Vatican (VIS) - Trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần ngày 02/07, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mở đầu một loạt bài suy tư giáo lý mới, trong đó ngài đặt chú trọng vào Thánh Phaolô Tông Đồ trong năm Thánh Phaolô này. Năm Thánh bắt đầu từ ngày 28/06/2008 đến 29/06/2009. Buổi triều yết được cử hành tại Đại thính đường Phaolô VI với sự tham dự của 8.000 khách hành hương.

Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Phaolô là “mẫu gương hiến dâng hoàn toàn cho Chúa và Giáo Hội của Người, cũng như là mẫu gương thẳng thắn nhất đối với nhân loại và nền văn hoá của con người”. Để “hiểu được những gì ngài đã nói với các Kitô hữu ngày nay... chúng ta hãy tạm dừng lại để suy xét môi trường mà ngài sống và phục vụ... vốn trong nhiều khía cạnh.. không quá khác biệt” với thời đại chúng ta ngày nay.

Vị Tông Đồ Dân ngoại “đến từ một nền văn hóa cụ thể và có thể xác định, rõ ràng là một nền văn hóa thiểu số, cả về người dân Do Thái và truyền thống của họ”. Đức Thánh Cha nói: “Họ đã được nhận ra một cách hiển nhiên từ môi trường xung quanh và điều này có hai hệ quả: hoặc là sự chế nhạo, vốn dĩ có thể dẫn đến sự bất khoan dung, hoặc là sự khâm phục”. Đức Thánh Cha cũng nhận dạng hai nhân tố đã giúp Thánh Phaolô trong những nỗ lực của ngài: trước tiên, là sự phổ biến của “nền văn hóa cổ Hy Lạp, vốn sau thời Alexander Đại Đế đã trở thành một phần di sản của phía Đông Địa Trung Hải và Trung Đông”; thứ hai, cơ cấu chính trị và nền hành chính của Đế chế La Mã “cho thấy một cơ cấu dự phần và thống nhất”.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Quan điểm phổ quát tiêu biểu của cá nhân Thánh Phaolô tất nhiên là nhờ vào sự thúc đẩy có nguồn gốc từ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô... Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử và văn hóa trong thời đại của ngài cũng như môi trường ngài sống cũng không thể ảnh hưởng đến quyết định và hành động của ngài”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ý nghĩa tại sao Thánh Phaolô được gọi là “‘con người của ba nền văn hóa’ (Do Thái, Hy Lạp và La Mã), mang trong người dòng dõi người Do Thái, khả năng ngôn ngữ Hy Lạp của ngài và đặc ân của ngài trở thành ‘công dân Rôma’ được minh chứng bởi nguồn gốc tên Latin của ngài. Một nhân tố khác mang trong người ngài là triết học Stoic (phái khắc kỷ) vốn có ảnh hưởng lớn trong thời đại của Thánh Phaolô” và với những giá trị cao quý của con người và sự khôn ngoan vốn tất nhiên Kitô giáo có được… thời đại của Thánh Phaolô cũng được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng trong truyền thống tôn giáo, ít nhất là trong những khía cạnh thuộc thần thoại học và công dân”.

Lúc kết thúc “cuộc du ngoạn nhanh chóng đầu tiên vào môi trường văn hóa của thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác nhận rằng “không thể hiểu Thánh Phaolô một cách thỏa đáng nếu chúng ta không thấy ngài tương phản với bối cảnh xã hội thời đó – cả Do Thái và dân ngoại. Bằng cách này, hình tượng của ngài đã đạt được một giá trị lịch sử… sự uyên thâm bộc lộ cả trong việc ngài đóng góp vào môi trường xung quanh thế nào cũng như ngài mang những nhân tố thuộc căn nguyên vào đó.

Đức Thánh Cha đi đến kết luận: “Điều này cũng chứa đựng sự thật cho Kitô giáo nói chung, Thánh Tông Đồ Phaolô là một kiểu mẫu quan trọng mà chúng ta vẫn phải học hỏi nhiều. Và đây là mục tiêu của Năm Thánh Phaolô: học từ Thánh Phaolô, học hỏi đức tin và học hỏi về Chúa Kitô”.