Hãng tin công giáo Thuỵ Sĩ (Apic) trong bản tin phổ biến ngày mùng 3 tháng 8 năm 2007, đã ghi lại những nhận định của Ðức Hồng Y Georges Cottier, cựu thần học gia của Phủ Giáo Hoàng thời Ðức Gioan Phaolô II, về ba Văn Kiện quan trọng vừa được Ðức Bênêđitô XVI công bố, như là những Văn Kiện làm cho triều giáo hoàng của ngài trở nên đặc biệt đáng nhớ.
Ba Văn Kiện đó là:
1. Thư của Ðức Thánh Cha gởi cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc, hôm ngày 30 tháng 6 năm 2007.
2. Tự sắc mang tính cách một tông thư, có tựa đề là "Summorum Pontificum" --- mà ta có thể chuyển dịch là "Tự Sắc "Những Vị Giáo Hoàng" --- cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latinh, theo nghi thức roma cũ, thời trước Công Ðồng Vaticanô II.
3. Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin về "Vài Khía Cạnh của giáo lý về Giáo Hội".
Mặc dù có chút than phiền về việc "thiếu xếp đặt" với nhau về thời gian công bố ba Văn Kiện nói trên, nhưng Ðức Hồng Y Georges Cottier, --- người gốc Thụy Sĩ và là tu sĩ dòng Ða minh, --- nhận định một cách tích cực rằng: ba Văn Kiện nói trên sẽ ghi dấu đặc biệt trên triều giáo hoàng của Ðức Bênêđitô XVI.
Trong số ba Văn Kiện này, thì "Bức Thư của ÐTC gởi cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc" là văn kiện quan trọng nhất. Bức Thư đã được soạn rất kỷ lưỡng, và nhắm đến mục tiêu rõ ràng là chận đứng sự chia rẻ giữa hai nhóm giáo hội công giáo tại Trung Quốc. Ðây còn là cố gắng to lớn của Ðức Bênêđitô XVI, nhắm mở lại cuộc đối thoại với chính quyền Bắc Kinh. Ðức Hồng Y Cottier nhìn nhận rằng: "Sự đáp trả của chính phủ Bắc Kinh đã là rất khô khan. Nhưng chính sự có mặt của Văn Kiện, đã là điều hết sức quan trọng, mặc dù phản ứng liền ngay lúc công bố Bức Thư, có vẻ tiêu cực.
Ðức Hồng Y Cottier không đồng ý với một số nhận định cho rằng việc công bố hai Văn Kiện --- tức Tự Sắc cho phép xử dụng nghi thức cũ bằng tiếng latinh để cử hành Thánh Lễ, được công bố ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007, và Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin về Giáo Hội, được công bố vào ngày 10 tháng 7 năm 2007, --- chỉ cách nhau có 3 ngày mà thôi --- (rằng việc công bố như vậy) là dấu chỉ nói lên thái độ đang "trở nên cứng rắn" của giáo hội công giáo. Theo Ðức Hồng Y, việc công bố hai Văn Kiện chỉ cách nhau trong vòng 3 ngày --- chỉ nói lên một sự "thiếu xếp đặt với nhau" giữa hai cơ quan của giáo triều Roma. Và điều nầy có thể hiểu được do hoàn cảnh sắp đến thời gian nghỉ hè tại Âu Châu.
Ðức Hồng Y đã nói như sau: "Tôi đã từng làm việc tại giáo triều Roma, và tôi biết rõ quy định; tôi có cảm tưởng là không có sự xếp đặt với nhau; người ta công bố các Văn Kiện, khi chúng đã sẵn sàng, và trước khi các viên chức tại giáo triều đi nghỉ hè.
Theo Ðức Hồng Y Cottier, thì Tự Sắc "Các Vị Giáo Hoàng" (Summorum Pontificum), cho phép sử dụng nghi thức roma cũ bằng tiếng Latinh để cử hành Thánh Lễ, nhắm đến mục tiêu "đại kết" đối với những anh chị em tuy không nhận mình đã tách rời khỏi giáo hội, nhưng trong thực tế thì đã ở trong tình trạng ly giáo, ---- tức những anh chị em tín hữu cực đoan theo nhóm của giám mục Lefèbvre. Tự Sắc được Ðức Bênêđitô XVI ban hành hôm ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007, có thể được xem như là biện pháp để ngừa trước bất cứ lời tố cáo nào, cho rằng giáo hội đã không làm hết sức mình. Hoặc đã không làm đủ, để tránh nạn ly giáo. Ðức Hồng Y Cottier lưu ý rằng nhóm tín hữu cực đoan của Huynh Ðoàn Thánh Piô X của Ðức Cha Lefebvre, đã luôn luôn nại đến lý do "Phụng Vụ" để biện họ cho lập trường của họ; nhưng lý do sâu xa hơn: là Công Ðồng Vaticanô II, là sự tự do tôn giáo và phong trào đại kết.
Giờ đây, với sự cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Latinh theo nghi thức roma cũ, vào thời trước công đồng Vaticanô II, những anh chị em cực đoan này không còn có thể nại đến lý do phụng vụ nữa, mà bắt buộc phải quyết định dứt khoát.
Liên quan đến Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin trả lời cho những thắc mắc giáo lý về Giáo Hội, Ðức Hồng Y Cottier cho biết như sau: "Không có điều gì mới trong Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin; Văn Kiện chỉ lặp lại những "giải thích hữu ích" liên quan đến Giáo Hội công giáo, đối lại với những giải thích không rõ ràng của vài thần học gia. Cho dù những giải thích chính thức của Bộ Giáo Lý Ðức Tin làm phiền lòng một số anh chị em trong phong trào đại kết, nhưng điều quan trọng là phải xác định rõ lập trường của Giáo Hội công giáo.
Cuối cùng, Ðức Hồng Y Cottier mời gọi những anh chị em công giáo hãy ý thức điều họ xác quyết, và hãy thận trọng, đừng nghe theo những lời tuyên bố: "Văn Kiện chỉ là "ý kiến" của bộ Giáo Lý Ðức Tin, và không phải là ý kiến của chúng tôi!"
Ba Văn Kiện đó là:
1. Thư của Ðức Thánh Cha gởi cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc, hôm ngày 30 tháng 6 năm 2007.
2. Tự sắc mang tính cách một tông thư, có tựa đề là "Summorum Pontificum" --- mà ta có thể chuyển dịch là "Tự Sắc "Những Vị Giáo Hoàng" --- cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latinh, theo nghi thức roma cũ, thời trước Công Ðồng Vaticanô II.
3. Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin về "Vài Khía Cạnh của giáo lý về Giáo Hội".
Mặc dù có chút than phiền về việc "thiếu xếp đặt" với nhau về thời gian công bố ba Văn Kiện nói trên, nhưng Ðức Hồng Y Georges Cottier, --- người gốc Thụy Sĩ và là tu sĩ dòng Ða minh, --- nhận định một cách tích cực rằng: ba Văn Kiện nói trên sẽ ghi dấu đặc biệt trên triều giáo hoàng của Ðức Bênêđitô XVI.
Trong số ba Văn Kiện này, thì "Bức Thư của ÐTC gởi cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc" là văn kiện quan trọng nhất. Bức Thư đã được soạn rất kỷ lưỡng, và nhắm đến mục tiêu rõ ràng là chận đứng sự chia rẻ giữa hai nhóm giáo hội công giáo tại Trung Quốc. Ðây còn là cố gắng to lớn của Ðức Bênêđitô XVI, nhắm mở lại cuộc đối thoại với chính quyền Bắc Kinh. Ðức Hồng Y Cottier nhìn nhận rằng: "Sự đáp trả của chính phủ Bắc Kinh đã là rất khô khan. Nhưng chính sự có mặt của Văn Kiện, đã là điều hết sức quan trọng, mặc dù phản ứng liền ngay lúc công bố Bức Thư, có vẻ tiêu cực.
Ðức Hồng Y Cottier không đồng ý với một số nhận định cho rằng việc công bố hai Văn Kiện --- tức Tự Sắc cho phép xử dụng nghi thức cũ bằng tiếng latinh để cử hành Thánh Lễ, được công bố ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007, và Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin về Giáo Hội, được công bố vào ngày 10 tháng 7 năm 2007, --- chỉ cách nhau có 3 ngày mà thôi --- (rằng việc công bố như vậy) là dấu chỉ nói lên thái độ đang "trở nên cứng rắn" của giáo hội công giáo. Theo Ðức Hồng Y, việc công bố hai Văn Kiện chỉ cách nhau trong vòng 3 ngày --- chỉ nói lên một sự "thiếu xếp đặt với nhau" giữa hai cơ quan của giáo triều Roma. Và điều nầy có thể hiểu được do hoàn cảnh sắp đến thời gian nghỉ hè tại Âu Châu.
Ðức Hồng Y đã nói như sau: "Tôi đã từng làm việc tại giáo triều Roma, và tôi biết rõ quy định; tôi có cảm tưởng là không có sự xếp đặt với nhau; người ta công bố các Văn Kiện, khi chúng đã sẵn sàng, và trước khi các viên chức tại giáo triều đi nghỉ hè.
Theo Ðức Hồng Y Cottier, thì Tự Sắc "Các Vị Giáo Hoàng" (Summorum Pontificum), cho phép sử dụng nghi thức roma cũ bằng tiếng Latinh để cử hành Thánh Lễ, nhắm đến mục tiêu "đại kết" đối với những anh chị em tuy không nhận mình đã tách rời khỏi giáo hội, nhưng trong thực tế thì đã ở trong tình trạng ly giáo, ---- tức những anh chị em tín hữu cực đoan theo nhóm của giám mục Lefèbvre. Tự Sắc được Ðức Bênêđitô XVI ban hành hôm ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007, có thể được xem như là biện pháp để ngừa trước bất cứ lời tố cáo nào, cho rằng giáo hội đã không làm hết sức mình. Hoặc đã không làm đủ, để tránh nạn ly giáo. Ðức Hồng Y Cottier lưu ý rằng nhóm tín hữu cực đoan của Huynh Ðoàn Thánh Piô X của Ðức Cha Lefebvre, đã luôn luôn nại đến lý do "Phụng Vụ" để biện họ cho lập trường của họ; nhưng lý do sâu xa hơn: là Công Ðồng Vaticanô II, là sự tự do tôn giáo và phong trào đại kết.
Giờ đây, với sự cho phép cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Latinh theo nghi thức roma cũ, vào thời trước công đồng Vaticanô II, những anh chị em cực đoan này không còn có thể nại đến lý do phụng vụ nữa, mà bắt buộc phải quyết định dứt khoát.
Liên quan đến Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin trả lời cho những thắc mắc giáo lý về Giáo Hội, Ðức Hồng Y Cottier cho biết như sau: "Không có điều gì mới trong Văn Kiện của Bộ Giáo Lý Ðức Tin; Văn Kiện chỉ lặp lại những "giải thích hữu ích" liên quan đến Giáo Hội công giáo, đối lại với những giải thích không rõ ràng của vài thần học gia. Cho dù những giải thích chính thức của Bộ Giáo Lý Ðức Tin làm phiền lòng một số anh chị em trong phong trào đại kết, nhưng điều quan trọng là phải xác định rõ lập trường của Giáo Hội công giáo.
Cuối cùng, Ðức Hồng Y Cottier mời gọi những anh chị em công giáo hãy ý thức điều họ xác quyết, và hãy thận trọng, đừng nghe theo những lời tuyên bố: "Văn Kiện chỉ là "ý kiến" của bộ Giáo Lý Ðức Tin, và không phải là ý kiến của chúng tôi!"