DƯ ÂM VỀ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ WYD 2008 SYDNEY
Những ngày tiền Đại Hội, báo chí Úc Đại Lợi đã đăng những bài báo khá tiêu cực về WYD 2008 tại Sydney. Những tờ báo lớn như Sydney Morning Herald, Telegraph, Australian... Những băng tần Radio ABC, SBS... Đặc biệt họ chủ trương những tiêu cực về Đức Hồng Y Pell, về địa điểm Randwick, về than phiền của cư dân Úc Đại Lợi, về những nhóm có khuynh hướng bất mãn...
Nhưng bắt đầu vào Đại Hội, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đặt chân lên Úc Đại Lợi vào Chúa Nhật ngày 13.7.2008, và các đoàn hành hương bắt đầu đến Úc Đại Lợi, các báo chí và Radio đã đổi mới với cái nhìn thiện cảm về WYD 2008.
Ngày Khai Mạc WYD 2008, các tờ báo lớn, các đài truyền hình chính, và các đài radio lớn... cùng đưa những tin tức đặc biệt về WYD 2008 với sự thương mến và thiện cảm đặc biệt.
Trong những ngày Đại Hội, ngoài đài truyền hình SBS đã trực tiếp truyền hình nhiều biến cố quan trọng của Đại Hội, các đài truyền thanh và truyền hình, các tờ báo lớn của Úc Đại Lợi, đã liên tục chuyển đi những thông tin của WYD 2008, với thái độ thiện cảm và yêu thương...
Riêng ngày Chúa Nhật 20.7.2008, tờ Sydney Morning Herald có ấn bản đặc biệt tường trình về WYD 2008. Ngay những trang đầu với tựa đế lớn: “Một hình ảnh tuyêt vời của một ngày nổi tiếng khi một ngôn từ đầy ý nghĩa “SORRY”... ĐGH xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng.” Trong tất cả nhưng trang đầu tiên, tờ Sydney Morning Herald đã đăng nhiều hình ảnh và bài viết về WYD 2008. Tờ báo tường trình ngắn gọn những diễn biến của Đại Hội:
Tờ báo Telegraph ngay trang đầu của ấn bản Chúa Nhật 20.7.2008, với hình ảnh vĩ đại của Thánh Lễ Bế Mạc và tựa đề: “Mass of Humanity-Thánh Lễ của Lòng Nhân Đạo.” Rất nhiều bài vở về WYD 2008. Telegraph đã tường trình về các sự kiện của WYD 2008, tường trình về Ngày Hành Hương thứ 7 ngày 19.7.2008 từ phía cầu Harbour Bridge Sydney, tường trình vế Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Toà Sydney với lời xin lỗi của ĐGH trong lời văn đầy thiện cảm...
Thứ 2 ngày 21.7.2008 sau Đại Hội, các tờ báo lớn: Sydney Morning Herald, Telegraph, Australian, các tờ báo địa phương tại Sydney, các đài truyền thanh truyền hình, đều nói về WYD 2008 với nhiều thiện cảm và thương mến...
Ngoài ra tờ Sydney Morning Herald cũng đã tường trình trong trang 4 hình Cờ Việt Nam và lời chú thích: Ngọn Cờ cho Tự Do. Chiến tranh đã chấm dứt, nhưng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có mặt khắp nơi giữa những cờ của các quốc gia khác... Một người hành hương đã trả lời khi được Sydney Morning Herald phỏng vấn: “Đây là lá cờ của Việt Nam Tự Do... Chúng tôi mang lá cờ Vàng này để nhắc nhở mọi người: Nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại vẫn còn những áp lực về Tự Do Tôn Giáo.”
Cũng trong những trang đầu của Sydney Morning Herald, những con số của WYD 2008 được liệt kê như sau:
Ngoài ra, theo thống kê của giới truyền thông, có tới 2000 cơ quan truyền thông đăng ký tham dự WYD. Khoảng 1 tỷ người theo dõi WYD 2008 bằng các phương tiện truyền thông khác nhau...
Đặc biệt tờ Sydney Morning Herald tường thuật lại câu chuyện của một cảnh sát tên là Gary Hill. Anh bị bạo bệnh ung thư giai đoạn chót, sắp vào nhà thương chỗ chờ đợi ra đi. Anh ước muốn gặp Đức Giáo Hoàng trước khi chết. Anh được toại nguyện để gặp ĐGH tại Kenthurst. Ngài chúc lành cho anh và cho anh chuỗi Mân Côi như một kỷ niệm...
Sáng thứ 2 ngày 21.7.2008 sau Đại Hội WYD 2008, lúc 7 giờ Sydney, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô dâng Thánh Lễ và gặp 4 nạn nhân bị lạm dụng tại Nhà Nguyện Nhà Thờ Chính Toà St Mary’s Sydney... Ngài đã nâng đỡ họ trong hoàn cảnh này... Sau đó, Ngài gặp gỡ và cám ơn 8000 thiện nguyện viên đã tích cực giúp đỡ cho Đại Hội WYD 2008 đạt được thành công... Ngài cũng chuyển lời cám ơn đến không những hàng Giáo Sĩ, mà còn cám ơn những thầy cô giáo, những gia đình đón nhận khách hành hương, cám ơn các trường học, các Giáo Xứ... đã sẵn sàng tiếp đón và cho cư trú các khách hành hương tham dự Đại Hội Giới Trẻ lần thứ XXIII tại Sydney.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tới phi trường Sydney. Thủ Tướng Australia, Kevin Rudd, Vị Toàn Quyền Michael Jeffery, và nhiều những nhân vật quan trọng trong chính quyền và Giáo Quyền Úc Đại Lợi tiễn chân Ngài tại đây... Ngài đứng giữa hàng cờ Australia và Vatican để nói những lời từ giã sau cùng và ban Phép Lành cho Dân Tộc Úc Đại Lợi... Đức Giáo Hoàng cám ơn Thủ Tướng và Dân Tộc Úc Đại Lợi: “Cám ơn Ngài đã mở rộng cửa và mở rộng trái tim cho Giới Trẻ Thế Giới. Đại diện cho họ, xin chân thành cám ơn Ngài.”
Thủ Tướng Kevin Rudd đã nói lên lòng tri ân của Dân Tộc Úc Đại Lợi: “Trong tuần này, thưa Đức Thánh Cha, Ngài đã trở nên một phần tử trong chúng tôi, quả thật, Ngài đã trở thành một phần tử của chúng tôi.” Thủ Tướng cũng đã chỉ định Ông Tim Fischer là Đại Sứ chính thức cư ngụ tại Toà Thánh Vatican...
Ngài bước lên phi cơ Qantas và vẫy tay lần cuối để tạm biệt mọi người... Máy bay sẽ dừng lại ngắn hạn tại Darwin, sau đó, trực chỉ về Roma.
Đài Truyền hình trực tiếp chiếu cảnh từ giã Đức Giáo Hoàng trên phi trường... Theo dõi chuyến máy bay của Đức Giáo Hoàng cất cánh... và sau cùng, chiếc máy bay khuất dần, để lại hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, với 81 tuổi đời, với nhiều nét đẹp ngờì của tình yêu thương, của niềm tin, và niềm hy vọng cho mọi người, đặc biệt cho Giới Trẻ Thế Giới.
Những ngày tiền Đại Hội, báo chí Úc Đại Lợi đã đăng những bài báo khá tiêu cực về WYD 2008 tại Sydney. Những tờ báo lớn như Sydney Morning Herald, Telegraph, Australian... Những băng tần Radio ABC, SBS... Đặc biệt họ chủ trương những tiêu cực về Đức Hồng Y Pell, về địa điểm Randwick, về than phiền của cư dân Úc Đại Lợi, về những nhóm có khuynh hướng bất mãn...
Nhưng bắt đầu vào Đại Hội, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đặt chân lên Úc Đại Lợi vào Chúa Nhật ngày 13.7.2008, và các đoàn hành hương bắt đầu đến Úc Đại Lợi, các báo chí và Radio đã đổi mới với cái nhìn thiện cảm về WYD 2008.
Ngày Khai Mạc WYD 2008, các tờ báo lớn, các đài truyền hình chính, và các đài radio lớn... cùng đưa những tin tức đặc biệt về WYD 2008 với sự thương mến và thiện cảm đặc biệt.
Trong những ngày Đại Hội, ngoài đài truyền hình SBS đã trực tiếp truyền hình nhiều biến cố quan trọng của Đại Hội, các đài truyền thanh và truyền hình, các tờ báo lớn của Úc Đại Lợi, đã liên tục chuyển đi những thông tin của WYD 2008, với thái độ thiện cảm và yêu thương...
Riêng ngày Chúa Nhật 20.7.2008, tờ Sydney Morning Herald có ấn bản đặc biệt tường trình về WYD 2008. Ngay những trang đầu với tựa đế lớn: “Một hình ảnh tuyêt vời của một ngày nổi tiếng khi một ngôn từ đầy ý nghĩa “SORRY”... ĐGH xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng.” Trong tất cả nhưng trang đầu tiên, tờ Sydney Morning Herald đã đăng nhiều hình ảnh và bài viết về WYD 2008. Tờ báo tường trình ngắn gọn những diễn biến của Đại Hội:
- 1. Chúa Nhật ngày 13.7.2008, ĐGH Bênêđictô đến Sydney với đoàn tuỳ tùng 27 người.
- 2. Thứ 2 ngày 14.7.2008, tiếng hát, niềm hân hoan khắp nơi tại thành phố Sydney. Nhóm 13,000 ngưới hành hương từ nước ngoài đầu tiên đến Sydney trong tổng số ước lượng 215,000 khách hành hương ngoại quốc...
- 3. Thứ 3 ngày 15.7.2008, 150,000 người đổ về Darling Harbour vùng Barangaroo tham dự Lễ Khai Mạc Đại Hội do ĐHY George Pell chủ tế.
- 4. Thứ 4 ngày 16.7.2008, thành phố Sydney với 235 địa điểm giảng Giáo Lý bằng 29 ngôn ngữ khác nhau.
- 5. Thứ 5 ngày 17.7.2008, tại Barangaroo, 150,000 người tập trung chào đón ĐGH cùng với 168 cờ các quốc gia đại diện, đã hân hoan vẫy cờ chào đón Ngài. Cả vùng Barangaroo đã chào đón Ngài và khoảng 500,000 người tại Sydney cố gắng theo dõi và chào mừng ĐGH.
- 6. Thứ 6 ngày 18.7.2008, Chặng Đàng Thánh Giá đặc biệt tại thành phố Sydney, do diễn viên Alfio Stuto đóng vai Chúa Giêsu, bắt đầu từ Bữa Tiệc Ly tại Nhà Thờ Chính Toà Sydney, trải rộng qua các địa điểm nổi tiếng, và kết thúc với màn Chúa chịu chết tại North Baranagaroo...
- 7. Thứ 7 ngày 19.7.2008, từ sáng sớm, người dân Sydney thức dậy do những tiếng hò reo vui tươi và hạnh phúc khác những ngày thường của những khách hành hương đi bộ từ North Sydney, qua cầu Harbour Bridge đổ về Randwick.
Tờ báo Telegraph ngay trang đầu của ấn bản Chúa Nhật 20.7.2008, với hình ảnh vĩ đại của Thánh Lễ Bế Mạc và tựa đề: “Mass of Humanity-Thánh Lễ của Lòng Nhân Đạo.” Rất nhiều bài vở về WYD 2008. Telegraph đã tường trình về các sự kiện của WYD 2008, tường trình về Ngày Hành Hương thứ 7 ngày 19.7.2008 từ phía cầu Harbour Bridge Sydney, tường trình vế Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Toà Sydney với lời xin lỗi của ĐGH trong lời văn đầy thiện cảm...
Thứ 2 ngày 21.7.2008 sau Đại Hội, các tờ báo lớn: Sydney Morning Herald, Telegraph, Australian, các tờ báo địa phương tại Sydney, các đài truyền thanh truyền hình, đều nói về WYD 2008 với nhiều thiện cảm và thương mến...
Ngoài ra tờ Sydney Morning Herald cũng đã tường trình trong trang 4 hình Cờ Việt Nam và lời chú thích: Ngọn Cờ cho Tự Do. Chiến tranh đã chấm dứt, nhưng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có mặt khắp nơi giữa những cờ của các quốc gia khác... Một người hành hương đã trả lời khi được Sydney Morning Herald phỏng vấn: “Đây là lá cờ của Việt Nam Tự Do... Chúng tôi mang lá cờ Vàng này để nhắc nhở mọi người: Nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại vẫn còn những áp lực về Tự Do Tôn Giáo.”
Cũng trong những trang đầu của Sydney Morning Herald, những con số của WYD 2008 được liệt kê như sau:
- 1. Quãng đường dài ĐGH Bênêđictô đã di chuyển: 16,418km.
- 2. Những thành phố chào đón Thánh Giá Giới Trẻ: 400 địa điểm.
- 3. Số người tham dự Thánh Lễ Khai Mạc: 150,000 người.
- 4. Số người hành hương ngủ tại Olympic Park’s Exhibition dome: 2000 người.
- 5. Số người tham dự đoàn tầu và xe diễn hành của ĐGH: 500,000 người.
- 6. Đi bộ từ North Sydney trong ngày hành hương trung bình: 9km.
- 7. Số đường xá bị đóng không được di chuyển: 300.
- 8. Thánh Lễ Bế Mạc tại Randwick: 400,000 người.
- 9. Kỷ lục Thánh Lễ Bế Mạc đông nhất của WYD 1995 tại Manila Phi Luật Tân: 4 triệu người.
- 10. Số xe lửa tăng cường tại Sydney: 930 chuyến.
- 11. Tiền trả cho Australian Jockey Club tại Randwick: 41 triệu dollars.
- 12. Tiền chi phí cho WYD 2008 lượng giá khoảng: 150,000,000 dollars.
Ngoài ra, theo thống kê của giới truyền thông, có tới 2000 cơ quan truyền thông đăng ký tham dự WYD. Khoảng 1 tỷ người theo dõi WYD 2008 bằng các phương tiện truyền thông khác nhau...
Đặc biệt tờ Sydney Morning Herald tường thuật lại câu chuyện của một cảnh sát tên là Gary Hill. Anh bị bạo bệnh ung thư giai đoạn chót, sắp vào nhà thương chỗ chờ đợi ra đi. Anh ước muốn gặp Đức Giáo Hoàng trước khi chết. Anh được toại nguyện để gặp ĐGH tại Kenthurst. Ngài chúc lành cho anh và cho anh chuỗi Mân Côi như một kỷ niệm...
Sáng thứ 2 ngày 21.7.2008 sau Đại Hội WYD 2008, lúc 7 giờ Sydney, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô dâng Thánh Lễ và gặp 4 nạn nhân bị lạm dụng tại Nhà Nguyện Nhà Thờ Chính Toà St Mary’s Sydney... Ngài đã nâng đỡ họ trong hoàn cảnh này... Sau đó, Ngài gặp gỡ và cám ơn 8000 thiện nguyện viên đã tích cực giúp đỡ cho Đại Hội WYD 2008 đạt được thành công... Ngài cũng chuyển lời cám ơn đến không những hàng Giáo Sĩ, mà còn cám ơn những thầy cô giáo, những gia đình đón nhận khách hành hương, cám ơn các trường học, các Giáo Xứ... đã sẵn sàng tiếp đón và cho cư trú các khách hành hương tham dự Đại Hội Giới Trẻ lần thứ XXIII tại Sydney.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tới phi trường Sydney. Thủ Tướng Australia, Kevin Rudd, Vị Toàn Quyền Michael Jeffery, và nhiều những nhân vật quan trọng trong chính quyền và Giáo Quyền Úc Đại Lợi tiễn chân Ngài tại đây... Ngài đứng giữa hàng cờ Australia và Vatican để nói những lời từ giã sau cùng và ban Phép Lành cho Dân Tộc Úc Đại Lợi... Đức Giáo Hoàng cám ơn Thủ Tướng và Dân Tộc Úc Đại Lợi: “Cám ơn Ngài đã mở rộng cửa và mở rộng trái tim cho Giới Trẻ Thế Giới. Đại diện cho họ, xin chân thành cám ơn Ngài.”
Thủ Tướng Kevin Rudd đã nói lên lòng tri ân của Dân Tộc Úc Đại Lợi: “Trong tuần này, thưa Đức Thánh Cha, Ngài đã trở nên một phần tử trong chúng tôi, quả thật, Ngài đã trở thành một phần tử của chúng tôi.” Thủ Tướng cũng đã chỉ định Ông Tim Fischer là Đại Sứ chính thức cư ngụ tại Toà Thánh Vatican...
Ngài bước lên phi cơ Qantas và vẫy tay lần cuối để tạm biệt mọi người... Máy bay sẽ dừng lại ngắn hạn tại Darwin, sau đó, trực chỉ về Roma.
Đài Truyền hình trực tiếp chiếu cảnh từ giã Đức Giáo Hoàng trên phi trường... Theo dõi chuyến máy bay của Đức Giáo Hoàng cất cánh... và sau cùng, chiếc máy bay khuất dần, để lại hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, với 81 tuổi đời, với nhiều nét đẹp ngờì của tình yêu thương, của niềm tin, và niềm hy vọng cho mọi người, đặc biệt cho Giới Trẻ Thế Giới.