Hôm nay, ký ức về chiến tranh Việt Nam được nguôi đi phần nào với việc khánh thành một công viên hoà bình tại miền Nam Việt Nam.
Đông đảo người dân Nam Hàn đã đóng góp tài chính cho việc xây dựng công viên qua một tờ báo Weekly Hankyoreh 21 hay còn gọi là tờ Nhân dân 21, là tờ báo đã điều tra về những đau thương do Nam Hàn gây ra trong chiến tranh Việt Nam.
Các quan chức đảng cộng sản tại địa phương chủ tọa buổi khánh thành công viên hoà bình tại tỉnh Phú Yên, đánh dấu cái mà tờ Hankyreh 21 gọi là một nỗi đau sâu sắc về những gì đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.
Đây là tờ báo đã đăng tải một loạt bài về những điều mà báo này gọi là tội ác do quân đội Nam Hàn gây ra trong thời kỳ chiến tranh.
Nam Hàn đã gửi chừng 300.000 lính đến Việt Nam, lực lượng quân nước nước ngoài lớn thứ hai sau Hoa Kỳ hiện diện tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh để để chiến đấu chống lại những người cộng sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam.
Độc giả của tờ báo đã đóng góp hơn 100.000 dollar để xây dựng công viên với một đài tưởng niệm theo kiểu Hàn Quốc và một bảo tàng hoà bình được sự hỗ trợ của một nhóm Nam Hàn vận động cho việc tìm kiếm sự thật về cuộc chiến Việt Nam.
Đó là một chủ đề rất hiếm khi được đả động đến tại cả hai quốc gia. Công viên này là một sáng kiến tư nhân và buổi khánh thành không có sự tham gia của bất kỳ một quan chức đại diện nào của Nam Hàn.
Tuy Việt Nam có một mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn, quốc gia ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh, nhưng Việt Nam đã gây dựng được một quan hệ đối tác với Nam Hàn.
Quan hệ ngoại giao đã kéo dài 10 năm và bao gồm từ kinh tế cho đến quân sự vào vài năm trước đây. Nam Hàn là một trong mười quốc gia đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ chính của Seoul.
Giữa hai nước đã có các trao đổi chính thức cấp cao, cũng như các cuộc thăm viếng đến Việt Nam của cựu chiến binh Nam Hàn hay các cuộc hội thảo về lý do tại sao Nam Hàn bị sa lầy vào Việt Nam trong suốt 12 năm.
Ông Carl Thayer ,một nhà phân tích về Việt Nam cho biết các cuộc thảo luận bao gồm cả sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản mà Nam Hàn đã từng nếm trải với Bắc Hàn, cũng như cảm giác bổn phận đối với Hoa Kỳ về những giúp đỡ của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.
Ông Carl nói rằng binh lính Nam Hàn, mà một số trong đó được coi là man rợ và không biết thương xót, cũng đã được sự ủng hộ của Washington, dẫn đến một số đánh giá họ như là lính đánh thuê.
Các nguồn tin của chính phủ Nam Hàn cho biết chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra vấn đề đòi bồi thường về những tội ác chiến tranh của Nam Hàn.
Cựu tổng thống Nam Hàn, Kim Dae Jung giải thích cuộc chiến này là một sự kiện lịch sử đau buồn. Thế nhưng những cựu chiến binh giận dữ tại Nam Hàn, giống như những cựu binh Hoa Kỳ và Úc, đã chỉ ra rằng họ đã bị buộc phải đi chiến đấu.(BBC)
Đông đảo người dân Nam Hàn đã đóng góp tài chính cho việc xây dựng công viên qua một tờ báo Weekly Hankyoreh 21 hay còn gọi là tờ Nhân dân 21, là tờ báo đã điều tra về những đau thương do Nam Hàn gây ra trong chiến tranh Việt Nam.
Các quan chức đảng cộng sản tại địa phương chủ tọa buổi khánh thành công viên hoà bình tại tỉnh Phú Yên, đánh dấu cái mà tờ Hankyreh 21 gọi là một nỗi đau sâu sắc về những gì đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.
Đây là tờ báo đã đăng tải một loạt bài về những điều mà báo này gọi là tội ác do quân đội Nam Hàn gây ra trong thời kỳ chiến tranh.
Nam Hàn đã gửi chừng 300.000 lính đến Việt Nam, lực lượng quân nước nước ngoài lớn thứ hai sau Hoa Kỳ hiện diện tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh để để chiến đấu chống lại những người cộng sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam.
Độc giả của tờ báo đã đóng góp hơn 100.000 dollar để xây dựng công viên với một đài tưởng niệm theo kiểu Hàn Quốc và một bảo tàng hoà bình được sự hỗ trợ của một nhóm Nam Hàn vận động cho việc tìm kiếm sự thật về cuộc chiến Việt Nam.
Đó là một chủ đề rất hiếm khi được đả động đến tại cả hai quốc gia. Công viên này là một sáng kiến tư nhân và buổi khánh thành không có sự tham gia của bất kỳ một quan chức đại diện nào của Nam Hàn.
Tuy Việt Nam có một mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn, quốc gia ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh, nhưng Việt Nam đã gây dựng được một quan hệ đối tác với Nam Hàn.
Quan hệ ngoại giao đã kéo dài 10 năm và bao gồm từ kinh tế cho đến quân sự vào vài năm trước đây. Nam Hàn là một trong mười quốc gia đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ chính của Seoul.
Giữa hai nước đã có các trao đổi chính thức cấp cao, cũng như các cuộc thăm viếng đến Việt Nam của cựu chiến binh Nam Hàn hay các cuộc hội thảo về lý do tại sao Nam Hàn bị sa lầy vào Việt Nam trong suốt 12 năm.
Ông Carl Thayer ,một nhà phân tích về Việt Nam cho biết các cuộc thảo luận bao gồm cả sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản mà Nam Hàn đã từng nếm trải với Bắc Hàn, cũng như cảm giác bổn phận đối với Hoa Kỳ về những giúp đỡ của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.
Ông Carl nói rằng binh lính Nam Hàn, mà một số trong đó được coi là man rợ và không biết thương xót, cũng đã được sự ủng hộ của Washington, dẫn đến một số đánh giá họ như là lính đánh thuê.
Các nguồn tin của chính phủ Nam Hàn cho biết chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra vấn đề đòi bồi thường về những tội ác chiến tranh của Nam Hàn.
Cựu tổng thống Nam Hàn, Kim Dae Jung giải thích cuộc chiến này là một sự kiện lịch sử đau buồn. Thế nhưng những cựu chiến binh giận dữ tại Nam Hàn, giống như những cựu binh Hoa Kỳ và Úc, đã chỉ ra rằng họ đã bị buộc phải đi chiến đấu.(BBC)