánh Lễ, hai chủng sinh này đem đến cho ngài một chén lễ mà ngài sẽ dùng và yêu cầu ngài làm phép chén lễ này trước khi họ đặt nó gần bàn thờ. Ngài nói rằng cử chỉ này quả “rất cảm động”.
Dựa theo cuốn sách gần đây của ngài, Đức Hồng Y Sarah khẩn khoản xin người ta dành nhiều giây phút im lặng trong lúc thờ phượng; ngài gọi việc này là “hành vi trước nhất của phụng sự thánh”.
Đức Hồng Y Sarah cũng nhấn mạnh điều ngài mô tả là “nhiều người trẻ đang khám phá ra hình thức phụng vụ này; họ cảm thấy nó lôi cuốn và thấy hình thức này đặc biệt thích hợp với họ.
“Họ gặp gỡ được mầu nhiệm Thánh Thể, vốn càng ngày càng là ưu điểm chủ yếu đối với họ trong thế giới hiện đại”.
Ngài nhìn nhận rằng “nhiều người thuộc thế hệ của tôi chật vật lắm mới hiểu được điều này”, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “Tôi có thể đưa ra chứng từ bản thân để chứng minh lòng thành thực và sự cống hiến của thế hệ trẻ hơn này gồm cả linh mục lẫn giáo dân, và rồi nhiều ơn gọi tốt lành làm linh mục và đời sống thánh hiến đã phát sinh trong các cộng đồng dùng nghi lễ cổ xưa này”.
Nếu có ai còn hoài nghi điều ấy, thì Đức Hồng Y Sarah thúc giục họ “đến thăm các cộng đồng này, làm quen với họ, nhất là giới trẻ thành viên của họ.
“Hãy mở tâm và trí anh em ra cho các anh chị em trẻ trung này, và nhìn vào các việc tốt họ đang làm. Họ không luyến tiếc hoặc bị đè nặng bởi các cuộc đấu tranh nội bộ của Giáo Hội trong các thập niên gần đây, trái lại họ rất hân hoan sống cuộc sống với Chúa Kitô giữa nhiều thách thức của thế giới hiện đại”.
Đức Hồng Y Sarah đưa ra lời kêu gọi trực tiếp để các giám mục anh em của ngài cởi mở đón nhận những ai gắn bó với Thánh Lễ xưa và các phong tục và tuân giữ truyền thống.
Ngài nói: “Các cộng đồng này cần sự chăm sóc phụ thân và chúng ta không nên để sở thích hay hiểu lầm bản thân bỏ rơi các tín hữu gắn bó với hình thức đặc biệt của nghi lễ Rôma. Các giám mục và linh mục chúng ta được kêu gọi trở thành dụng cụ hòa giải và hiệp thông trong Giáo Hội cho mọi Kitô hữu, và tôi khiêm hạ xin qúy anh em, trong cùng một đức tin duy nhất ta có chung và trong sự phù hợp với lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, xin anh em quảng đại mở rộng lòng mình ra đối với mọi sự do đức tin cung hiến và tạo không gian cho hình thức phụng vụ này”.
Về phương diện thống kê, những người trên có thể vẫn chỉ là “một phần nhỏ trong đời sống Giáo Hội” nhưng theo ngài, sự kiện này “không khiến họ trở thành thấp kém hay tín hữu bậc hai”.
Đức Hồng Y Sarah đề cập tới kiểu nói gây tranh cãi tức “cuộc cải tổ của cải tổ”. Kiểu nói này của các nhà phê bình đôi khi được dùng để mô tả quyết định của Đức Bênêđíctô khi ngài mở rộng việc cho phép cử hành Thánh Lễ La Tinh; họ coi nó như một mưu toan lật ngược các cải tổ do Công Đồng Vatican II khởi xướng.
Đức Hồng y Sarah nói rằng ngài thích nói đến việc “tích cực phong phú hóa” cả hai hình thức qua việc tiếp xúc rộng rãi hơn giữa hai phía; ngài cho rằng dành nhiều chỗ hơn cho im lặng là một điều Thánh Lễ mới nên học nơi Thánh Lễ cũ, dù ngài nói thêm rằng ngài chỉ nói tới các khả thể thôi và các thay đổi phụng vụ không nên bị “áp đặt mà không nghiên cứu và chuẩn bị cũng như huấn luyện thích đáng”.
Sau cùng, Đức Hồng Y Sarah yêu cầu cử tọa ngưng đừng tự gọi mình là “duy truyền thống” và đừng để người khác gọi mình như thế.
Ngài nói: “anh em đâu có giam mình trong một chiếc hộp, hay trong một thư viện hoặc một bảo tàng viện gồm những của lạ. Anh em đâu phải là ‘người duy truyền thống’. Anh em là những người Công Giáo thuộc nghi lễ Rôma, giống như tôi, giống như Đức Thánh Cha, không phải là các công dân bậc nhì trong Giáo Hội Công Giáo chỉ vì lòng sùng kính và các thực hành thiêng liêng”. Ngài nhấn mạnh rằng các thực hành này cũng là các thực hành của “muôn vàn các thánh”.
Ngài nói với hội nghị rằng họ không nên trở thành “đóng kín hay rút vào khu khép kín, những khu vốn nổi bật về thái độ phòng ngự và làm ngột ngạt chứng tá của anh em trước thế giới ngày nay mà anh em đã được phái tới".
Có ý nhắc đến việc kỷ niệm 100 năm Tông Thư Summorum Pontificum, ngài nói “Mười năm sau nếu chúng ta chưa phá tan được khu khép kín duy truyền thống, thì hãy làm nó lúc này đi!”
Bài nói chuyện của Đức Hồng Y Sarah là một phần của hội nghị do nhóm Cœtus Internationalis Summorum Pontificum đứng ra tổ chức; nhóm này chuyên nghiên cứu và cổ vũ văn kiện năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI.
Buổi sáng thứ Năm, Đức Hồng Y Gerhard Müller, người Đức, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cũng đã nói chuyện với hội nghị. Ngài nói rằng “phụng vụ cổ xưa sẽ tiếp tục tươi trẻ hóa Giáo Hội”.
Đức Hồng Y Müller cũng không đề cập chi tới tự sắc mới đây về việc dịch các bản văn phụng vụ, nhưng nói tới việc các quyết định về phụng vụ quan trọng đến nỗi “chúng ta không thể phạm lầm lỗi” và cho rằng ngay trong lúc Giáo Hội sơ khai tạo nên qui điển Thánh Kinh, một tiêu chuẩn chủ yếu đã là việc sử dụng các bản văn trong việc thờ phượng tại các giáo hội địa phương quan trọng nhất, trong đó, ngài nhấn mạnh, có cả “giáo hội Rôma”.
Về phương diện cơ cấu, việc cải tổ trên có nghĩa Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích của Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinea, sẽ bị lấy mất quyền kiểm soát việc dịch các bản văn này để chuyển qua các hội đồng giám mục địa phương.
Nhân dịp Đức Hồng Y Sarah đọc một bài diễn văn vào hôm thứ Năm tuần này, nhà báo John Allen cho rằng những ai tưởng Đức Hồng Y sẽ im lặng trước việc trên thì nên quên điều đó đi; nhưng những ai nghĩ rằng ngài chống lại Đức Phanxicô, thì cũng nên quên điều ấy nốt. Vì cả hai lối suy nghĩ ấy đều không đúng.
Khung cảnh của bài diễn văn trên khá đặc biệt: hội nghị tại Đại Học Angelicum của các Cha Đa Minh, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tông Thư Summorum Pontificum của Đức Bênêđíctô XVI, tức tông thư mở rộng việc cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh cũ.
Tại hội nghị trên Đức Hồng Y Sarah nói gần một tiếng đồng hồ, mà trọng điểm là ngài không im lặng trong việc bảo vệ truyền thống phụng vụ.
Theo ngài, việc thờ phượng của Công Giáo không phải là nơi để “sáng tạo và thích ứng” vì “nó đã được thích ứng rồi” giúp nó trở thành nơi “dĩ vãng, hiện tại và tương lai gặp nhau cùng một lúc”. Ngài từng quảng bá Thánh Lễ “hướng đông” (ad orientem) và vừa thiết tha bênh vực những người ủng hộ Thánh Lễ La Tinh vừa kêu gọi các giám mục anh em dành chỗ cho hình thức cử hành này.
Tuy nhiên, ngài không hề chỉ trích đường lối cải cách phụng vụ của Đức Phanxicô. Tuy không minh nhiên nhắc tới tự sắc mới của Đức Giáo Hoàng, ngài cũng không chỉ trích nó chút nào. Trái lại, ngài minh nhiên nói rằng Tông Thư Summorum Pontificum là một điều do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng và được “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục”.
Đức Hồng Y Sarah bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng cách ca ngợi Tông Thư Summorum Pontificum như “dấu chỉ sự hòa giải trong Giáo Hội” do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng. Ngài cho rằng Tông Thư này đã đem lại “nhiều kết quả”. Ngài nhắc mọi người nhớ rằng Đức Bênêđíctô từng quả quyết một cách minh nhiên rằng Thánh Lễ La Tinh “chưa bao giờ bị bãi bỏ cả”.
Đối với Đức Hồng Y Sarah, hình thức phụng vụ tôn kính và nghiêm trang hơn, một hình thức biết nhấn mạnh tới “tính tối thượng của Thiên Chúa” chưa bao giờ quan trọng như lúc này, khi ta đương đầu với một thế giới bị ngự trị bởi “chủ nghĩa duy tục và duy tiêu thụ hung hăng hơn, một chủ nghĩa khủng bố phi Thiên Chúa và một nền văn hóa chết chóc chuyên khiến cho anh chị em yếu kém nhất của ta lâm nguy”.
Ngài gợi ý rằng nếu Giáo Hội ngày nay thấy mình không nhiệt thành đủ với sứ vụ của mình, thì nền phụng vụ quá chịu ảnh hưởng của thị hiếu và thời trang hiện đại hẳn là một trong các nguyên nhân. Ngài cũng quả quyết rằng “nhiều điều vẫn còn phải đạt được mới có được một áp dụng trọn vẹn và chính xác” viễn kiến của Công Đồng Chung Vatican II (1962-1965) về phụng vụ thánh.
Như vẫn làm xưa nay, Đức Hồng Y Sarah đưa ra lời cổ vũ cho việc cử hành Thánh Lễ theo lối ad orientem (quay về hướng đông), nghĩa là cả vị linh mục lẫn giáo dân cùng quay về hướng Đông, tức về hướng bàn thờ, và sau cùng, hướng về chính Thiên Chúa. Ngài gọi đây là một cử chỉ “gần như đã được giả dụ một cách phổ quát trong các hình thức cổ xưa của Nghi Lễ Rôma, và đã được Đức Bênêđictô XVI cho phép những ai muốn sử dụng nó được tự do thực hành”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah nói rằng “thực hành cổ xưa đẹp đẽ, hết sức hùng hồn nói về sự tối thượng của Thiên Chúa toàn năng này, không chỉ giới hạn cho nghi lễ cổ xưa mà thôi.
“Nó được phép và được khuyến khích, và, tôi xin nhấn mạnh, rất có lợi về phương diện mục vụ, dưới hình thức hiện đại hơn của Nghi Lễ Rôma”.
Về tầm quan trọng của những sự vật nhỏ như các bình đựng được dùng trong Thánh Lễ Công Giáo, Đức Hồng Y Sarah kể lại gương sáng của hai chủng sinh Mỹ: trước Thánh Lễ, hai chủng sinh này đem đến cho ngài một chén lễ mà ngài sẽ dùng và yêu cầu ngài làm phép chén lễ này trước khi họ đặt nó gần bàn thờ. Ngài nói rằng cử chỉ này quả “rất cảm động”.
Dựa theo cuốn sách gần đây của ngài, Đức Hồng Y Sarah khẩn khoản xin người ta dành nhiều giây phút im lặng trong lúc thờ phượng; ngài gọi việc này là “hành vi trước nhất của phụng sự thánh”.
Đức Hồng Y Sarah cũng nhấn mạnh điều ngài mô tả là “nhiều người trẻ đang khám phá ra hình thức phụng vụ này; họ cảm thấy nó lôi cuốn và thấy hình thức này đặc biệt thích hợp với họ.
“Họ gặp gỡ được mầu nhiệm Thánh Thể, vốn càng ngày càng là ưu điểm chủ yếu đối với họ trong thế giới hiện đại”.
Ngài nhìn nhận rằng “nhiều người thuộc thế hệ của tôi chật vật lắm mới hiểu được điều này”, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “Tôi có thể đưa ra chứng từ bản thân để chứng minh lòng thành thực và sự cống hiến của thế hệ trẻ hơn này gồm cả linh mục lẫn giáo dân, và rồi nhiều ơn gọi tốt lành làm linh mục và đời sống thánh hiến đã phát sinh trong các cộng đồng dùng nghi lễ cổ xưa này”.
Nếu có ai còn hoài nghi điều ấy, thì Đức Hồng Y Sarah thúc giục họ “đến thăm các cộng đồng này, làm quen với họ, nhất là giới trẻ thành viên của họ.
“Hãy mở tâm và trí anh em ra cho các anh chị em trẻ trung này, và nhìn vào các việc tốt họ đang làm. Họ không luyến tiếc hoặc bị đè nặng bởi các cuộc đấu tranh nội bộ của Giáo Hội trong các thập niên gần đây, trái lại họ rất hân hoan sống cuộc sống với Chúa Kitô giữa nhiều thách thức của thế giới hiện đại”.
Đức Hồng Y Sarah đưa ra lời kêu gọi trực tiếp để các giám mục anh em của ngài cởi mở đón nhận những ai gắn bó với Thánh Lễ xưa và các phong tục và tuân giữ truyền thống.
Ngài nói: “Các cộng đồng này cần sự chăm sóc phụ thân và chúng ta không nên để sở thích hay hiểu lầm bản thân bỏ rơi các tín hữu gắn bó với hình thức đặc biệt của nghi lễ Rôma. Các giám mục và linh mục chúng ta được kêu gọi trở thành dụng cụ hòa giải và hiệp thông trong Giáo Hội cho mọi Kitô hữu, và tôi khiêm hạ xin qúy anh em, trong cùng một đức tin duy nhất ta có chung và trong sự phù hợp với lời lẽ của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, xin anh em quảng đại mở rộng lòng mình ra đối với mọi sự do đức tin cung hiến và tạo không gian cho hình thức phụng vụ này”.
Về phương diện thống kê, những người trên có thể vẫn chỉ là “một phần nhỏ trong đời sống Giáo Hội” nhưng theo ngài, sự kiện này “không khiến họ trở thành thấp kém hay tín hữu bậc hai”.
Đức Hồng Y Sarah đề cập tới kiểu nói gây tranh cãi tức “cuộc cải tổ của cải tổ”. Kiểu nói này của các nhà phê bình đôi khi được dùng để mô tả quyết định của Đức Bênêđíctô khi ngài mở rộng việc cho phép cử hành Thánh Lễ La Tinh; họ coi nó như một mưu toan lật ngược các cải tổ do Công Đồng Vatican II khởi xướng.
Đức Hồng y Sarah nói rằng ngài thích nói đến việc “tích cực phong phú hóa” cả hai hình thức qua việc tiếp xúc rộng rãi hơn giữa hai phía; ngài cho rằng dành nhiều chỗ hơn cho im lặng là một điều Thánh Lễ mới nên học nơi Thánh Lễ cũ, dù ngài nói thêm rằng ngài chỉ nói tới các khả thể thôi và các thay đổi phụng vụ không nên bị “áp đặt mà không nghiên cứu và chuẩn bị cũng như huấn luyện thích đáng”.
Sau cùng, Đức Hồng Y Sarah yêu cầu cử tọa ngưng đừng tự gọi mình là “duy truyền thống” và đừng để người khác gọi mình như thế.
Ngài nói: “anh em đâu có giam mình trong một chiếc hộp, hay trong một thư viện hoặc một bảo tàng viện gồm những của lạ. Anh em đâu phải là ‘người duy truyền thống’. Anh em là những người Công Giáo thuộc nghi lễ Rôma, giống như tôi, giống như Đức Thánh Cha, không phải là các công dân bậc nhì trong Giáo Hội Công Giáo chỉ vì lòng sùng kính và các thực hành thiêng liêng”. Ngài nhấn mạnh rằng các thực hành này cũng là các thực hành của “muôn vàn các thánh”.
Ngài nói với hội nghị rằng họ không nên trở thành “đóng kín hay rút vào khu khép kín, những khu vốn nổi bật về thái độ phòng ngự và làm ngột ngạt chứng tá của anh em trước thế giới ngày nay mà anh em đã được phái tới".
Có ý nhắc đến việc kỷ niệm 100 năm Tông Thư Summorum Pontificum, ngài nói “Mười năm sau nếu chúng ta chưa phá tan được khu khép kín duy truyền thống, thì hãy làm nó lúc này đi!”
Bài nói chuyện của Đức Hồng Y Sarah là một phần của hội nghị do nhóm Cœtus Internationalis Summorum Pontificum đứng ra tổ chức; nhóm này chuyên nghiên cứu và cổ vũ văn kiện năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI.
Buổi sáng thứ Năm, Đức Hồng Y Gerhard Müller, người Đức, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cũng đã nói chuyện với hội nghị. Ngài nói rằng “phụng vụ cổ xưa sẽ tiếp tục tươi trẻ hóa Giáo Hội”.
Đức Hồng Y Müller cũng không đề cập chi tới tự sắc mới đây về việc dịch các bản văn phụng vụ, nhưng nói tới việc các quyết định về phụng vụ quan trọng đến nỗi “chúng ta không thể phạm lầm lỗi” và cho rằng ngay trong lúc Giáo Hội sơ khai tạo nên qui điển Thánh Kinh, một tiêu chuẩn chủ yếu đã là việc sử dụng các bản văn trong việc thờ phượng tại các giáo hội địa phương quan trọng nhất, trong đó, ngài nhấn mạnh, có cả “giáo hội Rôma”.