SAIGÒN -- Ngày 19-01-2008, Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tọa đàm xoay quanh “Những Vấn Đề Giáo Dục hiện nay - Quan điểm và Giải Pháp”. Đây cũng là tên một tập sách do Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành cuối năm 2007, tập hợp các nhận định về thực trạng nền giáo dục nước nhà cũng như đề xuất các giải pháp canh tân, do các nhà trí thức và khoa học tâm huyết, kể cả Việt kiều, đã từng nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đệ trình lên các cấp lãnh đạo hữu quan.
Các thuyết trình viên gồm: GSTS Chu Hảo, Giám Đốc NXB Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường; và hai trong số các tác giả những bài viết trong tập sách nói trên: Nhà Văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Bùi Văn Nam Sơn.
Hiện diện trong buổi hội thảo gồm đa số thành viên CLB và khoảng 200 khách mời, thuộc giới công giáo thao thức cho nền giáo dục Việt Nam; trong đó có các bề trên nhiều dòng, đặc biệt là các dòng chuyên lo về giáo dục như Don Bosco, La San, Dòng Đức Bà, Dòng Phaolô, Dòng Tên vv… cùng với nhiều giáo sư và giảng sư các đại học TP Hồ Chí Minh.
Mở đầu, GSTS Chu Hảo giới thiệu về hoạt động của nhà Xuất Bản Tri Thức. Từ nhiều năm qua, bản thân ông và nhiều học giả Việt Nam thao thức trước hiện trạng phát triển bất cân xứng giữa Kinh Tế và Giáo Dục. Kinh Tế chuyển biến càng nhanh để hội nhập với thế giới thì Giáo Dục càng xuống dốc từ chất lượng kiến thức, khả năng tư duy đến đạo đức của những người đi học lẫn những người làm công tác giáo dục. Một trong các lý do căn bản, ấy là vì trong một thời gian khá lâu yếu tố chính trị được xem là vấn đề sống còn của đất nước, nên những mảng khác của kiến thức nhân loại đã bị bỏ quên. Hiện nay, các nỗ lực của Nhà Nước phần lớn là dồn về mặt trận kinh tế, trong khi đó người trẻ Việt Nam không được tiếp cận với ‘tinh hoa tri thức nhân loại’. Sự ra đời của NXB Tri Thức là để phổ biến trong vòng một thập niên từ 500 đến 700 đầu sách, vốn được nhân loại nhìn nhận như là những tri thức căn bản và nền tảng cho mọi xã hội văn minh. Trong năm 2007, NXB Tri thức đã thức hiện được 30 đầu sách.
Nhà văn Nguyên Ngọc xoáy sâu vào vấn đề chính, đó là quan điểm và giải pháp Giáo Dục. Ông tóm lược ý trong bài viết của mình bằng cách nhấn mạnh đến triết lý giáo dục. Từ ngày khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến nay học sinh sinh viên được đào tạo dựa trên một ‘chân lý’ có sẵn và bất di bất dịch. Mọi người trong xã hội nói chung và các nhà giáo dục nói riêng chỉ có việc quán triệt ‘chân lý’ ấy để áp dụng vào công việc đào tạo của mình. Thế nhưng, theo ông, không có một chân lý nào do một người, hay một nhóm người, đề ra có thể xem là một chân lý tuyệt đối, mà phải là một sự tìm kiếm liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do đó học sinh sinh viên phải được đào tạo, không phải là để ‘quán triệt’ cái chân lý cố định ấy và tuân theo, mà để có khả năng tư duy độc lập, hầu chính mình tìm ra chân lý cho bản thân mình, cho đất nước mình và cho nhân loại.
Việc xác định lại triết lý giáo dục sẽ còn nhiều khó khăn, vì bộ máy giáo dục chỉ là bộ máy con trong một bộ máy mẹ, và khi bộ máy mẹ chưa thay đổi thì bộ máy con khó lòng mà chuyển biến. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng những nỗ lực của người dân, nhất là người dân trí thức, cùng góp sức với nhau để làm mà không chờ đợi sự thay đổi từ trên sẽ có tác dụng, không những làm cho bộ máy con tốt hơn, mà có thể qua đó làm cho bộ máy mẹ nhận thấy phải chuyển biến theo đường đi lên của dân tộc.
Tiến Sĩ Bùi Văn Nam Sơn nhìn lại lịch sử và so sánh tình trạng giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Ông cho thấy rằng bất cứ nước nào cũng gặp khó khăn về giáo dục. Thế nhưng hiện nay, dù phải đối diện với bao nhiêu thách thức của sức mạnh kinh tế, thì các trường Đại Học Âu Mỹ vẫn giữ được một nền giáo dục nhân bản, trong khi đó, tại Việt Nam, hình như nền giáo dục không còn giữ được những giá trị của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Sở dĩ như vậy là từ nhiều thế kỷ qua, các trường đại học Âu Mỹ đã phải tranh đấu cam go để được độc lập đối với guồng máy chính quyền. Hiện nay, nếu Việt Nam muốn có một nền giáo dục nhân bản thì việc đầu tiên là nền giáo dục Đại Học phải làm đủ mọi cách để có được sự độc lập của mình. Để đạt mục tiêu này, những người tâm huyết với giáo dục phải là những người đầu tiên có tinh thần suy tư độc lập và tự lập. Thực tế, trong suốt lịch sử Việt Nam, thời kỳ nào giáo dục cũng có những vấn đề, nhưng hiện nay các vấn đề gay gắt hơn, ấy là do tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm vỡ tung mọi cột móc. Thách thức này rất lớn, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam, ông tin rằng dân tộc Việt Nam không cam chịu bó tay trước bất cứ thách thức nào, mà sẽ tìm ra con đường để xây dựng một nền đạo đức và văn hoá xứng tầm với thế giới.
Sau trình bày của ba vị trên, phần trao đổi và góp ý đã diễn ra sôi nổi với các phát biểu của Lm Huỳnh Công Minh, nữ tu Mai Thành, Ông Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Nguyễn Xuân Nghiã, Lm Trần Tam Tỉnh và một số Linh mục, tu sĩ thuộc các hội dòng khác, chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
1. Cái nguy nan hiện nay là nền đạo đức hầu như phá sản, cụ thể là sự gian dối đã có mặt khắp nơi: học gian, thi gian, nói dối, làm dối; không chỉ trong giới học trò mà ngay cả trong giới những người làm giáo dục, với những bằng thạc sĩ, tiến sĩ gian đối.
2. Vì thế, giáo dục không chỉ là chuyện hình thành một nếp tư duy độc lập ở cấp đại học mà thôi, nhưng giáo dục phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo, bởi vì khi một học sinh thông qua tiểu học và trung học trong bầu không khí gian dối như hiện nay, thì việc giáo dục nhân cách đã quá trễ khi lên đến đại học.
3. Giáo dục không phải là lãnh vực dành riêng cho Bộ Giáo Dục và Nhà Nước mà còn là vấn đề của mọi người dân. Vì thế, mọi người có suy tư cần liên kết lại với nhau để làm tất cả những gì có thể làm được; từ việc hình thành một ‘tủ sách tinh hoa tri thức nhân loại’ đến việc tạo ra một cơ chế độc lập của đại học và hình thành một lớp trí thức tư duy độc lập và tự lập.
4. Vì tham dự viên theo lời mời của CLB P. Nguyễn Văn Bình tuyệt đại đa số là công giáo, nên cũng có ý kiến nêu lên rằng Giáo Hội phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Giáo dục con người, trước hết là giáo dục lương tâm, và Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm hơn bất cứ ai để giáo dục lương tâm con người Việt Nam.
5. Cuối cùng, không thể chờ đợi một sự thay đổi của bộ máy ‘mẹ’ thì lúc đó những người thao thức mới bắt tay vào nâng cao giáo dục, mà phải liên kết những con người có tư duy độc lập để, theo khả năng và phương tiện mình, làm ‘chui’ tất cả những gì mình làm được. ‘Làm chui’ ở đây, không có nghĩa là làm sai luật pháp quốc gia, nhưng ‘làm chui’ theo nghĩa là không đợi luật pháp ‘cho phép’ rồi mới làm, mà làm tất cả những gì mà luật pháp Việt Nam hiện nay ‘không cấm’.
Trong phần đúc kết, Lm Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh đến sự đồng thuận của giới Công giáo về các nhận định cũng như về nhiều giải pháp mà các học giả đã nêu và ước mong sự đồng thuận này ngày càng được mở rộng để có thể mang đến một tác động tích cực, một cuộc canh tân đích thực cho nền giáo dục nước nhà.
CLB. Phaolô Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục nỗ lực trong lãnh vực này và hoạt động tiếp theo sẽ là một cuộc Tọa đàm về “Giáo dục Kitô giáo”, chủ đề mục vụ của HĐGMVN cho năm 2008 này.
Các thuyết trình viên gồm: GSTS Chu Hảo, Giám Đốc NXB Tri Thức, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường; và hai trong số các tác giả những bài viết trong tập sách nói trên: Nhà Văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ Bùi Văn Nam Sơn.
Hiện diện trong buổi hội thảo gồm đa số thành viên CLB và khoảng 200 khách mời, thuộc giới công giáo thao thức cho nền giáo dục Việt Nam; trong đó có các bề trên nhiều dòng, đặc biệt là các dòng chuyên lo về giáo dục như Don Bosco, La San, Dòng Đức Bà, Dòng Phaolô, Dòng Tên vv… cùng với nhiều giáo sư và giảng sư các đại học TP Hồ Chí Minh.
Mở đầu, GSTS Chu Hảo giới thiệu về hoạt động của nhà Xuất Bản Tri Thức. Từ nhiều năm qua, bản thân ông và nhiều học giả Việt Nam thao thức trước hiện trạng phát triển bất cân xứng giữa Kinh Tế và Giáo Dục. Kinh Tế chuyển biến càng nhanh để hội nhập với thế giới thì Giáo Dục càng xuống dốc từ chất lượng kiến thức, khả năng tư duy đến đạo đức của những người đi học lẫn những người làm công tác giáo dục. Một trong các lý do căn bản, ấy là vì trong một thời gian khá lâu yếu tố chính trị được xem là vấn đề sống còn của đất nước, nên những mảng khác của kiến thức nhân loại đã bị bỏ quên. Hiện nay, các nỗ lực của Nhà Nước phần lớn là dồn về mặt trận kinh tế, trong khi đó người trẻ Việt Nam không được tiếp cận với ‘tinh hoa tri thức nhân loại’. Sự ra đời của NXB Tri Thức là để phổ biến trong vòng một thập niên từ 500 đến 700 đầu sách, vốn được nhân loại nhìn nhận như là những tri thức căn bản và nền tảng cho mọi xã hội văn minh. Trong năm 2007, NXB Tri thức đã thức hiện được 30 đầu sách.
Nhà văn Nguyên Ngọc xoáy sâu vào vấn đề chính, đó là quan điểm và giải pháp Giáo Dục. Ông tóm lược ý trong bài viết của mình bằng cách nhấn mạnh đến triết lý giáo dục. Từ ngày khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến nay học sinh sinh viên được đào tạo dựa trên một ‘chân lý’ có sẵn và bất di bất dịch. Mọi người trong xã hội nói chung và các nhà giáo dục nói riêng chỉ có việc quán triệt ‘chân lý’ ấy để áp dụng vào công việc đào tạo của mình. Thế nhưng, theo ông, không có một chân lý nào do một người, hay một nhóm người, đề ra có thể xem là một chân lý tuyệt đối, mà phải là một sự tìm kiếm liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Do đó học sinh sinh viên phải được đào tạo, không phải là để ‘quán triệt’ cái chân lý cố định ấy và tuân theo, mà để có khả năng tư duy độc lập, hầu chính mình tìm ra chân lý cho bản thân mình, cho đất nước mình và cho nhân loại.
Việc xác định lại triết lý giáo dục sẽ còn nhiều khó khăn, vì bộ máy giáo dục chỉ là bộ máy con trong một bộ máy mẹ, và khi bộ máy mẹ chưa thay đổi thì bộ máy con khó lòng mà chuyển biến. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng những nỗ lực của người dân, nhất là người dân trí thức, cùng góp sức với nhau để làm mà không chờ đợi sự thay đổi từ trên sẽ có tác dụng, không những làm cho bộ máy con tốt hơn, mà có thể qua đó làm cho bộ máy mẹ nhận thấy phải chuyển biến theo đường đi lên của dân tộc.
Tiến Sĩ Bùi Văn Nam Sơn nhìn lại lịch sử và so sánh tình trạng giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Ông cho thấy rằng bất cứ nước nào cũng gặp khó khăn về giáo dục. Thế nhưng hiện nay, dù phải đối diện với bao nhiêu thách thức của sức mạnh kinh tế, thì các trường Đại Học Âu Mỹ vẫn giữ được một nền giáo dục nhân bản, trong khi đó, tại Việt Nam, hình như nền giáo dục không còn giữ được những giá trị của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. Sở dĩ như vậy là từ nhiều thế kỷ qua, các trường đại học Âu Mỹ đã phải tranh đấu cam go để được độc lập đối với guồng máy chính quyền. Hiện nay, nếu Việt Nam muốn có một nền giáo dục nhân bản thì việc đầu tiên là nền giáo dục Đại Học phải làm đủ mọi cách để có được sự độc lập của mình. Để đạt mục tiêu này, những người tâm huyết với giáo dục phải là những người đầu tiên có tinh thần suy tư độc lập và tự lập. Thực tế, trong suốt lịch sử Việt Nam, thời kỳ nào giáo dục cũng có những vấn đề, nhưng hiện nay các vấn đề gay gắt hơn, ấy là do tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm vỡ tung mọi cột móc. Thách thức này rất lớn, nhưng nhìn lại lịch sử Việt Nam, ông tin rằng dân tộc Việt Nam không cam chịu bó tay trước bất cứ thách thức nào, mà sẽ tìm ra con đường để xây dựng một nền đạo đức và văn hoá xứng tầm với thế giới.
Sau trình bày của ba vị trên, phần trao đổi và góp ý đã diễn ra sôi nổi với các phát biểu của Lm Huỳnh Công Minh, nữ tu Mai Thành, Ông Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Nguyễn Xuân Nghiã, Lm Trần Tam Tỉnh và một số Linh mục, tu sĩ thuộc các hội dòng khác, chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
1. Cái nguy nan hiện nay là nền đạo đức hầu như phá sản, cụ thể là sự gian dối đã có mặt khắp nơi: học gian, thi gian, nói dối, làm dối; không chỉ trong giới học trò mà ngay cả trong giới những người làm giáo dục, với những bằng thạc sĩ, tiến sĩ gian đối.
2. Vì thế, giáo dục không chỉ là chuyện hình thành một nếp tư duy độc lập ở cấp đại học mà thôi, nhưng giáo dục phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo, bởi vì khi một học sinh thông qua tiểu học và trung học trong bầu không khí gian dối như hiện nay, thì việc giáo dục nhân cách đã quá trễ khi lên đến đại học.
3. Giáo dục không phải là lãnh vực dành riêng cho Bộ Giáo Dục và Nhà Nước mà còn là vấn đề của mọi người dân. Vì thế, mọi người có suy tư cần liên kết lại với nhau để làm tất cả những gì có thể làm được; từ việc hình thành một ‘tủ sách tinh hoa tri thức nhân loại’ đến việc tạo ra một cơ chế độc lập của đại học và hình thành một lớp trí thức tư duy độc lập và tự lập.
4. Vì tham dự viên theo lời mời của CLB P. Nguyễn Văn Bình tuyệt đại đa số là công giáo, nên cũng có ý kiến nêu lên rằng Giáo Hội phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Giáo dục con người, trước hết là giáo dục lương tâm, và Giáo Hội Việt Nam có trách nhiệm hơn bất cứ ai để giáo dục lương tâm con người Việt Nam.
5. Cuối cùng, không thể chờ đợi một sự thay đổi của bộ máy ‘mẹ’ thì lúc đó những người thao thức mới bắt tay vào nâng cao giáo dục, mà phải liên kết những con người có tư duy độc lập để, theo khả năng và phương tiện mình, làm ‘chui’ tất cả những gì mình làm được. ‘Làm chui’ ở đây, không có nghĩa là làm sai luật pháp quốc gia, nhưng ‘làm chui’ theo nghĩa là không đợi luật pháp ‘cho phép’ rồi mới làm, mà làm tất cả những gì mà luật pháp Việt Nam hiện nay ‘không cấm’.
Trong phần đúc kết, Lm Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nhấn mạnh đến sự đồng thuận của giới Công giáo về các nhận định cũng như về nhiều giải pháp mà các học giả đã nêu và ước mong sự đồng thuận này ngày càng được mở rộng để có thể mang đến một tác động tích cực, một cuộc canh tân đích thực cho nền giáo dục nước nhà.
CLB. Phaolô Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục nỗ lực trong lãnh vực này và hoạt động tiếp theo sẽ là một cuộc Tọa đàm về “Giáo dục Kitô giáo”, chủ đề mục vụ của HĐGMVN cho năm 2008 này.