Nhìn, Nghe và Nghĩ… về chuyện đất đai (2)
Lời giới thiệu: Chuyện đất đai đang như là những chiếc thòng lọng buộc vào cổ người cầm quyền và nếu để hớ hênh nó tự xiết chặt lại lúc nào không biết, điển hình tên tham quan Võ Thanh Bình, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau vừa bất ngờ tạo lên một „hiện tượng lạ“ là tự giao nộp 100 triệu đồng của cấp dưới "gửi" nhằm chạy chức, chạy quyền vào ngày 08/4/2008. Ông quan này còn vỗ ngực long trọng tuyên bố, nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì ông đã nhận vài tỷ trong thời gian qua. Các ủy viên thường vụ dự họp đã có nhiều ý kiến chất vấn ông tham quan Bí thư Tỉnh ủy: “Đồng chí nói rằng hơn một tuần qua nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì đồng chí đã nhận vài tỷ. Xin đồng chí cho biết những người đến ngã giá mua chức là ai? Giá bao nhiêu? Và số tiền 100 triệu đồng này là của ai?”.
Đã 22 ngày trôi qua danh tính những người dùng tiền mua chức quyền vẫn chưa được ông tham quan Võ Thanh Bình báo cáo lại. Từ đấy báo chí có dịp khui ra và dư luận lại có dịp đặt câu hỏi: có hay không việc ông Bình biến nhà công thành của riêng và làm sai quy định về đất đai dẫn đến nhiều khiếu nại? Những ngôi nhà đồ sộ ông đang đứng tên được mua bằng giá bèo, tước đoạt từ một người mẹ liệt sỹ? Người dân đặt câu hỏi tức là trả lời. Tại sao hầu hết cán bộ khi chưa có chức có quyền thì nghèo mà sau 1, 2 nhiệm kỳ làm cán bộ lại giàu có „lạ thường“ thậm chí trở thành những tên "đại tư bản kếch xù". Tiền ở đâu ra?. Báo đảng luôn tuyên truyền rất nhiều đến phẩm chất tốt, tiêu chí của cán bộ cũng như cách xử lí cán bộ tham nhũng, cửa quyền, thậm chí ngu dốt (không có bằng cấp trung học cấp 2), nhưng thực sự những vụ án liên quan đến cán bộ thường kéo thật dài… rồi chìm xuồng mau chóng và rơi vào quên lãng. Vấn đề tổ chức cán bộ trong các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay ở đâu cũng vậy: đều mang tính chủ quan áp đặt hoặc giữ lề lối "sống lâu lên lão làng", thậm chí công tác bổ nhiệm cán bộ được coi như "bí mật quốc gia", như vậy câu chuyện chạy chức, chạy quyền vẫn còn là chuyện dài nhiều tập. Vì thế, nếu để tồn tại vấn nạy chạy chức, chạy quyền sẽ là tai hoạ rất lớn cho dân tộc bởi nó chính là mầm mống trực tiếp nhất của tham nhũng, tiêu cực thậm chí tạo nên một màng nhện mafia dầy đặc. Một Bí thư Tỉnh uỷ không dám công khai tố cáo kẻ đưa tiền hối lộ cho mình thì thử hỏi „thường dân“ ai dám vạch mặt tố cáo họ?
Chắc chắn 100 triệu đồng tiền "chạy chức" ấy nếu trót lọt, sau khi "đắc cử", những tên tham quan đó sẽ tìm cách bóc lột, đàn áp cho đến gian manh cướp đất của dân để lấy lại gấp nhiều lần từ các "nguồn" khác nhau, để lấy lại vốn và thêm cả lời nữa. Và những tên quan này khi đã nắm giữ được chức vụ cao rồi thì sẽ tạo vây cánh "ruột" để cùng nhau làm giàu. Đảng cộng sản đã phản bội dân tộc, họ tự xem đất nước là tài sản riêng của đảng, trong đó một số lĩnh vực được xem là đặc lợi, đặc quyền riêng của cán bộ, công chức như: thuế vụ, hải quan, đất đai, nhà cửa... từ đó tạo ra cửa quyền đang làm cho nạn mua quan bán chức và tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam. Một đan cử chứng minh khi báo chí hỏi về vụ 100 triệu đồng tiền "chạy chức" thì ông Lư Dũng, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: "Đây là việc nội bộ của Đảng, tôi không được phép thông tin".
Hôm nay, ngày 30/4/2008, cộng sản Việt Nam vẫn say men chiến thắng, vẫn hứa hẹn độc lập tự do hạnh phúc. Điều đó đã trải qua 33 năm trời đằng đẵng. Cuối cùng tự do hạnh phúc đã có thật sự, nhưng chỉ là vật quý báu dành riêng cho 1 triệu đảng viên của họ, còn 81 triệu dân khác vẫn sống trong tủi nhục, nghèo đói, bị kềm kẹp bởi nạn tư bản (do sự tiếp tay của cộng sản Việt Nam) bóc lột sức lao động người dân trong các hãng xưởng ngoại quốc, đôi khi dân nghèo còn lầm than hơn trước ngày 30/4.
Hà Long tiếp tục sưu tầm kỳ 2 những sự kiện hiện thực hằng ngày của cuộc sống qua lăng kính NHÌN, NGHE và NGHĨ… về điệu bộ hành xử quan liêu, cách sống vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
12. Nhầm…
- Có chuyện bé cái lầm hay quá bác ạ.
- Hay sao?
- Mấy công ty xin phép tận thu mấy loại gỗ rỗng thân, cụt ngọn, khi bị kiểm tra lòi ra… toàn gỗ quý loại 1. Cơ quan chức năng hỏi, họ bảo tại… chặt nhầm.
- Ô bác ơi! Thế là họ nhầm… khôn. Nhưng mà…
- Làm sao?
- Nhầm kiểu đó vốn là… chuyện thường ngày ở huyện. Khối ông giám đốc doanh nghiệp cứ nhầm mình là ông chủ. Mấy ông đảng viên cứ nghĩ mình là…
- Nhầm thế chưa ăn thua, còn kiểu nhầm khác sợ hơn.
- Kiểu gì?
- Khối kẻ nắm trong tay tài sản, đất đai nhà nước nhưng lại nhầm… là của riêng trong túi mình.
Tác giả: VĂN YÊN
13. Ráng...
- Mấy tuyến đường lớn lại vừa bị đào xới.
- Ôi! Ăn thua gì. Nghe nói từ nay đến Tết Âm lịch sẽ có 29 tuyến tiếp tục bị đào.
- Như vậy tắc đường càng nghiêm trọng hơn?
- Phải chịu thôi. Có lẽ cũng phải đổi mới tư duy để… sống chung với tắc.
- Sao cuối năm lại đào nhiều thế nhỉ?
- Tại dự án quá nhiều. Mấy chủ dự án bảo: phải đào đường để… giải ngân. Dự án đã “rùa”, không kiên trì triển khai họa có thành… sên. Thôi ráng chịu khổ một chút. Vài năm nữa Sài Gòn sẽ thực sự thành hòn ngọc Viễn Đông.
- Bác nói cũng đúng. Chắc là phải hy sinh đời bố…
- Tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Tác giả: BẾN THÀNH
14. Lưỡng tiện...
- Thành phố Hà Nội quyết định cho phép sử dụng vỉa hè để kinh doanh ăn uống.
- Xưa rồi bác ơi! Quyết định có từ thời ông phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân. Kỳ họp HĐND nhiều người đã cực lực phê bình vì trái luật.
- Phê thì vẫn phê. Nhưng chuyện cũ có vẻ đang được… hợp thức vì quyết định mới.
- Quyết định gì?
- Báo Tuổi Trẻ đăng: thành phố vừa quyết định thu phí sử dụng vỉa hè từ 25.000đ đến 45.000đ/m²/tháng. Áp dụng từ 1-8-2008.
- Ô bác ơi! Thế là nói không đi đôi với làm. Nhưng cũng nhất cử lưỡng tiện.
- Là gì…
- Nhà nước thu được ngân sách, người nghèo có chỗ làm ăn…
- Còn chuyện nóng kẹt xe?
- Đấy là chuyện dài, phải chờ… hạ hồi phân giải.
Tác giả: HÀ THÀNH
15. Cháy nhà, ra...
- “Khai quật” cầu Văn Thánh thấy sợ.
- Sợ gì?
- Bóc lớp đất thi công thấy… lún sâu tới 3 mét. Một số dầm cầu và cánh dầm bị vỡ. Các thớt gối cầu trên dưới lệch nhau…
- Ôi giời ơi! Vậy là cháy nhà… ra giả dối. Nhưng bộ GTVT đã kiểm tra…
- Đã kiểm tra, khổ nỗi chưa… thực địa nên không ai chịu trách nhiệm. Lần khai quật này tốn 141 tỷ…
- 141 tỷ? Cái giá tìm ra sự làm ăn gian dối quá đắt. Nhưng thà có còn hơn không. Chỉ sợ…
- Sợ gì?
- Truy cứu trách nhiệm vẫn là… việc cần làm ngơ.
Tác giả: HIỆP HÒA
16. Chuyện nhỏ
- Ông nguyên chủ tịch Hà Nội mới tiết lộ về vụ “chiếc xe 3.000 con trâu”.
- Làm sao?
- Ông bảo không loại trừ khả năng ổng bị… gài.
- Sao không nói lúc ổng còn tại chức?
- Ổng giữ uy tín… cho lãnh đạo. Tính Đảng cao đến thế còn gì.
- Thì cao. Nhưng tính Đảng còn cao hơn nếu ổng không nhận xe.
- Xe của nhà nước chứ xe của ổng đâu mà nhận với không nhận. Vả lại ổng bảo, bố trí xe là việc của văn phòng. Văn phòng… đặt đâu, ổng ngồi đấy.
- Kể cả việc tai tiếng cưỡi “3.000 con trâu”?
- Việc dân việc nước toàn chuyện tày đình. Chuyện cái xe có là cái đinh gì. Nếu cần phục vụ nhân dân thì 3.000 chứ 30.000 con trâu cũng chỉ là… chuyện nhỏ.
Tác giả: HÀ THÀNH
17. Quên...
- Nghĩa trang TPHCM bị xẻ thịt.
- Bác ơi! Chuyện cũ. Báo SGGP đã đăng bài cách đây 7 năm.
- Nhưng thanh tra phát hiện trước đó 6 năm. Nghe nói năm 2006, UBND TP đã chỉ đạo xử lý?
- Khổ nỗi vẫn… im lặng đáng sợ.
- Việc tầy huầy như thế. Sao trên bảo dưới không nghe?
- Có ai kiểm tra, kiểm soát gì đâu mà biết họ nghe hay không nghe. Chắc là tại trăm công ngàn việc nên…
- Làm sao?
- Họ… quên.
- Quên đến… 13 năm một kết luận thanh tra? Bác ơi! Giá như…
- Làm sao?
- Giá họ quên được… cái ghế của mình
Tác giả: LONG TRƯỜNG
18. Đạo làm người
- Hai anh em ở Bình Tân kiện nhau chỉ vì một lối đi.
- Sao vậy?
- Cha mẹ chia đất cho 2 anh em: anh phía ngoài, em phía trong. Nhưng người anh bất ngờ bịt lối đi chung.
- Nhưng luật đã quy định?
- Thì đã. Theo luật, người em phải có đường đi. Nhưng người anh đòi em nộp 50 triệu đồng.
- Còn tòa?
- Tòa sơ thẩm bác đơn của người em. Tòa phúc thẩm hủy án ắt xử lại. Nhưng bác ơi! Chuyện luật pháp chẳng có gì đáng lo.
- Thế, còn chuyện gì?
- Người ngoài tranh chấp nhau như vụ bịt đường Hà Nội đã là chuyện ê chề. Anh em tranh chấp nhau lại càng đau lòng hơn. Bác ơi! Tôi lo…
- Làm sao?
- Sự xuống cấp đáng sợ của… đạo làm người.
Tác giả: BÌNH GIANG
19. Muối bỏ biển
- Năm ngoái sập mấy mỏ đá, sợ thật!
- Mỏ đá chỉ là bề nổi. Còn bề chìm... tai nạn lao động liên tục, cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều coi thường.
- Nhưng đã có nghị định xử phạt?
- Xử thì có, nhưng phạt... nhẹ hều. Với lại...
- Làm sao?
- Lấy ai kiểm tra mà xử.
- Còn thanh tra lao động?
- Thế bác không thấy báo đăng à? Cả nước trên 56 triệu lao động chỉ có 330 thanh tra viên.
- Ô bác ơi! Thế là muối bỏ biển à. Hèn gì...
- Làm sao?
- Lực bất... tòng tâm!
Tác giả: VĂN YÊN
20. Đổi sở hữu
- 30km bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An có đến 60 dự án du lịch.
- Nghĩa là cứ 1/2 cây số có một dự án, không phải là bán hết khu bờ biển ấy à?
- Bác cứ nói khó nghe. Bán là thế nào. Người ta chỉ phân lô cho đầu tư. Không đầu tư thì bãi biển vẫn chỉ là… bãi biển.
- Ai chả biết. Nhưng các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đâu dành cho dân nghèo. Làm ăn kiểu đó tôi lo lắm bác ơi!
- Lo sao?
- Tôi lo một ngày nào đó bãi biển sẽ đổi sở hữu và người dân địa phương sẽ chẳng biết tắm biển ở đâu.
Tác giả: SƠN TRÀ
21. Hãy chờ xem...
- Chỉ trong vòng 15 tháng, ông chủ tịch một tỉnh biên giới đã được biếu xén hơn 750 triệu đồng. Thật là khủng khiếp...
- Ông ấy đã báo cáo rõ ràng, trong đó nêu rõ đã chi hết gần nửa tỉ để làm nhiều việc thật có ích.
- Đâu có ý nói ông ấy xấu, mặc dù lẽ ra cách hành xử đúng không phải giữ lại rồi đi làm việc thiện, mà phải nộp ngay số tiền và danh sách những kẻ biếu xén cho cơ quan chức năng. Điều mà tui muốn nói là chỉ một ông chủ tịch của một tỉnh đâu phải lớn, nhưng tiền biếu xén đã lên đến cỡ đó. Vậy những nơi khác thì sao nhỉ?
- Chà chà, cái sự mở màn của ông chủ tịch này không khéo sắp tới sẽ có nhiều vụ hấp dẫn lắm đấy. Hấp dẫn ở chỗ biết đâu chừng hàng loạt quan đua nhau khai báo, không khéo lên đến cả ngàn tỉ đồng chứ không chơi.
- Hãy chờ xem...
Tác giả: BÚT BI
22. Chạy…
- Tôi đang mướt mồ hôi vì chạy.
- Chạy gì?
- Chạy… sáp nhập.
- Tôi nghe chạy quan, chạy chức, chưa thấy ai chạy sáp nhập?
- Bác ơi là bác ơi! Ngố đến thế là cùng. Hà Tây, mấy xã Hòa Bình sắp về Hà Nội. Mua được một miếng đất ở đó nghiễm nhiên hóa đất thủ đô. Khối người nhờ đó mà đổi đời.
- Bác ơi! Hèn gì báo đăng người đua nhau đi Hòa Bình, Hà Tây săn đất. Nhưng bác ơi! Cứ đà này tôi e…
- Làm sao?
- Khi nhập về thủ đô có khi Hà Nội cũng hết đất làm dự án.
Tác giả: THƯỜNG TÍN
23. Chưa thanh
- Thanh Hóa có chuyện lạ.
- Lạ gì?
- Con số điện năng thất thoát trong dự án mua bán điện ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn được kiểm toán báo lên đến hàng tỷ nhưng thanh tra chỉ phát hiện được… 3.300 đồng.
- Kiểm tra thế nào, chất lượng thế ấy! Nghe nói chứng từ trình thanh tra chỉ có những bản giấy viết tay hoặc photo. Trưởng đoàn thanh tra thừa nhận: không một chứng từ nào có dấu đỏ.
- Sao kỳ vậy? Thế mấy ổng nói sao?
- Ổng bảo “đoàn chỉ đề xuất kiểm tra các photo chứng từ vì… sợ hỏa hoạn và mất cắp”.
- Bác ơi! Lại chuyện như đùa rồi. Nghe nói có nhiều khoản còn… quên thanh tra.
- Không phải quên mà cố tình quên. Vì vậy dư luận bảo…
- Bảo sao?
- Đoàn thanh tra phường… tra mà chưa thanh.
Tác giả: TĨNH GIA
24. Giấu đâu có khó!
- Lâu nay dân tình râm ran có chuyện „chạy chức chạy quyền“ thì nhiều ông vặc lại: đâu, bằng chứng đâu? Lần này thì có bằng chứng rồi đấy nhé: ông bí thơ xứ đất mũi vừa giao nộp 100 triệu đồng tiền chạy chức, chạy quyền!
- Thiệt là quan hiếm có!
- Hạ hồi phân giải, chưa nói được gì...
- Còn điều gì nữa?
- Còn chớ, còn quá nhiều điều mà người dân muốn biết. Ông bí thơ nói nếu ổng nhận hết thì có lẽ trên cả tỉ đồng. Vậy đâu chỉ có một, hai người chạy. Bao nhiêu người chạy? Đó là những ai?
- Không phải tui, không phải ông và chắc chắn không phải bà con nghèo ở miền đất mũi. Ủa, nhưng mà ai sao ổng không nói ra cà?
- Trước sau gì ổng cũng phải nói thôi, chuyện trái tai gai mắt giấu dân sao được!
- Muốn giấu cũng đâu có khó...
- Bớt giỡn đi nha...
- Thiệt đó! Nhiều vị nhờ không... giao nộp của "ăn gian" nên nhà cao cửa rộng, đất đai trùng trùng mà vẫn giấu kín mít đó thôi!
Tác giả: BÚT BI
10 hiến kế vui cho việc cấp giấy Chủ Quyền Nhà Đất
1. Áp dụng cách thức trả lương các “quan” địa chính giống như cách
thức cấp giấy chủ quyền nhà đất, để các quan hiểu thấu tình đời mà năng nổ hơn.
LÊ VĂN KẾT (Trà Vinh)
2. Cơ quan cấp giấy chủ quyền nhà đất phải xây một khách sạn cỡ vài sao, để mỗi lần người dân theo hẹn đến lấy giấy chủ quyền mà chưa có, thì được mời vào ăn ngủ miễn phí, đợi đến khi xong giấy lấy về luôn.
ĐÔNG HÀ (Thừa Thiên - Huế)
3. Ra quyết định trong thời gian 7 ngày phải cấp giấy chủ quyền. Nếu cơ quan làm chậm trễ thì phải chịu toàn bộ tiền thuế về nhà đất đó, người dân không phải nộp.
NGUYỄN VĂN TRỊ (TP.HCM)
Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
4. Sản xuất loại kính gây mù màu, phát cho các quan lo về nhà đất để các quan không vẽ ra chuyện đổi màu các giấy chủ quyền.
TRẦN THANH HẢI (Bình Định)
5. Nhà nước không trả lương theo tháng cho cán bộ làm giấy nhà đất, mà trả lương theo hình thức khoán “sản phẩm”. Ai làm thủ tục hoàn tất cho dân nhiều thì được tính lương nhiều, lại được khen thưởng.
NGUYỄN MẠNH ĐẠT (TP.HCM)
6. Nên dùng da của “Tắc kè bông” hoặc các chất liệu tương đương để làm “giấy chủ quyền nhà đất”, khiến nó có thể dễ dàng biến thành màu đỏ, hồng hoặc vàng... khi ngành địa chính cần, cho... đỡ rắc rối!
NGUYỄN NGỌC THANH (TP.HCM)
7. Không chơi sưu tầm tem, tiền cổ... mà phát động sưu tầm “Hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền nhà đất được giải quyết nhanh nhất” để lập kỷ lục Ghi-nét.
ĐÀO THANH SƠN (Vĩnh Long)
8. Tuyển các cựu “cò nhà đất” làm nhân viên phụ trách cấp giấy chủ quyền nhà đất, với tài luồn lách của các vị này, bảo đảm thủ tục sẽ hoàn thành nhanh chóng.
TRỊNH DŨNG (TP.HCM)
9. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn?” giữa các tỉnh thành trong việc cấp giấy chủ quyền nhà với những giải thưởng xôm tụ.
Q.THÀNH (TP.HCM)
10. Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
Lời giới thiệu: Chuyện đất đai đang như là những chiếc thòng lọng buộc vào cổ người cầm quyền và nếu để hớ hênh nó tự xiết chặt lại lúc nào không biết, điển hình tên tham quan Võ Thanh Bình, Bí thư tỉnh ủy Cà Mau vừa bất ngờ tạo lên một „hiện tượng lạ“ là tự giao nộp 100 triệu đồng của cấp dưới "gửi" nhằm chạy chức, chạy quyền vào ngày 08/4/2008. Ông quan này còn vỗ ngực long trọng tuyên bố, nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì ông đã nhận vài tỷ trong thời gian qua. Các ủy viên thường vụ dự họp đã có nhiều ý kiến chất vấn ông tham quan Bí thư Tỉnh ủy: “Đồng chí nói rằng hơn một tuần qua nếu chịu nhận tiền chạy chức, chạy quyền thì đồng chí đã nhận vài tỷ. Xin đồng chí cho biết những người đến ngã giá mua chức là ai? Giá bao nhiêu? Và số tiền 100 triệu đồng này là của ai?”.
Đã 22 ngày trôi qua danh tính những người dùng tiền mua chức quyền vẫn chưa được ông tham quan Võ Thanh Bình báo cáo lại. Từ đấy báo chí có dịp khui ra và dư luận lại có dịp đặt câu hỏi: có hay không việc ông Bình biến nhà công thành của riêng và làm sai quy định về đất đai dẫn đến nhiều khiếu nại? Những ngôi nhà đồ sộ ông đang đứng tên được mua bằng giá bèo, tước đoạt từ một người mẹ liệt sỹ? Người dân đặt câu hỏi tức là trả lời. Tại sao hầu hết cán bộ khi chưa có chức có quyền thì nghèo mà sau 1, 2 nhiệm kỳ làm cán bộ lại giàu có „lạ thường“ thậm chí trở thành những tên "đại tư bản kếch xù". Tiền ở đâu ra?. Báo đảng luôn tuyên truyền rất nhiều đến phẩm chất tốt, tiêu chí của cán bộ cũng như cách xử lí cán bộ tham nhũng, cửa quyền, thậm chí ngu dốt (không có bằng cấp trung học cấp 2), nhưng thực sự những vụ án liên quan đến cán bộ thường kéo thật dài… rồi chìm xuồng mau chóng và rơi vào quên lãng. Vấn đề tổ chức cán bộ trong các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay ở đâu cũng vậy: đều mang tính chủ quan áp đặt hoặc giữ lề lối "sống lâu lên lão làng", thậm chí công tác bổ nhiệm cán bộ được coi như "bí mật quốc gia", như vậy câu chuyện chạy chức, chạy quyền vẫn còn là chuyện dài nhiều tập. Vì thế, nếu để tồn tại vấn nạy chạy chức, chạy quyền sẽ là tai hoạ rất lớn cho dân tộc bởi nó chính là mầm mống trực tiếp nhất của tham nhũng, tiêu cực thậm chí tạo nên một màng nhện mafia dầy đặc. Một Bí thư Tỉnh uỷ không dám công khai tố cáo kẻ đưa tiền hối lộ cho mình thì thử hỏi „thường dân“ ai dám vạch mặt tố cáo họ?
Chắc chắn 100 triệu đồng tiền "chạy chức" ấy nếu trót lọt, sau khi "đắc cử", những tên tham quan đó sẽ tìm cách bóc lột, đàn áp cho đến gian manh cướp đất của dân để lấy lại gấp nhiều lần từ các "nguồn" khác nhau, để lấy lại vốn và thêm cả lời nữa. Và những tên quan này khi đã nắm giữ được chức vụ cao rồi thì sẽ tạo vây cánh "ruột" để cùng nhau làm giàu. Đảng cộng sản đã phản bội dân tộc, họ tự xem đất nước là tài sản riêng của đảng, trong đó một số lĩnh vực được xem là đặc lợi, đặc quyền riêng của cán bộ, công chức như: thuế vụ, hải quan, đất đai, nhà cửa... từ đó tạo ra cửa quyền đang làm cho nạn mua quan bán chức và tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam. Một đan cử chứng minh khi báo chí hỏi về vụ 100 triệu đồng tiền "chạy chức" thì ông Lư Dũng, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: "Đây là việc nội bộ của Đảng, tôi không được phép thông tin".
Hôm nay, ngày 30/4/2008, cộng sản Việt Nam vẫn say men chiến thắng, vẫn hứa hẹn độc lập tự do hạnh phúc. Điều đó đã trải qua 33 năm trời đằng đẵng. Cuối cùng tự do hạnh phúc đã có thật sự, nhưng chỉ là vật quý báu dành riêng cho 1 triệu đảng viên của họ, còn 81 triệu dân khác vẫn sống trong tủi nhục, nghèo đói, bị kềm kẹp bởi nạn tư bản (do sự tiếp tay của cộng sản Việt Nam) bóc lột sức lao động người dân trong các hãng xưởng ngoại quốc, đôi khi dân nghèo còn lầm than hơn trước ngày 30/4.
Hà Long tiếp tục sưu tầm kỳ 2 những sự kiện hiện thực hằng ngày của cuộc sống qua lăng kính NHÌN, NGHE và NGHĨ… về điệu bộ hành xử quan liêu, cách sống vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
12. Nhầm…
- Có chuyện bé cái lầm hay quá bác ạ.
- Hay sao?
- Mấy công ty xin phép tận thu mấy loại gỗ rỗng thân, cụt ngọn, khi bị kiểm tra lòi ra… toàn gỗ quý loại 1. Cơ quan chức năng hỏi, họ bảo tại… chặt nhầm.
- Ô bác ơi! Thế là họ nhầm… khôn. Nhưng mà…
- Làm sao?
- Nhầm kiểu đó vốn là… chuyện thường ngày ở huyện. Khối ông giám đốc doanh nghiệp cứ nhầm mình là ông chủ. Mấy ông đảng viên cứ nghĩ mình là…
- Nhầm thế chưa ăn thua, còn kiểu nhầm khác sợ hơn.
- Kiểu gì?
- Khối kẻ nắm trong tay tài sản, đất đai nhà nước nhưng lại nhầm… là của riêng trong túi mình.
Tác giả: VĂN YÊN
13. Ráng...
- Mấy tuyến đường lớn lại vừa bị đào xới.
- Ôi! Ăn thua gì. Nghe nói từ nay đến Tết Âm lịch sẽ có 29 tuyến tiếp tục bị đào.
- Như vậy tắc đường càng nghiêm trọng hơn?
- Phải chịu thôi. Có lẽ cũng phải đổi mới tư duy để… sống chung với tắc.
- Sao cuối năm lại đào nhiều thế nhỉ?
- Tại dự án quá nhiều. Mấy chủ dự án bảo: phải đào đường để… giải ngân. Dự án đã “rùa”, không kiên trì triển khai họa có thành… sên. Thôi ráng chịu khổ một chút. Vài năm nữa Sài Gòn sẽ thực sự thành hòn ngọc Viễn Đông.
- Bác nói cũng đúng. Chắc là phải hy sinh đời bố…
- Tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Tác giả: BẾN THÀNH
14. Lưỡng tiện...
- Thành phố Hà Nội quyết định cho phép sử dụng vỉa hè để kinh doanh ăn uống.
- Xưa rồi bác ơi! Quyết định có từ thời ông phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân. Kỳ họp HĐND nhiều người đã cực lực phê bình vì trái luật.
- Phê thì vẫn phê. Nhưng chuyện cũ có vẻ đang được… hợp thức vì quyết định mới.
- Quyết định gì?
- Báo Tuổi Trẻ đăng: thành phố vừa quyết định thu phí sử dụng vỉa hè từ 25.000đ đến 45.000đ/m²/tháng. Áp dụng từ 1-8-2008.
- Ô bác ơi! Thế là nói không đi đôi với làm. Nhưng cũng nhất cử lưỡng tiện.
- Là gì…
- Nhà nước thu được ngân sách, người nghèo có chỗ làm ăn…
- Còn chuyện nóng kẹt xe?
- Đấy là chuyện dài, phải chờ… hạ hồi phân giải.
Tác giả: HÀ THÀNH
15. Cháy nhà, ra...
- “Khai quật” cầu Văn Thánh thấy sợ.
- Sợ gì?
- Bóc lớp đất thi công thấy… lún sâu tới 3 mét. Một số dầm cầu và cánh dầm bị vỡ. Các thớt gối cầu trên dưới lệch nhau…
- Ôi giời ơi! Vậy là cháy nhà… ra giả dối. Nhưng bộ GTVT đã kiểm tra…
- Đã kiểm tra, khổ nỗi chưa… thực địa nên không ai chịu trách nhiệm. Lần khai quật này tốn 141 tỷ…
- 141 tỷ? Cái giá tìm ra sự làm ăn gian dối quá đắt. Nhưng thà có còn hơn không. Chỉ sợ…
- Sợ gì?
- Truy cứu trách nhiệm vẫn là… việc cần làm ngơ.
Tác giả: HIỆP HÒA
16. Chuyện nhỏ
- Ông nguyên chủ tịch Hà Nội mới tiết lộ về vụ “chiếc xe 3.000 con trâu”.
- Làm sao?
- Ông bảo không loại trừ khả năng ổng bị… gài.
- Sao không nói lúc ổng còn tại chức?
- Ổng giữ uy tín… cho lãnh đạo. Tính Đảng cao đến thế còn gì.
- Thì cao. Nhưng tính Đảng còn cao hơn nếu ổng không nhận xe.
- Xe của nhà nước chứ xe của ổng đâu mà nhận với không nhận. Vả lại ổng bảo, bố trí xe là việc của văn phòng. Văn phòng… đặt đâu, ổng ngồi đấy.
- Kể cả việc tai tiếng cưỡi “3.000 con trâu”?
- Việc dân việc nước toàn chuyện tày đình. Chuyện cái xe có là cái đinh gì. Nếu cần phục vụ nhân dân thì 3.000 chứ 30.000 con trâu cũng chỉ là… chuyện nhỏ.
Tác giả: HÀ THÀNH
17. Quên...
- Nghĩa trang TPHCM bị xẻ thịt.
- Bác ơi! Chuyện cũ. Báo SGGP đã đăng bài cách đây 7 năm.
- Nhưng thanh tra phát hiện trước đó 6 năm. Nghe nói năm 2006, UBND TP đã chỉ đạo xử lý?
- Khổ nỗi vẫn… im lặng đáng sợ.
- Việc tầy huầy như thế. Sao trên bảo dưới không nghe?
- Có ai kiểm tra, kiểm soát gì đâu mà biết họ nghe hay không nghe. Chắc là tại trăm công ngàn việc nên…
- Làm sao?
- Họ… quên.
- Quên đến… 13 năm một kết luận thanh tra? Bác ơi! Giá như…
- Làm sao?
- Giá họ quên được… cái ghế của mình
Tác giả: LONG TRƯỜNG
18. Đạo làm người
- Hai anh em ở Bình Tân kiện nhau chỉ vì một lối đi.
- Sao vậy?
- Cha mẹ chia đất cho 2 anh em: anh phía ngoài, em phía trong. Nhưng người anh bất ngờ bịt lối đi chung.
- Nhưng luật đã quy định?
- Thì đã. Theo luật, người em phải có đường đi. Nhưng người anh đòi em nộp 50 triệu đồng.
- Còn tòa?
- Tòa sơ thẩm bác đơn của người em. Tòa phúc thẩm hủy án ắt xử lại. Nhưng bác ơi! Chuyện luật pháp chẳng có gì đáng lo.
- Thế, còn chuyện gì?
- Người ngoài tranh chấp nhau như vụ bịt đường Hà Nội đã là chuyện ê chề. Anh em tranh chấp nhau lại càng đau lòng hơn. Bác ơi! Tôi lo…
- Làm sao?
- Sự xuống cấp đáng sợ của… đạo làm người.
Tác giả: BÌNH GIANG
19. Muối bỏ biển
- Năm ngoái sập mấy mỏ đá, sợ thật!
- Mỏ đá chỉ là bề nổi. Còn bề chìm... tai nạn lao động liên tục, cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều coi thường.
- Nhưng đã có nghị định xử phạt?
- Xử thì có, nhưng phạt... nhẹ hều. Với lại...
- Làm sao?
- Lấy ai kiểm tra mà xử.
- Còn thanh tra lao động?
- Thế bác không thấy báo đăng à? Cả nước trên 56 triệu lao động chỉ có 330 thanh tra viên.
- Ô bác ơi! Thế là muối bỏ biển à. Hèn gì...
- Làm sao?
- Lực bất... tòng tâm!
Tác giả: VĂN YÊN
20. Đổi sở hữu
- 30km bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An có đến 60 dự án du lịch.
- Nghĩa là cứ 1/2 cây số có một dự án, không phải là bán hết khu bờ biển ấy à?
- Bác cứ nói khó nghe. Bán là thế nào. Người ta chỉ phân lô cho đầu tư. Không đầu tư thì bãi biển vẫn chỉ là… bãi biển.
- Ai chả biết. Nhưng các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đâu dành cho dân nghèo. Làm ăn kiểu đó tôi lo lắm bác ơi!
- Lo sao?
- Tôi lo một ngày nào đó bãi biển sẽ đổi sở hữu và người dân địa phương sẽ chẳng biết tắm biển ở đâu.
Tác giả: SƠN TRÀ
21. Hãy chờ xem...
- Chỉ trong vòng 15 tháng, ông chủ tịch một tỉnh biên giới đã được biếu xén hơn 750 triệu đồng. Thật là khủng khiếp...
- Ông ấy đã báo cáo rõ ràng, trong đó nêu rõ đã chi hết gần nửa tỉ để làm nhiều việc thật có ích.
- Đâu có ý nói ông ấy xấu, mặc dù lẽ ra cách hành xử đúng không phải giữ lại rồi đi làm việc thiện, mà phải nộp ngay số tiền và danh sách những kẻ biếu xén cho cơ quan chức năng. Điều mà tui muốn nói là chỉ một ông chủ tịch của một tỉnh đâu phải lớn, nhưng tiền biếu xén đã lên đến cỡ đó. Vậy những nơi khác thì sao nhỉ?
- Chà chà, cái sự mở màn của ông chủ tịch này không khéo sắp tới sẽ có nhiều vụ hấp dẫn lắm đấy. Hấp dẫn ở chỗ biết đâu chừng hàng loạt quan đua nhau khai báo, không khéo lên đến cả ngàn tỉ đồng chứ không chơi.
- Hãy chờ xem...
Tác giả: BÚT BI
22. Chạy…
- Tôi đang mướt mồ hôi vì chạy.
- Chạy gì?
- Chạy… sáp nhập.
- Tôi nghe chạy quan, chạy chức, chưa thấy ai chạy sáp nhập?
- Bác ơi là bác ơi! Ngố đến thế là cùng. Hà Tây, mấy xã Hòa Bình sắp về Hà Nội. Mua được một miếng đất ở đó nghiễm nhiên hóa đất thủ đô. Khối người nhờ đó mà đổi đời.
- Bác ơi! Hèn gì báo đăng người đua nhau đi Hòa Bình, Hà Tây săn đất. Nhưng bác ơi! Cứ đà này tôi e…
- Làm sao?
- Khi nhập về thủ đô có khi Hà Nội cũng hết đất làm dự án.
Tác giả: THƯỜNG TÍN
23. Chưa thanh
- Thanh Hóa có chuyện lạ.
- Lạ gì?
- Con số điện năng thất thoát trong dự án mua bán điện ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn được kiểm toán báo lên đến hàng tỷ nhưng thanh tra chỉ phát hiện được… 3.300 đồng.
- Kiểm tra thế nào, chất lượng thế ấy! Nghe nói chứng từ trình thanh tra chỉ có những bản giấy viết tay hoặc photo. Trưởng đoàn thanh tra thừa nhận: không một chứng từ nào có dấu đỏ.
- Sao kỳ vậy? Thế mấy ổng nói sao?
- Ổng bảo “đoàn chỉ đề xuất kiểm tra các photo chứng từ vì… sợ hỏa hoạn và mất cắp”.
- Bác ơi! Lại chuyện như đùa rồi. Nghe nói có nhiều khoản còn… quên thanh tra.
- Không phải quên mà cố tình quên. Vì vậy dư luận bảo…
- Bảo sao?
- Đoàn thanh tra phường… tra mà chưa thanh.
Tác giả: TĨNH GIA
24. Giấu đâu có khó!
- Lâu nay dân tình râm ran có chuyện „chạy chức chạy quyền“ thì nhiều ông vặc lại: đâu, bằng chứng đâu? Lần này thì có bằng chứng rồi đấy nhé: ông bí thơ xứ đất mũi vừa giao nộp 100 triệu đồng tiền chạy chức, chạy quyền!
- Thiệt là quan hiếm có!
- Hạ hồi phân giải, chưa nói được gì...
- Còn điều gì nữa?
- Còn chớ, còn quá nhiều điều mà người dân muốn biết. Ông bí thơ nói nếu ổng nhận hết thì có lẽ trên cả tỉ đồng. Vậy đâu chỉ có một, hai người chạy. Bao nhiêu người chạy? Đó là những ai?
- Không phải tui, không phải ông và chắc chắn không phải bà con nghèo ở miền đất mũi. Ủa, nhưng mà ai sao ổng không nói ra cà?
- Trước sau gì ổng cũng phải nói thôi, chuyện trái tai gai mắt giấu dân sao được!
- Muốn giấu cũng đâu có khó...
- Bớt giỡn đi nha...
- Thiệt đó! Nhiều vị nhờ không... giao nộp của "ăn gian" nên nhà cao cửa rộng, đất đai trùng trùng mà vẫn giấu kín mít đó thôi!
Tác giả: BÚT BI
10 hiến kế vui cho việc cấp giấy Chủ Quyền Nhà Đất
1. Áp dụng cách thức trả lương các “quan” địa chính giống như cách
thức cấp giấy chủ quyền nhà đất, để các quan hiểu thấu tình đời mà năng nổ hơn.
LÊ VĂN KẾT (Trà Vinh)
2. Cơ quan cấp giấy chủ quyền nhà đất phải xây một khách sạn cỡ vài sao, để mỗi lần người dân theo hẹn đến lấy giấy chủ quyền mà chưa có, thì được mời vào ăn ngủ miễn phí, đợi đến khi xong giấy lấy về luôn.
ĐÔNG HÀ (Thừa Thiên - Huế)
3. Ra quyết định trong thời gian 7 ngày phải cấp giấy chủ quyền. Nếu cơ quan làm chậm trễ thì phải chịu toàn bộ tiền thuế về nhà đất đó, người dân không phải nộp.
NGUYỄN VĂN TRỊ (TP.HCM)
Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)
4. Sản xuất loại kính gây mù màu, phát cho các quan lo về nhà đất để các quan không vẽ ra chuyện đổi màu các giấy chủ quyền.
TRẦN THANH HẢI (Bình Định)
5. Nhà nước không trả lương theo tháng cho cán bộ làm giấy nhà đất, mà trả lương theo hình thức khoán “sản phẩm”. Ai làm thủ tục hoàn tất cho dân nhiều thì được tính lương nhiều, lại được khen thưởng.
NGUYỄN MẠNH ĐẠT (TP.HCM)
6. Nên dùng da của “Tắc kè bông” hoặc các chất liệu tương đương để làm “giấy chủ quyền nhà đất”, khiến nó có thể dễ dàng biến thành màu đỏ, hồng hoặc vàng... khi ngành địa chính cần, cho... đỡ rắc rối!
NGUYỄN NGỌC THANH (TP.HCM)
7. Không chơi sưu tầm tem, tiền cổ... mà phát động sưu tầm “Hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền nhà đất được giải quyết nhanh nhất” để lập kỷ lục Ghi-nét.
ĐÀO THANH SƠN (Vĩnh Long)
8. Tuyển các cựu “cò nhà đất” làm nhân viên phụ trách cấp giấy chủ quyền nhà đất, với tài luồn lách của các vị này, bảo đảm thủ tục sẽ hoàn thành nhanh chóng.
TRỊNH DŨNG (TP.HCM)
9. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn?” giữa các tỉnh thành trong việc cấp giấy chủ quyền nhà với những giải thưởng xôm tụ.
Q.THÀNH (TP.HCM)
10. Nhà nước ra qui định: Chỉ khi nào trao hết số giấy chủ quyền nhà đất cho dân, các cán bộ địa chính mới được nhận giấy chủ quyền nhà đất của mình.
NGÔ THỊ HIỀN (Nam Định)