Sống mầu nhiệm Giáo Hội trên Quê hương
Tham Luận Của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
1. Trong lòng dân tộc
“Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đã làm người và ở với chúng ta” (Ga 1,14). Đó là mầu nhiệm Nhập Thể. Người đã sống trong lòng dân Israel và đích thực là một người Israel: nói tiếng phổ thông, học sách Cựu Ước, tham dự các buổi cầu nguyện hàng tuần ở hội đường, các lễ nghi hàng năm ở Đền Thờ Giêrusalem. Người chia sẻ vui mừng và hy vọng cũng như đau khổ và lo âu với dân.
Người Công Giáo Việt Nam cũng là công dân Việt Nam: chung ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, lịch sử. Người Công Giáo đã đóng góp vào đời sống và sự phát triển của đất nước: lao động như mọi người, chung sức chung lòng với mọi người để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Một thí dụ điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Vào thế kỷ 19, lúc đất nước lâm vào cảnh suy yếu và phải lệ thuộc, ông đã đề nghị cả một kế sách tiến bộ và toàn diện để cải cách, nhờ đó đất nước vươn lên. Tiếc là triều đình lúc ấy quá thiển cận và thủ cựu nên kế sách của ông đã bị gạt bỏ.
Trong thời gian bách hại, nhiều người Công Giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng vua quan cứ ép phải bước qua thánh gia. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh ở Bắc Ninh đang lúc bị giam giữ và tra tấn vẫn cầu nguyện: “Xin cho vua quan cai trị nước này được bình yên và càng ngày càng thịnh.” Khi quan cười và nói: “Người đang bị vua quan bắt tội mà cầu nguyện như vậy sao?” Ngài đã đáp: “Đạo chúng tôi dạy thế!”
Suốt hơn 4 thế kỷ hiện diện, Giáo Hội đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Trước hết chính những người Công Giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Rồi không thể quên được các trường Công Giáo đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Về việc từ thiện, không thể đếm được bao nhiêu người Công Giáo gây dựng và phục vụ trong các bệnh viện, nhà nhi viện, nhà dưỡng lão, trại phong, phòng phát thuốc…
Người Công Giáo cũng đưa vào quê hương một mẫu người mới: yêu mến và phục vụ, theo gương lành và lời dạy của Chúa Giêsu, thay thế cho quan niệm xưa đã lỗi thời. Xã hội Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận nhiều quan niệm sống do Giáo Hội mang lại: Nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, phục vụ, hy sinh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam đã và đang thực hiện Tin Mừng của Chúa trong lòng dân tộc. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các giám mục Việt Nam trong buổi tiếp kiến dịp Ad Limina năm 2009: Một tín hữu tốt sẽ là một công dân tốt.
2. Thiên Chúa là trên hết
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự khi được yêu cầu bước qua Thánh Giá đã trả lời quan tòa: “Tôi thờ cha mẹ như hạ phụ, thờ vua trung phụ, thờ Chúa như thượng phụ. Tôi không thể vì cha mẹ một chống lại Vua, cũng không thể vì Vua mà chống lại Chúa.”
Người Công Giáo không chỉ là công dân một nước trần gian, nhưng còn là công dân Nước Trời. Phần nào như mỗi người chúng ta không chỉ là con của Cha Mẹ, nhưng không chỉ giới hạn mọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước.Người Công Giáo được mời gọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước. Người Công Giáo được mời gọi sống theo Lời Chúa, đặc biệt theo Tin Mừng và Gương Chúa Giêsu, theo giáo huấn của Hội Thánh.
Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc lòng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”. Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một sĩ quan,sẵn sàng tuân lệnh vua, nhưng không thể bước qua Thánh Giá, vì lỗi luật Chúa. Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vược Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời trình bày rõ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ý thức về một đời sống cao đẹp hơn.
3. Phúc Âm hóa
Phúc âm hóa là một từ tương đối mới. Đó không chỉ là truyền đạo để rửa tội, nhưng còn là làm cho đời sống xã hội được tổ chức theo Tin Mừng.
Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. Lý tưởng là luật đời và luật đạo hòa hợp. Nhưng đó là ý tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xã hội với đời sống tôn giáo. Đối với giáo hội, người Công Giáo có trách nhiệm góp phần làm cho đời sống cũng như các định chế xã hội ngày càng gần với Tin Mừng hơn.
Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Điều này ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, thí dụ bình đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Nhưng một đôi điều vẫn còn bất cập. Trong một xã hội do chính quyền thế tục cầm quyền, như ở hầu hết các nước hiện nay, nhiều khi rất khó khăn. Hai cố gắng: hợp tác và đối thoại. Phúc Âm hóa nền văn hóa để văn hóa Việt Nam mang tinh thần Tin Mừng.
Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Sống trong một xã hội cỏ lùng mọc chung với lúa, người Công Giáo chấp nhận người khác chưa phải là lúa, nhưng phải cầu nguyện, làm gương và đối thoại để dần dần biến đổi xã hội theo Tin Mừng.
Định luật men và muối cũng như định luật hạt lúa được gieo xuống đất phải định hướng cho cả Giáo Hội. Gương các nhà truyền giáo: Ricci ở Trung Hoa và đặc biệt Đắc Lộ ở Việt Nam. Tóm lại, mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xã hội “Công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh
Tham Luận Của Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ
1. Trong lòng dân tộc
Người Công Giáo Việt Nam cũng là công dân Việt Nam: chung ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, lịch sử. Người Công Giáo đã đóng góp vào đời sống và sự phát triển của đất nước: lao động như mọi người, chung sức chung lòng với mọi người để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Một thí dụ điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Vào thế kỷ 19, lúc đất nước lâm vào cảnh suy yếu và phải lệ thuộc, ông đã đề nghị cả một kế sách tiến bộ và toàn diện để cải cách, nhờ đó đất nước vươn lên. Tiếc là triều đình lúc ấy quá thiển cận và thủ cựu nên kế sách của ông đã bị gạt bỏ.
Trong thời gian bách hại, nhiều người Công Giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng vua quan cứ ép phải bước qua thánh gia. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh ở Bắc Ninh đang lúc bị giam giữ và tra tấn vẫn cầu nguyện: “Xin cho vua quan cai trị nước này được bình yên và càng ngày càng thịnh.” Khi quan cười và nói: “Người đang bị vua quan bắt tội mà cầu nguyện như vậy sao?” Ngài đã đáp: “Đạo chúng tôi dạy thế!”
Suốt hơn 4 thế kỷ hiện diện, Giáo Hội đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Trước hết chính những người Công Giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Rồi không thể quên được các trường Công Giáo đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Về việc từ thiện, không thể đếm được bao nhiêu người Công Giáo gây dựng và phục vụ trong các bệnh viện, nhà nhi viện, nhà dưỡng lão, trại phong, phòng phát thuốc…
Người Công Giáo cũng đưa vào quê hương một mẫu người mới: yêu mến và phục vụ, theo gương lành và lời dạy của Chúa Giêsu, thay thế cho quan niệm xưa đã lỗi thời. Xã hội Việt Nam hiện nay đã tiếp nhận nhiều quan niệm sống do Giáo Hội mang lại: Nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, phục vụ, hy sinh.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam đã và đang thực hiện Tin Mừng của Chúa trong lòng dân tộc. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã nói với các giám mục Việt Nam trong buổi tiếp kiến dịp Ad Limina năm 2009: Một tín hữu tốt sẽ là một công dân tốt.
2. Thiên Chúa là trên hết
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự khi được yêu cầu bước qua Thánh Giá đã trả lời quan tòa: “Tôi thờ cha mẹ như hạ phụ, thờ vua trung phụ, thờ Chúa như thượng phụ. Tôi không thể vì cha mẹ một chống lại Vua, cũng không thể vì Vua mà chống lại Chúa.”
Người Công Giáo không chỉ là công dân một nước trần gian, nhưng còn là công dân Nước Trời. Phần nào như mỗi người chúng ta không chỉ là con của Cha Mẹ, nhưng không chỉ giới hạn mọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước.Người Công Giáo được mời gọi sự trong gia đình, vì còn là dân của một nước. Người Công Giáo được mời gọi sống theo Lời Chúa, đặc biệt theo Tin Mừng và Gương Chúa Giêsu, theo giáo huấn của Hội Thánh.
Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc lòng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”. Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một sĩ quan,sẵn sàng tuân lệnh vua, nhưng không thể bước qua Thánh Giá, vì lỗi luật Chúa. Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vược Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời trình bày rõ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ý thức về một đời sống cao đẹp hơn.
3. Phúc Âm hóa
Phúc âm hóa là một từ tương đối mới. Đó không chỉ là truyền đạo để rửa tội, nhưng còn là làm cho đời sống xã hội được tổ chức theo Tin Mừng.
Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. Lý tưởng là luật đời và luật đạo hòa hợp. Nhưng đó là ý tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xã hội với đời sống tôn giáo. Đối với giáo hội, người Công Giáo có trách nhiệm góp phần làm cho đời sống cũng như các định chế xã hội ngày càng gần với Tin Mừng hơn.
Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Điều này ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, thí dụ bình đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Nhưng một đôi điều vẫn còn bất cập. Trong một xã hội do chính quyền thế tục cầm quyền, như ở hầu hết các nước hiện nay, nhiều khi rất khó khăn. Hai cố gắng: hợp tác và đối thoại. Phúc Âm hóa nền văn hóa để văn hóa Việt Nam mang tinh thần Tin Mừng.
Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Sống trong một xã hội cỏ lùng mọc chung với lúa, người Công Giáo chấp nhận người khác chưa phải là lúa, nhưng phải cầu nguyện, làm gương và đối thoại để dần dần biến đổi xã hội theo Tin Mừng.
Định luật men và muối cũng như định luật hạt lúa được gieo xuống đất phải định hướng cho cả Giáo Hội. Gương các nhà truyền giáo: Ricci ở Trung Hoa và đặc biệt Đắc Lộ ở Việt Nam. Tóm lại, mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xã hội “Công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh