BUỔI HÒA NHẠC “NHỮNG GIAI ĐIỆU VĨNH HẰNG” (Eternal Melodies)
Tại Nhà Thờ Đa-Minh Ba Chuông, 19g30 ngày thứ Sáu 25/4/2008

SAIGÒN - Buổi tối ngày 25/4/2008, trong khuôn khổ hoạt động mục vụ tôn giáo và văn hóa, giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông đã giới thiệu buổi hòa nhạc giao hưởng kinh điển NHỮNG GIAI ĐIỆU VĨNH HẰNG (Eternal Melodies) do Ban Hợp Xướng và dàn nhạc Suối Việt kết hợp với Trung tâm Mục vụ Đa Minh tổ chức.

Chưa đến giờ khai mạc, khá đông người từ nhiều nơi trong khu vực đổ về làm cho toàn cảnh ngôi thánh đường nhộn nhịp và có nét khác hẳn với các lễ hội được tổ chức ở đây.

Trước khi khai mạc, cha Phêrô Đinh Quang Mạnh Hùng, người chỉ huy đêm diễn, đã có vài lời để chuẩn bị cho buổi hòa nhạc.

Phần khai mạc thật trang trọng khi linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, chánh xứ Đa Minh đã giới thiệu linh mục chủ nhiệm chương trình là cha Anphong Vũ Đức Trung, cha Mạnh Hùng, nhạc sĩ Nguyễn Bách biên tập và dàn dựng. Chương trình còn được Thanh Sâm đạo diễn, ánh sáng do Anh Bằng, hình ảnh minh họa của Hồng Vân.

Thật là hay, tạo được nhiều cảm xúc cho người thưởng thức khi phần I của chương trình là những bài hát do những nghệ sĩ ưu tú trình diễn.

Mở đầu là nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm, trưởng khoa thanh nhạc- nhạc viện Sài Sòn, rất gần gũi với công chúng qua games show của đài truyền hình, đã trình diễn bài Ave Maria và Alleluia. Có đoạn chỉ có một từ “Allêluia” mà ông đã diễn đạt bằng nhiều giai điệu. Rất hay!

Dù tác phẩn được các nghệ sĩ hát bằng tiếng nước ngoài, nguyên bản, nhưng mọi người có thể theo dõi lời Việt và lời Anh ở hai phông màn hình trên cung thánh kèm hình ảnh minh họa rất sinh động.

Đoạn nhạc kịch Tosca của Giacomo Puccini do Ánh Tuyết, nhạc viện Sài Gòn, trình bày có đoạn:

Tôi đã sống cho nghệ thuật của tôi,
Tôi đã sống cho tình yêu,
Tôi không bao giờ làm hại một tâm hồn sống động!
Với bàn tay bí mật
Tôi đã an lòng khi điều không may đến với tôi
….”

Còn bài Bánh Thiên Thần có lời ca được trích từ tác phẩm Sacris Solemniis do Thánh Tiến sĩ Thomas Aquinas viết trước năm 1274. Lời ca này đã được dùng trong các bài thánh ca kính Thánh Thể Chúa Kitô; dù lời Việt rất thực tế nhưng chắc chắn không làm cho ai trong khán giả, tối hôm nay, nghĩ đến chuyện khó khăn lương thực đang xảy ra trên toàn thế giới!

Đặc biệt, đây là lần thứ hai, nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu đến nhà thờ Ba Chuông biểu diễn. Bài Ombra Mai Fu là bản aria trích từ nhạc kịch Xerxes của George Frideric Handel mà lời tựa có ý nghĩa “Không bao giờ làm nên bóng mát’; bản aria này còn được biết dưới tên gọi “Largo của Handel” mặc dù tốc độ chính lại là larghetto. Trong lúc sinh thời của Handel, vở opera này không thành công nhưng đến thế kỷ 19 bản aria này được làm cho sống lại và được thế giới đón nhận nồng nhiệt. Có đoạn lãng mạn như thế này:

Hãy để số phận mỉm cười với em.
Mong sao cơn giông, sớm chớp, bão tố
Không bao giờ phá hoại bình an quí báu của em,
Cũng mong sao em không bị vẩn đục bởi những cơn gió đang thổi
Không bao giờ làm nên bóng mát…”


Trẻ trung và cuốn hút là giọng ca của Thảo Trang (Việt Nam Idol) cùng với Triệu Lộc qua bài The Prayer (Lời Kinh) của Carole Bayer Sager – David Foster:

Xin Người trở thành mắt con và canh giữ đường chúng con đi.
Và giữ chúng con được khôn ngoan mỗi khi không hiểu biết
Xin cho đây như lời kinh khi chúng con lạc lối

Và:
Hằng đêm khi các vì sao tỏa sáng
Người là vì sao bất diệt
Trong lời kinh của con


Bài Con Te Partiro của Franceco Sartori và Lucio Quarantotto do Thu Giang trình bày đã kết thúc phần một. Khán đài cung thánh được tĩnh đi ít phút để chuẩn bị cho phần hai.

Đối với những người không hiểu nhiều về nhạc, những bài hát của chủ đề Những Giai Điệu Vĩnh Hằng có thể đã mang đến những cảm xúc thánh thiện và phút giây êm dịu sau một tuần làm việc căng thẳng; còn những vị hiểu biết nhiều về chuyên môn thì có lẽ đây là một bữa tiệc, tuy không ê hề món ăn nhưng đủ là một bữa tiệc thú vị cho sự gặp gỡ và thưởng thức âm nhạc.

Buổi hòa nhạc hôm nay, toàn bộ phần II được trình diễn bởi Ban hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng Suối Việt.

Mở đầu là bài Ave Maria, tác giả bài hát là giáo sư Hoàng Cương, giám đốc nhạc viện Sài Gòn, sau bài hát đã lên giao lưu ngắn, ông trả lời những câu hỏi của MC linh mục Tiến Lộc về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và mặc dù không phải là người Công giáo nhưng ông đã có một sáng tác thánh ca tuyệt vời và đây cũng là lần đầu trình diễn bài hát này.

Cũng phải nói thêm rằng, nhạc sĩ Nguyễn Bách, giảng viên nhạc viện Sài Gòn, đã chỉ huy dàn nhạc rất thành công trong phần II. Khi mọi người thưởng thức tác phẩm” Trời cao tường thuật vinh quang” ( trích oratorio “Creation” – Sự Sáng Thế) thì sự tài năng của nhạc sĩ Nguyễn Bách quả là thu phục lòng người.

Tác phẩm “Trời cao tường thuật vinh quang” là tác phẩm cuối đời của nhà soạn nhạc tiên tài Franz Joseph Haydn. Có rất nhiều tình tiết, câu chuyện xung quanh việc sáng tác tác phẩm này.

Đáng chú ý nhất là lần đầu tiên tại Việt Nam, bộ lễ REQUIEM (Cầu Hồn) của Mozart được giới thiệu tới công chúng.

Trong phụng vụ Công giáo, từ “Requiem” được trích ra từ câu ca nhập lễ “Requiem oeternam dona eis, domine, et lux perpetua luceat eis” (Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên họ). Bộ lễ Requiem khác với các bộ lễ thông thường ở chỗ có thêm Ca Tiếp Liên Dies Irae. Dàn nhạc đã trình bày qua bảy phân đoạn.

Đây là tác phẩm cuối đời của ông. Tác phẩm này cũng như cái chết bí ẩn của Mozart đã và đang là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác các thể loại khác.

Mỗi khi một tác phẩm được trình diễn xong, những tiếng vỗ tay vang dội khắp lòng thánh đường. Kết thúc buổi hòa nhạc là hoa, tiếng chúc mừng, cái bắt tay thân thiện.

Chỉ là những âm thanh, thế mà nhân loại đã khám phá ra cả một thế giới âm nhạc. Và trước cái hay của những giai điệu, người ta phải thấy mình nhỏ bé biết bao trước sự vô cùng của Thiên Chúa, vì ngoài âm nhạc còn có toán học, hội họa, khoa học, kinh tế, vật lý, hóa học… Xin cảm ơn những vị đã được thần linh Chúa soi sáng để cống hiến cho nhân loại những nét đẹp tuyệt vời ẩn dấu trong công trình tạo dựng vụ trụ của Thiên Chúa.

CHƯƠNG TRÌNH NHƯ SAU

PHẦN I

- Đối với giới chuyên môn âm nhạc, Nghệ Sĩ Ưu Tú Tạ Minh Tâm là Trưởng Khoa Thanh Nhạc của Nhạc viện Tp. HCM. Đối với công chúng, ngoài là một ca sĩ xuất sắc, ông còn được quen biết qua các chương trình Chung Sức, vai Bác sĩ trong phim “Blouse Trắng”.
- bài thánh ca “ALLELUIA” trích trong bản Motet “Exultate Jubilate” ĐƯỢC Mozart sáng tác năm 16 tuổi và được trình diễn lần đầu tiên tại Milan vào năm 1773. Thường bài này được trình bày với giọng soprano. Đặc biệt hôm nay chúng ta sẽ được thưởng thức với giọng tenore của Tạ Minh Tâm
- Ave Maria được Charles Gounod sáng tác giai điệu dựa trên phần đệm đàn là bản prelude số 1 trích từ tập Bình Quân Luật của Johann Sebastian Bach
- Đệm đàn: Cổ Tấn Thu Hương, giảng viên của Nhạc viện Tp. HCM

1. ALLELUIA Wolfgang Amadeus MOZART (3:30)
(Tenore: TẠ MINH TÂM – Piano: THU HƯƠNG)

2. AVE MARIA Johann Sebastian BACH - Charles GOUNOD
(Tenore: TẠ MINH TÂM – Piano: THU HƯƠNG) (3:20)
- Nghệ Sĩ Ưu Tú ÁNH TUYẾT – Phó Trưởng Khoa Thanh Nhạc của Nhạc viện Tp. HCM.
- Sergei Rachmaninov (1873 - 1943) là nhà soạn nhạc người Nga. Ông còn là một pianist có ảnh hưởng nhiều nhất của Tk. XX, chỉ huy dàn nhạc, được xem là khuôn mặt lớn cuối cùng của thời kỳ Lãng mạn của Am nhạc kinh điển Au châu.
Ý nghĩa của bài hát ZDSES KHOROSHO sẽ đước Anh Tuyết hát bằng tiếng Nga:
“Nơi đây mới bình yên làm sao. Nhìn kià!, xa xa dòng sông cuồn cuộn chảy. Không có gì ngoài nỗi thinh lặng ngự trị, Chỉ còn mình tôi với Thượng Đế, hoa, và hàng thông xanh.”
- Đệm đàn: Cổ Tấn Thu Hương, giảng viên của Nhạc viện Tp. HCM

3. ZDES KHOROSHO Sergei Vasilievich RACHMANINOV
(Soprano: ÁNH TUYẾT - Piano: THƯ HƯƠNG) (3:00)

4. TOSCA (Trích Nhạc kịch “Tosca”) Giacomo PUCCINI (3:00)
(Soprano: ÁNH TUYẾT - Piano: THƯ HƯƠNG)

5. PANIS ANGELICUS César FRANCK (3:40)
(Baritono: CÔNG LÂM - Piano: PHƯƠNG HẠNH)

6. PREGHIERA Francesca Paolo TOSTI (3:20)
(Soprano: NGỌC TUYỀN - Piano: PHƯƠNG HẠNH)

- Nhà thờ Đa-Minh Ba Chuông rất hân hạnh được đón tiếp Nghệ Sĩ Nhân Dân Trần Hiếu trong lần thứ hai biểu diễn tại đây.

- OMBRA MAI FU là bản aria trích từ nhạc kịch Xerxes của George Frideric Handel. Lời tựa có nghĩa “Chưa bao giờ có một bóng mát như vậy”, được hát bởi Xerxes, vai chính của vở opera. Bản aria này còn được biết dưới tên gọi “Largo của Handel” mặc dù tốc độ chính lại là larghetto (hơi chậm). Trong lúc sinh thời của Handel, vở opera này không thành công. Nhưng đến Tk. XIX, riêng bản aria này được làm cho sống lại và được thế giới đón nhận nồng nhiệt.
- Đệm đàn Nguyễn Thiện Phương Hạnh, giảng viên của Nhạc viện Tp. HCM. (nhắc lại việc đệm đàn của Hạnh cho 2 tiết mục trước)

7. OMBRA MAI FU George Friderik HANDEL (4:00)
(Baritono: TRẦN HIẾU - Piano: PHƯƠNG HẠNH)

8. THE PRAYER Carole Bayer SAGER – David FOSTER
(Tenore: TRIỆU LỘC, THẢO TRANG) (4:30)

9. CON TE PARTIRÒ Francesco SARTORI–Lucio QUARANTOTTO
(Tenore: TRẦN NGỌC; Soprano: THU GIANG) (4:10)

PART II

1. AVE MARIA (A Cappella) HOÀNG Cương
- Tác giả nguyên là Giám Đốc Nhạc viện Tp. HCM, Giáo sư HOÀNG CƯƠNG
- Mời tác giả lên sân khấu để giao lưu ngắn: Sáng tác này được viết trong hoàn cảnh nào? (mặc dù tác giả không phải là người Công giáo như đã có một sáng tác thánh ca tuyệt vời)
- Đây là buổi début (trình diễn lần đâu của tác phẩm này).
Mời Cha Sở, Giuse Phạm Hưng Thịnh lên tặng hoa cho tác giả.

- Giới thiệu Nguyễn Bách, Giảng viên Nv Tp. HCM, chỉ huy, là người đã điều khiển tác phẩm này cũng như cả phần II của chương trình với sự có mặt của Hx và Dàn Nhạc Suối Việt – một thành viên trong các Hội đoàn của Gx. Đa Minh – Ba Chuông.

2. SYMPHONY in G-DUR, No. 100 – II. Movement Joseph HAYDN
- “Creation” là một trong hai bản oratorio cuối đời của Haydn. Tác phẩm dựa trên cốt truyện Kinh Thánh về sự sáng tạo thế giới và trên lời thơ của John Milton trong tác phẩm “Thiên đường đã mất” (The Lost Paradise)

3. TRỜI CAO THUẬT LẠI VINH QUANG (trích oratorio “CREATION” – Sự Sáng Thế”) Nguyên tác: Joseph HAYDN; Lời Việt: Nguyễn Bách

REQUIEM
- Đây là tác phẩm cuối đời của nhạc soạn nhạc thiên tài, MOZART. Có rất nhiều tình tiết, câu chuyện chung quanh việc sáng tác tác phẩm này. Trong lúc đầy thất vọng vì bệnh tật, vì cuộc sống vật chất, kinh tế, Mozart được một người lạ mặt đặt hàng viết 1 bộ lễ Cầu Hồn – Requiem. Nỗi vui mừng như ngọn lửa chợt bùng lên đã nhanh chóng lụi tàn khi người đặt hàng không đến lấy và ông đã phải thốt lên: “Đây là bản Cầu hồn cho chính tôi!”. Ít lâu sau, ông qua đời.
- Cấu trúc tác phẩm dựa trên bộ Lễ Cầu hồn của đạo Công giáo, nhưng có thêm những phần khác như: phần Mở đầu, bài Dies Irae (Ngày thịnh nộ)
- Giai điệu đầu tiên mà qúy vị sẽ được nghe là kèn fagotto đi cùng với bè Basso trong trích đoạn 1: KYRIE. Đây là ý tưởng trụ cho toàn bộ bài thánh ca được viết theo phong cách phức điệu một cách thiên tài. Giai điệu mang màu sắc của nhạc Bình ca mà Mozart đã từng hát trong các ca đoàn khi còn nhỏ. Nét cổ xưa của giai điệu chính trong KYRIE được khẳng định trong hợp âm kết thúc bài lại là một quãng 5 đùng, thay vì là một hợp âm ba nốt.

Bài thứ 2: DIES IRAE (Ngày Thịnh nộ) lại chính là bái thánh ca đầu tiên mà ông viết khi bắt đầu sáng tác bộ lễ Requiem này. Ông chia bà ithơ dài DIES IRAE thành sáu phân đoạn để sáng tác các bài tiếp theo của REQUIEM. Ở đây, chúng tôi chỉ trích ra các bài: DIES IRAE, TUBA MIRUM, REZ TREMENDAE MAJESTATIS và RECORDARE, JESU PIE. Đặc biệt, trong bài TUBA MIRUM, qúy vị sẽ được thưởng thức tiếng kèn trombone độc tấu đi cùng với các giọng ca lần lượt xuất hiện từ thấp lên cao là Basso, Tenore, Alto, và Soprano. Nét giai điệu đẹp như hát của kèn trombone và cách cấu trúc tác phẩm như vậy được Mozart mô tả như một Cảnh Phán Xét vào ngày chung cuộc.

Cuối cùng, cả dàn nhạc và hợp xướng cùng hợp lại với nhau trong bài LACRIMOSA, được coi là một cuộc du hành của Mozart vào lãnh vực hòa âm Tk. XVIII do việc xuất hiện ở đây những hợp âm, cách dùng hòa âm kỳ lạ. Mozart đã cố gắng hoàn tất LACRIMOSA ngay hôm ông qua đời! Các âm hình của bộ Dây được mô tả như những giọt nước mắt than khóc rơi xuống. Đến nay, người ta vẫn đánh giá LACRIMOSA như là một trong những tác phẩm gây cảm xúc nhất.

Phần trình diễn REQUIEM của Mozart do Ban Hợp xướng và Dàn nhạc Suối Việt dướ isự chỉ huy của nhạc trưỡng Nguyễn Bách được kết thúc bằng phân đoạn SANCTUS DOMINUS DEUS SABAOTH. Đây là bài thánh ca duy nhất mang niềm vui, hân hoan mà chúng ta gặp trong REQUIEM. Ở bài thánh ca ngắn này tập trung cả thiên tài của ông: Phần đầu là âm nhạc hòa điệu (homophony) trang trọng của âm nhạc thời kỳ Baroque; Phần tiếp theo là đoạn đa âm (polyphony) nhanh thường gặp trong âm nhạc thời kỳ Phục Hưng.

- Giới thiệu các solist của OPERA VIỆT: Soprano: Ngọc Tuyền, Alto: Triệu Yên, Tenore: Anh Bằng và Basso: Klong HaGim
- Giới thiệu nhạc trưởng.

4. Bộ Lễ “REQUIEM” (Các trích đoạn quan trọng) Wolfgang Amadeus MOZART

a. Kyrie eleison
b. Dies irae
c. Tuba mirum (Soli – SATB)
d. Rex tremendae majestatis
e. Recordare, Jesu pie (Soli – SATB)
f. Lacrimosa dies illa
g. Sanctus Dominus Deus Sabaoth