Nhất Trí Và Bất Đồng: Sau Vatican II
Đức Hồng Y Avery Dulles, S.J., hiện là Giáo Sư về môn Tôn Giáo và Xã Hội tại Đại Học Fordham, một chức vụ ngài nắm giữ từ năm 1988. Là một tác giả và diễn giả nổi tiếng thế giới, ngài sinh tại New York năm 1918 và là con trai của nguyên ngoại truởng Mỹ John Foster Dulles thời chính phủ Eisenhower. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Harvard năm 1940, ngài theo học luật hmột năm rưỡi, rồi gia nhập hải quân, giải ngũ với cấp bậc trung úy. Năm 1946, Avery gia nhập Dòng Tên và chịu chức linh mục năm 1956. Sau đó qua Đức và Rome, và đậu tiến sĩ thần học tại Đại Học Gregorian năm 1960. Năm 2001, ngbài được Đức Gioan Phaolô II tấn phong hồng y, là nhà thần học Mỹ duy nhất không phải là giám mục lãnh nhận vinh dự này.
Đức Hồng Y Dulles giảng dạy tại nhiều coa đẳng và đại học danh tiếng, trong đó phải kể ĐH Công Giáo America, ĐH Gregorian, Trường Thần Học Princeton, Lutheran Theological Seminary, ĐH Oxford, Đ H Notre Dame, ĐH Yale…Ngài là tác giả của hơn 750 bài báo về chủ đề thần học và đã xuất bản 23 cuốn sách, trong đó có cuốn Testimonial to Grace tường thuật lại cuộc trở lại đạo Công Giáo của ngài, được tái bản năm 1999, với một lời bạt cho thấy các suy nnghĩ của ngài sau 50 năm thành người Công Giáo.
Chúng tôi chuyển dịch một bài báo Ngài viết trên tờ America cách nay 38 năm, tức năm 1970. Các ý tưởng của ngài vẫn còn rất thích hợp.
Vấn đề bất đồng trong giáo hội thường được thảo luận dựa vào mối liên hệ giữa bề trên và bề dưới. Khi xẩy ra kình chống, Kitô hữu theo khuynh hướng chuyên quyền thường đổ lỗi cho bề dưới. Họ bảo: nếu ai cũng khiêm nhường tùng phục các mục tử cao cấp nhất, hẳn mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi. Trái lại, Kitô hữu theo khuynh hướng tự do thì đổ lỗi cho bề trên đã quá chèn ép và bảo thủ. Họ boả: nếu các mục tử dễ dãi hơn một chút và biết chiều theo ý dân một chút, thì chuyện bất đồng hẳn đã tiêu tan từ lâu.
Bản thân tôi, tôi không tin vấn đề bất đồng trong giáo hội chủ yếu là vấn đề cơ cấu hay chính trị. Khó khăn chính là sự phân rẽ sâu sắc giữa các tín hữu với nhau. Khi các nhóm Công Giáo phân rẽ về các vấn đề tôn giáo giống như các công nhân xây cất New York và các sinh viên đại học phân rẽ về chiến tranh Việt Nam, thì không hành động ở bình diện chính thức nào có thể tạo nên hòa hợp được. Đối với nhiều tín hữu, bất cứ điều gì đức giáo hoàng và các giám mục làm xem ra đều sai cả. Khốn nỗi, không làm lại còn tệ hơn; vì nếu các thẩm quyền không chịu làm gì hết, thì sự nhất trí còn xấu đi hơn nhiều nữa.
Để lượng giá được các chiều kích của vấn đề, người ta phải bắt đầu với một xu hướng giáo hội học. Nếu giáo hội đơn thuần chỉ là một vương quốc vô hình gồm hết thẩy những người chỉ biết đáp ứng cách đầy ý thức điều họ coi là Ý Chúa, thì đâu còn cần chi đến nhất trí nữa. Nếu giáo hội là một phong trào vô hình thù, không tín điều, lễ nghi hay phẩm trật, thì nhất trí chỉ là chuyện trên mây (immaterial). Nhưng giáo hội là một hiệp thông đơn nhất, rõ ràng có tổ chức, ít nhất cũng theo cái hiểu của người Công Giáo.
Dù sự hiệp nhất Công Giáo không đòi một độc dạng cứng ngắc bề ngoài trong ngôn từ và hành xử, nhưng nó đòi các nhóm trong giáo hội phải có chủ trương biết nhìn nhận người khác là tín hữu thực sự và là những người bước theo cùng một Chúa Kitô. Họ phải có khả năng tham dự vào lời cám tạ chung vì những quà phúc vô vàn Chúa vốn dành cho toàn bộ giáo hội. Nếu họ có những quan điểm dị biệt nhau đến không thể hoà giải được về yếu tính của Kitô giáo, thì khó có thể bảo họ đã lập thành một giáo hội duy nhất. Đến mức đó, thì thừa tác vụ hòa giải của Chúa Kitô quả đã lùi lại phía sau các mục tiêu của nó nhiều lắm.
Trong nhiều khúc rẽ của lịch sử, sự nhất trí Kitô giáo và sự hiệp nhất của giáo hội đã từng bị ly giáo và lạc giáo phá vỡ. Tuy nhiên, từ hế kỷ 16, Giáo Hội Công Giáo La Mã đã biểu lộ được sự gắn bó đáng kể khắp nơi trên thế giới. Việc hiệp nhất nội bộ ấy sở dĩ thực hiện được là nhờ hệ thống trung ương tập quyền cao, với Tòa La Mã luôn chăm chú canh chùng nghiêm nhặt đối với Thánh Kinh quy điển, các công thức tuyên tín, các quy phạm thờ phượng và kỷ luật giáo hội. Hệ thống kiểm soát ấy đã thành công trong việc chống đỡ được nhiều cuộc lạc giáo lớn và đem lại sự nhất trí thành thực và sinh tử bên trong cái khung gồm nhiều quy phạm được chính thức nhìn nhận. Các thành tựu của Phong Trào Công Giáo Phản Cải Cách quả là đáng kể, không ai chối cãi được.
Tuy nhiên, Vatican II đã lật ngược lại hướng đi ấy. Nó làm câm cá nhấn mạnh cổ truyền của Công Giáo về sự hiệp nhất bề ngoài và về việc tùng phục thẩm quyền chính đáng. Trong khá nhiều văn bản quan trọng, Công Đồng đã mời gọi người Công Giáo hãy tự suy nghĩ cho chính mình, không những thế, trong một số chừng mực, còn nên đi ra ngoài các quan điểm mà truyền thống vốn chấp nhận. Chính các Nghị Phụ, khi can đảm từ khước các đề án do (giáo triều) La Mã lúc ban đầu trình bầy cho các ngài, đã tạo ra cả một gương sáng đầy thúc đẩy cho thấy tinh thần độc lập hỡp Kitô giáo. Sự bất đồng của các ngài, khi được tranh luận một cách đầy thuyết phục, đã dẫn tới một nhất trí mới, được chứng tỏ bằng một đồng thuận gần như tuyệt đối trong các cuộc bỏ phiếu chấp thuận hầu hết các tài liệu của công đồng.
Hiển nhiên các Nghị Phụ hy vọng rằng một diễn trình thảo luận tự do tương tự, dẫn tới một nhất trí mới, sau Công Đồng sẽ xuất hiện trong toàn bộ Giáo Hội nói chung. Người ta dám nói rằng Công Đồng đã đánh cá là Giáo Hội Công Giáo, nhờ tiếp thu các đặc điểm của xã hội tự do, sẽ trở nên một dấu chỉ và lời loan báo hữu hiệu hơn cho một sự hiệp nhất trong tự do, một hiệp nhất mà chính Chúa Kitô đã muốn loài người có được.
Cuộc đối thoại hòa hợp vốn được dự ứng kia vừa đến đã tan biến. Nhiều giáo sĩ cao cấp, với sự ủng hộ của những người thủ cựu to tiếng và có lẽ của cả “khối đa số thầm lặng” ở các hàng ghế nhà thờ, tiếp tục suy nghĩ và hành động theo các khuôn mẫu tiền công đồng. Họ vẫn còn coi một cách quá đơn giản rằng nhất trí chỉ là việc tuân theo các chỉ thị chính thức. Đối chất với thái độ ấy, một số giáo sĩ và giáo dân trẻ hơn, nhất là trong các nền dân chủ phóng khoáng của Phương Tây, có khuynh hướng muốn tuyệt đối hóa quyền được bất đồng. Bằng những cung giọng đôi khi rất chói tai, họ đòi cho được một tái xét cấp tốc và toàn diện các phong cách thờ phượng cổ truyền và kỷ luật giáo hội và có lúc còn kín đáo cho thấy họ rất ít kính trọng giáo huấn truyền thống của Công Giáo về các vấn đề đức tin và luân lý. Các chủ trương và thái độ mới của họ đi ra ngoài một cách đáng lo ngại điều nhiều người đồng đạo Công Giáo của họ nhìn nhận là Kitô giáo chân thực. Do đó, sự hiệp nhất hữu hình của giáo hội quả lâm nguy một cách rõ rệt.
Người ta không thể lấy một phản ứng chuyên quyền để giải quyết cơn khủng hoảng do đó mà ra được. Sau khi đã đánh mất quyền kiểm soát diễn trình giáo dục vì các xâm nhập của chủ nghĩa duy tục, các mục tử không còn đòi hỏi một tùng phục cứng ngắc đối với các quyết định từ trên đưa xuống nữa. Mà có đòi hỏi được chăng nữa, thì các ngài cũng không muốn làm như vậy. Phong cách cai trị chuyên quyền, vốn thích hợp với giáo hội chiến đấu của thời Phản Cải Cách, ngày nay không còn mời gọi, một cách sáng tạo, được các tài năng sáng giá nhất nữa. Trong tình thế linh động hiện nay, phải dành chỗ rộng rãi cho lương tâm bản thân và tự do có trách nhiệm.
Nhưng mặt khác, vẫn có những giới hạn cho cái mức bất đồng để giáo hội, nếu muốn nhất quán với bản chất mình, có hể chấp nhận được. Những nhà canh tân phải xác định rõ ràng rằng họ cam kết sâu xa đối với giáo hội họ muốn cải cách. Khổ một nỗi ít ai chịu làm thế. Nghĩa là sự bất đồng của họ phải nhã nhặn, trung tín, tử tế và xây dựng; nếu không nó chẳng phải là Kitô giáo chút nào. Người bất đồng phải nhìn nhận mình có thể sai lầm và giá trị trổi vượt của mạc khải Thiên Chúa khi nó được phát biểu, qua nhiều phong thái khác nhau, bên trong toàn bộ cơ thể giáo hội.
Trong bầu khí đắng cay hiện nay, người ôn hòa, nghĩa là người tìm cách gây một ảnh hưởng hòa giải, thường bị chế diễu hành khổ từ cả hai phía của cán cân ý thức hệ. Tuy nhiên, về lâu về dài, người ôn hòa là người giữ chìa khóa cho tương lai. Cả người thủ cựu cực đoan lẫn người cấp tiến cực tả cũng đều không đưa ra được một chương trình tích cực có hy vọng thành công lâu dài. Việc tái lập nhất trí đòi ta phải mở rộng tâm điểm của ôn hòa, một tâm điểm vốn nhấn mạnh đến kỷ luật và tự chế nhưng lại từ khước mù quáng và cứng ngắc.
Thế hệ ta không phải là thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải giáp mặt với vấn đề bất đồng. Giáo hội sơ sinh gần như bị xé nát bởi các chia rẽ giữa những người Cải-Do-Thái và Thân Hy Lạp. Có lúc, Thánh Phaolô thấy mình miễn cưỡng buộc phải tố cáo Thánh Phêrô là giả hình trước mặt toàn bộ cộng đoàn Antioch (Thư Galát 2:14). Tân Ước cho thấy giáo hội đã có khả năng ra sao trong việc vượt lên trên sự bất đồng bằng cách chăm chú cầu nguyện hướng về Chúa Kitô, ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần, và khiêm nhường cũng như cởi mở đối với nhau. Các mục tử được khuyến cáo không được vua chúa đối với đoàn chiên (1 Phêrô 5:3). Cũng thế, các tín hữu được răn bảo: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Thư Philíphê 2:3). Nếu những người chủ trương chuyên quyền và những người chủ trương tự do phóng khoáng của thời ta biết coi những khuyến cáo ấy như là được nói cho họ, thì cái thế lưỡng nan của việc phân cực chắc chắn sẽ được vượt qua.
Giáo hội được hạ sinh vào một thời mà việc thông đạt không bị phá vỡ giữa Do Thái và Dân Ngoại, giữa Hy Lạp và dân mọi rợ, giữa nô lệ và người tự do. Phúc âm đã thành công hàn được các phe phái chống đối nhau ấy thành một cộng đồng tin yêu. Dù có những vấn đề nội bộ, giáo hội ngày nay vẫn là định chế duy nhất trên trần gian được trang bị các tài nguyên cần thiết để vượt thắng các rạn nứt xã hội và văn hóa vốn chia rẽ gia đình nhân loại. Nhờ thực hiện được một quân bình năng động giữa bảo thủ và canh tân, uy quyền và tự do, nhất trí và bất đồng, giáo hội có hể đi tiên phong trên các nẻo đường hiệp nhất toàn bộ nhân loại.
Đức Hồng Y Avery Dulles, S.J., hiện là Giáo Sư về môn Tôn Giáo và Xã Hội tại Đại Học Fordham, một chức vụ ngài nắm giữ từ năm 1988. Là một tác giả và diễn giả nổi tiếng thế giới, ngài sinh tại New York năm 1918 và là con trai của nguyên ngoại truởng Mỹ John Foster Dulles thời chính phủ Eisenhower. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Harvard năm 1940, ngài theo học luật hmột năm rưỡi, rồi gia nhập hải quân, giải ngũ với cấp bậc trung úy. Năm 1946, Avery gia nhập Dòng Tên và chịu chức linh mục năm 1956. Sau đó qua Đức và Rome, và đậu tiến sĩ thần học tại Đại Học Gregorian năm 1960. Năm 2001, ngbài được Đức Gioan Phaolô II tấn phong hồng y, là nhà thần học Mỹ duy nhất không phải là giám mục lãnh nhận vinh dự này.
Đức Hồng Y Dulles giảng dạy tại nhiều coa đẳng và đại học danh tiếng, trong đó phải kể ĐH Công Giáo America, ĐH Gregorian, Trường Thần Học Princeton, Lutheran Theological Seminary, ĐH Oxford, Đ H Notre Dame, ĐH Yale…Ngài là tác giả của hơn 750 bài báo về chủ đề thần học và đã xuất bản 23 cuốn sách, trong đó có cuốn Testimonial to Grace tường thuật lại cuộc trở lại đạo Công Giáo của ngài, được tái bản năm 1999, với một lời bạt cho thấy các suy nnghĩ của ngài sau 50 năm thành người Công Giáo.
Chúng tôi chuyển dịch một bài báo Ngài viết trên tờ America cách nay 38 năm, tức năm 1970. Các ý tưởng của ngài vẫn còn rất thích hợp.
Vấn đề bất đồng trong giáo hội thường được thảo luận dựa vào mối liên hệ giữa bề trên và bề dưới. Khi xẩy ra kình chống, Kitô hữu theo khuynh hướng chuyên quyền thường đổ lỗi cho bề dưới. Họ bảo: nếu ai cũng khiêm nhường tùng phục các mục tử cao cấp nhất, hẳn mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi. Trái lại, Kitô hữu theo khuynh hướng tự do thì đổ lỗi cho bề trên đã quá chèn ép và bảo thủ. Họ boả: nếu các mục tử dễ dãi hơn một chút và biết chiều theo ý dân một chút, thì chuyện bất đồng hẳn đã tiêu tan từ lâu.
Bản thân tôi, tôi không tin vấn đề bất đồng trong giáo hội chủ yếu là vấn đề cơ cấu hay chính trị. Khó khăn chính là sự phân rẽ sâu sắc giữa các tín hữu với nhau. Khi các nhóm Công Giáo phân rẽ về các vấn đề tôn giáo giống như các công nhân xây cất New York và các sinh viên đại học phân rẽ về chiến tranh Việt Nam, thì không hành động ở bình diện chính thức nào có thể tạo nên hòa hợp được. Đối với nhiều tín hữu, bất cứ điều gì đức giáo hoàng và các giám mục làm xem ra đều sai cả. Khốn nỗi, không làm lại còn tệ hơn; vì nếu các thẩm quyền không chịu làm gì hết, thì sự nhất trí còn xấu đi hơn nhiều nữa.
Để lượng giá được các chiều kích của vấn đề, người ta phải bắt đầu với một xu hướng giáo hội học. Nếu giáo hội đơn thuần chỉ là một vương quốc vô hình gồm hết thẩy những người chỉ biết đáp ứng cách đầy ý thức điều họ coi là Ý Chúa, thì đâu còn cần chi đến nhất trí nữa. Nếu giáo hội là một phong trào vô hình thù, không tín điều, lễ nghi hay phẩm trật, thì nhất trí chỉ là chuyện trên mây (immaterial). Nhưng giáo hội là một hiệp thông đơn nhất, rõ ràng có tổ chức, ít nhất cũng theo cái hiểu của người Công Giáo.
Dù sự hiệp nhất Công Giáo không đòi một độc dạng cứng ngắc bề ngoài trong ngôn từ và hành xử, nhưng nó đòi các nhóm trong giáo hội phải có chủ trương biết nhìn nhận người khác là tín hữu thực sự và là những người bước theo cùng một Chúa Kitô. Họ phải có khả năng tham dự vào lời cám tạ chung vì những quà phúc vô vàn Chúa vốn dành cho toàn bộ giáo hội. Nếu họ có những quan điểm dị biệt nhau đến không thể hoà giải được về yếu tính của Kitô giáo, thì khó có thể bảo họ đã lập thành một giáo hội duy nhất. Đến mức đó, thì thừa tác vụ hòa giải của Chúa Kitô quả đã lùi lại phía sau các mục tiêu của nó nhiều lắm.
Trong nhiều khúc rẽ của lịch sử, sự nhất trí Kitô giáo và sự hiệp nhất của giáo hội đã từng bị ly giáo và lạc giáo phá vỡ. Tuy nhiên, từ hế kỷ 16, Giáo Hội Công Giáo La Mã đã biểu lộ được sự gắn bó đáng kể khắp nơi trên thế giới. Việc hiệp nhất nội bộ ấy sở dĩ thực hiện được là nhờ hệ thống trung ương tập quyền cao, với Tòa La Mã luôn chăm chú canh chùng nghiêm nhặt đối với Thánh Kinh quy điển, các công thức tuyên tín, các quy phạm thờ phượng và kỷ luật giáo hội. Hệ thống kiểm soát ấy đã thành công trong việc chống đỡ được nhiều cuộc lạc giáo lớn và đem lại sự nhất trí thành thực và sinh tử bên trong cái khung gồm nhiều quy phạm được chính thức nhìn nhận. Các thành tựu của Phong Trào Công Giáo Phản Cải Cách quả là đáng kể, không ai chối cãi được.
Tuy nhiên, Vatican II đã lật ngược lại hướng đi ấy. Nó làm câm cá nhấn mạnh cổ truyền của Công Giáo về sự hiệp nhất bề ngoài và về việc tùng phục thẩm quyền chính đáng. Trong khá nhiều văn bản quan trọng, Công Đồng đã mời gọi người Công Giáo hãy tự suy nghĩ cho chính mình, không những thế, trong một số chừng mực, còn nên đi ra ngoài các quan điểm mà truyền thống vốn chấp nhận. Chính các Nghị Phụ, khi can đảm từ khước các đề án do (giáo triều) La Mã lúc ban đầu trình bầy cho các ngài, đã tạo ra cả một gương sáng đầy thúc đẩy cho thấy tinh thần độc lập hỡp Kitô giáo. Sự bất đồng của các ngài, khi được tranh luận một cách đầy thuyết phục, đã dẫn tới một nhất trí mới, được chứng tỏ bằng một đồng thuận gần như tuyệt đối trong các cuộc bỏ phiếu chấp thuận hầu hết các tài liệu của công đồng.
Hiển nhiên các Nghị Phụ hy vọng rằng một diễn trình thảo luận tự do tương tự, dẫn tới một nhất trí mới, sau Công Đồng sẽ xuất hiện trong toàn bộ Giáo Hội nói chung. Người ta dám nói rằng Công Đồng đã đánh cá là Giáo Hội Công Giáo, nhờ tiếp thu các đặc điểm của xã hội tự do, sẽ trở nên một dấu chỉ và lời loan báo hữu hiệu hơn cho một sự hiệp nhất trong tự do, một hiệp nhất mà chính Chúa Kitô đã muốn loài người có được.
Cuộc đối thoại hòa hợp vốn được dự ứng kia vừa đến đã tan biến. Nhiều giáo sĩ cao cấp, với sự ủng hộ của những người thủ cựu to tiếng và có lẽ của cả “khối đa số thầm lặng” ở các hàng ghế nhà thờ, tiếp tục suy nghĩ và hành động theo các khuôn mẫu tiền công đồng. Họ vẫn còn coi một cách quá đơn giản rằng nhất trí chỉ là việc tuân theo các chỉ thị chính thức. Đối chất với thái độ ấy, một số giáo sĩ và giáo dân trẻ hơn, nhất là trong các nền dân chủ phóng khoáng của Phương Tây, có khuynh hướng muốn tuyệt đối hóa quyền được bất đồng. Bằng những cung giọng đôi khi rất chói tai, họ đòi cho được một tái xét cấp tốc và toàn diện các phong cách thờ phượng cổ truyền và kỷ luật giáo hội và có lúc còn kín đáo cho thấy họ rất ít kính trọng giáo huấn truyền thống của Công Giáo về các vấn đề đức tin và luân lý. Các chủ trương và thái độ mới của họ đi ra ngoài một cách đáng lo ngại điều nhiều người đồng đạo Công Giáo của họ nhìn nhận là Kitô giáo chân thực. Do đó, sự hiệp nhất hữu hình của giáo hội quả lâm nguy một cách rõ rệt.
Người ta không thể lấy một phản ứng chuyên quyền để giải quyết cơn khủng hoảng do đó mà ra được. Sau khi đã đánh mất quyền kiểm soát diễn trình giáo dục vì các xâm nhập của chủ nghĩa duy tục, các mục tử không còn đòi hỏi một tùng phục cứng ngắc đối với các quyết định từ trên đưa xuống nữa. Mà có đòi hỏi được chăng nữa, thì các ngài cũng không muốn làm như vậy. Phong cách cai trị chuyên quyền, vốn thích hợp với giáo hội chiến đấu của thời Phản Cải Cách, ngày nay không còn mời gọi, một cách sáng tạo, được các tài năng sáng giá nhất nữa. Trong tình thế linh động hiện nay, phải dành chỗ rộng rãi cho lương tâm bản thân và tự do có trách nhiệm.
Nhưng mặt khác, vẫn có những giới hạn cho cái mức bất đồng để giáo hội, nếu muốn nhất quán với bản chất mình, có hể chấp nhận được. Những nhà canh tân phải xác định rõ ràng rằng họ cam kết sâu xa đối với giáo hội họ muốn cải cách. Khổ một nỗi ít ai chịu làm thế. Nghĩa là sự bất đồng của họ phải nhã nhặn, trung tín, tử tế và xây dựng; nếu không nó chẳng phải là Kitô giáo chút nào. Người bất đồng phải nhìn nhận mình có thể sai lầm và giá trị trổi vượt của mạc khải Thiên Chúa khi nó được phát biểu, qua nhiều phong thái khác nhau, bên trong toàn bộ cơ thể giáo hội.
Trong bầu khí đắng cay hiện nay, người ôn hòa, nghĩa là người tìm cách gây một ảnh hưởng hòa giải, thường bị chế diễu hành khổ từ cả hai phía của cán cân ý thức hệ. Tuy nhiên, về lâu về dài, người ôn hòa là người giữ chìa khóa cho tương lai. Cả người thủ cựu cực đoan lẫn người cấp tiến cực tả cũng đều không đưa ra được một chương trình tích cực có hy vọng thành công lâu dài. Việc tái lập nhất trí đòi ta phải mở rộng tâm điểm của ôn hòa, một tâm điểm vốn nhấn mạnh đến kỷ luật và tự chế nhưng lại từ khước mù quáng và cứng ngắc.
Thế hệ ta không phải là thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải giáp mặt với vấn đề bất đồng. Giáo hội sơ sinh gần như bị xé nát bởi các chia rẽ giữa những người Cải-Do-Thái và Thân Hy Lạp. Có lúc, Thánh Phaolô thấy mình miễn cưỡng buộc phải tố cáo Thánh Phêrô là giả hình trước mặt toàn bộ cộng đoàn Antioch (Thư Galát 2:14). Tân Ước cho thấy giáo hội đã có khả năng ra sao trong việc vượt lên trên sự bất đồng bằng cách chăm chú cầu nguyện hướng về Chúa Kitô, ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần, và khiêm nhường cũng như cởi mở đối với nhau. Các mục tử được khuyến cáo không được vua chúa đối với đoàn chiên (1 Phêrô 5:3). Cũng thế, các tín hữu được răn bảo: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình” (Thư Philíphê 2:3). Nếu những người chủ trương chuyên quyền và những người chủ trương tự do phóng khoáng của thời ta biết coi những khuyến cáo ấy như là được nói cho họ, thì cái thế lưỡng nan của việc phân cực chắc chắn sẽ được vượt qua.
Giáo hội được hạ sinh vào một thời mà việc thông đạt không bị phá vỡ giữa Do Thái và Dân Ngoại, giữa Hy Lạp và dân mọi rợ, giữa nô lệ và người tự do. Phúc âm đã thành công hàn được các phe phái chống đối nhau ấy thành một cộng đồng tin yêu. Dù có những vấn đề nội bộ, giáo hội ngày nay vẫn là định chế duy nhất trên trần gian được trang bị các tài nguyên cần thiết để vượt thắng các rạn nứt xã hội và văn hóa vốn chia rẽ gia đình nhân loại. Nhờ thực hiện được một quân bình năng động giữa bảo thủ và canh tân, uy quyền và tự do, nhất trí và bất đồng, giáo hội có hể đi tiên phong trên các nẻo đường hiệp nhất toàn bộ nhân loại.