Thư viện Vatican đóng cửa ba năm để trùng tu
Theo tin BBC, thư viện Vatican, một trong những thư viện công thuộc loại xưa nhất trên thế giới, đã đóng cửa để được trùng tu, và sẽ không được mở lại cho đến tháng 9 năm 2010.
Mới tuần trước, các phòng đọc sách ở đây tràn ngập người một cách bất thường. Các giáo sư đại học, các sinh viên từ những đại học nổi tiếng trên thế giới, các tu sĩ, và các nhà nghiên cứu Kinh Thánh từ hơn 50 quốc gia đã ngồi sát bên nhau tại những bàn chất đầy tài liệu và những chiếc máy điện toán xách tay cũng như những cảo bản cổ xưa.
Họ làm việc không ngừng như chạy đua với thời gian để hoàn tất nghiên cứu của mình trước khi tòa nhà thượng thặng này của giới nghiên cứu bị đóng cửa trong vòng ba năm.
Hoạt động như tổ ong
Khi ở trong thư viện này, không khí yên ắng đến nỗi bạn có thể nghe thấy tiếng đinh ghim rơi. Ai cũng nói thì thầm. Thế nhưng rõ ràng là nhân viên thư viện đang cố gắng kềm hãm sự cuống cuồng trong khi thu hồi lại những cuốn sách mà các học giả đang cần đọc một cách khẩn cấp, mà tất cả những sách và tài liệu ở đây nếu xếp san sát nhau sẽ kéo dài tới 60 km (37 miles).
Nhiều nhà nghiên cứu đã phải xếp hàng hằng giờ đồng hồ để có được một mét vuông trống trải ở bàn đọc sách. Các vị hữu trách của thư viện đã gia tăng số ghế ngồi lên 200, gấp đôi bình thường, nhằm đáp lại một nhu cầu gia tăng đột ngột kể từ khi có tin thư viện phải đóng cửa - lần đầu tiên trong lịch sử 500 năm của thư viện.
Được biết ngay cả trong thời kỳ hai cuộc thế chiến, thư viện Vatican vẫn mở cửa như thường.
Hồi đầu năm nay người ta khám phá ra rằng một dẫy của tòa nhà thư viện được xây cất hồi thế kỷ XVI ở trong tình trạng không an toàn về mặt cơ cấu. Trọng lượng tổng hợp của sách báo ở đây quá nặng đối với nền móng của tòa nhà.
Thư viện Vatican do ĐGH Nicholas V khởi sự vào đầu thập niên 1450, với 350 cảo bản. Khi ngài qua đời vào năm 1455, bộ sưu tập đã lên tới khoảng 1,500 tài liệu, và được coi là sưu tập lớn nhất Âu Châu thời bấy giờ.
Sưu tập của thư viện giờ đây lên tới trên 1,500,000 sách, cộng thêm 150,000 cảo bản quý giá, mà cảo bản xưa nhất có từ giai đoạn cuối của Đế Quốc La Mã.
Các học giả gia tốc nghiên cứu
Một trong những kho tàng quý giá nhất của thư viện là Codex Vaticanus, hay là bộ Kinh Thánh cổ nhất thế giới, được viết bằng tay dưới thời hoàng đế Constantine, tức là vào tiền bán thế kỷ IV.
Các kỹ sư Vatican cho ban nhân viên 100 người của thư viện một thời gian vỏn vẹn là ba tháng để di chuyển 350,000 cuốn sách khỏi dẫy nhà có nguy cơ bị sụp đổ này.
Các học giả trên toàn thế giới phản đối quyết định này vì thời gian báo trước quá ngắn ngủi. Việc đóng cửa khẩn cấp này làm xáo trộn việc nghiên cứu ở nhiều nước.
Anh Scott Mandelbrote ở đại học Peterhouse, Cambridge, cho ký giả David Willey biết là anh đã phải vội vã đến Rôma để hoàn tất nghiên cứu sớm hơn, và vì vậy các lớp học của anh đã bị xáo trộn. Anh nói: “Thư viện Vatican có những tài liệu mà người ta không thể tìm ra ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.”
Tuy nhiên, ông Ambrogio Piazzoni, phụ tá quản thủ thư viện Vatican cho biết: “Lúc này thư viện phải đóng cửa. Sẽ không có ngoại lệ, dù rằng các học giả có thể tiếp tục yêu cầu cho xem những bản sao và microfilm cho tới khi thư viện mở cửa lại vào tháng 9 năm 2010.”
Sự hữu ích của kỹ thuật cao cấp
Tại hành lang phía bên ngoài văn phòng của ông phụ tá, người ta thấy các bức chân dung của những vị hồng y từng là quản thủ thư viện ở đây trong thế kỷ XVI. Vị quản thủ hiện nay, Jean Tauran, cũng là một vị hồng y.
Ông phụ tá Piazzoni, một giáo dân, hãnh diện cho biết thư viện Vatican đi hàng đầu trong việc dùng kỹ thuật tân kỳ. Đã có những microchip được gắn bên trong một số sách quý, nhằm giúp các nhân viên thư viện biết ngay là một cuốn sách có nằm ở vị trí quy định hay không.
Với sự hợp tác của một công ty Nhật Bản, những kỹ thuật mới mẻ đã được phát triển để đọc các “palimpsests,” hay là những tài liệu cổ xưa, trên đó chữ viết gốc được cạo đi để tạo ra chỗ cho chữ viết mới, vào thời kỳ mà giấy hoặc da còn quá quý báu và hiếm hoi.
Ông Piazzoni nói: “Khi dùng những tia cực tím, chúng tôi có thể dễ dàng đọc (scan) các tài liệu và tìm thấy lớp chữ viết bên dưới, mà mắt thường không thể thấy.”
Ký giả David Willey hỏi ông Piazzoni là tại sao vẫn còn đầy những thẻ bằng giấy cứng ở một phòng đọc sách khi danh mục của thư viện đã được ghi lại trong hệ thống điện tử.
Ông Piazzoni giải thích: “Chúng tôi sẽ không bao giờ hủy bỏ những thẻ này vì các học giả thường thích dùng những thẻ thư viện kiểu cổ này, và chúng sẽ là hồ sơ lâu bền mà chúng tôi luôn luôn có thể dùng đến để soát lại những lỗi trong hồ sơ điện tử.”
Theo tin BBC, thư viện Vatican, một trong những thư viện công thuộc loại xưa nhất trên thế giới, đã đóng cửa để được trùng tu, và sẽ không được mở lại cho đến tháng 9 năm 2010.
Một hành lang trong thư viện Vatican |
Họ làm việc không ngừng như chạy đua với thời gian để hoàn tất nghiên cứu của mình trước khi tòa nhà thượng thặng này của giới nghiên cứu bị đóng cửa trong vòng ba năm.
Hoạt động như tổ ong
Khi ở trong thư viện này, không khí yên ắng đến nỗi bạn có thể nghe thấy tiếng đinh ghim rơi. Ai cũng nói thì thầm. Thế nhưng rõ ràng là nhân viên thư viện đang cố gắng kềm hãm sự cuống cuồng trong khi thu hồi lại những cuốn sách mà các học giả đang cần đọc một cách khẩn cấp, mà tất cả những sách và tài liệu ở đây nếu xếp san sát nhau sẽ kéo dài tới 60 km (37 miles).
Nhiều nhà nghiên cứu đã phải xếp hàng hằng giờ đồng hồ để có được một mét vuông trống trải ở bàn đọc sách. Các vị hữu trách của thư viện đã gia tăng số ghế ngồi lên 200, gấp đôi bình thường, nhằm đáp lại một nhu cầu gia tăng đột ngột kể từ khi có tin thư viện phải đóng cửa - lần đầu tiên trong lịch sử 500 năm của thư viện.
Được biết ngay cả trong thời kỳ hai cuộc thế chiến, thư viện Vatican vẫn mở cửa như thường.
Hồi đầu năm nay người ta khám phá ra rằng một dẫy của tòa nhà thư viện được xây cất hồi thế kỷ XVI ở trong tình trạng không an toàn về mặt cơ cấu. Trọng lượng tổng hợp của sách báo ở đây quá nặng đối với nền móng của tòa nhà.
Thư viện Vatican do ĐGH Nicholas V khởi sự vào đầu thập niên 1450, với 350 cảo bản. Khi ngài qua đời vào năm 1455, bộ sưu tập đã lên tới khoảng 1,500 tài liệu, và được coi là sưu tập lớn nhất Âu Châu thời bấy giờ.
Sưu tập của thư viện giờ đây lên tới trên 1,500,000 sách, cộng thêm 150,000 cảo bản quý giá, mà cảo bản xưa nhất có từ giai đoạn cuối của Đế Quốc La Mã.
Các học giả gia tốc nghiên cứu
ĐGH Bênêđictô XVI thăm thư viện Vatican tháng 6/2007 |
Các kỹ sư Vatican cho ban nhân viên 100 người của thư viện một thời gian vỏn vẹn là ba tháng để di chuyển 350,000 cuốn sách khỏi dẫy nhà có nguy cơ bị sụp đổ này.
Các học giả trên toàn thế giới phản đối quyết định này vì thời gian báo trước quá ngắn ngủi. Việc đóng cửa khẩn cấp này làm xáo trộn việc nghiên cứu ở nhiều nước.
Anh Scott Mandelbrote ở đại học Peterhouse, Cambridge, cho ký giả David Willey biết là anh đã phải vội vã đến Rôma để hoàn tất nghiên cứu sớm hơn, và vì vậy các lớp học của anh đã bị xáo trộn. Anh nói: “Thư viện Vatican có những tài liệu mà người ta không thể tìm ra ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.”
Tuy nhiên, ông Ambrogio Piazzoni, phụ tá quản thủ thư viện Vatican cho biết: “Lúc này thư viện phải đóng cửa. Sẽ không có ngoại lệ, dù rằng các học giả có thể tiếp tục yêu cầu cho xem những bản sao và microfilm cho tới khi thư viện mở cửa lại vào tháng 9 năm 2010.”
Sự hữu ích của kỹ thuật cao cấp
Tại hành lang phía bên ngoài văn phòng của ông phụ tá, người ta thấy các bức chân dung của những vị hồng y từng là quản thủ thư viện ở đây trong thế kỷ XVI. Vị quản thủ hiện nay, Jean Tauran, cũng là một vị hồng y.
Một trong những tài liệu lịch sử quý báu ở thư viện |
Với sự hợp tác của một công ty Nhật Bản, những kỹ thuật mới mẻ đã được phát triển để đọc các “palimpsests,” hay là những tài liệu cổ xưa, trên đó chữ viết gốc được cạo đi để tạo ra chỗ cho chữ viết mới, vào thời kỳ mà giấy hoặc da còn quá quý báu và hiếm hoi.
Ông Piazzoni nói: “Khi dùng những tia cực tím, chúng tôi có thể dễ dàng đọc (scan) các tài liệu và tìm thấy lớp chữ viết bên dưới, mà mắt thường không thể thấy.”
Ký giả David Willey hỏi ông Piazzoni là tại sao vẫn còn đầy những thẻ bằng giấy cứng ở một phòng đọc sách khi danh mục của thư viện đã được ghi lại trong hệ thống điện tử.
Ông Piazzoni giải thích: “Chúng tôi sẽ không bao giờ hủy bỏ những thẻ này vì các học giả thường thích dùng những thẻ thư viện kiểu cổ này, và chúng sẽ là hồ sơ lâu bền mà chúng tôi luôn luôn có thể dùng đến để soát lại những lỗi trong hồ sơ điện tử.”