SAIGON, Chiều ngày 29 tháng 3 tại nhà thờ Đaminh – Ba Chuông, người lớn, trẻ em từ khắp nơi trở về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Gia Đình Truyền Tin.
Trên gương mặt mọi người ánh lên một niềm vui hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Từng tốp người đứng tụ họp thành từng nhóm, đây áo xanh, kia áo nâu, chỗ nọ váy xanh lạ lùng nhất là những cô gái chàng trai trong y phục Tây Nguyên…đó là tất cả khách mời đặc biệt trong thánh lễ hôm nay. Người lớn thì ngồi xe lăn hoặc đặt tay trên vai nhau cùng đi, trẻ em tại các mái ấm thì mặc đồng phục í ới một vùng trời. Anh chị em trong gia đình Truyền Tin trong bộ đồng phục xanh tất bật lo toan sắp xếp chỗ ngồi, ổn định trật tự.
Gia Đình Truyền Tin được sinh ra từ một bài giảng. Quả thật vào lọat baì tĩnh tâm Mùa Vọng năm 1992 cho giới trẻ tại nhà thờ Ba Chuông, cha Px. Đào Trung Hiệu dòng Đaminh đã nhấn mạnh đến tình liên đới, liên kết để cùng nhau thực hiện những công tác xã hội, văn hoá hay cái gì khác…Chỉ bấy nhiêu thôi mà nhiều tâm hồn như cũng chỉ chờ có thế, Gia đình Truyền Tin ra đời.
15 năm công tác xã hội cho những anh chị em vùng sâu vùng xa, cho trẻ em chơi hội chợ, thăm và tặng quà các cô nhi, mái ấm, trại phong, anh chị em dân tộc…từ mũi Cà Mau đến vùng cao nguyên Pleiku đất đỏ. Biết bao vùng đất xa xôi anh chị em đã đi qua còn in đậm trên những trang viết của những quyển kỷ yếu mỗi năm phát hành một lần.
Thánh lễ hôm nay tôi tham dự cảm nhận rất khác. Các anh chị em từ rất nhiều mái ấm, nhà mở và xa xôi nhất là anh chị em dân tộc mãi trên Pleiku xa xôi. Mỗi đầu ghế đều có các Soeur phụ trách chăm sóc và cũng có rất nhiều màu tu phục. Các em khiếm thính, khiếm thị, bệnh down, thiểu năng…ngồi ngay ngắn trong nhà thờ. Có rất nhiều em không công giáo, vì tôi ngồi gần một mái ấm, đến khi hiệp lễ các em bỏ nhỏ nhau: Ai có đạo thì lên rước lễ kìa. Tôi nhìn hết 4 hàng ghế, mà chẳng em nào lên. Thánh lễ không phân biệt tôn giáo! Phần đọc thánh thư là hai em khiếm thị, nhưng đọc chữ nổi rất rõ ràng mạch lạc, chỉ có một khó khăn nhỏ là các em được những bạn sáng mắt dẫn lên. Ca đoàn cũng là các em khiếm thị. Bộ lễ hát bằng tiếng dân tộc Jarai do chính các em dân tộc và đoàn cồng chiêng mang từ Pleiku xuống, đặc biệt nữa là vừa hát bộ lễ vừa múa và vỗ tay theo nhịp, và thánh lễ rất sốt sáng nhờ những âm thanh nhịp nhàng của tất cả mọi người tham dự. Dâng của lễ do các anh chị em khuyết tật ngồi trên những chiếc xe lăn tay bưng lễ vật được anh chị em trong gia đình Truyền Tin đẩy lên. Tới phần hiệp lễ, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, cha Giuse Nguyễn Cao Luật, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và các cha đi đến tận nơi anh chị em khuyết tật trao Mình Thành Chúa, những chiếc áo trắng hoà với anh chị em trong lòng nhà thờ Ba Chuông, một hình ảnh đẹp mà khó có được. Tôi căn máy mãi mà không thể bấm được một kiểu hình nào trọn vẹn để diễn tả sự phục vụ này.
Thánh lễ đặc biệt nữa là sau phần giảng bằng tiếng Kinh, Đức cha Micae giảng bằng tiếng dân tộc, mọi người cảm giác như Kontum- Saigon gần nhau lắm. Đức Cha nói: " Loan báo Tin Mừng, cử hành phụng vụ và thực thi bác ái là thế kiềng ba chân vững chắc của Hội thánh sơ khai, giữ được hài hoà thì thống nhất bằng không sẽ bị khủng hoảng và Đức Cha kết luận: Anh chị em trong Gia đình Đức Tin đã đi đúng hướng".
Nhìn những anh chị em tuổi còn rất trẻ, khoảng ngoài hai mươi và trên một chút đi lên tuyên hứa phục vụ Gia đình Truyền Tin mà cảm thấy lòng rất ấm. Ấm lòng vì còn rất nhiều người trẻ thao thức và lo toan cho những anh chị em kém may mắn, cho những anh chị em ở những nơi xa xôi, ấm lòng vì những hoạt động vất vả như thế mà không một chút lương bổng mà đôi khi phải bỏ " túi riêng", nhưng vẫn vui tươi phục vụ. Ấm lòng vì những nội quy của Gia đình Truyền Tin với điều kiện phải tham gia đều đặn với một tuổi trẻ giữa Saigon hoa lệ.
Thế mà Gia đình Truyền Tin vẫn có sự thu hút riêng với các bạn trẻ với sự phục vụ vô vị lợi. Mười lăm năm bên cạnh công tác phục vụ trẻ mồ côi, người già neo đơn, khuyết tật, những bệnh nhân phong, những người không may mắn và những anh chị em đang đau khổ về vật chất và tinh thần, Gia đình Truyền Tin vẫn còn những sinh hoạt phục vụ trong giáo xứ Đaminh- Ba Chuông như: coi xe, hát lễ chiều thứ năm đầu tháng, tĩnh tâm đầu tháng...và mở một shop hoa tươi nho nhỏ bên trong khuôn viên nhà thờ để làm quỹ đi công tác.
Sau thánh lễ là phần văn nghệ của các mái ấm, nhà mở...nhưng tiếc là trời thì đã tối, mà đường tôi về thì còn xa, đành bỏ lỡ dịp may được thưởng thức văn nghệ của các em.
Xin mượn lời Thầy phụ trách Gia đình Truyền Tin Phêrô Nguyễn Thành Tâm, OP trong lời ngỏ của tập kỷ yếu để kết như lời tâm tình của Gia đình Truyền Tin: "15 năm trong công việc bác ái, chúng con chẳng có gì là ồn ào to lớn cả, mỗi thành viên trong gia đình chúng con như cánh tay nối dài của quý vị ân nhân để đến với tha nhân, bởi tình yêu là cho đi, chính lúc học cách cho đi là mỗi khi thành viên trong Gia đình chúng con thấy mình nhận được rất nhiều.".
Trên gương mặt mọi người ánh lên một niềm vui hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Từng tốp người đứng tụ họp thành từng nhóm, đây áo xanh, kia áo nâu, chỗ nọ váy xanh lạ lùng nhất là những cô gái chàng trai trong y phục Tây Nguyên…đó là tất cả khách mời đặc biệt trong thánh lễ hôm nay. Người lớn thì ngồi xe lăn hoặc đặt tay trên vai nhau cùng đi, trẻ em tại các mái ấm thì mặc đồng phục í ới một vùng trời. Anh chị em trong gia đình Truyền Tin trong bộ đồng phục xanh tất bật lo toan sắp xếp chỗ ngồi, ổn định trật tự.
Gia Đình Truyền Tin được sinh ra từ một bài giảng. Quả thật vào lọat baì tĩnh tâm Mùa Vọng năm 1992 cho giới trẻ tại nhà thờ Ba Chuông, cha Px. Đào Trung Hiệu dòng Đaminh đã nhấn mạnh đến tình liên đới, liên kết để cùng nhau thực hiện những công tác xã hội, văn hoá hay cái gì khác…Chỉ bấy nhiêu thôi mà nhiều tâm hồn như cũng chỉ chờ có thế, Gia đình Truyền Tin ra đời.
15 năm công tác xã hội cho những anh chị em vùng sâu vùng xa, cho trẻ em chơi hội chợ, thăm và tặng quà các cô nhi, mái ấm, trại phong, anh chị em dân tộc…từ mũi Cà Mau đến vùng cao nguyên Pleiku đất đỏ. Biết bao vùng đất xa xôi anh chị em đã đi qua còn in đậm trên những trang viết của những quyển kỷ yếu mỗi năm phát hành một lần.
Thánh lễ hôm nay tôi tham dự cảm nhận rất khác. Các anh chị em từ rất nhiều mái ấm, nhà mở và xa xôi nhất là anh chị em dân tộc mãi trên Pleiku xa xôi. Mỗi đầu ghế đều có các Soeur phụ trách chăm sóc và cũng có rất nhiều màu tu phục. Các em khiếm thính, khiếm thị, bệnh down, thiểu năng…ngồi ngay ngắn trong nhà thờ. Có rất nhiều em không công giáo, vì tôi ngồi gần một mái ấm, đến khi hiệp lễ các em bỏ nhỏ nhau: Ai có đạo thì lên rước lễ kìa. Tôi nhìn hết 4 hàng ghế, mà chẳng em nào lên. Thánh lễ không phân biệt tôn giáo! Phần đọc thánh thư là hai em khiếm thị, nhưng đọc chữ nổi rất rõ ràng mạch lạc, chỉ có một khó khăn nhỏ là các em được những bạn sáng mắt dẫn lên. Ca đoàn cũng là các em khiếm thị. Bộ lễ hát bằng tiếng dân tộc Jarai do chính các em dân tộc và đoàn cồng chiêng mang từ Pleiku xuống, đặc biệt nữa là vừa hát bộ lễ vừa múa và vỗ tay theo nhịp, và thánh lễ rất sốt sáng nhờ những âm thanh nhịp nhàng của tất cả mọi người tham dự. Dâng của lễ do các anh chị em khuyết tật ngồi trên những chiếc xe lăn tay bưng lễ vật được anh chị em trong gia đình Truyền Tin đẩy lên. Tới phần hiệp lễ, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, cha Giuse Nguyễn Cao Luật, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và các cha đi đến tận nơi anh chị em khuyết tật trao Mình Thành Chúa, những chiếc áo trắng hoà với anh chị em trong lòng nhà thờ Ba Chuông, một hình ảnh đẹp mà khó có được. Tôi căn máy mãi mà không thể bấm được một kiểu hình nào trọn vẹn để diễn tả sự phục vụ này.
Thánh lễ đặc biệt nữa là sau phần giảng bằng tiếng Kinh, Đức cha Micae giảng bằng tiếng dân tộc, mọi người cảm giác như Kontum- Saigon gần nhau lắm. Đức Cha nói: " Loan báo Tin Mừng, cử hành phụng vụ và thực thi bác ái là thế kiềng ba chân vững chắc của Hội thánh sơ khai, giữ được hài hoà thì thống nhất bằng không sẽ bị khủng hoảng và Đức Cha kết luận: Anh chị em trong Gia đình Đức Tin đã đi đúng hướng".
Nhìn những anh chị em tuổi còn rất trẻ, khoảng ngoài hai mươi và trên một chút đi lên tuyên hứa phục vụ Gia đình Truyền Tin mà cảm thấy lòng rất ấm. Ấm lòng vì còn rất nhiều người trẻ thao thức và lo toan cho những anh chị em kém may mắn, cho những anh chị em ở những nơi xa xôi, ấm lòng vì những hoạt động vất vả như thế mà không một chút lương bổng mà đôi khi phải bỏ " túi riêng", nhưng vẫn vui tươi phục vụ. Ấm lòng vì những nội quy của Gia đình Truyền Tin với điều kiện phải tham gia đều đặn với một tuổi trẻ giữa Saigon hoa lệ.
Thế mà Gia đình Truyền Tin vẫn có sự thu hút riêng với các bạn trẻ với sự phục vụ vô vị lợi. Mười lăm năm bên cạnh công tác phục vụ trẻ mồ côi, người già neo đơn, khuyết tật, những bệnh nhân phong, những người không may mắn và những anh chị em đang đau khổ về vật chất và tinh thần, Gia đình Truyền Tin vẫn còn những sinh hoạt phục vụ trong giáo xứ Đaminh- Ba Chuông như: coi xe, hát lễ chiều thứ năm đầu tháng, tĩnh tâm đầu tháng...và mở một shop hoa tươi nho nhỏ bên trong khuôn viên nhà thờ để làm quỹ đi công tác.
Sau thánh lễ là phần văn nghệ của các mái ấm, nhà mở...nhưng tiếc là trời thì đã tối, mà đường tôi về thì còn xa, đành bỏ lỡ dịp may được thưởng thức văn nghệ của các em.
Xin mượn lời Thầy phụ trách Gia đình Truyền Tin Phêrô Nguyễn Thành Tâm, OP trong lời ngỏ của tập kỷ yếu để kết như lời tâm tình của Gia đình Truyền Tin: "15 năm trong công việc bác ái, chúng con chẳng có gì là ồn ào to lớn cả, mỗi thành viên trong gia đình chúng con như cánh tay nối dài của quý vị ân nhân để đến với tha nhân, bởi tình yêu là cho đi, chính lúc học cách cho đi là mỗi khi thành viên trong Gia đình chúng con thấy mình nhận được rất nhiều.".