Lấp Đầy Nổi Trống Vắng Tâm Lý Bằng Lòng Bác Ái
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cô Jesslyn McManus về Việc Thay Thế Sự Thù Hận Bằng Tình Yêu
ARLINGTON, Virginia (Zenit.org).- Việc vun xới lòng bác ái Kitô Giáo cùng với sự tha thứ về lâu về dài có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, đó là lời nhận xét của một bác sĩ Công Giáo, chuyên gia trị liệu ngoại khoa.
Cô Jesslyn McManus thuộc Học Viện Khoa Học Tâm Lý, người vừa mới trình bày nghiên cứu về liệu pháp tha thứ tại cuộc họp quốc gia vừa qua của Hội các Nhà Khoa Học Công Giáo.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, McManus chia sẽ những quan điểm của Cô về cung cách biến lòng thù hận và sự căm hờn trở thành lòng tự chủ, vốn bắt nguồn từ tình yêu.
Hỏi (H): Thưa Cô, rất nhiều người đồng ý rằng việc tha thứ cho kẻ thù chính là một điều tốt nên làm, vì rằng sự tha thứ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Thế thì vì lý do gì mà đôi lúc rất là khó để có thể cho qua sự giận dữ hay căm ghét đối với những người nào đã làm tổn thương đến chúng ta?
Cô McManus (T): Thưa, trong những năm gần đây, sự tha thứ được rất nhiều người nhìn nhận như là một phương cách hữu hiệu nhất để đem đến sự chữa lành về mặt tâm lý, đối với những ai đang phải gánh chịu những hậu quả của sự bất công.
Sự giận dữ, cho dẫu có được biểu hiện ra bên ngoài, hay ngấm ngầm chối từ đi, luôn là chủ đề được lặp đi lặp lại trong cách trị liệu tâm lý. Những kiểu mẩu của liệu pháp tha thứ (forgiveness therapy), như được Robert Enright và Richard Fitzgibbons; E. Worthington; và F. DiBlasio đưa ra, chính là một cách thay thế cho những liệu pháp thông thường có liên quan đến sự giận dữ và oán hờn, vốn chủ yếu dựa vào cách biểu hiện ra bên ngoài hoặc qua việc sử dụng thuốc.
Liệu pháp tha thứ được sử dụng để giúp người đó dần dần bỏ qua đi sự căm hờn và oán giận, vốn là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm và nổi đau về mặt tâm lý. Sau khi làm việc thông qua từng giai đoạn trong “mô hình tha thứ,” khách hàng có thể đưa ra lời đáp trả đúng đắn phù hợp với luân lý đến cho người xúc phạm đến mình.
Tuy nhiên, khi sự giận dữ và oán hờn chi phối trọn cuộc sống của một người nào đó, thì những vấn nạn có thể nảy sinh thậm chí ngay cả khi người đó đã thành công trải qua các giai đoạn của liệu pháp tha thứ và tính khí của họ đã thay đổi. Những vấn nạn này, vốn có thể trở nên quá rõ ràng trong giai đoạn sau của liệu pháp tha thứ, cần phải được tiếp cận với sự cảm thông, sự chăm sóc ân cần và kỹ năng hướng dẫn khuyên lơn. Vì đặc tính dễ lan nhanh của nó, sự oán hận có một sự hấp dẫn đặc biệt vốn khó mà chống lại. Mặc dầu sự tha thứ góp phần vào sức khỏe tinh thần, đôi lúc cũng thật khó để bỏ qua cho sự giận dữ hay oán hờn về những ai đã làm tổn thương đến chúng ta vì những “lợi ích” về mặt tâm lý mà những thể trạng về mặt tình cảm này để lại.
Đớn đau hay tổn thương thường là những dấu chỉ của sự giận dữ và oán hận. Chính vì thế, sự oán hận có thể được nhìn thấy như là một cách để bảo vệ một người nào đó khỏi bị hủy hoại về hình ảnh hay khái niệm chủ quan của mình. Tuy nhiên, những kiểu “phần thưởng” này, vốn có liên hệ đến việc tự kỷ, chỉ là cách để duy trì sự oán hận và làm cản trở đến sức khỏe tâm lý và tinh thần.
(H): Thưa Cô, những kiểu lợi ích về mặt tâm lý nào mà sự oán hận tạo ra trong khoảng thời gian ngắn hạn vốn khiến cho việc quên đi thật là vô cùng khó khăn?
(T): Thưa, như các nhà tâm lý Paul Vitz và Philip Mango đã nêu ra, sự oán hận có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại những ký ức và tình cảm đớn đau. Miễn là người đó hãy còn oán giận, thì người đó không còn phải trực diện hay cảm nghiệm lấy sự đau đớn ẩn chứa và sự khổ đau gây ra bởi kẻ đã xúc phạm đến mình. Nó cũng còn giữ cho người đó không phải nhận ra là mình hãy còn thiếu xót và rằng để cho những người khác nhận thấy được những điểm tích cực nơi mình.
Thêm vào đó, sự oán hận có thể phát ngôn trở thành ý thức hay mục đích trong cuộc sống của người đó, và khiến người đó cảm thấy tái sinh và mạnh mẽ trở lại. Trong những trường hợp mà sự oán hờn cao độ tồn tại trong một khoảng thời gian thật dài, thì nó có thể trở thành như là một ý thức nào đó về cá tính của mình.
Người đó có thể đi đến việc định nghĩa về chính bản thân mình theo một khuynh hướng tiêu cực, bằng cách tương phản chính mình với kẻ mà mình oán hận. Những ai cảm thấy họ rơi vào những hoàn cảnh như vậy có thể cảm nghiệm một sự khủng hoảng và nổi đau về mặt tâm lý một cách triền miên, qua việc tự cảm thấy thật sự là trống vắng, sau khi bỏ qua sự oán hận.
(H): Thưa Cô, thế còn nền văn hóa hậu thời kỳ hiện đại của chúng ta thì sao trong việc hướng con người rất dễ rơi vào sự oán hận hay ý thức về cá tính của mình, và làm thế nào để một người có thể tự tránh đi việc không còn cảm thấy bị trống rỗng nữa bởi những thái độ tiêu cực đó?
(T): Thưa, trong những dạng của hình thức hủy diệt cũng như chối bỏ về những sự thật hiển nhiên, nền văn hóa sau thời kỳ hiện đại, đã sản sinh ra một kiểu xã hội vốn chỉ có “biết đến mình” mà thôi, thì đó chính là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm.
Hệ quả của việc thiếu mất đi tính truyền thống, những giá trị và ý nghĩa của xã hội sau thời kỳ hiện đại chính là tính mỏng dòn, dể vỡ, và việc tự mình cảm thấy quá trống rỗng về chính bản thân mình. Điều kiện này dẫn mọi người đến những thứ như chủ nghĩa tiêu thụ hóa nhằm để tự nó lấp đầy đi sự trống vắng, như Phillip Cushman đã nêu ra.
Việc thiếu mất đi tính nguồn gốc này, cộng với ý thức về một hiện thực mong manh, khiến cho người nào đó rất khó mà hình thành nên tính rắn chắc, kiên vững về việc người đó từ đâu đến, và là ai trong ngày hôm nay. Điều này giúp hình thành nên bối cảnh mà việc tự ý thức về chính mình thông qua sự oán hận, được triển nở thêm. Một người có thể tiến đến việc tự ý thức về chính mình theo một cách đúng đắn mà không bị những kiểu thái độ tiêu cực lấn chiếm bằng cách hoàn thành lấy ơn gọi của người đó, như là những con người sống có quan hệ với nhau, và được tạo ra cho tình yêu.
(H): Thưa Cô, bước kế tiếp là gì, sau khi bỏ qua sự giận dữ và oán hờn? Đâu là tầm quan trọng của việc “lấp đầy đi nổi trống vắng”?
(T): Thưa, như đã trình bày ở trên, việc loại bỏ thành công về sự oán hận có thể tạo ra một sự trống vắng triền miên và việc mất đi ý thức về chính mình. Sự oán hận phải được thay thế bằng một thứ gì đó đem lại giá trị tự chủ, hay lòng vị tha – có nghĩa là, sống một đời sống bác ái Kitô Giáo thật sự.
Tuy nhiên, bước kế tiếp sau khi bỏ qua sự giận dữ và oán hận, chính là việc tự định nghĩa lại chính bản thân mình, là người biết yêu thương hơn là loại người hay oán hận, thông qua những hành động của việc tự cho đi. Ý nghĩa quan trọng của “việc lấp đầy nổi trống vắng” chính là việc cung cấp cho người đó một ý nghĩa mới trong đời sống của họ, và một nguồn căn tính mới qua tình yêu.
(H): Thưa Cô, theo nghĩa nào mà Cô đánh đồng các hoạt động về lòng vị tha với đức tính bác ái Kitô Giáo hay tình yêu?
(T): Thưa, cả lòng vị tha và tình yêu Kitô Giáo bao hàm qua việc tự cho đi, tức tự bỏ chính mình ra, để hướng đến những người khác. Tình yêu này được Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta thấy một cách tuyệt vời và thiện hảo nhất.
(H): Thưa Cô, làm thế nào mà cử chỉ của lòng vị tha được chứng tỏ một cách thành công trong việc cải thiện về sức khỏe tinh thần?
(T): Thưa, rất nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng những tình cảm và cử chỉ của lòng vị tha có liên hệ đến sức khỏe tâm lý và thể trạng sinh tồn của người đó. Trong bài báo của mình có nhan đề “Lòng Vị Tha, Sự Hạnh Phúc và Sức Khỏe: Quá Tốt Để Nên Tốt” (Altruism, Happiness and Health: It’s Good to be Good), Stephen Post đưa ra một lời tóm tắt về khía cạnh này.
Một số các yêu tố vốn đã được tìm thấy hòng giúp mang lại những lợi ích về mặt tâm lý này là sự cải thiện về việc hội nhập với xã hội, việc không còn lưu tâm nữa đến những vấn nạn của riêng một người đó, làm gia tăng việc nhìn nhận về sự khiêm tốn và năng lực, và việc cải thiện sự có ý nghĩa.
(H): Thưa Cô, ở cấp độ nào mà ngành tâm lý trần tục có thể áp dụng nên lý thuyết này, và làm thế nào mà đức tin Công Giáo thấm nhuần nó với một chiều kích sâu hơn?
(T): Thưa, lý thuyết này có thể được nghi thức hóa trong một chương trình lâm sàng mà tình yêu tự cho đi được hiện thực hóa qua những hành động vị tha công khai. Thì chương trình chữa trị này có thể được triển khai một khi quá trình của sự tha thứ được diễn ra.
Chương trình bắt chước tương tự như sau:
Khách hàng được khuyến khích để chọn một người nào mà khách hàng cảm thấy khó khăn và cần đến sự chăm sóc, và thực hiện những hành động cụ thể của sự tử tế cho anh hay chị ta. Điều này bao gồm cả việc chạy chuyện lặt vặt, nấu một bữa ăn, hay chỉ đơn giản gọi đến một cá nhân nào mà người đó thường hay gặp để hỏi xem họ như thế nào.
Thêm vào đó, khách hàng sẽ được yêu cầu chọn một nhóm thứ yếu hay một tổ chức nào đó mà anh ta có thể bỏ thời gian của mình ra. Lấy ví dụ, người đó có thể tình nguyện tại nơi phát chẩn đồ ăn (soup kitchen), thăm viếng người già cả trong trại dưỡng lão, hay làm việc với các trẻ em khuyết tật.
Họ sẽ lưu chép nhật ký để theo dõi sự tiến bộ của họ qua các hoạt động mang tính vị tha. Họ sẽ ghi lại mỗi một hành động đó là gì và làm cho ai. Họ cũng nên bao gồm luôn những cảm nghĩ mà họ cảm nghiệm được và bất kỳ những phản hồi nào mà họ nhận được.
Trong khi những hoạt động này có thể không thuộc về lòng vị tha theo ý nghĩa chính xác nguyên thủy ban đầu của nó – vì rằng chúng được làm như là một phần của chương trình trị liệu – chúng sẽ khiến cho khách hàng hiểu rõ về ý nghĩa của việc sống một cách vô vị lợi. Điều này, sau đó, sẽ khiến người đó thực hiện những hành động vị tha thật sự dựa theo sáng kiến riêng của người đó khi thời gian qua đi.
Xét về mặt lý thuyết mà nói, ý tưởng về việc mọi người được lấp đầy trong và qua cộng đoàn với những người khác thì được dựa trên ý tưởng rằng chúng ta đã được tạo dựng ra trong và theo giống hình ảnh của một Thiên Chúa Ba Ngôi Một Thể, vốn cũng chính là một kiểu tình yêu biết cho đi một cách trọn vẹn.
Chính vì thế, kiểu chương trình này không những hiệu quả qua việc nó mang lại những lợi ích về mặt tâm lý cho khách hàng, mà nó cũng còn có thể cho phép con người hoàn thành trọn ơn gọi của họ như là những người được tạo dựng ra bằng việc tự cho đi thông qua những mối quan hệ với người khác.
Hơn nữa, qua việc giúp đỡ những người khác vun trồng nên đức tín của lòng bác ái, chuyên gia trị liệu còn đóng một vai trò trong việc mang lại Vương Quốc của Thiên Chúa trên trần gian này.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cô Jesslyn McManus về Việc Thay Thế Sự Thù Hận Bằng Tình Yêu
ARLINGTON, Virginia (Zenit.org).- Việc vun xới lòng bác ái Kitô Giáo cùng với sự tha thứ về lâu về dài có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, đó là lời nhận xét của một bác sĩ Công Giáo, chuyên gia trị liệu ngoại khoa.
Cô Jesslyn McManus thuộc Học Viện Khoa Học Tâm Lý, người vừa mới trình bày nghiên cứu về liệu pháp tha thứ tại cuộc họp quốc gia vừa qua của Hội các Nhà Khoa Học Công Giáo.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, McManus chia sẽ những quan điểm của Cô về cung cách biến lòng thù hận và sự căm hờn trở thành lòng tự chủ, vốn bắt nguồn từ tình yêu.
Hỏi (H): Thưa Cô, rất nhiều người đồng ý rằng việc tha thứ cho kẻ thù chính là một điều tốt nên làm, vì rằng sự tha thứ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Thế thì vì lý do gì mà đôi lúc rất là khó để có thể cho qua sự giận dữ hay căm ghét đối với những người nào đã làm tổn thương đến chúng ta?
Cô McManus (T): Thưa, trong những năm gần đây, sự tha thứ được rất nhiều người nhìn nhận như là một phương cách hữu hiệu nhất để đem đến sự chữa lành về mặt tâm lý, đối với những ai đang phải gánh chịu những hậu quả của sự bất công.
Sự giận dữ, cho dẫu có được biểu hiện ra bên ngoài, hay ngấm ngầm chối từ đi, luôn là chủ đề được lặp đi lặp lại trong cách trị liệu tâm lý. Những kiểu mẩu của liệu pháp tha thứ (forgiveness therapy), như được Robert Enright và Richard Fitzgibbons; E. Worthington; và F. DiBlasio đưa ra, chính là một cách thay thế cho những liệu pháp thông thường có liên quan đến sự giận dữ và oán hờn, vốn chủ yếu dựa vào cách biểu hiện ra bên ngoài hoặc qua việc sử dụng thuốc.
Liệu pháp tha thứ được sử dụng để giúp người đó dần dần bỏ qua đi sự căm hờn và oán giận, vốn là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm và nổi đau về mặt tâm lý. Sau khi làm việc thông qua từng giai đoạn trong “mô hình tha thứ,” khách hàng có thể đưa ra lời đáp trả đúng đắn phù hợp với luân lý đến cho người xúc phạm đến mình.
Tuy nhiên, khi sự giận dữ và oán hờn chi phối trọn cuộc sống của một người nào đó, thì những vấn nạn có thể nảy sinh thậm chí ngay cả khi người đó đã thành công trải qua các giai đoạn của liệu pháp tha thứ và tính khí của họ đã thay đổi. Những vấn nạn này, vốn có thể trở nên quá rõ ràng trong giai đoạn sau của liệu pháp tha thứ, cần phải được tiếp cận với sự cảm thông, sự chăm sóc ân cần và kỹ năng hướng dẫn khuyên lơn. Vì đặc tính dễ lan nhanh của nó, sự oán hận có một sự hấp dẫn đặc biệt vốn khó mà chống lại. Mặc dầu sự tha thứ góp phần vào sức khỏe tinh thần, đôi lúc cũng thật khó để bỏ qua cho sự giận dữ hay oán hờn về những ai đã làm tổn thương đến chúng ta vì những “lợi ích” về mặt tâm lý mà những thể trạng về mặt tình cảm này để lại.
Đớn đau hay tổn thương thường là những dấu chỉ của sự giận dữ và oán hận. Chính vì thế, sự oán hận có thể được nhìn thấy như là một cách để bảo vệ một người nào đó khỏi bị hủy hoại về hình ảnh hay khái niệm chủ quan của mình. Tuy nhiên, những kiểu “phần thưởng” này, vốn có liên hệ đến việc tự kỷ, chỉ là cách để duy trì sự oán hận và làm cản trở đến sức khỏe tâm lý và tinh thần.
(H): Thưa Cô, những kiểu lợi ích về mặt tâm lý nào mà sự oán hận tạo ra trong khoảng thời gian ngắn hạn vốn khiến cho việc quên đi thật là vô cùng khó khăn?
(T): Thưa, như các nhà tâm lý Paul Vitz và Philip Mango đã nêu ra, sự oán hận có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại những ký ức và tình cảm đớn đau. Miễn là người đó hãy còn oán giận, thì người đó không còn phải trực diện hay cảm nghiệm lấy sự đau đớn ẩn chứa và sự khổ đau gây ra bởi kẻ đã xúc phạm đến mình. Nó cũng còn giữ cho người đó không phải nhận ra là mình hãy còn thiếu xót và rằng để cho những người khác nhận thấy được những điểm tích cực nơi mình.
Thêm vào đó, sự oán hận có thể phát ngôn trở thành ý thức hay mục đích trong cuộc sống của người đó, và khiến người đó cảm thấy tái sinh và mạnh mẽ trở lại. Trong những trường hợp mà sự oán hờn cao độ tồn tại trong một khoảng thời gian thật dài, thì nó có thể trở thành như là một ý thức nào đó về cá tính của mình.
Người đó có thể đi đến việc định nghĩa về chính bản thân mình theo một khuynh hướng tiêu cực, bằng cách tương phản chính mình với kẻ mà mình oán hận. Những ai cảm thấy họ rơi vào những hoàn cảnh như vậy có thể cảm nghiệm một sự khủng hoảng và nổi đau về mặt tâm lý một cách triền miên, qua việc tự cảm thấy thật sự là trống vắng, sau khi bỏ qua sự oán hận.
(H): Thưa Cô, thế còn nền văn hóa hậu thời kỳ hiện đại của chúng ta thì sao trong việc hướng con người rất dễ rơi vào sự oán hận hay ý thức về cá tính của mình, và làm thế nào để một người có thể tự tránh đi việc không còn cảm thấy bị trống rỗng nữa bởi những thái độ tiêu cực đó?
(T): Thưa, trong những dạng của hình thức hủy diệt cũng như chối bỏ về những sự thật hiển nhiên, nền văn hóa sau thời kỳ hiện đại, đã sản sinh ra một kiểu xã hội vốn chỉ có “biết đến mình” mà thôi, thì đó chính là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm.
Hệ quả của việc thiếu mất đi tính truyền thống, những giá trị và ý nghĩa của xã hội sau thời kỳ hiện đại chính là tính mỏng dòn, dể vỡ, và việc tự mình cảm thấy quá trống rỗng về chính bản thân mình. Điều kiện này dẫn mọi người đến những thứ như chủ nghĩa tiêu thụ hóa nhằm để tự nó lấp đầy đi sự trống vắng, như Phillip Cushman đã nêu ra.
Việc thiếu mất đi tính nguồn gốc này, cộng với ý thức về một hiện thực mong manh, khiến cho người nào đó rất khó mà hình thành nên tính rắn chắc, kiên vững về việc người đó từ đâu đến, và là ai trong ngày hôm nay. Điều này giúp hình thành nên bối cảnh mà việc tự ý thức về chính mình thông qua sự oán hận, được triển nở thêm. Một người có thể tiến đến việc tự ý thức về chính mình theo một cách đúng đắn mà không bị những kiểu thái độ tiêu cực lấn chiếm bằng cách hoàn thành lấy ơn gọi của người đó, như là những con người sống có quan hệ với nhau, và được tạo ra cho tình yêu.
(H): Thưa Cô, bước kế tiếp là gì, sau khi bỏ qua sự giận dữ và oán hờn? Đâu là tầm quan trọng của việc “lấp đầy đi nổi trống vắng”?
(T): Thưa, như đã trình bày ở trên, việc loại bỏ thành công về sự oán hận có thể tạo ra một sự trống vắng triền miên và việc mất đi ý thức về chính mình. Sự oán hận phải được thay thế bằng một thứ gì đó đem lại giá trị tự chủ, hay lòng vị tha – có nghĩa là, sống một đời sống bác ái Kitô Giáo thật sự.
Tuy nhiên, bước kế tiếp sau khi bỏ qua sự giận dữ và oán hận, chính là việc tự định nghĩa lại chính bản thân mình, là người biết yêu thương hơn là loại người hay oán hận, thông qua những hành động của việc tự cho đi. Ý nghĩa quan trọng của “việc lấp đầy nổi trống vắng” chính là việc cung cấp cho người đó một ý nghĩa mới trong đời sống của họ, và một nguồn căn tính mới qua tình yêu.
(H): Thưa Cô, theo nghĩa nào mà Cô đánh đồng các hoạt động về lòng vị tha với đức tính bác ái Kitô Giáo hay tình yêu?
(T): Thưa, cả lòng vị tha và tình yêu Kitô Giáo bao hàm qua việc tự cho đi, tức tự bỏ chính mình ra, để hướng đến những người khác. Tình yêu này được Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta thấy một cách tuyệt vời và thiện hảo nhất.
(H): Thưa Cô, làm thế nào mà cử chỉ của lòng vị tha được chứng tỏ một cách thành công trong việc cải thiện về sức khỏe tinh thần?
(T): Thưa, rất nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng những tình cảm và cử chỉ của lòng vị tha có liên hệ đến sức khỏe tâm lý và thể trạng sinh tồn của người đó. Trong bài báo của mình có nhan đề “Lòng Vị Tha, Sự Hạnh Phúc và Sức Khỏe: Quá Tốt Để Nên Tốt” (Altruism, Happiness and Health: It’s Good to be Good), Stephen Post đưa ra một lời tóm tắt về khía cạnh này.
Một số các yêu tố vốn đã được tìm thấy hòng giúp mang lại những lợi ích về mặt tâm lý này là sự cải thiện về việc hội nhập với xã hội, việc không còn lưu tâm nữa đến những vấn nạn của riêng một người đó, làm gia tăng việc nhìn nhận về sự khiêm tốn và năng lực, và việc cải thiện sự có ý nghĩa.
(H): Thưa Cô, ở cấp độ nào mà ngành tâm lý trần tục có thể áp dụng nên lý thuyết này, và làm thế nào mà đức tin Công Giáo thấm nhuần nó với một chiều kích sâu hơn?
(T): Thưa, lý thuyết này có thể được nghi thức hóa trong một chương trình lâm sàng mà tình yêu tự cho đi được hiện thực hóa qua những hành động vị tha công khai. Thì chương trình chữa trị này có thể được triển khai một khi quá trình của sự tha thứ được diễn ra.
Chương trình bắt chước tương tự như sau:
Khách hàng được khuyến khích để chọn một người nào mà khách hàng cảm thấy khó khăn và cần đến sự chăm sóc, và thực hiện những hành động cụ thể của sự tử tế cho anh hay chị ta. Điều này bao gồm cả việc chạy chuyện lặt vặt, nấu một bữa ăn, hay chỉ đơn giản gọi đến một cá nhân nào mà người đó thường hay gặp để hỏi xem họ như thế nào.
Thêm vào đó, khách hàng sẽ được yêu cầu chọn một nhóm thứ yếu hay một tổ chức nào đó mà anh ta có thể bỏ thời gian của mình ra. Lấy ví dụ, người đó có thể tình nguyện tại nơi phát chẩn đồ ăn (soup kitchen), thăm viếng người già cả trong trại dưỡng lão, hay làm việc với các trẻ em khuyết tật.
Họ sẽ lưu chép nhật ký để theo dõi sự tiến bộ của họ qua các hoạt động mang tính vị tha. Họ sẽ ghi lại mỗi một hành động đó là gì và làm cho ai. Họ cũng nên bao gồm luôn những cảm nghĩ mà họ cảm nghiệm được và bất kỳ những phản hồi nào mà họ nhận được.
Trong khi những hoạt động này có thể không thuộc về lòng vị tha theo ý nghĩa chính xác nguyên thủy ban đầu của nó – vì rằng chúng được làm như là một phần của chương trình trị liệu – chúng sẽ khiến cho khách hàng hiểu rõ về ý nghĩa của việc sống một cách vô vị lợi. Điều này, sau đó, sẽ khiến người đó thực hiện những hành động vị tha thật sự dựa theo sáng kiến riêng của người đó khi thời gian qua đi.
Xét về mặt lý thuyết mà nói, ý tưởng về việc mọi người được lấp đầy trong và qua cộng đoàn với những người khác thì được dựa trên ý tưởng rằng chúng ta đã được tạo dựng ra trong và theo giống hình ảnh của một Thiên Chúa Ba Ngôi Một Thể, vốn cũng chính là một kiểu tình yêu biết cho đi một cách trọn vẹn.
Chính vì thế, kiểu chương trình này không những hiệu quả qua việc nó mang lại những lợi ích về mặt tâm lý cho khách hàng, mà nó cũng còn có thể cho phép con người hoàn thành trọn ơn gọi của họ như là những người được tạo dựng ra bằng việc tự cho đi thông qua những mối quan hệ với người khác.
Hơn nữa, qua việc giúp đỡ những người khác vun trồng nên đức tín của lòng bác ái, chuyên gia trị liệu còn đóng một vai trò trong việc mang lại Vương Quốc của Thiên Chúa trên trần gian này.