Nạn tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã trở nên phổ biến ở Việt Nam
Theo AFP, hôm nay (25/11), một báo cáo về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam đã được công bố. Nghiên cứu này, được tiến hành theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, sứ quán Thụy Điển và Đan Mạnh tại Việt Nam. Tài liệu nhận định tệ nạn tham nhũng đã trở nên « phổ biến ».
Theo đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom, có tới 86% số hộ gia đình được hỏi cho biết là họ có cảm giác nạn tham nhũng tồn tại trong lĩnh vực đất đai. 33% số doanh nghiệp nói rằng họ đã phải hối lộ để có được quyền sử dụng đất.
Theo luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng người dân hoặc doanh nghiệp có thể mua, trao đổi hoặc bán giấy chứng nhận sử dụng đất. Bản nghiên cứu nhấn mạnh, việc cấp giấy sử dụng đất là một trong những nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng.
Đại sứ Thụy Điển nói, quy trình thủ tục cấp giấy phép sử dụng đất rất nặng nề, cực kỳ quan liêu, tạo ra một môi trường trong đó nạn tham nhũng có thể sinh sôi nẩy nở. Trong khi đó, đại diện sứ quán Đan Mạch nhấn mạnh, do tham nhũng, người nghèo lại càng nghèo hơn và người giầu lại càng giầu hơn. Nguyên nhân là do việc chuyển giao đất đai của một bộ phận dân chúng ở nông thôn cho các nhà đầu tư và những người giầu có ở thành thị, với mức giá thấp hơn thị trường.
Bản báo cáo nhận định, tình trạng này dẫn đến việc người dân mất tin tưởng vào chính quyền, bởi vì có hiện tượng xung đột lợi ích, nói một cách khác là các quan chức hưởng lợi, nhận hối lộ khi ra các quyết định trưng dụng, thu mua đất đai của dân nghèo, để giao cho các đối tác khác và tham nhũng đã tạo ra một sự bất ổn định xã hội thực sự.
Tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Do tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất đai trồng trọt ở nông thôn được chuyển thành các khu xây dựng nhà ở hoặc khu công nghiệp. Việc trưng dụng đất đai, đền bù thấp đã gây ra nhiều bất bình trong tầng lớp dân nghèo ở nông thôn. Nhiều vụ xung đột, tranh chấp đất đai, thậm chí dẫn đến chết người, đã xẩy ra trong những năm gần đây.
Theo AFP, hôm nay (25/11), một báo cáo về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam đã được công bố. Nghiên cứu này, được tiến hành theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, sứ quán Thụy Điển và Đan Mạnh tại Việt Nam. Tài liệu nhận định tệ nạn tham nhũng đã trở nên « phổ biến ».
Theo đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom, có tới 86% số hộ gia đình được hỏi cho biết là họ có cảm giác nạn tham nhũng tồn tại trong lĩnh vực đất đai. 33% số doanh nghiệp nói rằng họ đã phải hối lộ để có được quyền sử dụng đất.
Theo luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng người dân hoặc doanh nghiệp có thể mua, trao đổi hoặc bán giấy chứng nhận sử dụng đất. Bản nghiên cứu nhấn mạnh, việc cấp giấy sử dụng đất là một trong những nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng.
Đại sứ Thụy Điển nói, quy trình thủ tục cấp giấy phép sử dụng đất rất nặng nề, cực kỳ quan liêu, tạo ra một môi trường trong đó nạn tham nhũng có thể sinh sôi nẩy nở. Trong khi đó, đại diện sứ quán Đan Mạch nhấn mạnh, do tham nhũng, người nghèo lại càng nghèo hơn và người giầu lại càng giầu hơn. Nguyên nhân là do việc chuyển giao đất đai của một bộ phận dân chúng ở nông thôn cho các nhà đầu tư và những người giầu có ở thành thị, với mức giá thấp hơn thị trường.
Bản báo cáo nhận định, tình trạng này dẫn đến việc người dân mất tin tưởng vào chính quyền, bởi vì có hiện tượng xung đột lợi ích, nói một cách khác là các quan chức hưởng lợi, nhận hối lộ khi ra các quyết định trưng dụng, thu mua đất đai của dân nghèo, để giao cho các đối tác khác và tham nhũng đã tạo ra một sự bất ổn định xã hội thực sự.
Tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Do tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất đai trồng trọt ở nông thôn được chuyển thành các khu xây dựng nhà ở hoặc khu công nghiệp. Việc trưng dụng đất đai, đền bù thấp đã gây ra nhiều bất bình trong tầng lớp dân nghèo ở nông thôn. Nhiều vụ xung đột, tranh chấp đất đai, thậm chí dẫn đến chết người, đã xẩy ra trong những năm gần đây.