Bài chú giải Tin Mừng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap
VATICAN CITY, ngày 27 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org).- Bài Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng mà trong đó Thánh Phêrô được Chúa trao cho chìa khóa. Truyền thống Công Giáo luôn luôn dùng Tin Mừng này làm nền tảng cho quyền bính của Đức Giáo Hoàng trên toàn thể Hội Thánh.
Một số người có thể phản đối là không có gì ở đây nói về chức vụ Giáo Hoàng. Các thần học gia Công Giáo trả lởi cách dưới đây. Nếu Chúa gọi Thánh Phêrô là “nền tảng” hay “đá” của Hội Thánh, thì Hội Thánh chỉ có thể tồn tại nếu nền tảng của nó còn tồn tại.
Thật là không thể tưởng tượng được rằng một đặc quyền mà Chúa ban một cách long trọng như thế -- “Thầy ban cho con chìa khóa Nước Trời” --- chỉ nói về 20 đến 30 năm đầu của đời sống Hội Thánh, và sẽ không còn hiệu lực khi vị tông đồ mãn phần. Như vậy vai trò của Thánh Phêrô phải được tiếp tục qua những đấng kế vì của ngài.
Qua thiên niên thứ nhất, tất cả các Giáo Hội [địa phương] đã công nhận cách phổ quát chức vụ này của Thánh Phêrô, dù có một ít sự khác biệt giữa Đông Phương và Tây Phương.
Tất cả mọi trở ngại và phân chia đã xảy ra trong thiên niên thứ hai là thiên niên vừa qua.
Ngày nay người Công Giáo chúng ta nhìn nhận rằng những trở ngại và phân chia này không hoàn toàn do lỗi của các Giáo Hội khác, thường được gọi là ly giáo, trước hết là các Giáo Hội Đông Phương và sau đó là Tin Lành.
Vai trò lãnh đạo được Đức Kitô thiết lập, cũng như tất cả những gì thuộc về nhân loại, đã có khi được thi hành tốt đẹp, và có những khi khác không được tốt đẹp mấy. Từ từ quyền bính tinh thần bị pha trộn với các quyền bính chính trị và thế tục vì thế có những lạm dụng.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông Điệp “Ut unum sint” về đại kết đã đề nghị xét lại những hình thức cụ thể mà quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng được thi hành một cách nào đó để lại có thể có được sự hòa thuận các Giáo Hội chung quanh Đức Giáo Hoàng. Là những người Công Giáo, chúng ta phải hy vọng rằng con đường đối thoại để hòa giải này được theo đuổi bằng lòng can đảm và khiêm nhường hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc thi hành tập thể tính mà Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi.
Điều mà chúng ta không mong muốn là chính tác vụ của Thánh Phêrô, như dấu chỉ và nguồn hợp nhất của Hội Thánh, bị biến mất. Việc này sẽ lấy đi mất một trong những món quà quý giá nhất mà Đức Kitô đã ban cho Hội Thánh, mà ngoài ra còn làm ngược lại chính ý muốn của Người.
Khi nghĩ rằng Hội Thánh chỉ cần Thánh Kinh và Chúa Thánh Thần để giải thích Thánh Kinh ngõ hầu Hội Thánh có thể sống và truyền bá Tin Mừng, thì cũng giống như nói rằng việc các nhà lập quốc Hoa Kỳ viết Hiến Pháp và chứng tỏ tinh thần mà trong đó hiến pháp này phải được giải thích là đủ mà không cần một chính phủ nào cho quốc gia cả. Như thế Nước Hoa Kỳ còn tồn tại không?
Một điều tất cả chúng ta có thể làm ngay để san bằng con đường đi đến hòa giải giữa các Giáo Hội là hòa giải chính mình với Hội Thánh.
“Con là Phêrô [nghĩa là Đá] và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”: Chúa Giêsu nói “Hội Thánh” của Thầy ở số ít chứ không phải số nhiều “các giáo hội.” Người đã nghĩ đến và muốn chỉ có một Hội Thánh, chứ không muốn vô số những giáo hội độc lập, hoặc tệ hại hơn, các giáo hội đối nghịch nhau.
Chữ “của Thầy” như trong “Hội Thánh của Thầy” là thuộc về quyền sở hữu. Chúa Giêsu nhận ra Hội Thánh như là “của Người”; Người nói “Hội Thánh của Thầy” như một người nói “hiền thê của tôi” hay “thân thể của tôi.” Người đồng hóa Mình với Hội Thánh, Người không hổ thẹn vì Hội Thánh.
Trên môi Chúa Giêsu chữ “Hội Thánh” không có những ý nghĩa tiêu cực tế nhị mà chúng ta phải thêm vào cho nó.
Chính trong cách nói ấy của Đức Kitô có một lời uy quyền mời gọi tất cả các tín hữu hòa giải chính mình với Hội Thánh. Chối bỏ Hội Thánh cũng giống như chối bỏ chính mẹ mình. Thánh Cyprianô đã nói: “Bạn không thể có Thiên Chúa là Cha, nếu không có Hội Thánh là mẹ.”
Thật là một hoa trái tốt đẹp của Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô nếu chúng ta cũng học để nói về Hội Thánh Công Giáo là Hội Thánh mà chúng ta đang thuộc về rằng đó là “Hội Thánh của tôi.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
VATICAN CITY, ngày 27 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org).- Bài Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng mà trong đó Thánh Phêrô được Chúa trao cho chìa khóa. Truyền thống Công Giáo luôn luôn dùng Tin Mừng này làm nền tảng cho quyền bính của Đức Giáo Hoàng trên toàn thể Hội Thánh.
Một số người có thể phản đối là không có gì ở đây nói về chức vụ Giáo Hoàng. Các thần học gia Công Giáo trả lởi cách dưới đây. Nếu Chúa gọi Thánh Phêrô là “nền tảng” hay “đá” của Hội Thánh, thì Hội Thánh chỉ có thể tồn tại nếu nền tảng của nó còn tồn tại.
Thật là không thể tưởng tượng được rằng một đặc quyền mà Chúa ban một cách long trọng như thế -- “Thầy ban cho con chìa khóa Nước Trời” --- chỉ nói về 20 đến 30 năm đầu của đời sống Hội Thánh, và sẽ không còn hiệu lực khi vị tông đồ mãn phần. Như vậy vai trò của Thánh Phêrô phải được tiếp tục qua những đấng kế vì của ngài.
Qua thiên niên thứ nhất, tất cả các Giáo Hội [địa phương] đã công nhận cách phổ quát chức vụ này của Thánh Phêrô, dù có một ít sự khác biệt giữa Đông Phương và Tây Phương.
Tất cả mọi trở ngại và phân chia đã xảy ra trong thiên niên thứ hai là thiên niên vừa qua.
Ngày nay người Công Giáo chúng ta nhìn nhận rằng những trở ngại và phân chia này không hoàn toàn do lỗi của các Giáo Hội khác, thường được gọi là ly giáo, trước hết là các Giáo Hội Đông Phương và sau đó là Tin Lành.
Vai trò lãnh đạo được Đức Kitô thiết lập, cũng như tất cả những gì thuộc về nhân loại, đã có khi được thi hành tốt đẹp, và có những khi khác không được tốt đẹp mấy. Từ từ quyền bính tinh thần bị pha trộn với các quyền bính chính trị và thế tục vì thế có những lạm dụng.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông Điệp “Ut unum sint” về đại kết đã đề nghị xét lại những hình thức cụ thể mà quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng được thi hành một cách nào đó để lại có thể có được sự hòa thuận các Giáo Hội chung quanh Đức Giáo Hoàng. Là những người Công Giáo, chúng ta phải hy vọng rằng con đường đối thoại để hòa giải này được theo đuổi bằng lòng can đảm và khiêm nhường hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc thi hành tập thể tính mà Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi.
Điều mà chúng ta không mong muốn là chính tác vụ của Thánh Phêrô, như dấu chỉ và nguồn hợp nhất của Hội Thánh, bị biến mất. Việc này sẽ lấy đi mất một trong những món quà quý giá nhất mà Đức Kitô đã ban cho Hội Thánh, mà ngoài ra còn làm ngược lại chính ý muốn của Người.
Khi nghĩ rằng Hội Thánh chỉ cần Thánh Kinh và Chúa Thánh Thần để giải thích Thánh Kinh ngõ hầu Hội Thánh có thể sống và truyền bá Tin Mừng, thì cũng giống như nói rằng việc các nhà lập quốc Hoa Kỳ viết Hiến Pháp và chứng tỏ tinh thần mà trong đó hiến pháp này phải được giải thích là đủ mà không cần một chính phủ nào cho quốc gia cả. Như thế Nước Hoa Kỳ còn tồn tại không?
Một điều tất cả chúng ta có thể làm ngay để san bằng con đường đi đến hòa giải giữa các Giáo Hội là hòa giải chính mình với Hội Thánh.
“Con là Phêrô [nghĩa là Đá] và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”: Chúa Giêsu nói “Hội Thánh” của Thầy ở số ít chứ không phải số nhiều “các giáo hội.” Người đã nghĩ đến và muốn chỉ có một Hội Thánh, chứ không muốn vô số những giáo hội độc lập, hoặc tệ hại hơn, các giáo hội đối nghịch nhau.
Chữ “của Thầy” như trong “Hội Thánh của Thầy” là thuộc về quyền sở hữu. Chúa Giêsu nhận ra Hội Thánh như là “của Người”; Người nói “Hội Thánh của Thầy” như một người nói “hiền thê của tôi” hay “thân thể của tôi.” Người đồng hóa Mình với Hội Thánh, Người không hổ thẹn vì Hội Thánh.
Trên môi Chúa Giêsu chữ “Hội Thánh” không có những ý nghĩa tiêu cực tế nhị mà chúng ta phải thêm vào cho nó.
Chính trong cách nói ấy của Đức Kitô có một lời uy quyền mời gọi tất cả các tín hữu hòa giải chính mình với Hội Thánh. Chối bỏ Hội Thánh cũng giống như chối bỏ chính mẹ mình. Thánh Cyprianô đã nói: “Bạn không thể có Thiên Chúa là Cha, nếu không có Hội Thánh là mẹ.”
Thật là một hoa trái tốt đẹp của Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô nếu chúng ta cũng học để nói về Hội Thánh Công Giáo là Hội Thánh mà chúng ta đang thuộc về rằng đó là “Hội Thánh của tôi.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ