Tìm hiểu kỹ hơn về Tự Sắc của Đức Thánh Cha về Thánh Lễ La Tinh
Vào ngày 7 tháng 7 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã công bố ra một Tông Thư (Apostolic Letter) dưới dạng Tự Sắc (Motu Proprio) có nhan đề "Summorum Pontificum," qua đó mở rộng ra những tình huống mà Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, tức Thánh Lễ được cử hành trước Công Đồng Chung Vaticăn II, có thể được cử hành.
Một Tự Sắc chính là một lá thư được Đức Thánh Cha ban/viết ra "dựa trên sáng kiến của riêng Ngài" vì lợi ích cho toàn thể Giáo Hội, và có tính hiệu lực cả về mặt giảng dạy lẫn về mặt pháp chế. Văn kiện này được xem là có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của tất cả mọi người Công Giáo, không chỉ vì những điều khoản có liên quan đến việc cữ hành theo nghi thức Rôma cổ điển, mà còn vì sự hiểu biết về nghi thức phụng vụ của Giáo Hội mà văn kiện này muốn nhắm tới.
Nối tiếp bài viết lần trước có liên quan đến việc chúng ta - nhất là các bạn trẻ Công Giáo trên khắp thế giới - đã đến lúc cần phải hiểu ý nghĩa khi lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh, thì bài viết lần này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Anh và Pháp Ngữ mà NV sưu tầm đến - nhưng chủ yếu vẫn là tài liệu tham khảo của Cha Robert Johansen (*) - để bàn đến một số điểm chính yếu của văn kiện cũng như giúp làm giải tỏa đi một số hiểu lầm không đáng có, và bài viết sẽ được trình bày dưới dạng Hỏi và Trả Lời như sau:
Hỏi 1: Tự Sắc trên trình bày điều gì?
Thưa: Trong văn kiện của Tự Sắc này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 cho phép bất kỳ một Linh Mục nào cũng đều có quyền để cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh - nếu như vị Linh Mục đó biết tiếng La Tinh và cách thức cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh - mà không cần phải xin phép vị Giám Mục bản quyền của mình như vài năm trước đây.
Hơn thế nữa, nó cho phép bất kỳ tín hữu Công Giáo nào, nếu muốn có Thánh Lễ cữ hành bằng tiếng La Tinh, có thể trực tiếp yêu cầu điều này từ chính các Cha Sở của mình. Nếu yêu cầu đó không được Cha Sở đáp ứng, thì người tín hữu đó có quyền trình vấn đề này lên cho Đức Giám Mục địa phận của mình đúng như điều đã được quy định trong Tự Sắc.
Còn nếu cả Cha Sở và Đức Giám Mục địa phận không chấp thuận cho lời đề nghị cần phải có Thánh Lễ cử hành bằng tiếng La Tinh (hay Thánh Lễ theo Nghi Thức Cổ Điển), thì vấn đề có thể được trình đạt trực tiếp cho Ủy Ban Ecclesia Dei của Tòa Thánh.
Nói tóm lại, Tự Sắc "Summorum Pontificum" công nhận quyền của người tín hữu - qua việc yêu cầu có Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh truyền thống - và các Cha Sở và các Đức Giám Mục địa phận phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó.
Hỏi 2: Có phải Tự Sắc này là nhằm "mang trở lại" Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?
Thưa: Theo một nghĩa nào đó thì không phải như vậy, vì suy cho cùng Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh chưa từng bao giờ bị Giáo Hội cấm hay hủy bỏ cả. Trong Tự Sắc, điều trước tiên mà Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh và làm rõ ra đó là hình thức của Thánh Lễ trước Công Đồng chưa bao giờ được Giáo Hội bãi bỏ (abrogated) hay bị cấm cản (suppressed) cả.
Cũng nên biết thêm rằng: Hiến Pháp của Công Đồng Chung Vaticăn II có liên quan đến Phụng Vụ Thánh được Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành vào ngày 4 tháng 12 năm 1963, Sacrosanctum Concilium, mặc dầu có kêu gọi sự cải cách trong phụng vụ, và trong một số trường hợp thì dùng đến ngôn ngữ địa phương, thế nhưng vẫn quyết định giữ lại việc dùng tiếng La Tinh trong phụng vụ, cụ thể là ở hai Mục:
Mục 36.1 viết rằng: Luật cụ thể vẫn có hiệu lực đó là việc dùng ngôn ngữ La Tinh phải được duy trì trong các lễ nghi La Tinh (Particular law remaining in force, the use of the Latin language is to be preserved in the Latin rites).
Mục 54 viết rằng:... Tuy nhiên các bước cần được lưu tâm tới để những người tín hữu có thể đọc hay hát cùng với nhau bằng tiếng La Tinh trong những phần của Thánh Lễ Thường Nhật vốn thích hợp với họ (....Nevertheless steps should be taken so that the faithful may also be able to say or to sing together in Latin those parts of the Ordinary of the Mass which pertain to them).
Nói tóm lại điều mà Tự Sắc muốn thiết lập nên chính là Thánh Lễ theo cách "củ" (old) chính là một dạng cử hành của Lễ Nghi Rôma, và Thánh Lễ theo cách "mới" (new), tuy là khác nhau, cũng đều là một dạng khác của Lễ Nghi Rôma.
Thực ra, nếu xét theo ngữ và nghĩa của tiếng Anh thì hai dạng trên giờ đây được biết đến như là "ordinary" [tức đề cập đến "new" ] và "extraordinary" [tức đề cập tới "old" ].
Hỏi 3: Có phải điều này có nghĩa là tất cả những Thánh Lễ của chúng ta sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh không?
Thưa: Không phải. Đó không phải là ý hướng của Đức Thánh Cha. Điều mà Đức Thánh Cha mong muốn chính là cơ hội để cho Truyền Thống được sinh động trở lại trong Phụng Vụ của chúng ta, để một lần nữa, Truyền Thống sống động đó sẽ trở thành một phần trong đời sống "bình thường" của Giáo Hội.
Hỏi 4: Thế nếu như tôi không muốn tham dự Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh thì sao?
Thưa: Để trả lời câu hỏi này, điều trước tiên mà tôi cảm thấy ngạc nhiên đó là: tại sao một người Công Giáo lại không mấy thích thú gì cả đến Truyền Thống sống động của Giáo Hội Công Giáo chúng ta, để từ đó tự điều chỉnh lại thái độ và cách suy nghĩ của riêng mình về Truyền Thống lâu đời này của Giáo Hội.
Biết bao nhiêu thế hệ người Công Giáo trên khắp cả thế giới, và đặc biệt là các Cụ Ông, Cụ Bà ngày xưa của chúng ta, đã nguyện cầu trong Thánh Lễ, đã đón nhận Thiên Chúa vào trong cung lòng của họ qua Bí Tích Thánh Thể, đã sống một đời sống đức tin kiên vững, đã được Thiên Chúa ban thêm sức mạnh và sự ủi an, và đã lớn lên trong sự nên thánh với Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh này từ đó cho đến giờ.
Hay nói vắn tắt, di sản và nền đạo đức luân lý Công Giáo đúng đắn mà cha-ông của chúng ta đã để lại cho chúng ta - những người trẻ của các thế hệ sau - kế thừa chính là từ chính nền tảng của Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh này, do đó chúng ta cần phải tỏ bày sự kính trọng của chúng ta dành cho họ để dồn tất cả mọi nổ lực của chúng ta hòng biết đề cao và trân quý những di sản quý báu này, vốn được trao lại cho chúng ta. Có như thế thì chúng ta mới xứng đáng để gầy dựng nên "cơ đồ" đó để rồi sau này lưu truyền lại cho các thế hệ con-cháu của chúng ta sau này.
Như chính Đức Thánh Cha đã viết trong lá thư giải thích về Tự Sắc mà Ngài ban hành rằng: ".... điều mà các thế hệ trước kia cung kính / gìn giữ như là thánh thiêng, vẫn còn là thánh thiên và vĩ đại cho cả chúng ta nữa ..."
Do đó, thật tình mà nói, nếu như bạn thật sự không muốn tham dự Thánh Lễ cử hành bằng tiếng La Tinh, thì cũng chẳng sao vì chẳng có ai sẽ bắt buộc bạn làm điều đó cả.
Thế nhưng, theo suy nghĩ của riêng tôi, nếu chúng ta không cố tham dự Thánh Lễ La Tinh ít nhất là vào 2 ngày Chủ Nhật trong 1 Tháng, thì có lẽ, chúng ta sẽ phải đánh mất đi rất nhiều cơ hội để hiểu thấu được vẽ đẹp Truyền Thống sống động của Giáo Hội, và phần nào đó lỗi nghịch với "lương tâm" trước những gì mà chúng ta thừa hưởng được từ các bậc tổ phụ của chúng ta.
Để giúp các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở hải ngoại nắm bắt được Câu Hỏi 4 và Câu Trả Lời này, NV tôi xin được dịch ra tiếng Anh, Pháp và Đức Ngữ để các bạn tham khảo sau đây...
* Anh Ngữ:
Question 4: What if I do not want to go to a Latin Mass?
Answer: Well, firstly, I would wonder why a Catholic would be so uninterested in our Tradition as to adopt such an attitude.
Generations of Catholics, especially our ancestors, prayed the Mass, received Our Lord in Holy Communion, lived their faith devotedly and courageously, were given strength and comfort, and grew in holiness with the “old” Latin Mass.
Briefly speaking, our Catholic heritage and moral foundations handed down to us – members of many younger generations from our ancestors were firmly built on this cornerstone of the Latin Mass, and surely, it seems to me, at the very least out of respect for them we should make an effort to value, or even treasure, that which gave them so much.
Such noble acts are very much needed from each and every one of us today to enhance and build it up so that we have something decent to give back to our younger generations in centuries to come …
As the Holy Father wrote in his letter explaining the Motu Proprio: “ ….. what earlier generations held as sacred, remains sacred and great for us too …”
However, that being said, if you really do not want to go to a Latin Mass, you do not have to. No one will be forced to participate in one.
As for my own and sincere thought, if you do not want to go to a Latin Mass at least twice a month on Sunday, you would have probably missed a wonderful opportunity to understand the Live Tradition, to grow closer to God and to our Mother Church, and you will definitely feel regret with what you have been given.
* Pháp Ngữ:
Questionner 4 : Quel si je ne veux-il pas aller à une Masse latine ?
Réponse: Bien, premièrement, je me demanderais pourquoi un catholique serait s'indifférent dans notre Tradition comme adopter telle une attitude.
Les générations de Catholiques, surtout nos ancêtres, prié la Masse, reçu Notre Seigneur dans la Communion Sainte, habité leur foi et courageusement, ont été donné avec dévouement la force et le confort, et a grandi dans la sainteté avec la "vieille" Masse latine.
Brièvement parler, notre patrimoine catholique et les fondations morales nous a donné – les membres de beaucoup de générations plus jeunes de nos ancêtres ont été fermement construits sur cette pierre angulaire de la Masse latine, et sûrement, il me semble, tout au moins du respect pour eux nous devons faire un effort pour estimer, ou même chérir, que qui les a donné autant de.
Tels actes nobles sont beaucoup eu besoin de de chaque et chaque un de nous aujourd'hui améliorer et encourager il pour que nous avons quelque chose décent pour rendre à nos plus jeunes générations dans les siècles pour venir …
Comme le Père Saint a écrit dans sa lettre expliquant le Motu Proprio: " ….. que les générations précédentes ont tenu comme sacré, les restes sacrés et grands pour nous aussi …"
Cependant, cela est dit, si vous ne voulez pas aller vraiment à une Masse latine, vous ne devez pas. Personne sera forcé à participer dans l'un.
Quant à ma propre et sincère pensée, si vous ne voulez pas aller à une Masse latine au moins deux fois par mois le dimanche, vous auriez manqué probablement une occasion merveilleuse de comprendre la Tradition en vie, grandir plus près à Dieu et à notre Eglise de Mère, et vous sentirez sans aucun doute le regret avec ce que vous avez été donné.
* Đức Ngữ:
Bezweifeln Sie 4: Was ist, wenn ich zu einer lateinischen Messe nicht gehen will?
Antwort: Gut erst würde ich mich fragen, warum ein Katholik so nicht interessiert an unserer Tradition wäre, als so eine Einstellung anzunehmen.
Generationen von Katholiken, besonders unseren Vorfahren, haben die Messe gebetet, haben Unseren Herrn in heiligem Abendmahl empfangen, haben ihr Glaube hingebungsvoll gelebt und mutig, gegeben Kraft und Trost, und ist in Heiligkeit mit der "alten" lateinischen Messe gewachsen.
Kurz sprechen, unsere katholische Erbschaft und moralische Grundlagen, die zu uns heruntergereicht worden sind – Mitglieder vieler jüngerer generationen von unseren Vorfahren wurden streng auf diesem Eckstein von der lateinischen Messe gebaut, und sicherlich, es scheint zu mir, am sehr wenigst aus Rücksicht für sie wir sollten uns anstrengen, zu schätzen, oder sogar Schatz, dass, der sie gegeben hat, deshalb viel.
Solche adligen Taten sind sehr viel nötiges von jedem und jedem einem von uns heute zu erhöhen und es aufzubauen, damit wir etwas anständig haben, hinter zu unseren jüngeren Generationen in Jahrhunderten zu geben, zu kommen …
Als der Heilige Vater den den seinem Brief dem Motu Proprio erklärt: "….. was frühere Generationen gehalten haben, als heilig, Überreste heilig und groß für uns auch …"
Jedoch, der zu werden gesagt, wenn Sie wirklich nicht zu einer lateinischen Messe gehen wollen, müssen Sie zu nicht. Niemand wird gezwungen werden, sich an Ein zu beteiligen.
Als für meinen eigenen und aufrichtigen Gedanken, wenn Sie zu einer lateinischen Messe wenigstens zweimal pro dem Monat Sonntag nicht weitergehen wollen, hätten Sie wahrscheinlich eine wunderbare Gelegenheit verpasst, die Lebende Tradition zu verstehen, näher zu Gott und zu unserer Mutterkirche, und Ihnen zu wachsen, werden bestimmt Bedauern fühlen, mit was Sie gegeben worden sind.
Hỏi 5: Vậy tại sao đến bây giờ Đức Thánh Cha mới ban hành ra Tự Sắc này?
Thưa: Ít ra là có 2 lý do để giải thích tại sao Tự Sắc này đến bây giờ mời được Đức Thánh Cha ban hành ra:
Lý Do Thứ Nhất:
Sau khi giới thiệu ra Thánh Lễ theo nghi thức "mới" (tức Thánh Lễ được cữ hành bằng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương của mỗi quốc gia) vào năm 1970, rất nhiều người Công Giáo - bao gồm cả các Linh Mục và giáo dân - tiếp tục mong muốn Thánh Lễ theo nghi thức "củ" (tức Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh).
Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi có sự thay đổi về Thánh Lễ theo nghi thức "mới", tại hầu hết khắp nơi, Thánh Lễ theo nghi thức "củ" đã hoàn toàn bị bãi bỏ, và thậm chí rất nhiều người còn được bảo rằng hay có tin đồn rằng Thánh Lễ theo nghi thức "củ" đã bị Tòa Thánh bãi bỏ hoặc cấm hẳn ngay.
Đây là điều Không Đúng Sự Thật.
Và vì có rất nhiều người Công Giáo vẫn còn rất mong muốn Thánh Lễ theo hình thức cổ điển được cử hành, cho nên vào năm 1984 Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phải nới rộng ra một "sự cho phép đặc biệt" (hay "indult"), nhằm cho phép các Linh Mục được cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Rôma cổ điển với sự cho phép của Đức Giám Mục.
Văn kiện nới rộng "sự cho phép đặc biệt" này thúc giục các vị Giám Mục rộng rãi cho phép điều này được xảy ra.
Rủi thay, có một số vị Giám Mục đã không tuân thủ theo đúng tinh thần của "sự cho phép đặc biệt" này, hoặc thậm chí thẳng từ chối những vị Linh Mục nào mong muốn được cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh cho các giáo dân, hoặc cố tình tạo ra nhiều điều kiện nhằm gây khó dễ, cản trở hay cố tình chối từ gánh nặng của việc yêu cầu có Thánh Lễ theo nghi thức cổ điển được cử hành, nếu không muốn nói là cấm hẳn hoàn toàn Thánh Lễ La Tinh.
Lý Do Thứ Hai:
Tự Sắc này được Đức Thánh Cha ban hành ra là vì Ngài có một sự quan tâm rất đặc biệt đến đời sống phụng vụ chung hết cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Trong rất nhiều thập niên theo sau Công Đồng Chung Vaticăn II và việc triển khai Thánh Lễ theo hình thức "mới," Đức Cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó, cùng rất nhiều vị thần học gia lỗi lạc và các học giả khác của Giáo Hội nhận thức ra được rằng: ý hướng và mục đích của các Cha Tổ Phụ Công Đồng đã không được đáp ứng một cách trọn vẹn và triệt để, thậm chí còn tệ hại hơn nữa là tại một số nơi những ý hướng và mục đích nguyên thủy của các Cha Tổ Phụ Công Đồng đã không được đáp ứng một tí nào cả. Hay nói khác, đã thẳng thừng bị bỏ lơ bởi các vị điều hành Giáo Hội bản quyền.
Lấy ví dụ, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua.
Hơn thế nữa, điều đã trở nên quá rõ ràng, như Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã viết trong lá thư giải thích của Ngài rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, việc cử hành phụng vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của phụng vụ."
[Điều này chúng ta - những người tín hữu có kiến thức vững vàng về phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo - dễ nhận thấy được khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ tại các nhà thờ ở Việt Nam hay thậm chí ngay cả tại nước Mỹ nữa mà NV tôi không tiện đề cập tại nơi đây].
Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 giải thích thêm rằng:
"Không có sự tương phản hay khác biệt nào giữa hai hình thức cử hành Thánh Lễ theo Lễ Nghi Rôma [tức Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương và Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh - NV] cả. Trong lịch sử của phụng vụ, có sự gia tăng và tiến bộ, chứ không hề có 'sự tuyệt giao' hay 'sự gián đoạn' (rupture) nào cả."
Như chính Đức Thánh Cha đã từng ám chỉ đến điều này trong Thông Điệp mà Ngài đã ban hành ra vào năm ngoái có tên "Sacramentum Caritatis" (tức về "Bí Tích của Lòng Bác Ái" hay "The Sacrament of Charity"), qua đó Ngài ước mong rằng:
"Chúng ta phải biết khôi phục và phục hồi lại một cách trọn vẹn về truyền thống đích thực của Công Giáo trong việc phụng tự của chúng ta, vì chỉ có làm như vậy thì Đức Tin của chúng ta mới có thể hoàn toàn được cắm rể sâu từ chính nguồn Đức Tin nguyên thủy được truyền lại cho chúng ta từ thời của các Vị Tông Đồ mà thôi."
Hỏi 6: Thế tôi phải nên làm gì sau khi hiểu biết về Tự Sắc này của Đức Thánh Cha?
Thưa: Trước tiên, nếu như Quý Vị chưa quen với hình thức "củ" của Thánh Lễ, hay chưa quen gì cả đến truyền thống La Tinh, thì Quý Vị hãy cố dành thời gian để tập làm quen dần.
Như đã đề cập trong bài viết có nhan đề "Lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh", Quý Vị trong 1 tháng nên dành ra ít nhất là 2 Chủ Nhật để đến tham dự Thánh Lễ La Tinh tại bất kỳ Giáo Xứ nào trong Giáo Phận của Quý Vị vốn có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh.
Quý Vị nên đến Nhà Thờ đó sớm hơn giờ diễn ra Thánh Lễ, ít nhất là 45 hay 60 phút gì đó, để gặp các giáo dân Mỹ hay thậm chí các vị Linh Mục người Mỹ, để nhờ các Vị này chỉ vẽ cho Quý Vị về sách nào cần phải đọc qua, và phần nào cần phải lưu tâm tới, hay trang nào cần phải được dỡ ra để theo dõi trong Thánh Lễ, vân vân....
Không còn nghi ngờ gì nữa, dần dần sẽ có thêm rất nhiều các sách báo, các bài viết, các buổi hội thảo, và các kỳ đại hội nói về Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, hay về Truyền Thống La Tinh sống động của Giáo Hội, mà Quý Vị nên nắm bắt ngay, hay nên ghi danh để tham dự ngay, vì suy cho cùng, Quý Vị càng hiểu biết nhiều về Đức Tin Công Giáo của mình bao nhiêu, thì Quý Vị càng có thể sống trọn một đời sống Kitô hữu đích thực hơn nhiều bấy nhiêu!
Hoặc Quý Vị cũng nhờ Cha Sở hay Đức Giám Mục địa phận, hay các Cha Giáo Sư Chủng Viện, hoặc các Soeurs, các Thầy thời xa xưa, đứng ra tổ chức các lớp huấn luyện về ngôn ngữ La Tinh, và về Truyền Thống La Tinh sống động của Giáo Hội.
Một điều mà tôi dễ dàng nhận thấy - ngay tại đất nước Hoa Kỳ này là: càng ngày càng có nhiều vị Linh Mục trẻ người Hoa Kỳ cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh rất hay, rất chuẩn, và rất sốt sắng - một điều mà tôi rất hiếm thấy nơi các vị Linh Mục trẻ gốc Việt Nam chịu chức tại Hoa Kỳ lẫn tại quê nhà.
Thêm vào đó, các giáo dân Mỹ, đặc biệt là các cô-cậu tí hon người Mỹ mới có 7, 8 hay 10 tuổi gì đó đọc tiếng La Tinh rất hay, và theo dõi Thánh Lễ La Tinh rất tập trung và rất sốt sắng - chứ không có đùa giỡn, hay la ó, hoặc khóc lóc, chạy nhảy, nói chuyện và đùa giỡn - như các trẻ em Việt Nam mà tôi vẫn thường thấy mỗi khi đi dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Kế đến, Quý Vị hãy kiên nhẫn!
Sẽ mất thời gian để tìm ra cách làm sao để triển khai ý muốn của Đức Thánh Cha một cách có hiệu quả và tốt nhất, tại mỗi giáo phận lẫn giáo xứ trên khắp thế giới. Chúng ta - những người tín hữu Công Giáo - phải cần có thời gian để tự "điều chỉnh", và thậm chí phải chịu một chút thiệt thòi cá nhân, khi Giáo Hội đòi hỏi và yêu cầu chúng ta phải trưởng thành hơn, phải lớn mạnh hơn về mặt đức tin, và phải tìm mọi cách để đào sâu hơn nữa sự hiểu biết của chúng ta để chúng ta biết sống sao cho đúng với đức tin của chúng ta, trong tư cách là những người Công Giáo "đích thực."
Chúng ta không thể nào trưởng thành hay lớn lên nếu như chúng ta cứ mãi dậm chân tại chổ nơi "vũng lầy êm ái" hay nơi "thung lũng êm ái" hay "comfort zone" của riêng chúng ta!
Cuối cùng, chúng ta hãy luôn dâng lời nguyện cảm tạ chân thành và tri ân lên cho Thiên Chúa vì sự hiểu biết uyên thâm và vì tính khôn ngoan của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 trong việc mang lại món quà vĩ đại này cho cả Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ. Ngài đang cho phép Giáo Hội tái chiếm hữu lại (re-appropriate) Truyền Thống Sống Động (Living Tradition) vốn đã được lưu truyền xuống cho chúng ta từ chính các Tông Đồ và các Cha Tổ Phụ xưa kia của Giáo Hội.
Nói chung, Tự Sắc "Summorum Pontificum" chính là món quà, là hồng ân vĩ đại nhất mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã trao ban cho chúng ta - và mặc cho những ai chống đối hay cố tình gây chia rẽ, chúng ta phải biết trân quý món quà lớn lao này!
Hỏi 7: Thế tôi muốn đọc thêm nhiều tài liệu thì phải tra cứu vào đâu?
Thưa: Có một số nguồn tài liệu trên mạng Internet chuẩn (tức theo đúng đường lối của Giáo Hội và của Đức Thánh Cha) bằng Anh Ngữ mà chúng ta có thể tham khảo thêm đó là:
(a) Lá Thư Giải Thích của Đức Thánh Cha về Tự Sắc của Ngài tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20071?l=english và tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20070?l=english
(b) Trang Web Sancta Missa của Các Tu Sĩ Dòng Thánh Gioan Cantius có những phần chuyên về việc giảng dạy cho chúng ta hiểu biết thêm về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức Ngữ, La Ngữ, vân vân tại địa chỉ: http://www.sanctamissa.org/
(c) Bản dịch bằng Anh Ngữ về Tự Sắc Summorum Pontificum tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20071?l=english
(d) Bản dịch Việt Ngữ về Tự Sắc Summorum Pontificum của Cha Trần Công Nghị và KS. JB. Đặng Minh An tại: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=45439
(e) Bản chỉ dẫn về Tự Sắc của Cô Amy Welborn tại địa chỉ: http://amywelborn.typepad.com/motuproprio/
(f) Chỉ dẫn chi tiết về Thánh Lễ và Truyền Thống La Tinh của các Cha Dòng Thánh Phêrô - một Dòng đặc biệt chuyên về Truyền Thống La Tinh cổ điển bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức Ngữ, La Ngữ, vân vân tại địa chỉ: http://www.fssp.org
(g) Học Viện Chúa Kitô Vua về Thánh Lễ và các Truyền Thống La Tinh sống động tại địa chỉ: http://www.institute-christ-king.org
(h) Tổ Chức Una Voce (One Voice) tức Một Tiếng Nói Duy Nhất nhằm bảo tồn về việc sử dụng đúng với Sách Lễ Rôma 1962 tại địa chỉ: http://www.unavoce.org
(i) Tìm hiểu về Hội Âm Nhạc Thánh Cổ MusicaSacra chuyên về nhạc Thánh, Gregorian Chant và Âm Điệu Khải Hoàn tại địa chỉ: http://www.musicasacra.com/
(j) Tìm hiểu thêm về The 1984 Indult qua sự giải thích của Cô Amy Welborn tại địa chỉ: http://amywelborn.typepad.com/motuproprio/2007/03/the_1984_indult.html
(k) Tìm hiểu và tải xuống Sách Lễ Rôma 1962 trên mạng VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/news/pdf/missaleRomanum.pdf
T.B.: Người Viết trong tương lai sẽ bổ sung thêm nhiều nguồn tài liệu quý giá khác trong các bài viết sắp tới!
(*) Fr. Robert Johansen chính là Cha Sở của St. Stanislaus Catholic Church, trong Giáo Phận Kalamazoo, thuộc tiểu bang Michigan. Cha được thụ phong Linh Mục vào tháng 8/2001 sau khi hoàn tất việc tu học tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa ở Detroit, thuộc tiểu bang Michigan. Cha học về hai môn giáo lý Hy Lạp và La Tinh cổ điển tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Các bài viết của Cha thường xuất hiện trong các tạp chí như: Crisis (Khủng Hoảng), Catholic World Report (Báo Cáo Công Giáo Thế Giới), National Review Online (Điểm Báo Quốc Gia Trực Tuyến).
Phần Chỉ Dẫn về Thánh Lễ La Tinh cho Giáo Sĩ và Giáo Dân |
Một Tự Sắc chính là một lá thư được Đức Thánh Cha ban/viết ra "dựa trên sáng kiến của riêng Ngài" vì lợi ích cho toàn thể Giáo Hội, và có tính hiệu lực cả về mặt giảng dạy lẫn về mặt pháp chế. Văn kiện này được xem là có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của tất cả mọi người Công Giáo, không chỉ vì những điều khoản có liên quan đến việc cữ hành theo nghi thức Rôma cổ điển, mà còn vì sự hiểu biết về nghi thức phụng vụ của Giáo Hội mà văn kiện này muốn nhắm tới.
Nối tiếp bài viết lần trước có liên quan đến việc chúng ta - nhất là các bạn trẻ Công Giáo trên khắp thế giới - đã đến lúc cần phải hiểu ý nghĩa khi lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh, thì bài viết lần này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Anh và Pháp Ngữ mà NV sưu tầm đến - nhưng chủ yếu vẫn là tài liệu tham khảo của Cha Robert Johansen (*) - để bàn đến một số điểm chính yếu của văn kiện cũng như giúp làm giải tỏa đi một số hiểu lầm không đáng có, và bài viết sẽ được trình bày dưới dạng Hỏi và Trả Lời như sau:
Hỏi 1: Tự Sắc trên trình bày điều gì?
Thưa: Trong văn kiện của Tự Sắc này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 cho phép bất kỳ một Linh Mục nào cũng đều có quyền để cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh - nếu như vị Linh Mục đó biết tiếng La Tinh và cách thức cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh - mà không cần phải xin phép vị Giám Mục bản quyền của mình như vài năm trước đây.
Hơn thế nữa, nó cho phép bất kỳ tín hữu Công Giáo nào, nếu muốn có Thánh Lễ cữ hành bằng tiếng La Tinh, có thể trực tiếp yêu cầu điều này từ chính các Cha Sở của mình. Nếu yêu cầu đó không được Cha Sở đáp ứng, thì người tín hữu đó có quyền trình vấn đề này lên cho Đức Giám Mục địa phận của mình đúng như điều đã được quy định trong Tự Sắc.
Còn nếu cả Cha Sở và Đức Giám Mục địa phận không chấp thuận cho lời đề nghị cần phải có Thánh Lễ cử hành bằng tiếng La Tinh (hay Thánh Lễ theo Nghi Thức Cổ Điển), thì vấn đề có thể được trình đạt trực tiếp cho Ủy Ban Ecclesia Dei của Tòa Thánh.
Nói tóm lại, Tự Sắc "Summorum Pontificum" công nhận quyền của người tín hữu - qua việc yêu cầu có Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh truyền thống - và các Cha Sở và các Đức Giám Mục địa phận phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó.
Hỏi 2: Có phải Tự Sắc này là nhằm "mang trở lại" Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?
Thưa: Theo một nghĩa nào đó thì không phải như vậy, vì suy cho cùng Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh chưa từng bao giờ bị Giáo Hội cấm hay hủy bỏ cả. Trong Tự Sắc, điều trước tiên mà Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh và làm rõ ra đó là hình thức của Thánh Lễ trước Công Đồng chưa bao giờ được Giáo Hội bãi bỏ (abrogated) hay bị cấm cản (suppressed) cả.
Cũng nên biết thêm rằng: Hiến Pháp của Công Đồng Chung Vaticăn II có liên quan đến Phụng Vụ Thánh được Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành vào ngày 4 tháng 12 năm 1963, Sacrosanctum Concilium, mặc dầu có kêu gọi sự cải cách trong phụng vụ, và trong một số trường hợp thì dùng đến ngôn ngữ địa phương, thế nhưng vẫn quyết định giữ lại việc dùng tiếng La Tinh trong phụng vụ, cụ thể là ở hai Mục:
Mục 36.1 viết rằng: Luật cụ thể vẫn có hiệu lực đó là việc dùng ngôn ngữ La Tinh phải được duy trì trong các lễ nghi La Tinh (Particular law remaining in force, the use of the Latin language is to be preserved in the Latin rites).
Mục 54 viết rằng:... Tuy nhiên các bước cần được lưu tâm tới để những người tín hữu có thể đọc hay hát cùng với nhau bằng tiếng La Tinh trong những phần của Thánh Lễ Thường Nhật vốn thích hợp với họ (....Nevertheless steps should be taken so that the faithful may also be able to say or to sing together in Latin those parts of the Ordinary of the Mass which pertain to them).
Nói tóm lại điều mà Tự Sắc muốn thiết lập nên chính là Thánh Lễ theo cách "củ" (old) chính là một dạng cử hành của Lễ Nghi Rôma, và Thánh Lễ theo cách "mới" (new), tuy là khác nhau, cũng đều là một dạng khác của Lễ Nghi Rôma.
Thực ra, nếu xét theo ngữ và nghĩa của tiếng Anh thì hai dạng trên giờ đây được biết đến như là "ordinary" [tức đề cập đến "new" ] và "extraordinary" [tức đề cập tới "old" ].
Hỏi 3: Có phải điều này có nghĩa là tất cả những Thánh Lễ của chúng ta sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh không?
Thưa: Không phải. Đó không phải là ý hướng của Đức Thánh Cha. Điều mà Đức Thánh Cha mong muốn chính là cơ hội để cho Truyền Thống được sinh động trở lại trong Phụng Vụ của chúng ta, để một lần nữa, Truyền Thống sống động đó sẽ trở thành một phần trong đời sống "bình thường" của Giáo Hội.
Hỏi 4: Thế nếu như tôi không muốn tham dự Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh thì sao?
Thưa: Để trả lời câu hỏi này, điều trước tiên mà tôi cảm thấy ngạc nhiên đó là: tại sao một người Công Giáo lại không mấy thích thú gì cả đến Truyền Thống sống động của Giáo Hội Công Giáo chúng ta, để từ đó tự điều chỉnh lại thái độ và cách suy nghĩ của riêng mình về Truyền Thống lâu đời này của Giáo Hội.
Biết bao nhiêu thế hệ người Công Giáo trên khắp cả thế giới, và đặc biệt là các Cụ Ông, Cụ Bà ngày xưa của chúng ta, đã nguyện cầu trong Thánh Lễ, đã đón nhận Thiên Chúa vào trong cung lòng của họ qua Bí Tích Thánh Thể, đã sống một đời sống đức tin kiên vững, đã được Thiên Chúa ban thêm sức mạnh và sự ủi an, và đã lớn lên trong sự nên thánh với Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh này từ đó cho đến giờ.
Hay nói vắn tắt, di sản và nền đạo đức luân lý Công Giáo đúng đắn mà cha-ông của chúng ta đã để lại cho chúng ta - những người trẻ của các thế hệ sau - kế thừa chính là từ chính nền tảng của Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh này, do đó chúng ta cần phải tỏ bày sự kính trọng của chúng ta dành cho họ để dồn tất cả mọi nổ lực của chúng ta hòng biết đề cao và trân quý những di sản quý báu này, vốn được trao lại cho chúng ta. Có như thế thì chúng ta mới xứng đáng để gầy dựng nên "cơ đồ" đó để rồi sau này lưu truyền lại cho các thế hệ con-cháu của chúng ta sau này.
Như chính Đức Thánh Cha đã viết trong lá thư giải thích về Tự Sắc mà Ngài ban hành rằng: ".... điều mà các thế hệ trước kia cung kính / gìn giữ như là thánh thiêng, vẫn còn là thánh thiên và vĩ đại cho cả chúng ta nữa ..."
Do đó, thật tình mà nói, nếu như bạn thật sự không muốn tham dự Thánh Lễ cử hành bằng tiếng La Tinh, thì cũng chẳng sao vì chẳng có ai sẽ bắt buộc bạn làm điều đó cả.
Thế nhưng, theo suy nghĩ của riêng tôi, nếu chúng ta không cố tham dự Thánh Lễ La Tinh ít nhất là vào 2 ngày Chủ Nhật trong 1 Tháng, thì có lẽ, chúng ta sẽ phải đánh mất đi rất nhiều cơ hội để hiểu thấu được vẽ đẹp Truyền Thống sống động của Giáo Hội, và phần nào đó lỗi nghịch với "lương tâm" trước những gì mà chúng ta thừa hưởng được từ các bậc tổ phụ của chúng ta.
Để giúp các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên ở hải ngoại nắm bắt được Câu Hỏi 4 và Câu Trả Lời này, NV tôi xin được dịch ra tiếng Anh, Pháp và Đức Ngữ để các bạn tham khảo sau đây...
Sách Lễ Rôma 1962 |
Question 4: What if I do not want to go to a Latin Mass?
Answer: Well, firstly, I would wonder why a Catholic would be so uninterested in our Tradition as to adopt such an attitude.
Generations of Catholics, especially our ancestors, prayed the Mass, received Our Lord in Holy Communion, lived their faith devotedly and courageously, were given strength and comfort, and grew in holiness with the “old” Latin Mass.
Briefly speaking, our Catholic heritage and moral foundations handed down to us – members of many younger generations from our ancestors were firmly built on this cornerstone of the Latin Mass, and surely, it seems to me, at the very least out of respect for them we should make an effort to value, or even treasure, that which gave them so much.
Such noble acts are very much needed from each and every one of us today to enhance and build it up so that we have something decent to give back to our younger generations in centuries to come …
As the Holy Father wrote in his letter explaining the Motu Proprio: “ ….. what earlier generations held as sacred, remains sacred and great for us too …”
However, that being said, if you really do not want to go to a Latin Mass, you do not have to. No one will be forced to participate in one.
As for my own and sincere thought, if you do not want to go to a Latin Mass at least twice a month on Sunday, you would have probably missed a wonderful opportunity to understand the Live Tradition, to grow closer to God and to our Mother Church, and you will definitely feel regret with what you have been given.
* Pháp Ngữ:
Questionner 4 : Quel si je ne veux-il pas aller à une Masse latine ?
Réponse: Bien, premièrement, je me demanderais pourquoi un catholique serait s'indifférent dans notre Tradition comme adopter telle une attitude.
Les générations de Catholiques, surtout nos ancêtres, prié la Masse, reçu Notre Seigneur dans la Communion Sainte, habité leur foi et courageusement, ont été donné avec dévouement la force et le confort, et a grandi dans la sainteté avec la "vieille" Masse latine.
Brièvement parler, notre patrimoine catholique et les fondations morales nous a donné – les membres de beaucoup de générations plus jeunes de nos ancêtres ont été fermement construits sur cette pierre angulaire de la Masse latine, et sûrement, il me semble, tout au moins du respect pour eux nous devons faire un effort pour estimer, ou même chérir, que qui les a donné autant de.
Tels actes nobles sont beaucoup eu besoin de de chaque et chaque un de nous aujourd'hui améliorer et encourager il pour que nous avons quelque chose décent pour rendre à nos plus jeunes générations dans les siècles pour venir …
Comme le Père Saint a écrit dans sa lettre expliquant le Motu Proprio: " ….. que les générations précédentes ont tenu comme sacré, les restes sacrés et grands pour nous aussi …"
Cependant, cela est dit, si vous ne voulez pas aller vraiment à une Masse latine, vous ne devez pas. Personne sera forcé à participer dans l'un.
Quant à ma propre et sincère pensée, si vous ne voulez pas aller à une Masse latine au moins deux fois par mois le dimanche, vous auriez manqué probablement une occasion merveilleuse de comprendre la Tradition en vie, grandir plus près à Dieu et à notre Eglise de Mère, et vous sentirez sans aucun doute le regret avec ce que vous avez été donné.
* Đức Ngữ:
Bezweifeln Sie 4: Was ist, wenn ich zu einer lateinischen Messe nicht gehen will?
Antwort: Gut erst würde ich mich fragen, warum ein Katholik so nicht interessiert an unserer Tradition wäre, als so eine Einstellung anzunehmen.
Generationen von Katholiken, besonders unseren Vorfahren, haben die Messe gebetet, haben Unseren Herrn in heiligem Abendmahl empfangen, haben ihr Glaube hingebungsvoll gelebt und mutig, gegeben Kraft und Trost, und ist in Heiligkeit mit der "alten" lateinischen Messe gewachsen.
Kurz sprechen, unsere katholische Erbschaft und moralische Grundlagen, die zu uns heruntergereicht worden sind – Mitglieder vieler jüngerer generationen von unseren Vorfahren wurden streng auf diesem Eckstein von der lateinischen Messe gebaut, und sicherlich, es scheint zu mir, am sehr wenigst aus Rücksicht für sie wir sollten uns anstrengen, zu schätzen, oder sogar Schatz, dass, der sie gegeben hat, deshalb viel.
Solche adligen Taten sind sehr viel nötiges von jedem und jedem einem von uns heute zu erhöhen und es aufzubauen, damit wir etwas anständig haben, hinter zu unseren jüngeren Generationen in Jahrhunderten zu geben, zu kommen …
Als der Heilige Vater den den seinem Brief dem Motu Proprio erklärt: "….. was frühere Generationen gehalten haben, als heilig, Überreste heilig und groß für uns auch …"
Jedoch, der zu werden gesagt, wenn Sie wirklich nicht zu einer lateinischen Messe gehen wollen, müssen Sie zu nicht. Niemand wird gezwungen werden, sich an Ein zu beteiligen.
Als für meinen eigenen und aufrichtigen Gedanken, wenn Sie zu einer lateinischen Messe wenigstens zweimal pro dem Monat Sonntag nicht weitergehen wollen, hätten Sie wahrscheinlich eine wunderbare Gelegenheit verpasst, die Lebende Tradition zu verstehen, näher zu Gott und zu unserer Mutterkirche, und Ihnen zu wachsen, werden bestimmt Bedauern fühlen, mit was Sie gegeben worden sind.
Hỏi 5: Vậy tại sao đến bây giờ Đức Thánh Cha mới ban hành ra Tự Sắc này?
Thưa: Ít ra là có 2 lý do để giải thích tại sao Tự Sắc này đến bây giờ mời được Đức Thánh Cha ban hành ra:
Lý Do Thứ Nhất:
Sau khi giới thiệu ra Thánh Lễ theo nghi thức "mới" (tức Thánh Lễ được cữ hành bằng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương của mỗi quốc gia) vào năm 1970, rất nhiều người Công Giáo - bao gồm cả các Linh Mục và giáo dân - tiếp tục mong muốn Thánh Lễ theo nghi thức "củ" (tức Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh).
Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi có sự thay đổi về Thánh Lễ theo nghi thức "mới", tại hầu hết khắp nơi, Thánh Lễ theo nghi thức "củ" đã hoàn toàn bị bãi bỏ, và thậm chí rất nhiều người còn được bảo rằng hay có tin đồn rằng Thánh Lễ theo nghi thức "củ" đã bị Tòa Thánh bãi bỏ hoặc cấm hẳn ngay.
Đây là điều Không Đúng Sự Thật.
Và vì có rất nhiều người Công Giáo vẫn còn rất mong muốn Thánh Lễ theo hình thức cổ điển được cử hành, cho nên vào năm 1984 Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phải nới rộng ra một "sự cho phép đặc biệt" (hay "indult"), nhằm cho phép các Linh Mục được cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Rôma cổ điển với sự cho phép của Đức Giám Mục.
Văn kiện nới rộng "sự cho phép đặc biệt" này thúc giục các vị Giám Mục rộng rãi cho phép điều này được xảy ra.
Rủi thay, có một số vị Giám Mục đã không tuân thủ theo đúng tinh thần của "sự cho phép đặc biệt" này, hoặc thậm chí thẳng từ chối những vị Linh Mục nào mong muốn được cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh cho các giáo dân, hoặc cố tình tạo ra nhiều điều kiện nhằm gây khó dễ, cản trở hay cố tình chối từ gánh nặng của việc yêu cầu có Thánh Lễ theo nghi thức cổ điển được cử hành, nếu không muốn nói là cấm hẳn hoàn toàn Thánh Lễ La Tinh.
Lý Do Thứ Hai:
Tự Sắc này được Đức Thánh Cha ban hành ra là vì Ngài có một sự quan tâm rất đặc biệt đến đời sống phụng vụ chung hết cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Trong rất nhiều thập niên theo sau Công Đồng Chung Vaticăn II và việc triển khai Thánh Lễ theo hình thức "mới," Đức Cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó, cùng rất nhiều vị thần học gia lỗi lạc và các học giả khác của Giáo Hội nhận thức ra được rằng: ý hướng và mục đích của các Cha Tổ Phụ Công Đồng đã không được đáp ứng một cách trọn vẹn và triệt để, thậm chí còn tệ hại hơn nữa là tại một số nơi những ý hướng và mục đích nguyên thủy của các Cha Tổ Phụ Công Đồng đã không được đáp ứng một tí nào cả. Hay nói khác, đã thẳng thừng bị bỏ lơ bởi các vị điều hành Giáo Hội bản quyền.
Lấy ví dụ, một số điều khoản có liên quan đến việc giữ lại tiếng La Tinh trong các phần nào đó trong Thánh Lễ theo hình thức mới, phần lớn đã bị coi thường và bỏ qua.
Hơn thế nữa, điều đã trở nên quá rõ ràng, như Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã viết trong lá thư giải thích của Ngài rằng:
"..... tại rất nhiều nơi, việc cử hành phụng vụ đã không còn trung thành nữa so với những chỉ dẫn của Thánh Lễ theo hình thức 'mới', rủi thay Thánh Lễ theo hình thức 'mới' lại được hiểu nhầm rằng nó cho phép và thậm chí đòi hỏi cả sự sáng tạo của riêng cá nhân, hay của những tập thể, vốn thường dẫn đến việc làm cho méo mò đi hình thức đúng đắn nhất của phụng vụ."
[Điều này chúng ta - những người tín hữu có kiến thức vững vàng về phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo - dễ nhận thấy được khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ tại các nhà thờ ở Việt Nam hay thậm chí ngay cả tại nước Mỹ nữa mà NV tôi không tiện đề cập tại nơi đây].
Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 giải thích thêm rằng:
"Không có sự tương phản hay khác biệt nào giữa hai hình thức cử hành Thánh Lễ theo Lễ Nghi Rôma [tức Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương và Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh - NV] cả. Trong lịch sử của phụng vụ, có sự gia tăng và tiến bộ, chứ không hề có 'sự tuyệt giao' hay 'sự gián đoạn' (rupture) nào cả."
Như chính Đức Thánh Cha đã từng ám chỉ đến điều này trong Thông Điệp mà Ngài đã ban hành ra vào năm ngoái có tên "Sacramentum Caritatis" (tức về "Bí Tích của Lòng Bác Ái" hay "The Sacrament of Charity"), qua đó Ngài ước mong rằng:
"Chúng ta phải biết khôi phục và phục hồi lại một cách trọn vẹn về truyền thống đích thực của Công Giáo trong việc phụng tự của chúng ta, vì chỉ có làm như vậy thì Đức Tin của chúng ta mới có thể hoàn toàn được cắm rể sâu từ chính nguồn Đức Tin nguyên thủy được truyền lại cho chúng ta từ thời của các Vị Tông Đồ mà thôi."
Hỏi 6: Thế tôi phải nên làm gì sau khi hiểu biết về Tự Sắc này của Đức Thánh Cha?
Thưa: Trước tiên, nếu như Quý Vị chưa quen với hình thức "củ" của Thánh Lễ, hay chưa quen gì cả đến truyền thống La Tinh, thì Quý Vị hãy cố dành thời gian để tập làm quen dần.
Như đã đề cập trong bài viết có nhan đề "Lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh", Quý Vị trong 1 tháng nên dành ra ít nhất là 2 Chủ Nhật để đến tham dự Thánh Lễ La Tinh tại bất kỳ Giáo Xứ nào trong Giáo Phận của Quý Vị vốn có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh.
Quý Vị nên đến Nhà Thờ đó sớm hơn giờ diễn ra Thánh Lễ, ít nhất là 45 hay 60 phút gì đó, để gặp các giáo dân Mỹ hay thậm chí các vị Linh Mục người Mỹ, để nhờ các Vị này chỉ vẽ cho Quý Vị về sách nào cần phải đọc qua, và phần nào cần phải lưu tâm tới, hay trang nào cần phải được dỡ ra để theo dõi trong Thánh Lễ, vân vân....
Không còn nghi ngờ gì nữa, dần dần sẽ có thêm rất nhiều các sách báo, các bài viết, các buổi hội thảo, và các kỳ đại hội nói về Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, hay về Truyền Thống La Tinh sống động của Giáo Hội, mà Quý Vị nên nắm bắt ngay, hay nên ghi danh để tham dự ngay, vì suy cho cùng, Quý Vị càng hiểu biết nhiều về Đức Tin Công Giáo của mình bao nhiêu, thì Quý Vị càng có thể sống trọn một đời sống Kitô hữu đích thực hơn nhiều bấy nhiêu!
Hoặc Quý Vị cũng nhờ Cha Sở hay Đức Giám Mục địa phận, hay các Cha Giáo Sư Chủng Viện, hoặc các Soeurs, các Thầy thời xa xưa, đứng ra tổ chức các lớp huấn luyện về ngôn ngữ La Tinh, và về Truyền Thống La Tinh sống động của Giáo Hội.
Một điều mà tôi dễ dàng nhận thấy - ngay tại đất nước Hoa Kỳ này là: càng ngày càng có nhiều vị Linh Mục trẻ người Hoa Kỳ cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh rất hay, rất chuẩn, và rất sốt sắng - một điều mà tôi rất hiếm thấy nơi các vị Linh Mục trẻ gốc Việt Nam chịu chức tại Hoa Kỳ lẫn tại quê nhà.
Thêm vào đó, các giáo dân Mỹ, đặc biệt là các cô-cậu tí hon người Mỹ mới có 7, 8 hay 10 tuổi gì đó đọc tiếng La Tinh rất hay, và theo dõi Thánh Lễ La Tinh rất tập trung và rất sốt sắng - chứ không có đùa giỡn, hay la ó, hoặc khóc lóc, chạy nhảy, nói chuyện và đùa giỡn - như các trẻ em Việt Nam mà tôi vẫn thường thấy mỗi khi đi dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Kế đến, Quý Vị hãy kiên nhẫn!
Sẽ mất thời gian để tìm ra cách làm sao để triển khai ý muốn của Đức Thánh Cha một cách có hiệu quả và tốt nhất, tại mỗi giáo phận lẫn giáo xứ trên khắp thế giới. Chúng ta - những người tín hữu Công Giáo - phải cần có thời gian để tự "điều chỉnh", và thậm chí phải chịu một chút thiệt thòi cá nhân, khi Giáo Hội đòi hỏi và yêu cầu chúng ta phải trưởng thành hơn, phải lớn mạnh hơn về mặt đức tin, và phải tìm mọi cách để đào sâu hơn nữa sự hiểu biết của chúng ta để chúng ta biết sống sao cho đúng với đức tin của chúng ta, trong tư cách là những người Công Giáo "đích thực."
Chúng ta không thể nào trưởng thành hay lớn lên nếu như chúng ta cứ mãi dậm chân tại chổ nơi "vũng lầy êm ái" hay nơi "thung lũng êm ái" hay "comfort zone" của riêng chúng ta!
Cuối cùng, chúng ta hãy luôn dâng lời nguyện cảm tạ chân thành và tri ân lên cho Thiên Chúa vì sự hiểu biết uyên thâm và vì tính khôn ngoan của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 trong việc mang lại món quà vĩ đại này cho cả Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ. Ngài đang cho phép Giáo Hội tái chiếm hữu lại (re-appropriate) Truyền Thống Sống Động (Living Tradition) vốn đã được lưu truyền xuống cho chúng ta từ chính các Tông Đồ và các Cha Tổ Phụ xưa kia của Giáo Hội.
Nói chung, Tự Sắc "Summorum Pontificum" chính là món quà, là hồng ân vĩ đại nhất mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã trao ban cho chúng ta - và mặc cho những ai chống đối hay cố tình gây chia rẽ, chúng ta phải biết trân quý món quà lớn lao này!
Hỏi 7: Thế tôi muốn đọc thêm nhiều tài liệu thì phải tra cứu vào đâu?
Thưa: Có một số nguồn tài liệu trên mạng Internet chuẩn (tức theo đúng đường lối của Giáo Hội và của Đức Thánh Cha) bằng Anh Ngữ mà chúng ta có thể tham khảo thêm đó là:
(a) Lá Thư Giải Thích của Đức Thánh Cha về Tự Sắc của Ngài tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20071?l=english và tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20070?l=english
(b) Trang Web Sancta Missa của Các Tu Sĩ Dòng Thánh Gioan Cantius có những phần chuyên về việc giảng dạy cho chúng ta hiểu biết thêm về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức Ngữ, La Ngữ, vân vân tại địa chỉ: http://www.sanctamissa.org/
(c) Bản dịch bằng Anh Ngữ về Tự Sắc Summorum Pontificum tại địa chỉ: http://www.zenit.org/article-20071?l=english
(d) Bản dịch Việt Ngữ về Tự Sắc Summorum Pontificum của Cha Trần Công Nghị và KS. JB. Đặng Minh An tại: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=45439
(e) Bản chỉ dẫn về Tự Sắc của Cô Amy Welborn tại địa chỉ: http://amywelborn.typepad.com/motuproprio/
(f) Chỉ dẫn chi tiết về Thánh Lễ và Truyền Thống La Tinh của các Cha Dòng Thánh Phêrô - một Dòng đặc biệt chuyên về Truyền Thống La Tinh cổ điển bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức Ngữ, La Ngữ, vân vân tại địa chỉ: http://www.fssp.org
(g) Học Viện Chúa Kitô Vua về Thánh Lễ và các Truyền Thống La Tinh sống động tại địa chỉ: http://www.institute-christ-king.org
(h) Tổ Chức Una Voce (One Voice) tức Một Tiếng Nói Duy Nhất nhằm bảo tồn về việc sử dụng đúng với Sách Lễ Rôma 1962 tại địa chỉ: http://www.unavoce.org
(i) Tìm hiểu về Hội Âm Nhạc Thánh Cổ MusicaSacra chuyên về nhạc Thánh, Gregorian Chant và Âm Điệu Khải Hoàn tại địa chỉ: http://www.musicasacra.com/
(j) Tìm hiểu thêm về The 1984 Indult qua sự giải thích của Cô Amy Welborn tại địa chỉ: http://amywelborn.typepad.com/motuproprio/2007/03/the_1984_indult.html
(k) Tìm hiểu và tải xuống Sách Lễ Rôma 1962 trên mạng VietCatholic tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/news/pdf/missaleRomanum.pdf
T.B.: Người Viết trong tương lai sẽ bổ sung thêm nhiều nguồn tài liệu quý giá khác trong các bài viết sắp tới!
(*) Fr. Robert Johansen chính là Cha Sở của St. Stanislaus Catholic Church, trong Giáo Phận Kalamazoo, thuộc tiểu bang Michigan. Cha được thụ phong Linh Mục vào tháng 8/2001 sau khi hoàn tất việc tu học tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa ở Detroit, thuộc tiểu bang Michigan. Cha học về hai môn giáo lý Hy Lạp và La Tinh cổ điển tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Các bài viết của Cha thường xuất hiện trong các tạp chí như: Crisis (Khủng Hoảng), Catholic World Report (Báo Cáo Công Giáo Thế Giới), National Review Online (Điểm Báo Quốc Gia Trực Tuyến).